Chiến tranh đã qua đi,nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Những gì chúng ta đã mất mát, hy sinh dường như là quá lớn. Nhưng đều quan trọng hơn cả là chúng ta phải biết làm những gì để xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. 32 năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, tổ quốc ta đã phát triển lên một tầm cao mới. Trước vận hội mới của đất nước, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới nhưng cũng không kém phần gian nan và thử thách. Chúng ta, những con người của thời đại ngày nay phài làm gì để dóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước?
Nhìn lại chặng đường đã qua của dân tộc Việt Nam, chúng ta không khỏi ngưỡng mộ và thán phục. Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại ngày nay, đất nước ta đã trãi qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh gìn nước và giữ nước, nhưng chúng ta đã chiến thắng dù kẻ thù là mạnh nhất.
Trong thời đại ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác cùng phát triển. Chúng ta phải đối mặt với những trận chiến khốc liệt hơn. Đó là những cuộc chiến trên thương trường dù không tiếng súng nhưng nó có sức tàn phá mãnh liệt.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật lãnh đạo quân sự ở Việt Nam và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu 2
I.Nghệ thuật lãnh đạo quân sự ở Việt Nam 3
1.Bản lĩnh Hai Bà Trưng và nghệ thuật tụ binh cho đồng khởi 3 2. Lý Thường Kiệt và tài biến hóa trong phòng thủ-tấn công 7
3. Quang Trung và nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo 12
4. Trần Hưng Đạo và nghệ thật xoay chuyển tình thế 16
5. Nguyễn Chí Thanh_Cứu tinh của Bình-Trị-Thiên 20
6. Võ Nguyên Giáp_ Người mở đường cho chiến thắng Điện Biên Phủ 24 7. Nghệ thuật lãnh đạo quân sự trong cuộc chiến tranh nhân dân 28 II. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 31 Những ngày đầu chiến dịch 31
Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn 32 Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 35
Lời mở đầu
Chiến tranh đã qua đi,nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Những gì chúng ta đã mất mát, hy sinh dường như là quá lớn. Nhưng đều quan trọng hơn cả là chúng ta phải biết làm những gì để xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. 32 năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, tổ quốc ta đã phát triển lên một tầm cao mới. Trước vận hội mới của đất nước, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới nhưng cũng không kém phần gian nan và thử thách. Chúng ta, những con người của thời đại ngày nay phài làm gì để dóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước?
Nhìn lại chặng đường đã qua của dân tộc Việt Nam, chúng ta không khỏi ngưỡng mộ và thán phục. Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại ngày nay, đất nước ta đã trãi qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh gìn nước và giữ nước, nhưng chúng ta đã chiến thắng dù kẻ thù là mạnh nhất.
Trong thời đại ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác cùng phát triển. Chúng ta phải đối mặt với những trận chiến khốc liệt hơn. Đó là những cuộc chiến trên thương trường dù không tiếng súng nhưng nó có sức tàn phá mãnh liệt.
Trong bài thu hoạch này, tôi xin bàn về nghệ thuật quân sự ở Việt Nam, nơi mà những thành công xuất phát từ con người, con người là nòng cốt chứ không phải là những phương tiện chiến tranh hiện đại. Việt Nam đã chứng minh cho thế giới rằng chúng ta chiến thắng những nước đế quốc không phải là may mắn mà đó sức mạnh, là truyền thống đã được hun đúc qua nhiều thế hệ con người Việt Nam.
I. Nghệ thuật lãnh đạo quân sự ở Việt Nam
1.Bản lĩnh Hai Bà Trưng và nghệ thuật tụ binh cho đồng khởi
“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người”. Triệu Thị Trinh - người con gái khởi binh chống quân Ngô năm 248 đã nói như thế. Bà muốn nối tiếp nghĩa khí và tài trí của Hai Bà Trưng - những nữ tướng có nghệ thuật chỉ huy khiến quân đô hộ Hán khiếp hãi từ 2 thế kỷ trước đó.
Tranh vẽ Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận
Năm 184 trước công nguyên, quân đội của Nam Việt Vũ Đế Triệu Đà bắt đầu cuộc chiến xâm lược vương quốc Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Sau nhiều lần thất bại trước sức mạnh và sự phòng thủ kiên cố của quân Âu Lạc, Triệu Đà thu quân, đưa con trai Trọng Thuỷ sang giả dàn hoà.
Chủ quan, mất cảnh giác trước địch, chẳng bao lâu sau, Triệu Đà đã tìm ra cách tiêu diệt quân An Dương Vương. Âu Lạc sa vào tay giặc, bắt đầu hơn 1000 năm người Việt phải chịu sự cai trị của các triều đại phương Bắc.
Nổ ra gần 200 năm sau sự thất bại của An Dương Vương, khởi nghĩa Mê Linh (40-43) không chỉ trở thành niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam mà dường như đã trở thành một câu chuyện cổ tích về những người phụ nữ, đặc biệt là hai vị thủ lĩnh phong trào: Hai Bà Trưng.
Thời thế tạo anh hùng
Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán tiến chiếm Nam Việt và thay nhà Triệu cai trị Âu Lạc. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây.
Nhà Hán triển khai các kế hoạch đồng hoá dân Việt: xoá bỏ mọi tục lệ, luật pháp của người Việt, bắt dân Việt tuân theo “lễ giáo” phương Bắc; đưa dân Hán sang sống xen kẽ với dân Việt; mở trường học dạy Nho giáo ở Mê Linh, Luy Lâu và Cửu Chân cho con cái các lạc hầu, lạc tướng, quan lang. Bằng những biện pháp ấy, người Hán hi vọng sẽ quy phục được tinh thần người Việt.
Đã mất đất nay còn có nguy cơ mất đi cả bản sắc dân tộc, người Việt lo lắng.
Nhưng người Hán không ngờ rằng công cuộc Hán hoá của họ đang khơi lên niềm căm giận đặc biệt từ phía những người phụ nữ dân tộc Việt. Ngoài mối thù của một người dân mất nước, sự áp đặt của những gì gọi là "tam tòng, tứ đức" đang khiến họ - những người phụ nữ vốn bao đời nay vẫn được quyền tham gia chuyện làng nước, được chủ động kết hôn, là một trong hai trụ cột của gia đình - nay đứng trước nguy cơ mất đi tiếng nói của chính mình và bị coi như những kẻ tiểu nhân, vô dụng
Bởi thế, khắp Giao Chỉ, phụ nữ Việt dựng cờ khởi nghĩa.
Hai Bà Trưng - Trưng Trắc, Trưng Nhị - sinh trưởng trong hoàn cảnh ấy. Hai người là con gái lạc tướng đất Mê Linh và Man Thiện phu nhân. Ngay từ nhỏ, hai bà đã được mẹ hướng theo sự nghiệp cứu nước. Được học tập võ nghệ, được tìm hiểu binh thư, học lịch sử lại tận mắt chứng kiến sự bạo ngược của quân đô hộ, lòng yêu nước và ước mong gây dựng lại cơ đồ của các vua Hùng lớn dân lên trong họ.
Thời thế đã khiến họ phải chứng tỏ rằng: bản lĩnh của nhi nữ không phải tầm thường. Và cũng chính thời thế đã đặt Hai Bà Trưng vào trung tâm của một cuộc chiến đấu với không ít những nữ chỉ huy tài ba. Dường như họ đang cần một ngọn cờ lãnh đạo để tụ lại thành một sức mạnh duy nhất.
Nghệ thuật tụ binh
Điểm thành công và vô cùng đặc sắc trong khởi nghĩa Mê Linh, hay nói đúng hơn là tài năng của Hai Bà Trưng, là việc kêu gọi và quy tụ được sự tham gia nhiệt thành của nữ giới: từ những đội quân nữ hàng vạn người, đến những vị nữ tướng tài ba thống lĩnh quân đội mà danh tiếng còn để mãi đến tận sau này.
Do vậy, quá trình tụ binh dưới cờ khởi nghĩa Mê Linh không chỉ đơn giản là một cuộc tập hợp lực lượng của các tầng lớp dân chúng, mà còn là sự quy tụ sức mạnh nữ giới.
Hầu như tất cả các trung tâm khởi nghĩa nằm dưới sự chỉ đạo của các nữ lưu bấy giờ ở Giao Chỉ đều nhất trí hoạt động đưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng. Từ nghĩa quân Thánh Thiên ở Yên Dũng (Bắc Giang); nghĩa quân Lê Chân ở An Biên (Hải Phòng); nghĩa quân Bát Nàn ở Duyên Hà (Thái Bình); nghĩa quân Nguyệt Thai, Nguyệt Độ ở Vũ Bản (Hà Nam) cho đến nghĩa quân của nàng Nội ở Bạch Hạc (Vĩnh Phú) hay nghĩa quân của bà Lê Thi Hoa tận Cửu Chân (Thanh Hoá). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, giờ đây, hai bà có thêm sự trợ giúp của tài năng, kinh nghiệm và uy tín từ những nữ tướng am tường chiến tranh du kích như Thánh Thiên và có tài tổ chức như Lê Chân.
Dưới sự chỉ đạo của Hai Bà Trưng, cuộc tụ binh độc nhất vô nhị giữa các nữ tướng này tạo ra một thế trận khởi nghĩa răng mắc khắp Giao Chỉ. Thánh Thiên chịu trách nhiệm mở rộng lực lượng và lãnh đạo nhân dân Yên Dũng (Bắc Giang); Lê Chân nhận nhiệm vụ phát triển lực lượng và mở rộng khu căn cứ ra toàn khu vực từ Kinh Môn, Đông Triều đến vùng ven biển Đông; Bát Nàn sẽ lập các đội dân binh vùng ven biển Thái Bình; hai chị em Nguyệt Thai, Nguyệt Độ lo tổ chức dân binh trong toàn huyện Vũ Bản; hai cô Quốc Nương và Vĩnh Tuy lãnh trách nhiệm xây dựng lực lượng ở Gia Lâm, Đông Anh; Nàng Nội sẽ lãnh đạo nhân dân khu Bạch Hạc; bà Lê Thị Hoa và các con trai sẽ chỉ huy cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận Cửu Chân.
Sự hợp nhất giữa các trung tâm khởi nghĩa đã biến cuộc khởi nghĩa Mê Linh từ một cuộc khởi nghĩa cục bộ thành một cuộc khởi nghĩa có phạm vi hoạt động trên toàn Giao Chỉ. Đây chính là thế trận giúp khởi nghĩa Mê Linh giành thắng lợi chỉ sau một tháng khởi binh.
Với tài năng, uy tín và đặc biệt là cùng chung ước vọng gây dựng lại cơ đồ dân tộc, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã thuyết phục được gần 40 vị nữ tướng và trên 20 vị nam tướng chủ chốt cùng đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa Mê Linh.
Cùng với đó, hàng chục vạn người yêu nước tại các làng xã đã được kết nối lại chờ thời cơ đồng loạt nổi dậy. Họ sẽ là nguồn sức mạnh bổ trợ cho những đội nghĩa binh đang ẩn mình trên khắp các vùng đất Mê Linh, Chu Diên, Yên Dũng, Bắc Ninh, An Biên, Kinh Môn, Duyên Hà, Vũ Bản, Yên Nội và Nga Sơn.
Phương pháp "đồng khởi"
Khởi nghĩa Mê Linh là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta chống nạn Bắc thuộc. Điều đó đặt ra thử thách: những lãnh đạo nữ của phong trào phải tự mầy mò, tìm ra một phương pháp tiến hành khởi nghĩa sao cho hiệu quả nhất. Trước hết là việc tự tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ.
Dùng kế làm kiêu binh địch để đẩy nhanh thời cơ khởi nghĩa, sau cái chết của Thi Sách - chồng Trưng Trắc và cũng là một trong những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa, bai bà quyết định án binh bất động để trấn an địch, khiến chúng thoả mãn với thành quả đàn áp cuộc khởi nghĩa mà chúng nghĩ Thi Sách là kẻ cầm đầu. Mùa xuân năm 40, quân Hán say sưa vui tết, thời cơ đã đến. Trưng Trắc phát lệnh khởi nghĩa:
“Một, xin rửa sạch quốc thùHai, xin dựng lại nghiệp xưa họ HùngBa, kẻo oan ức lòng chồngBốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Cuộc khởi nghĩa được tiến hành theo hai bước rõ ràng.
- Bước 1: nhân dân khắp nơi đồng loạt nổi dậy phối hợp cùng với nghĩa binh phá tan bộ máy thống trị ở các địa phương;
- Bước 2: các cánh quân cùng tiến về Luy Lâu đập tan trung tâm bộ máy cai trị của quân Hán ở Giao Chỉ.
Mỗi một vị chỉ huy theo lệnh, hiệu triệu nhân dân trong khu vực vùng nên khởi nghĩa, phối hợp nhịp nhàng với cuộc khởi nghĩa đang đồng loạt nổ ra ở khắp nơi, khiến quân giặc không kịp trở tay. Trưng Trắc và Trưng Nhị chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Mê Linh; Thánh Thiên lãnh đạo thành công cuộc nổi dậy ở huyện Yên Dũng rồi lan ra các huyện phía bắc; Lê Chân hoàn toàn làm chủ miền ven biển phía đông đến sát Thuận Thành; Bát Nàn tiêu diệt hoàn toàn ách đô hộ ở vùng Duyên Hà ven biển trong khi Nguyệt Thai, Nguyệt Độ đã làm chủ vùng Sơn Nam... Thắng lợi nhanh chóng lan ra cả nước.
Sử phong kiến Đông Hán chép về cuộc khởi nghĩa Mê Linh như sau: “Tất cả những người Man, người Lý (chỉ chung các thành phần dân tộc Việt Nam thời cổ) ở 4 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh-Nghệ-Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình-Quảng Nam), Hợp Phố (Quảng Đông) đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng”. Nghĩa binh kết hợp với sức mạnh của sự đoàn kết rộng khắp đã nhanh chóng quét sạch bộ máy thống trị của nhà Hán. Sử Đông Hán thú nhận: quan lại Đông Hán ở Giao Chỉ hoảng sợ, bỏ hết của cải, giấy tờ, ấn tín, chạy tháo thân về nước.
Còn “Đại Nam quốc sử diễn ca” ghi lại khí thế của một trong những đội nghĩa binh Hai Bà Trưng:
“Ngàn tây nổi áng phong trầnẦm ầm binh mã xuống gần Long Biên”.
Kết thúc bước một, từ phía tây, đạo quân của Trưng Trắc, Trưng Nhị, tiến đến Luy Lâu. Cùng lúc đó, đạo quân phía bắc của tướng tiên phong Thánh Thiên, đạo quân phía đông của tướng tiên phong Lê Chân và đạo quân phía nam của các tướng tiên phong Bát Nàn, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ cũng nhằm hướng Luy Lâu thẳng tiến. 4 cánh quân từ 4 hướng, xiết chặt dần, tạo thành thế gọng kìm kẹp chặt trung tâm đầu não của bọn thống trị.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua ở tuổi 26, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đặt đô ở đất Mê Linh.
Nghĩa khí người thủ lĩnh 3 năm sau, quân Hán được chuẩn bị kĩ càng mới sang đàn án cuộc khởi nghĩa. Dù đã xếp trận, bố phòng nghiêm ngặt, nhưng quân của Trưng Nữ Vương vẫn không thể cự lại được sức mạnh của quân Hán. Sau trận thua ở Lãng Bạc, bị quân địch đuổi riết, bà chạy về sông Hát trầm mình tự vẫn.
Là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc chống nạn Bắc thuộc, dù không bảo vệ được thành quả của mình nhưng thắng lợi ban đầu cũng như vị trí tiên phong của khởi nghĩa Mê Linh đã để lại nhiều bài học cho các cuộc khởi nghĩa sau này, đặc biệt là những bài học về chuẩn bị khởi nghĩa và tiến hành khởi nghĩa.
Ngoài những lẽ đó, sự tham gia sâu rộng của nữ giới, đặc biệt trong các vị trí cấp cao dưới quyền tổng chỉ huy của Hai Bà Trưng đã khiến khởi nghĩa Mê Linh trở thành một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt. Ở đó, hình tượng những người phụ nữ tài năng, mưu trí, thao lược, bất khuất và yêu quê hương tổ quốc mình đã trở nên bất tử.
2.Lý Thường Kiệt và tài biến hoá trong phòng thủ - tấn công
Trong lịch sử Việt Nam có một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược rất đặc biệt. Nó bắt đầu trước cả khi quân giặc chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến này được bắt đầu bằng câu nói: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc".
"Sông núi nước Nam vua Nam ở ..."
Gần 900 năm sau khởi nghĩa Mê Linh của Hai Bà Trưng (40-43), Việt Nam mới thực sự trở thành một quốc gia độc lập. Từ đây, song song với dựng nước, giữ nước trở thành một nhiệm vụ có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc.
Tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển tổ quốc của các triều đại Ngô (938- 965), Đinh (968-979), tiền Lê (980-1009), năm 1010 nhà Lý được thành lập, khởi đầu một thời kỳ thịnh vượng của dân tộc.
Là võ tướng của 3 đời vua Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông), Lý Thường Kiệt là người có chí học hành, hiểu biết sâu sắc, am tường võ học và quân sự. Bởi thế, không chỉ là một trong những trụ cột trong triều, ông chính là tổng chỉ huy trưởng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077) của quân dân nhà Lý.
Tấn công chớp nhoáng rồi chủ động quay về lập phòng tuyến nghênh địch, mỗi bước táo bạo và chắc chắn của ông trong cuộc kháng chiến, sau này, đều trở thành bài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung, nghệ thuật phòng thủ nói riêng.
Phòng thủ bằng tấn công
Trước khi dấy binh xâm lược Đại Việt - tên nước Việt Nam thời ấy - vào năm 1076-1077, năm 981, nhà Tống đã từng đem quân hòng tiến chiếm mảnh đất này. Nhưng âm mưu đó đã bị dừng lại giữa chừng sau khi Lê Hoàn - Lê Đại Hành khuất phục quân Tống trên sông Bạch Đằng.
Năm 1075, lợi dụng việc vua Lê Thánh Tông mới băng hà chưa bao lâu, hoàng thái tử Càn Đức - vua Lý Nhân Tông - còn bé, Tống Thần Tông và tể tướng Vương An Thạch quyết định chuẩn bị để hoàn tất cuộc xâm lược chưa thành năm 981.
Binh pháp vẫn có câu, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công. Nhìn thấy kế hoạch xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt, đã nghĩ ngay đến biện pháp phòng thủ ấy. Ông tâu với vua Lý Nhân Tông: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc".
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao Lý Thường Kiệt có thể nghĩ đến một giải pháp phiêu lưu như vậy? Vì, so với Tống, rõ ràng, nước ta là nước nhỏ.
Thế nên, cần phải nói rõ nguyên do góp phần củng cố sự lựa chọn của Lý Thường Kiệt. Nội tình nước Tống khi ấy không ổn định. Cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, triều đình thì chia rẽ sau những cải cách mạnh tay của vị tể tướng trẻ Vương An Thạch.
Chính điều đó là một trong những lý do thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ đạo của triều đình Tống dành cho kế hoạch chuẩn bị này thiếu sự tập trung và quyết đoán. Đó là cơ sở, để quân ta có thể tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng dằn mặt quân địch.
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo hai đường, trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy châu Ung (Nam Ninh - Quảng Tây), còn nhánh đường thuỷ có thể lấy châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) làm cứ điểm tập kết binh, lương. Vì vậy, mục tiêu tấn công mà vị tướng này chuẩn bị nhắm tới là ba thành trên với nhiệm: đốt phá kho lương và tiêu diệt sinh lực địch.
Cuộc tiến công "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt diễn ra vào tháng 10-1075. Ông và các tù trưởng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo thuỷ bộ bí mật tiến vào đất Tống.
Bí mật và bất ngờ, đội quân thuỷ do Lý Thường Kiệt đốc lãnh đã nhanh chóng hạ được hai thành châu Khâm và châu Liêm. Từ châu Liêm, ông đưa quân sang châu Ung, hợp với cánh quân bộ tiêu diệt thành châu Ung - mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của cuộc hành quân. Thành châu Ung bị hạ sau 42 ngày vây hãm. Lý Thường Kiệt cho quân huỷ hết các kho tàng và lương thực của giặc rồi nhanh chóng thu quân về nước.
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bỗng nhiên bị đẩy vào tình thế thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân.
Chiến thắng áp đảo trong cuộc hành quân chế địch của Lý Thường Kiệt đã tạo ra nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt, hay nói cách khác, cuộc xâm lược của quân Tống. Chiến thắng làm người dân Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến, buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt đẩy quyền chủ động sang tay quân dân nhà Lý.
Không những bảo toàn được binh lực, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy địch vào tình thế bị động, cuộc tấn công phủ đầu của Lý Thường Kiệt còn nâng cao sĩ khí. Nói như vậy cũng có nghĩa là cuộc tấn công đã đạt được nhiều mục đích hơn cả một cuộc phòng thủ thông thường.
Thế mới biết cũng có cách tự vệ đầy sáng tạo và chủ động như vậy.
Cho quân lui về nước, nắm thế chủ động trong tay, Lý Thường Kiệt bắt tay vào triển khai một thế trận mới. Ông cho chuẩn bị binh lực, phòng bị và thiết lập phòng tuyến sẵn sàng nghênh địch.
Tấn công bằng phòng thủ
Sau sự thất thủ chóng vánh của các thành Ung châu, Khâm châu và Liêm châu, vua quan nhà Tống vạch lại kế hoạch và chuẩn bị thật kỹ càng cho một trận phục thù. Với mục đích “sau khi bình được Giao Châu (tên Tống gọi Đại Việt), sẽ đặt châu huyện như ở nội địa”, nhà Tống cử Quách Quỳ và Triệu Tiết - hai tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc - chỉ huy cuộc tấn công.
Có thể nói lần đương đầu thứ hai và cũng là lần đương đầu quyết định này của quân dân Đại Việt với quân Tống sẽ cho thấy rõ một Lý Thường Kiệt bản lĩnh, biết địch biết ta và biết cách khiến cho quân địch trở nên vô dụng.
Để toàn tâm tập trung cho cuộc đối đầu với quân Tống ở mặt bắc, triệt tiêu mưu đồ xúi giục Chiêm Thành và Chân Lạp quấy rối nước ta của triều đình nhà Tống, Lý Thường Kiệt đưa quân vào tuần tra, trấn áp khu vực biên giới phía nam Đại Việt.
Đoán biết mục tiêu thứ nhất của quân Tống là chiếm phá kinh thành Thăng Long, phá lâu đài, cung điện. Đối với các vua chúa đời xưa, đó là hành động phá nước. Sau đó, địch sẽ nhắm đến lăng tẩm của các vua nhà Lý đặt tại Thiên Phúc, làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Lý Thường Kiệt cho xây dựng một phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt – sông Cầu ngày nay. Không chỉ là một hào nước lớn tự nhiên bảo vệ kinh thành Thăng Long và lăng miếu nhà Lý, con sông này án ngữ tất cả các tuyền đường đi từ Quảng Tây tới Thăng Long.
Phòng tuyến cản quân địch qua sông của Lý Thường Kiệt được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dài khoảng 100 km dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại. Thành đất, luỹ tre nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế bờ nam và cả con sông Nam Định (sông Như Nguyệt) thành một bức tường thành và hào che chở cho cả nước Việt. Ngoài ra, trước thành đất và cọc tre dày đặc đó, Lý Thường Kiệt lại cắt đặt thêm thuỷ quân, sắn sàng tiếp chiến với quân địch nếu chúng vượt sông.
Vì thế cho nên, chỉ nguyên vượt qua sông cũng là cả một thử thách nhọc nhằn đối với quân địch. Ngoài ra, để chặn bước tiến của thuỷ quân địch Lý Thường Kiệt giao cho Lý Kế Nguyên chỉ huy một đội thuỷ quân đợi sẵn ở Đông Kênh (dải nước ven biển giữa đất liền và các hải đảo vùng biển Đông Bắc nước ta) - đường tiến vào cửa Bạch Đằng.
Dễ dàng nhận thấy phòng tuyến sông Như Nguyệt là xương sống trong trân tuyến nghênh địch của Lý Thường Kiệt. Dễ dàng nhận thấy, thuỷ binh sẽ là lực lượng nòng cốt triển khai thế trận ấy. Ngoài sự đắc địa của khúc sông Như Nguyệt, chắc chắn thế trận thuỷ binh của vị tướng 58 tuổi này xuất phát từ một thực tế mà ông biết rõ ràng rằng, không giỏi thuỷ chiến là một nhược điểm trầm trọng của quân Tống.
Vậy là, với thế trận vững chắc ấy, quân dân nhà Lý chỉ còn chờ giặc đến.
Buộc giặc ứng chiến bằng sở đoản
Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta. Dụ dỗ được một số đội quân của các tộc trưởng khiến quân Tống dễ dàng vượt qua khu vực biên giới tiến sâu nội địa Đại Việt. Tuy nhiên, sự suôn sẻ của quân Tống kết thúc khi chúng đến bờ bắc sông