Amiăng được biết đến từ nhiều thế kỷ nay và đang được sử dụng trong
hàng trăm các loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp cũng như trong
sinh hoạt ở các nước trên toàn thế giới. Với đặc tính bền, cách nhiệt, cách âm
và chống ma sát, ngày nay người ta sử dụng amiăng trong ống dẫn nhiệt, bao
bọc nồi hơi, cách nhiệt, cách âm, sản xuất tấm lợp.
Ở Việt Nam, Amiăng sử dụng trong các ngành công nghiệp chủ yếu là
nhập khẩu loại Chrysotile (Amiăng trắng). Lượng Chrysotile nhập khẩu được
sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro – ximăng. Theo báo cáo của
Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, hiện nay với sản lượng trung bình khoảng 90
triệu m2/năm, các cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng tiêu thụ hàng năm
khoảng 52.000 tấn Amiăng Chrysotile (Amiăng trắng) [14].
Amiăng là một trong các yếu tố bụi vô cơ gây hại cho người lao động
tiếp xúc trong quá trình sản xuất và là chất độc hại trong danh mục các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Amiăng và sức khỏe con
người là vấn đề thời sự suốt mấy thập kỷ qua. Cho đến nay, Y học đã khẳng
định rằng Amiăng gây bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestosis), ung thư phổi (lung
cancer), u trung biểu mô (mesothelioma), dày và can xi hóa màng phổi
[42],[44].
136 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp amiăng xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ XÂY DỰNG
BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
2
Hà Nội - 2017
BỘ XÂY DỰNG
BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS.BS Lê Thị Hằng
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
3
Hà Nội – 2017
4
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao
động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng.
3. Cơ quan chủ trì quản lý đề tài: Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường
- Bộ Xây dựng.
4. Đơn vị thực hiện: Bệnh viện Xây dựng.
Địa chỉ: Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-35533621 Fax: 04-38541013
E-mail: benhvienxaydung@gmail.com
Website: www.benhvienxaydung.org.vn
5. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Lê Thị Hằng
Học hàm/học vị: Tiến sĩ y học
Cơ quan công tác: Bệnh viện Xây dựng
Điện thoại: CQ: 04-35533686 Mobile: 0913349721
E-mail: hang.bvxd@yahoo.com
6. Thư ký đề tài: Ths.BS Đinh Thị Hoa
Trưởng khoa Sức khoẻ Nghề nghiệp - Bệnh viện Xây dựng
7. Cơ quan phối hợp thực hiện chính:
- Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ Y tế
- Khoa Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Dịch tễ học - Học viện Quân Y
- Vụ Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng
- Sở Y tế Tỉnh Hà Giang.
5
- Các đơn vị sản xuất tấm lợp AC.
8. Các cá nhân tham gia thực hiện chính:
1. TS. BS Lê Thị Hằng Bệnh viện Xây dựng
2. TS. BS Bùi Ngọc Minh Bệnh viện Xây dựng
3. BS CK1 Nguyễn Văn Dũng Bệnh viện Xây dựng
4. ThS. BS Đinh Thị Hoa Bệnh viện Xây dựng
5. BS CK1. Nguyễn Thu Thủy Bệnh viện Xây dựng
6. BS CK1 Đỗ Thắng Bệnh viện Xây dựng
7. BSCK1 Đinh Thị Lệ Thủy Bệnh viện Xây dựng
8. ThS Nguyễn Hoàng Long Đại học Quốc gia Hà nội
6
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 01
Chương 1. Tổng quan 05
1. 1. Đặc điểm của sợi amiăng 05
1. 2. Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới 06
1. 3. Tình hình sử dụng amiăng chrysotile trong sản xuất tấm lợp
AC tại Việt Nam
08
1.4. Quy định về bụi amiăng trong môi trường lao động 08
1. 5. Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc 9
1.5.1. Bệnh bụi phổi Amiăng 9
1.5.2. Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi amiăng và các bệnh liên
quan đến amiăng
13
1.6. Chính sách quản lý amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp AC ở
Việt Nam
19
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2. 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2. 1. 1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 23
2. 1. 2. Thời gian nghiên cứu 23
2. 2. Phương pháp nghiên cứu 23
2. 2. 1. Thiết kế nghiên cứu 24
2. 2. 2. Phương pháp chọn mẫu 24
2. 3. Phương pháp thu thập thông tin 24
2. 3. 1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 24
2. 3. 2. Khảo sát, đánh giá các yếu tố của môi trường lao động 24
2. 3. 3. Giám sát sức khỏe người lao động 26
2.3.4. Điều tra tình hình sức khỏe khu dân cư và các yếu tố liên quan 28
2.3.5. Người thu thập thông tin 29
2.3.6. Quy trình thu thập thông tin 29
2. 4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 31
2. 5. Khống chế sai số 32
2. 6. Phương pháp xử lý số liệu 32
2. 7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
7
2. 8. Hạn chế của đề tài 32
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 33
3. 1. Thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ
sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
33
3. 1.1. Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC 33
3. 1.2. Thực trạng môi trường lao động tại các đơn vị sản xuất tấm
lợp AC
34
3. 1.3. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động 36
3. 2. Thực trạng sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm
lợp AC
39
3. 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39
3. 2.2. Thực trạng sức khỏe của người lao động 42
3. 3. Thực trạng môi trường và sức khỏe khu dân cư xã Tân trịnh,
Quang Bình, Hà Giang
62
3. 3. 1. Thực trạng môi trường khu dân cư 62
3.3. 2. Kết quả điều tra hộ gia đình và khám sức khỏe người dân xã
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
63
3. 3. 3. Tình trạng sức khỏe người dân xã Tân trịnh, Quang Bình, Hà
Giang
65
3. 3. 4. Một số kết quả điều tra bước đầu về tình hình tử vong tại xã
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
69
Chương 4. Bàn luận 78
4.1. Quy mô sản xuất tấm lợp AC hiện nay 78
4.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ
sở sản xuất tấm lợp AC
78
4.3. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở SX tấm lợp AC 81
4.4. Tình hình sức khỏe công nhân sản xuất tấm lợp AC 83
4.5. Thực trạng môi trường khu dân cư xã Tân trịnh, Quang Bình,
Hà Giang
88
4.6. Thực trạng sức khỏe người dân xã Tân trịnh, Quang Bình, Hà
Giang
88
Kết luận 97
Kiến nghị 100
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới 7
1.2 Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở một số nước 8
1.3 Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng
trong không khí khu vực sản xuất ở Việt Nam
9
3.1 Đặc điểm vi khí hậu môi trường lao động theo nhóm các cơ sở
sản xuất tấm lợp AC
34
3.2 Đặc điểm bụi trong môi trường lao động theo nhóm các cơ sở
sản xuất tấm lợp AC
35
3.3 Kết quả phân tích nồng độ bụi sợi Amiăng trong môi trường lao
động theo nhóm các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
35
3.4 Thực trạng công tác quản lý vệ sinh lao động tại các cơ sở sản
xuất tấm lợp AC
36
3.5 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tại các cơ sở sản
xuất tấm lợp AC
37
3.6 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40
3.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 40
3.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và thời gian từ
khi tiếp xúc với amiăng đến nay (đối với công nhân hưu trí)
41
3.9 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo giới 42
3.10 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42
3.11 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm
nghề
43
3.12 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề 44
3.13 Phân bố mức độ biến đổi chức năng thông khí phổi theo các chỉ
số %FVC và %FEV1
45
3.14 Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và các bệnh 45
9
mạn tính đường hô hấp trên
3.15 Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và hút thuốc
lá
46
3.16 Tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo mức độ hút thuốc
lá
46
3.17 Kết quả hội chẩn phim X-quang và CT Scanner 47
3.18 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo nhóm nghề
48
3.19 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo tuổi nghề
49
3.20 Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp và bệnh cần lưu ý ở đối tượng
nghiên cứu
50
3.21 Kết quả phân loại sức khỏe (đối với công nhân đang làm việc
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
51
3.22 Đặc điểm vi hậu môi trường khu dân cư 62
3.23 Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại khu dân cư (µg/m3) 63
3.24 Đặc điểm hộ gia đình 63
3.25 Thói quen sử dụng nước của hộ gia đình 64
3.26 Tuổi và giới của người dân 65
3.27 Tình trạng dinh dưỡng của người dân xã Tân Trịnh 65
3.28 Tình trạng huyết áp của người dân xã Tân Trịnh 66
3.29 Tình trạng sức khỏe của người dân xã Tân Trịnh 66
3.30 Kết quả xét nghiệmmáu của người dân xã Tân Trịnh 67
3.31 Một số triệu chứng trong 30 ngày của người dân xã Tân Trịnh 67
3.32 Thực trạng mắc bệnh theo hệ cơ quan của dân xã Tân Trịnh 68
3.33 Biến động tỷ suất tử vong thô và do ung thư toàn huyện Quang
Bình từ 2010-2014
69
10
3.34 Xu thế thay đổi tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh từ 2010-2014 69
3.35 Phân bố tử vong theo giới và nhóm tuổi 71
3.36 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và giới 72
3.37 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và nhóm tuổi 72
3.38 Phân bố tử vong theo nhóm cơ quan và giới (> 5 tuổi) 73
3.39 Phân bố nguyên nhân tử vong tại huyện Quang Bình và xã Tân
Trịnh (giai đoạn 2010-2014)
74
3.40 Phân bố tỷ suất tử vong trung bình /năm do ung thư theo xã của
huyện Quang Bình trong thời gian từ 2010-2014
75
3.41 Phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ quan
(ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
76
3.42 Phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp (bao
gồm ung thư, ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
77
4.1 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh qua các số liệu
điều tra trong nước
92
11
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình Tên hình Trang
1.1 Sợi Chrysotile 5
1.2 Sợi Amphibole 5
1.3 Hình ảnh bệnh bụi phổi – amiăng 13
1.4 Hình ảnh mảng màng phổi 13
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1.1 Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới 7
3.1 Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC 33
3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 39
3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 41
3.4 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42
3.5 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề 43
3.6 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề 44
3.7 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo nhóm nghề
48
3.8 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo tuổi nghề
49
3.9 Kết quả phân loại sức khoẻ (đối với công nhân đang làm việc
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
51
3.10 Tỷ suất tử vong chung của huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh
từ 2010-2014
70
3.11 Tỷ suất tử vong do ung thư ở huyện Quang Bình và xã Tân
Trịnh từ 2010-2014
70
3.12 Phân bố các trường hợp tử vong theo nhóm tuổi, toàn huyện –
2005 (%)
71
12
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam 20
2.1 Sơ đồ nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe người lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
29
2.2 Sơ đồ nghiên cứu về sức khỏe người sử dụng tấm lợp AC 30
13
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AC Amiăng - xi măng
ATLĐ An toàn lao động
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
ATVSV An toàn vệ sinh viên
BHLĐ Bảo hộ lao động
BNN Bệnh nghề nghiệp
BP Bụi phổi
CNTK Chức năng thông khí
CSSX Cơ sở sản xuất
HC Hội chứng
KLN Không lây nhiễm
KRNN Không rõ nguyên nhân
KV Khu vực
LN Lây nhiễm
NLĐ Người lao động
MTLĐ Môi trường lao động
PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QM Quy mô
RLCH Rối loạn chuyển hóa
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TNLĐ Tai nạn lao động
TNTT Tai nạn thương tích
TQ Thanh quản
TYT Trạm Y tế
14
VLXD Vật liệu xây dựng
VPQ Viêm phế quản
VSLĐ Vệ sinh lao động
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiăng được biết đến từ nhiều thế kỷ nay và đang được sử dụng trong
hàng trăm các loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp cũng như trong
sinh hoạt ở các nước trên toàn thế giới. Với đặc tính bền, cách nhiệt, cách âm
và chống ma sát, ngày nay người ta sử dụng amiăng trong ống dẫn nhiệt, bao
bọc nồi hơi, cách nhiệt, cách âm, sản xuất tấm lợp...
Ở Việt Nam, Amiăng sử dụng trong các ngành công nghiệp chủ yếu là
nhập khẩu loại Chrysotile (Amiăng trắng). Lượng Chrysotile nhập khẩu được
sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro – ximăng. Theo báo cáo của
Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, hiện nay với sản lượng trung bình khoảng 90
triệu m2/năm, các cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng tiêu thụ hàng năm
khoảng 52.000 tấn Amiăng Chrysotile (Amiăng trắng) [14].
Amiăng là một trong các yếu tố bụi vô cơ gây hại cho người lao động
tiếp xúc trong quá trình sản xuất và là chất độc hại trong danh mục các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Amiăng và sức khỏe con
người là vấn đề thời sự suốt mấy thập kỷ qua. Cho đến nay, Y học đã khẳng
định rằng Amiăng gây bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestosis), ung thư phổi (lung
cancer), u trung biểu mô (mesothelioma), dày và can xi hóa màng phổi
[42],[44].
Bệnh bụi phổi Amiăng là một bệnh xơ hóa phổi, gây nên bởi bụi
Amiăng phối hợp hoặc không với tổn thương xơ hóa màng phổi. Từ năm
1950, thế giới đã công nhận có bệnh bụi phổi Amiăng. Năm 1967, ở Anh ước
tính có tới 20.000 công nhân mắc bệnh. Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Y tế,
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã
công nhận bệnh xơ hóa phổi do Amiăng là bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên cho
đến năm 2014, chỉ có 03 trường hợp được giám định là mắc bệnh bụi phổi
16
Amiăng và được bồi thường, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các bệnh nghề nghiệp
khác ở Việt Nam [8].
Ung thư trung biểu mô (mesothelioma) là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ
mắc thấp khoảng 1-2 %₀ ₀ và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng lên ở các
nước công nghiệp hoá từ 10 - 25 %₀ ₀ / năm 1990. Ở nhiều nước trên thế
giới, ung thư trung biểu mô là loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng ở
Việt Nam, ngày 15/5/2016 bệnh này mới được đưa vào danh mục bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm xã hội.
Có nhiều tác giả trên thế giới cho rằng loại ung thư này có mối liên
quan chặt chẽ và thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc với amiăng [38],[39].
Tuy nhiên ở Việt nam, một số nghiên cứu về ung thư trung biểu mô, ung thư
phổi đều chưa thấy rõ mối liên quan với tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với
Amiăng [12], [20],[29].
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới đã
nghiên cứu về sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng, nhưng cho
đến nay, ảnh hưởng sức khỏe do Amiăng, đặc biệt là Amiăng Chrysotile vẫn
còn đang tranh cãi trên phạm vi toàn cầu và là mối quan tâm của nhiều tổ
chức cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước trong thời gian gần đây.
Nhiều nước trên Thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về ảnh hưởng
của Amiăng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nguy cơ ra các bệnh như
bụi phổi amiăng, ung thư trung biểu mô, ung thư phổi do tiếp xúc với
Amiăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của Amiăng nhóm Amphibol
(amiăng nâu và xanh) là nguy cơ gây các bệnh như bụi phổi Amiăng, ung thư
phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim)...Riêng đối
với Amiăng trắng (chrysotile), một số nước trên cơ sở phân tích các nghiên
cứu về amiăng đã đưa ra nhận định là “không có ngưỡng an toàn cho tiếp xúc
với Amiăng” và cấm sử dụng các loại amiăng kể cả Chrysotile.
17
Khác với quan điểm trên, một số nghiên cứu khác về Amiăng
Chrysotile đã chỉ ra sự khác biệt lớn giữa 2 loại Amiăng Chrysotile và
Crocidolite “Amiăng nhóm Amphibol có khả năng gây ung thư cao gấp 4 lần
Chrysotile và khả năng gây ung thư trung biểu mô cao gấp 800 lần” và cho
rằng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc tiếp xúc với Chrysotile là
nguyên nhân gây ung thư trung biểu môTừ kết quả của các nghiên cứu này,
một số nước ủng hộ quan điểm sử dụng Amiăng trắng có kiểm soát sẽ không
gây tác hại cho sức khỏe công nhân tiếp xúc trực tiếp và cộng đồng.
Ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của
Amiăng đối với sức khỏe con người cũng như nghiên cứu xây dựng hệ thống
giám sát bệnh liên quan đến Amiăng, xây dựng hồ sơ quốc gia về Amiăng
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để có thể
đánh giá khách quan và chi tiết nhất ảnh hưởng của Amiăng Chrysotile đối
với sức khỏe người sản xuất và sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng để từ đó có
thể định hướng cho việc sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng Amiăng hay sử dụng
an toàn có kiểm soát Amiăng Chrysotile.
Để đảm bảo sản xuất an toàn theo Công ước Quốc tế 162, từ năm 1998,
Chính Phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản quy
định các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong các cơ sở
sản xuất tấm lợp AC như: Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT-BKHCN-
BXD ngày 17/10/1998 ban hành quy định các biện pháp đảm bảo an toàn sức
khỏe cho công nhân trong sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam; Quyết định số
09/2008/QĐ-BXD ngày 6/6/2008 ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
“Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe”
Tại Quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ: Nghiêm
cấm sử dụng Amiăng amphibole (Amiăng nâu và xanh) để sản xuất tấm lợp;
18
Đến hết năm 2015 các dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải đầu tư
đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu xé bao,
nghiền, định lượng sợi; Tất cả các cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải có
hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải trong
quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu môi trường. Bộ Xây dựng cũng đã chỉ
đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu vật liệu thay thế Amiăng, đồng thời phối
hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam tăng cường tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các
cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng chấp hành tốt các quy định của Nhà
nước về an toàn vệ sinh lao động, nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường
lao động, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
và cộng đồng dân cư.
Để góp phần đánh giá ảnh hưởng của vật liệu Amiăng trắng
(Chrystotile) đối với sức khỏe con người, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5313/VPCP-KGVX ngày 16/7/2014 của
Văn phòng Chính phủ, Bệnh viện Xây dựng tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao
động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng”,
với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ
sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC .
2. Nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.
3. Đánh giá nhanh tình hình sức khỏe người sử dụng sản phẩm tấm lợp AC
tại xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
19
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm của sợi amiăng:
Amiăng là chất không cháy, cách điện tốt, bền với nhiệt độ cao và với
các chất hoá học như axít và kiềm và rất lâu mòn.
Amiăng là silicát kép của can xi (Ca) và magie (Mg), chứa SiO2 có
trong tự nhiên, cấu trúc của amiăng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng), nhóm sợi serpentine có dạng
xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Asbestos
石綿
chrysotile
0.02-0.03 µ(200-300 nm)
vs. human hair 100 µ
Hình 1.1. Sợi Chrysotile
Nhóm amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite
(Amiăng xanh), Tremolite, Anthophyllite. Nhóm sợi amphibole có cấu tạo
dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng nâu và xanh. Nhóm amphibole đã
bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [2],[4].
Hình 1.2. Sợi Amphibole
20
1.2. Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới
Công nghiệp khai thác và sử dụng amiăng phát triển mạnh từ cuối thế kỷ
19. Các mỏ amiăng lớn ở Canada, Nga, Phần Lan, Nam Phi được khai thác
với sản lượng lớn. Trong những thập niên gần đây, mặc dù hàng năm có hàng
triệu tấn amiăng vẫn được khai thác và sử dựng, nhưng xu hướng tiêu thụ
amiăng đang giảm dần ở các nước trên toàn thế giới. Năm 1980 trên thế giới
tiêu thụ khoảng 4,1 đến 4,4 triệu tấn amiăng nhưng đến năm 1993 giảm
xuống còn 2,8 triệu tấn. Liên Xô sản xuất amiăng chiếm 58% tổng lượng
amiăng trên toàn thế giới và sử dụng 90% số amiăng đã khai thác. Canada,
Zimbabwe, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi cũng là nước sản xuất và xuất khẩu
amiăng. Trong khi nhu cầu sử dụng amiăng ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu
giảm thì sự tiêu thụ amiăng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh lại tăng.
Lượng tiêu thụ amiăng cao nhất là khoảng 5 triệu tấn /năm và bắt đầu giảm
vào năm 1980, đến năm 2000 còn khoảng 2 triệu tấn (giảm 60% trong 20
năm) [20], [39].
Trong năm 2013, tổng s