. Đặt vấn đề
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam trong
những năm gần đây đã có những thành tựu đáng kể. Đời sống của người lao động
ngày càng được cải hiện nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ và bón phân
phù hợp làm cho năng suất, sản lượng cây trồng tăng mạnh.
Rau là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng, trong rau có đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: Khoáng, đường, đạm, vitamin .
Trong đó, nguồn vitamin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức
khoẻ con người. Ngoài ra trong rau còn chứa một lượng khoáng đáng kể như: Ca,
Fe, Mg, P. có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, tăng
sức dẻo dai và kháng bệnh rất tốt.
Hiện nay vấn đề rau sạch - an toàn đang là vấn đề được người tiêu dùng hết
sức quan tâm, vì nó liên quan đến sức khỏe cộng đồng khi sử dụng nguồn thực
phẩm này. Song vấn đề năng suất và chất lượng, đồng thời với giá thành sản phẩm
cây trồng mới thực sự được người nông dân chú ý. Súp lơ là một loại rau ngon, rẻ
và ưa chuộng trên thị trường. Trước đây, ở Việt Nam trồng chủ yếu là các giống súp
lơ trắng, nhưng phẩm chất của giống súp lơ này không cao. Gần đây, nước ta đã
nhập và trồng nhiều loại súp lơ xanh của Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Qua
nghiên cứu và sản xuất thấy súp lơ xanh có giá trị dinh dưỡng và khả năng chống
chịu tốt hơn súp lơ trắng, nhưng năng suất thì chưa cao so với lý lịch giống. Nguyên
nhân có thể do điều kiện canh tác, chế độ khí hậu, chế độ dinh dưỡng khoáng, đặc
biệt là các nguyên tố vi lượng chưa phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu ảnh hưởng của CuSO4
tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả
năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4
tới sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và
khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F
trồng tại Thái Nguyên, nhằm
tìm ra nồng độ thích hợp của CuSO4
đối với cây súp lơ xanh trên đất Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4
tới sinh trưởng, năng
suất của cây súp lơ xanh Marathon F1
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4
tới thành phần sinh
hoá của cây súp lơ xanh Marathon F1
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4
tới khả năng chịu
hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1
.
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Phạm Thị Thu Huyền
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4
TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HOÁ, NĂNG SUẤT
VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÂY SÚP LƠ XANH
MARATHON F1 TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lam Điền
Phản biện 1: ...............................................................................................................
Phản biện 2: ...............................................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tại:
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2008
Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam trong
những năm gần đây đã có những thành tựu đáng kể. Đời sống của người lao động
ngày càng được cải hiện nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ và bón phân
phù hợp làm cho năng suất, sản lượng cây trồng tăng mạnh.
Rau là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng, trong rau có đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: Khoáng, đường, đạm, vitamin ...
Trong đó, nguồn vitamin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức
khoẻ con người. Ngoài ra trong rau còn chứa một lượng khoáng đáng kể như: Ca,
Fe, Mg, P... có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, tăng
sức dẻo dai và kháng bệnh rất tốt.
Hiện nay vấn đề rau sạch - an toàn đang là vấn đề được người tiêu dùng hết
sức quan tâm, vì nó liên quan đến sức khỏe cộng đồng khi sử dụng nguồn thực
phẩm này. Song vấn đề năng suất và chất lượng, đồng thời với giá thành sản phẩm
cây trồng mới thực sự được người nông dân chú ý. Súp lơ là một loại rau ngon, rẻ
và ưa chuộng trên thị trường. Trước đây, ở Việt Nam trồng chủ yếu là các giống súp
lơ trắng, nhưng phẩm chất của giống súp lơ này không cao. Gần đây, nước ta đã
nhập và trồng nhiều loại súp lơ xanh của Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Qua
nghiên cứu và sản xuất thấy súp lơ xanh có giá trị dinh dưỡng và khả năng chống
chịu tốt hơn súp lơ trắng, nhưng năng suất thì chưa cao so với lý lịch giống. Nguyên
nhân có thể do điều kiện canh tác, chế độ khí hậu, chế độ dinh dưỡng khoáng, đặc
biệt là các nguyên tố vi lượng chưa phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả
năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và
khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên, nhằm
tìm ra nồng độ thích hợp của CuSO4 đối với cây súp lơ xanh trên đất Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới sinh trưởng, năng
suất của cây súp lơ xanh Marathon F1.
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới thành phần sinh
hoá của cây súp lơ xanh Marathon F1.
- Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới khả năng chịu
hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY SÚP LƠ
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại Súp lơ
1.1.1.1. Nguồn gốc
Súp lơ hay cải bông có tên khoa học là Brassica oleracea.L.var. botrytisL có
tiếng Anh là Cauliflower thuộc họ cải (Brassicaceae), bộ Màn màn (Capparales),
phân lớp sổ (Dilleniidae), cây hai lá mầm (Dicotyledoneae), có nguồn gốc từ bờ
biển Địa Trung Hải [12 ; 27 .
Súp lơ là loại cây nằm trong nhóm Italica, nó là cây hai năm tồn tại ở vùng
Caribê như một cây bản địa [12]. Cây này được du nhập vào Bắc Mỹ từ những
người nhập cư. Italia là nước đầu tiên sử dụng súp lơ xanh làm rau khoảng 2000
năm về trước. Nó trở thành loại rau thông dụng ở Mỹ sau khi giống súp lơ xanh
thương mại đầu tiên được thu hoạch ở Broocklyn, New York. Ngày nay, nó được
trồng nhiều ở Anh, Châu Âu, Châu Á.
1.1.1.2. Phân loại
+ Súp lơ chồi tía: Cây sinh trưởng phát triển tốt trong mùa đông, là cây hai
năm ở Châu Âu. Súp lơ chồi tía có khả năng phân nhánh, chồi tía, đa dạng, có cả
giống chín sớm và giống chín muộn [12].
+ Súp lơ Cape tía: Cây sinh trưởng phát triển tốt trong mùa đông, là cây hai
năm ở Châu Âu, có hoa màu tía, đa dạng [12].
+ Súp lơ chồi trắng: Cây sinh trưởng phát triển tốt trong mùa đông, là cây hai
năm ở Châu Âu, cây có khả năng phân nhánh, chồi trắng. Phân biệt thành giống
chín sớm và giống chín muộn. Trong đó, giống chín muộn chiếm đa số trong nhóm
Botrytis [12], [16].
+ Súp lơ Sicalian tía: Có hoa màu tía nhạt được biết đến như Súp lơ tía (thuộc
nhóm Súp lơ trắng - bắp ngù)
+ Cauve Broccolo: Hoa tía cao (kiểu chồi từ Bồ Đào Nha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
+ Calabrese: Súp lơ chồi xanh vùng Calabua. Đây là dạng được trồng phổ
biến trên thế giới ngày nay, có hoa đạng đơn. Hiện nay có nhiều giống lai trong
nhóm này.
+ Súp lơ đen: Cây hàng năm có chồi xanh thẫm, phân nhánh nhiều, lá có hình
liềm, xuất phát từ vùng Rome [16], [37].
Ở Việt Nam trồng phổ biến hai loại Súp lơ:
+ Súp lơ đơn (hay sớm): Giống này lá dài, nhỏ, trên mặt lá có lớp phấn trắng
mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn mỏng, ăn ngon, nặng từ 1 - 2kg.
+ Súp lơ kép (hay đoạn): trồng vụ chính và muộn, cây lùn, hoa to, nặng từ 1 - 2kg,
màu trắng ngà hay xanh, lá cây mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía [16], [37].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của súp lơ
+ Hệ rễ: Thuộc loại rễ chùm, phân nhánh. Khi bộ lá phát triển phía trên thì hệ
rễ tiếp tục ăn sâu xuống đất, các rễ khác ăn ngang bắt đầu phát triển mạnh hơn, rễ
cọc ăn nông. Khi cây ở giai đoạn thành thục thì hệ rễ ăn sâu 30cm và rộng khoảng
40cm, chịu hạn, chịu nước kém [6], [12].
+ Lá: Súp lơ có bộ lá phát triển, có cuống và mặt phiến lá rộng, có lớp sáp bảo
vệ, lá xẻ thuỳ và chỉ số diện tích lá cao [12].
+ Hoa: Cũng giống như các dạng hoa của họ thập tự, hoa tập trung thành
chùm. Hoa nở đầu tiên ở thân chính, sau đó sang cành cấp I rồi tiếp tục sang cấp II
và cấp III. Hoa nở từ dưới lên vào buổi sáng khoảng 8 - 10 giờ. Hoa thường thụ
phấn nhờ côn trùng [6], [16], [37].
Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn là 12 - 220C, ở nhiệt độ dưới 100C sự xâm
nhập của hạt phấn bị kìm hãm, còn ở nhiệt độ trên 300C thì hạt phấn xâm nhập
nhanh nhưng khó thụ tinh. Bản chất là cây hai năm nhưng nhờ công tác chọn tạo
giống, ngày nay, chủ yếu phát triển trong sản xuất là cây một năm. Tính trạng chín
sớm (một năm) là trội so với tính trạng hai năm và được kiểm tra bởi hàng loạt các
gen chính [12], [48]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
+ Quả: Thuộc loại quả giác, có hai ngăn chứa hạt nằm dọc theo rãnh quả [6].
Tuỳ thuộc vào giống mà trong mỗi quả có số lượng hạt khác nhau. Sau khi hoa nở
được 3 - 4 tuần thì quả đạt kích thước lớn nhất và chuyển vào giai đoạn chín.
+ Hạt: Thường có dạng trứng hoặc hơi tròn, màu nâu hoặc hơi nâu xám, hoặc
nâu đỏ. Trọng lượng 1000 hạt khoảng 3 gam [48].
+ Yêu cầu với điều kiện ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Súp lơ là cây mẫn cảm với nhiệt độ, chịu được lạnh. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng sinh dưỡng là 18 - 250C. từ 250C trở lên cây mọc chậm, mau
hoá già, hoa bé, dễ nở, các chồi ngang phát triển mạnh dẫn đến chất lượng hoa kém.
Ở giai đoạn bắt đầu hình thành hoa yêu cầu nhiệt độ thấp hơn. Nếu nhiệt độ dưới
10
0
C hoa cũng bé, phẩm chất kém [45], [48].
- Ánh sáng: Ở thời kì cây con ưa ánh sáng mạnh, khi bộ lá phát triển đầy đủ thì
yêu cầu ánh sáng giảm đi. Ánh sáng ngày dài làm rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới đạt năng suất và phẩm chất cao [48].
- Ẩm độ: Súp lơ được bắt nguồn từ Địa Trung Hải có khí hậu ôn hoà và ẩm,
nên Súp lơ là loại ưa ẩm, trong điều kiện ẩm độ đảm bảo thường xuyên 70 - 80%
thì sẽ cho năng suất cao. Còn trong điều kiện độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ cao thì
hoa bé chóng già, năng suất thấp. Trái lại nếu độ ẩm không khí cao > 90% kết hợp
nhiệt độ cao hoa dễ thối, dễ bị các bệnh vi khuẩn làm hại bộ rễ [12], [45], [48].
- Đất và dinh dưỡng: Là loại cây không kén đất, có thể trồng trên các loại đất
khác nhau. Thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, pH = 6.
Súp lơ cần lượng phân bón lớn hơn các giống cây trong cùng họ thập tự từ 70 - 75%
vì lượng chất dinh dưỡng cần thiết tập trung vào thời kì hình thành hoa, vì thế bón
thúc rất có hiệu quả. Vậy cần phải đảm bảo lượng phân bón sao cho cây có trạng
thái tốt, chống đỡ sâu bệnh và cho năng suất cao. Bón phân hữu cơ rất tốt cho quá
trình sinh trưởng của cây, song do sự phân giải chậm, không đáp ứng nhanh được
yêu cầu của rau trong các thời kì sinh trưởng như phân vô cơ, do đó cần phải bổ
sung một lượng phân vô cơ cần thiết cho cây [12], [33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của Súp lơ
Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật nói chung được chia làm nhiều giai
đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có những dấu hiệu đặc trưng. Đối với súp lơ phải trải
qua 4 thời kỳ quan trọng: Thời kỳ cây con, thời kỳ hồi xanh, thời kỳ trải lá bàng và
thời kỳ hình thành cụm hoa ứng với 4 giai đoạn [1], [40], [45]:
- Giai đoạn 1: Được tính từ lúc hạt nảy mầm đến khi hình thành cây con có 5
đến 6 lá thật đủ tiêu chuẩn đem trồng.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn hồi xanh): Tính từ khi trồng đến khi cây bén rễ, hồi xanh.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn trải lá bàng): Các lá phần gốc xuất hiện màu vàng
nhạt, sự sinh trưởng về số lượng và kích thước lá tạm thời dừng lại
- Giai đoạn 4: Giai đoạn hình thành cụm hoa lơ.
Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển trên, trong trồng trọt người
ta có thể nâng cao năng suất và chất lượng của súp lơ bằng các biện pháp kỹ thuật,
chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý. Chẳng hạn sau khi trồng cần phải tưới đủ ấm
thường xuyên cho cây đến khi hồi xanh, nhưng khi cây ra hoa thì hạn chế tưới nước
vì ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Súp lơ là cây ưa ẩm, yêu cầu nhiệt độ và ánh sáng là rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của súp lơ là 15 - 180C và biên độ nhiệt trong
ngày ít nhất 50C, trong vùng nhiệt đới chỉ thích hợp với vùng núi cao trên 800m so với
mực nước biển. Súp lơ thích hợp với pH = 5,5 - 6,5. Tuy nhiên súp lơ chịu hạn và chịu
nước kém, do vậy trên thực tế có hiện tượng súp lơ không hình thành ngù hoa hoặc
ra hoa rất muộn hoặc chỉ sinh trưởng mà không hình thành hoa, cây còi cọc. Ở thời
kì cây ra hoa nếu nhiệt độ cao thì cụm hoa có hình dạng không bình thường, trong
điều kiện nóng ẩm thì có hiện tượng nở hoa tạo cơ hội cho nấm mốc và sâu bọ phá
hoại gây thối rữa trên hoa [30], [35].
Hoa thường tự thụ phấn hoặc đôi khi cũng nhờ côn trùng, sau khi thụ phấn
khoảng 40 - 50 ngày thì quả chín.
Súp lơ có thể nhân giống bằng rễ, các chồi nhánh hoặc nuôi cấy mô, tế bào.
Nhưng hiện nay có rất nhiều giống lai có năng suất và chất lượng cao hơn nhiều và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thay thế hầu hết các giống bản địa. Ở Việt Nam cũng có thể để giống tại các vùng
cao [12], [33].
Tuỳ từng giống súp lơ mà thời gian thu hoạch khác nhau, đối với giống súp lơ
sớm thường 40 - 50 ngày, còn giống súp lơ muộn là 60 - 120 ngày. Sau khi ngù hoa
xuất hiện 15 - 20 ngày thì hoa đạt kích cỡ lớn nhất, chặt, xung quanh có hiện tượng
rão thì thu hoạch.
1.1.4. Thành phần hóa học trong súp lơ
Theo bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam 1972 thì thành phần các chất
trong súp lơ tính trong 100g phần ăn được thể hiện qua bảng 1.1 [32]
Bảng 1.1. Thành phần các chất hóa học trong súp lơ Việt Nam (1972)
Thành phần hóa học (%)
Muối khoáng
(mg)
Vitamin (mg)
N
ư
ớ
c
P
ro
te
in
G
lu
x
it
X
en
lu
lo
T
ro
C
al
o
C
a P
F
e
C
ar
o
te
n
B
1
B
2
B
5
C
90,9 2,5 4,9 0,9 0,8 30 26 51 1,4 0,05 0,11 0,1 0,6 70
Còn theo nghiên cứu của Brown và Hutchison (1994) thì thành phần các chất
chứa trong súp lơ tính trong 100g phần ăn được thể hiện qua bảng 1.2: [32]
Bảng 1.2. Thành phần các chất hóa học trong súp lơ
N
ư
ớ
c
(%
)
C
h
ất
b
éo
(
%
)
G
lu
x
ít
(
%
)
P
ro
te
in
(
%
)
V
it
am
in
A
(
IU
)
V
it
am
in
B
1
(
IU
)
V
it
am
in
C
(
m
g
)
C
a
(m
g
)
P
(
m
g
)
K
(
m
g
)
S
(
m
g
)
F
e
(m
g
)
C
u
(
m
g
)
91,7 0,2 4,9 2,4 7,0 56 75 0,35 0,76 3,58 1,07 117 36
Qua bảng 1.1 và 1.2 cho thấy súp lơ có hàm lượng muối khoáng, protêin,
gluxit và giá trị năng lượng khá cao, đặc biệt là trong súp lơ có hàm lượng Vitamin
A khá cao do vậy súp lơ là loại rau rất quan trọng trong chương trình phòng chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
suy dinh dưỡng và thiếu Vitamin A đối với trẻ em. Vì vậy nhu cầu sử dụng và diện
tích trồng súp lơ ngày càng tăng lên.
Một số nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins
(Mỹ) năm 2002 đã phát hiện ra rằng trong súp lơ xanh và mầm của nó có chứa chất
Sulforaphane tiêu diệt được vi khuẩn Helicobacter Dylori gây bệnh viêm loét dạ
dày và ung thư [43], [46] [47].
Theo những nghiên cứu khác (2004) cho rằng chất Sulforaphane tác động vào
tế bào gan để tạo ra những enzim có khả năng tiêu huỷ những chất hoá học gây ung
thư, ngăn chặt sự sinh trưởng của các tế bào ung thư vú [43], [46].
1.1.5. Tình hình sản xuất và sử dụng rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Rau là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao nên
đã được trồng và sử dụng từ lâu đời. Tình hình sản xuất rau trên thế giới hiện nay
cũng có những biến động nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo số liệu
thống kê của FAO (2006) diện tích, năng suất và sản lượng rau trên thế giới được
thể hiện qua bảng 1.3 như sau [16], [37].
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lƣợng (tấn)
2000 14.827.365 147.255 218.339.574
2001 15.688.889 149.083 233.894.313
2002 15.808.997 147.855 233.744.659
2003 17.214.930 142.301 244.970.446
2004 17.373.273 139.365 247.195.559
2005 17.999.009 138.829 249.879.021
(FAO - 2006)
Qua bảng 1.3 cho thấy tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2000 đến
2005 có nhiều biến đổi cả về diện tích và năng suất, sản lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Về diện tích: Từ năm 2000 - 2005 diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng
nhanh trung bình 634.330,6 ha/năm. Qua đó cho thấy vị trí quan trọng của cây rau
trong nền sản xuất rau trên thế giới.
Về năng suất: năng suất đạt cao nhất vào năm 2001 sau đó giảm dần qua các
năm, chỉ còn đạt 138.829 tạ/ha vào năm 2005.
Về sản lượng: Từ năm 2001 đến nay năng suất rau không tăng, nhưng diện tích
trồng rau tăng không ngừng, do đó sản lượng rau trên thế giới đã tăng lên rõ rệt,
bình quân tăng 6.307,4 tấn/ năm. Như vậy có thể nói rau xanh là nguồn thực phẩm
không thể thiếu với đời sống con người. Vì vậy, việc tìm ra các kỹ thuật trồng rau
tốt, sạch, an toàn nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây rau chính là điều được cả
thế giới người tiêu dùng quan tâm và ủng hộ.
Theo FAO (2006) sự phát triển cây rau diễn ra không đều ở các châu lục, điều
này được thể hiện trong bảng 1.4 [37].
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cây rau ở một số nƣớc trong năm 2005
Tên nƣớc Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)
Thế giới 17.999.009 138,829 249.879.442
Châu Âu 1.058.730 153,765 16.279.562
Châu Á 14.496.961 146,736 212.722.606
Ấn Độ 3.400.000 102,941 35.000.000
Nhật Bản 110.000 245,455 20.700.000
Pháp 218.000 133,028 2.900.000
Philippin 500.000 88,000 4.400.000
Thái Lan 145.000 70.000 1.015.000
Trung Quốc 8.266.500 171,790 142.010.000
Việt Nam 525,000 125,714 6.600.000
(FAO - 2006)
Qua bảng 1.4 cho thấy sự phát triển của nghề trồng rau là không đều giữa các
châu lục và các nước trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất (14.496.961 ha), Châu Âu
có diện tích trồng rau (1.058.730 ha). Trong các nước thì Trung Quốc là nước có
diện tích trồng rau lớn nhất (8.266.500 ha), ít nhất là Nhật Bản (110.000 ha). Điều
này dễ giải thích là do diện tích lãnh thổ của Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới,
còn Nhật Bản thì có diện tích lãnh thổ rất nhỏ. Việt Nam có diện tích trồng rau là
525.000 ha đứng thứ 3, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Về năng suất: Châu Ấu là châu lục có năng suất rau cao nhất, đạt 153,765
tạ/ha. Trong các nước thì Nhật Bản có năng suất rau cao nhất đạt 245,455 tạ/ha, tiếp
đến là Trung Quốc, Pháp, và Việt Nam đạt 125,714 tạ/ha.
Về sản lượng: Châu Á có sản lượng rau cao nhất đạt 212.722.318 tấn. Trong
các nước thì Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất 142.010.000 tấn, tiếp đó
là Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đạt 6.600.000 tấn.
1.1.5.2. Tình hình sản xuất và sử dụng súp lơ trên thế giới
Ngay từ thời La Mã người ta đã nhập và trồng rộng rãi các giống súp lơ vùng
đông Địa Trung Hải. Khoảng 400 năm trở lại đây các giống súp lơ đã được gieo
trồng rộng rãi ở khắp nơi từ Italia đến các nước Trung và Bắc Âu. các nước này đã
trở thành trung tâm gieo trồng súp lơ quan trọng và đa dạng đứng thứ hai trên thế
giới. Sau đó các giống súp lơ bắt đầu từ Anh đã thích ứng dần với điều kiện nóng
ẩm của vùng nhiệt đới nên được trồng khá rộng rãi ở Ấn độ vào khoảng 200 năm
nay [12]. Có thể phân biệt một số giống súp lơ theo tên gọi từng vùng địa lí như sau:
+ Các giống súp lơ Italia
+ Các giống súp lơ ngắn ngày ở Bắc Âu.
+ Các giống súp lơ Oxtraylia...
Khoảng 50 năm trở lại đây, các giống súp lơ đã được trồng rộng rãi ở Nhật
Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Theo tài liệu của FAO(1981) diện tích trồng
súp lơ trên thế giới là 345 nghìn ha và sản lượng 4555 nghìn tấn [16], [37].
Hiện nay nhờ những thành tựu của khoa học và công nghệ ứng dụng trong cải
tạo giống cây trồng, người ta đã tạo ra những giống súp lơ xanh lai F1 có năng suất
và chất lượng cao hơn, đặc biệt là các giống súp lơ xanh F1 của Nhật Bản và Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Do vậy mà sản lượng và diện tích trồng súp lơ trên thế giới ngày càng tăng. Hàng
năm diện tích gieo trồng súp lơ là 410 nghìn ha và sản lượng 5,5 triệu tấn, trong đó
phải kể đến một số nước có diện tích gieo trồng rất lớn như: Ấn Độ (95.000 ha); Trung
Quốc (90.000 ha); Hoa Kì (26.000 ha); Italia (23.000 ha); Anh (21.000 ha)... [16], [37].
1.1.5.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở Việt Nam có từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước [32].
Tuy nhiên do chịu sự ảnh hưởng của nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thập kỷ
cho nên nghành trồng rau còn có một khoảng cách rất xa so với tiềm năng của tự
nhiên và trình độ canh tác. Ngay cả trong những năm gần đây, mức độ phát triển
vẫn chưa theo kịp các cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây (2001 - 2005) nghề trồng rau ở nước ta phát triển khá
mạnh, tăng cả về diện tích và sản lượng qua các năm. Kết quả thể hiện ở bảng 1.5 [37].
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lƣợng (tấn/ha)
2001 494.500 126,954 6.277.898
2002 500.000 124,706 6.235.375
2003 510.000 124,045 6.326.274
2004 520.000 124,038