Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của Logistics tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp qua cửa khẩu Cao Bằng

- “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội). Trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới 3 năm sau đó, tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản Thống kê, 2006). Như tiêu đề thể hiện, cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, vận tải, kho bãi Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi ) của một số doanh nghiệp Việt Nam. - Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái và PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) của trường Đại học Thương mại. Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản chương còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics. Tuy nhiên, tương tự như nghiên cứu trên, cuốn sách mới tập trung phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết, các tình huống, vấn đề thực tiễn còn chưa được đào sâu khai thác phân tích cụ thể.

pdf92 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của Logistics tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp qua cửa khẩu Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 / 92 Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của Logistics tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp qua cửa khẩu Cao Bằng Chủ nhiệm đề tài: Ths Phan Đình Quyết Đồng tham gia: Ths Nguyễn Phương Linh Mã đề tài: CS18- 02 Trang 2 / 92 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và đang trong giai đoạn thực hiện các cam kết của WTO. Vì vậy, một trong các hướng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối trên trường trong nước và quốc tế là cần phải phát triển quan hệ hợp tác tốt giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một trong những hoạt động cần phát triển đó là dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 - 20%/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16 - 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt động, bao gồm cả DN có vốn nước ngoài. Các DN cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên, vẫn có những DN lớn như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht... Về thị trường, khoảng 52% công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ta có quan hệ làm ăn với thị trường Hoa Kỳ, 47% với Liên minh châu Âu (EU), 63% với các nước ASEAN, 57% với thị trường Nhật Bản, 49% với thị trường Trung Quốc và 43% với thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành Logistics hiện đang phải đối diện với không ít thách thức. Thống kê cho thấy, DN logistics nội chiếm hơn 80% tổng số DN kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, song hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách. Trang 3 / 92 Một thách thức khác đặt ra là theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2014, hầu hết được dỡ bỏ, cho các DN nước ngoài gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Bên cạnh đó, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP/năm, cao hơn nhiều so với các nước như Trung Quốc hay Thái Lan, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Tình trạng thiếu đồng bộ của kết cấu hạ tầng cho ngành Logistics đã hạn chế sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là chưa kể vấn đề hệ thống pháp luật vẫn còn chưa thật sự rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo. Vẫn chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý liên quan. Một điều quan trọng nữa đó là các các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò của Logistics tới việc tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng của Logistics tới hoạt động xuất khẩu cụ thể. Đối với khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng, nhìn chung hoạt động Logistics còn mang tính chất manh mún, thiếu sự đồng bộ trong cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thông tin Logistics. Điều này ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua khu kinh tế cửa khẩu. Do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của logistics tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp qua cửa khẩu Cao Bằng” 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1. Trong nước Việt Nam được biết đến là một quốc gia có hệ thống dịch vụ logistics còn non trẻ, đang trong giai đoạn đầu phát triển. Hiện nay, các nghiên cứu mang tính lý thuyết về xuất nhập khẩu qua khu kinh tế cửa khẩu và dịch vụ logistics tại khu kinh tế cửa khẩu cũng như thực trạng, vai trò của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay tập trung chủ yếu từ các tạp chí nước ngoài, các tạp chí chuyên ngành Logistics, Kinh tế vận tải, các bài nghiên cứu trên các tạp chí, hay các đề tài, dự án nghiên cứu các cấp... Và hầu hết các nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới các khía cạnh khác nhau như thực trạng công tác quản trị xuất nhập khẩu, các bộ phận cấu thành của trung tâm dịch vụ logistics tại các cửa khẩu một nói chung chứ chưa có bất kỳ một nghiên cứu tổng thể nào về Logistics khu kinh tế cửa khẩu Tuy nhiên tính đến thời điểm này thì cũng đã xuất hiện một số lượng đáng kể Trang 4 / 92 các công trình liên quan đến logistics được công bố. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến logistics tiêu biểu có thể kể đến như sau: - “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội). Trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới 3 năm sau đó, tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản Thống kê, 2006). Như tiêu đề thể hiện, cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, vận tải, kho bãi Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi) của một số doanh nghiệp Việt Nam. - Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái và PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) của trường Đại học Thương mại. Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản chương còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics. Tuy nhiên, tương tự như nghiên cứu trên, cuốn sách mới tập trung phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết, các tình huống, vấn đề thực tiễn còn chưa được đào sâu khai thác phân tích cụ thể. - Bài viết “Tháo gỡ khó khăn để phát triển khu kinh tế cửa khẩu” trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016 của tác giả Trần Báu Hà. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ rõ: Các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ra đời phù hợp với chủ trương đổi mới, hội nhập nền kinh tế thế giới của Nhà nước, không chỉ là động lực quan trọng phát triển kinh tế địa phương mà còn là nền tảng phát triển kinh tế quốc gia. Theo đó, khung khổ pháp lý và các chính sách ưu đãi hiện nay như thuế, phí, vốn đã được Trang 5 / 92 kiện toàn và là cơ hội để các địa phương tạo bước đột phá từ các khu kinh tế cửa khẩu này, tuy nhiên để khai thác hiệu quả hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu đang còn không ít vấn đề đặt ra cần khẩn trương giải quyết. Trên thực tế, hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thương mại trên 3 tuyến biên giới mang những nét đặc thù khác nhau. Tuyến Trung Quốc, Việt Nam nhập nhiều song xuất khẩu rất khó khăn, giá trị các mặt hàng xuất khẩu không cao. Tuyến Campuchia, Việt Nam giành lợi thế xuất khẩu hàng tiêu dùng công nghiệp, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, phân bón... nhưng phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa Thái Lan. Tuyến Lào, đường biên giới nằm giữa núi rừng Trường Sơn, cách xa trung tâm kinh tế lớn, khó khăn cho phát triển thương mại của 2 nước. Bên cạnh đó, các cửa khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn về phát triển kết cấu hạ tầng. Hầu hết các KKTCK (Khu Kinh Tế Cửa Khẩu) thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Do nguồn ngân sách Trung ương hết sức hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển của các KKTCK rất lớn nên nhiều KKTCK đang gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống dịch vụ tương trợ, đặc biệt là dịch vụ hậu cần logistic còn thiếu, chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu của nhà đầu tư. Ngoài ra, cơ chế điều hành các KKTCK, cửa khẩu chưa thống nhất. Các cơ quan chức năng như biên phòng, hải quan... vẫn quản lý theo cơ chế phối hợp, dẫn đến bất cập trong quy hoạch, xây dựng hệ thống kho bãi, nhà công vụ, quốc môn, Nghiên cứu đã nêu khá đầy đủ thực trạng phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay, trong đó đã đề cập tới vai trò của dịch vụ logistics đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu kinh tế cửa khâu, tuy nhiên nghiên cứu mang tầm vĩ mô cả Việt Nam, vì vậy các thực trạng, giải pháp và định hướng còn mang tính chất chung chung, chưa chú trọng đến đặc điểm, điều kiện của một địa phương cụ thể. - Bài viết “Tỉnh Cao Bằng: KKT cửa khẩu góp phần phát triển kinh tế - xã hội” của tác giả Lê Thành Trung - Trưởng ban, Ban Quản lý KKT tỉnh Cao Bằng đăng trên Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 2016. Bài viết đã chỉ ra tiềm năng và thực trạng phát triển của kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây. Theo đó, kinh tế cửa khẩu đã góp phần không nhỏ cho sự Trang 6 / 92 phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, hệ thống dịch vụ, thương mại được thúc đẩy mạnh, đã và đang dần hình thành các điểm, khu vực dịch vụ, kho tàng, bến bãi phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu. Kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng kim ngạch qua các cửa khẩu của tỉnh khá cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giai đoạn 2011-2015 đạt 1.575 triệu USD (trung bình đạt 350 triệu USD/năm), tăng 168% so với giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt 3.035 triệu USD (trung bình 606 triệu USD/năm). Thu thuế xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trong giai đoạn 2011-2015 đạt 724 tỷ đồng, tăng 442 tỷ đồng so với giai đoạn 2006- 2010; thu phí đạt trên 615 tỷ đồng. Tác giả cũng đề xuất một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các chính sách phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, các đề xuất mới chỉ tập trung vào các giải pháp về chính sách liên kết, ngoại giao, việc phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu qua khu kinh tế cửa khẩu vẫn chưa được tác giả nhắc tới trong nghiên cứu này. - Công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở Việt Nam là Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS. TS. Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốcdân) chủ nhiệm, được thực hiện trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã được xuất bản. Cuốn “Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) tập hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam trình bày. 26 báo cáo này tập trung vào các nội dung cơ bản: các vấn đề lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài Trang 7 / 92 được giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2012), với các nội dung cụ thể như: khái niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đề tài đã nêu ra rất rõ các cơ sở lý luận cũng như thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế, tuy nhiên giới hạn của nghiên cứu thể hiện ở điểm tác giả chưa thể tập trung chi tiết cho hoạt động cung cấp dịch vụ logistics trong xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu, cũng như phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương. - “Ngành dịch vụ logistics trước yêu cầu hội nhập sâu rộng của Việt Nam”, bài viết của Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư Ký Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam trên tạp chí giao thông vận tải điện tử. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của dịch vụ Logistics đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay. Logistics góp phần phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại trong quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu. “Chất lượng của dịch vụ logistics là trung tâm của hiệu quả thương mại và có quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy của dây chuyền cung ứng và khả năng dự đoán được việc cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu”. Chính vì vậy, việc phát triển, nâng cao năng lực của ngành Dịch vụ logistics Việt Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng với việc thực hiện TPP, AEC và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tác giả bài viết cũng đưa ra các mục tiêu và các chương trình thực hiện mục tiêu trong tương lai nhằm phát triển hệ thống dịch vụ logistics đáp ứng kịp thời sự phát triển, hội nhập sâu rộng hiện nay. - Hoàng Tín (2016), “Phát triển logistics cửa khẩu: Khâu quan trọng trong xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới”, Nhật Báo Quảng Tây. khau-Khau-quan-trong-trong-xay-dung-khu-hop-tac-kinh-te-xuyen-bien-gioi- Trang 8 / 92 2192645/ - Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp bộ của Bộ Thương mại “Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam” do PGS. TS. Nguyễn Như Tiến (Đại học Ngoại thương) làm chủ nhiệm (2004) tập trung nghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá. 2.2. Ngoài nước Nghiên cứu “Supply chain management as a source of competitive advantage / quản trị chuỗi cung ứng được xem là nguồn của lợi thế cạnh tranh” của nhóm tác giả Mikael Bergmasth và Tom Nyberg năm 2005 đã nhấn mạnh vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng và nhấn mạnh việc tối ưu hóa các dịch vụ Logistics cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh về giá. Tuy nhiên đây là nghiên cứu về chuỗi cung ứng nên mức độ phân tích Logistics và các thành tố của Logistics mang tính chất đề cập, giới thiệu, thiếu sự phân tích sâu. Nghiên cứu “Leading logistics dynamics to cost efficient management/Hướng tới logistics động để quản trị hiệu quả chi phí” của nhóm tác giả Andreá P.Kakouris, Panagiotis K.Finos và Athanassios Mihiotis năm 2015 đã kiểm tra đánh giá các hoạt động đổi mới trong logistics trong và logistics ngoài nhằm tạo ra giá trị và tạo lập lợi thế cạnh tranh. Thông qua phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với các nhà quản trị chuỗi cung ứng từ đó nhóm tác giả đã nhấn mạnh những nguyên lý của Logistics nhằm khai thác những giá trị tiềm ẩn của logistics trong công ty kinh doanh nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh về chi phí của doanh nghiệp. Nghiên cứu “Logistics – nguồn của lợi thế cạnh tranh/ logistics – nguồn của lợi thế cạnh tranh” của nhóm tác giả Adriana Scriosteanu, Diniela Popescu năm 2013 đã đặt ra bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp đều cố gắng đạt được những lợi thế cạnh tranh nhất định để giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng như cầu của khách hàng và từ đó đạt được lợi nhuận. Logistics trở thành một nguồn lực của lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa những nhà cung cấp và những nhà phân phối, từ đó chỉ ra logistics với vai trò trung gian giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chất lượng hàng hóa ... từ đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo và giá cả hợp lý. Ủng hộ cho quan điểm này là nghiên cứu “Gaining a competitive advantage through Trang 9 / 92 new developments in international logistics management/ Đạt được lợi thế cạnh tranh thôgn qua những phát triển mới trong quản trị Logistics quốc tế” của nhóm tác giả Fowlkes, Donnita và Metadata năm 1999 và nghiên cứu “Creating competitive advantages through new value creation: A reverse logistics perspective/ Tạo lập lợi thế cạnh tranh thông qua tạo lập giá trị mới: thay đổi khía cạnh logistics” của Vaidyanathan Jayaraman và Yadong Luo. Nghiên cứu “Cross-Border Logistics Performance In SriLanka: The Way Forward / Hiệu quả logistics biên giới tại SriLanka: định hướng tương lai” (2013) của tác giả Lalith Edirisinghe chỉ ra rằng dịch vụ hậu cần Logistics có tác động lớn đến hoạt động kinh tế của mọi quốc gia. Chính phủ Sri Lanka (GOSL) đã thực hiện chương trình nghị sự phát triển của mình với mục tiêu phát triển đất nước trở thành một trung tâm trung chuyển, hàng không, cửa khẩu trung tâm của châu Á. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc cải thiện hiệu suất logistics đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết tại Sri Lanka (SL). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, các chỉ số Logistics (LPI) được sử dụng như một công cụ để phân tích hiệu suất hậu cần qua biên giới SL. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng xác định những nguyên nhân chính trong hạn chế của dịch vụ thực hiện giao hàng hiện nay và những đối mới trong quy định chính sách hiện hành. Theo đó, các công ty tham gia vào các hoạt động hậu cần logistics trong SL đã sử dụng không hiệu quả các hệ thống công nghệ hiện đại cơ sở hạ tầng tiên tiến. Bên cạnh đó, tại một số cửa khẩu, cảng biển mối quan hệ giữa hải quan và các cơ quan quản lý biên giới khác vẫn không đạt được sự liên kết chặt chẽ trong việc quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ logistics tại các cửa khẩu, cảng biển của các quốc gia. Bài viết “Phát triển logistics cửa khẩu: Khâu quan trọng trong xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” của tác giả Hoàng Tín trên Nhật Báo Quảng Tây năm 2013. Bài viết nêu rõ: từ khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - Asean được xây dựng, ngành logistics của Quảng Tây đã có bước phát triển nhanh chóng, trong đó logistics cửa khẩu là một bộ phận chủ lực, có vai trò vô cùng quan trọng. Cách đây không lâu, tại diễn đàn xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới hai nước Việt Trung được tổ chức ở Đông Hưng, các chuyên gia đều nhận định, logistics của Đông Trang 10 / 92 Hưng, Bằng Tường là logistics cửa khẩu, do vậy, việc xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới sẽ có tác dụng thúc đẩy logistics cửa khẩu phát triển nhanh chóng. Logistics cửa khẩu là một hình thức đặc biệt của
Luận văn liên quan