Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm

hiện nay ở nước ta, công nghiệp sản xuất đồ mộc ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp này ngày càng khan hiếm. Đặc biệt là nguyên liệu dùng cho các loại hình sản phẩm mộc như: Ván sàn, khung cửa, cánh cửa, các chi tiết cho đồ mộc mỹ nghệ. Đối với các chi tiết mộc đó, yêu cầu của nguyên liệu là rất khắt khe, đó là; khả năng trương nở, co rút phải rất thấp, khả năng chống chịu môi trường cao, khả năng chống cháy tốt, có độ bền cơ học cao, màu sắc phải đẹp, không độc hại hoặc phải nằm trong giới hạn cho phép, . bên cạnh đó, như chúng ta đã biết ở nước ta hiện nay đang và sẽ trồng rất nhiều các loại cây gỗ mọc nhanh rừng trồng, trong đó có cây gỗ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) -một trong các loài cây của chương trình 5 triệu ha rừng. Vì vậy nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp nói chung và ngành Chế biến lâm sản nói riêng là phải nghiên cứu tìm loại nguyên liệu mới hoặc phải nghiên cứu công nghệ mới để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất đồ mộc - một ngành thoả mãn nhu cầu thị hiếu và mang lại lợi nhuận cho quốc gia. Theo hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu, chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu nhưng kết quả chưa thực sự khả qua. Muốn đạt được yêu cầu của nguyên liệu vẫn cần qua công đoạn chế biến. Hướng thứ 2 - nghiên cứu công nghệ mới mở ra cho chúng ta một hướng đi hết sức lý thú. Công nghệ đó là công nghệ biến tính gỗ. Công nghệ này trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Ở Việt Nam hầu như không có công trình nào nghiên cứu. Để biến tính gỗ có rất nhiều giải pháp. tuy nhiên giải pháp hiệu quả nhất vẫn là dùng hoá chất. Nhưng dùng hoá chất cho biến tính gỗ, chúng ta cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau: - Sự ảnh hưởng của hoá chất đến tính chất gỗ và khả năng gỗ có khả năng trang sức tiếp hay không? - Gỗ sau khi biến tính có ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không? - giá thành gỗ sau biến tính có quá cao so với các loại gỗ đang dùng cho tạo sản phẩm hay không? - công nghệ biến tính có quá phức tạp hay không? Để giải quyết các vấn đề trên là một công việc hết sức cần thiết nhưng rất khó khăn. trên thế giới đã có nhiều nước dùng Polyetylen Glycol để nâng cao chất lượng gỗ theo hướng giảm sự co rút giãn nở và tăng khả năng bảo quản gỗ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nó đến khả năng trang sức và chống cháy của gỗ thì chưa được đề cập đến. Mặt khác thời gian ngâm là bao nhiêu, nồng độ hoá chất là bao nhiêu cũng chưa có công trình nào công bố. Vì vậy, với mục đích góp phần vào việc tìm kiếm của nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, và đưa công nghệ mới vào sản xuất ở nước ta, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm”.

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan