Đề tài Nghiên cứu áp dụng cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện

Trong những năm gần đây, nhờ những thành quả tăng trưởng kinh tế cao mà nhu cầu cải thiện về mọi mặt của hoạt động quản lý dự án đã được các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều dẫn chứng về sự thất bại dự án khắp nơi trên thế giới nhưng mức độ nghiêm trọng thường tập trung ở các nước đang phát triển vì các kỹ năng cần thiết cho công tác quản lý dự án chưa được trang bị một cách hệ thống cho các giám đốc và thành viên đội dự án Hình thức tổng thầu EPC (Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng) (Engineering - Procurement - Construction) là một trong những hình thức tổng thầu xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng, là hình thức Nhà thầu ký kết hợp đồng thực tiếp với Chủ đầu tư để nhận toàn bộ công việc của dự án hoặc một gói thầu. Đây là hình thức quản lý và thực hiện dự án tiên tiến, mới được áp dụng ở nước ta những năm gần đây đối với nhiều dự án thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thuộc ngành điện như: Các dựa án nguồn điện Sê San 3, Tuyên Quang, nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Vũng Áng 1, Thái Bình 2, . Quá trình thức hiện các dự án đã đạt được nhiều ưu điểm như đẩy nhanh tiến độ xây lắp nhiều hạng mục, nâng cao trình độ quản lý dự án của các đơn vị, doanh nghiệp trong nước. Nhưng do đây là hình thức quản lý thực hiện dự án mới được áp dụng nên không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc như: + Quy trình quản lý thực hiện Hợp đồng EPC chưa thống nhất; + Chất lượng hồ sơ thiết kế để giao thầu EPC chưa đạt được độ tin cậy cao; + Hợp đồng tổng thấu EPC chậm được ký kết, tiến độ thi công không đáp ứng yêu cầu, công tác thiết kế chậm, mất nhiều thời gian lựa chọn nhà thầu phụ.

pdf105 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu áp dụng cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và Nhà trường đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hùng, người thầy đã giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy cô giáo trong Khoa, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên luận văn thiếu xót là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2012 Tác giả luận văn Tống Văn Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012 Tác giả luận văn Tống Văn Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN................................................ 1 1.1. Khái niệm chung về dự án và quản lý dự án .................................................... 1 1.2. Chu trình dự án (các giai đoạn thực hiện một dự án) ..................................... 10 1.3. Nội dung của quản lý thực hiện dự án ........................................................... 14 1.4. Các hình thức quản lý thực hiên dự án .......................................................... 15 1.5. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án ở Việt Nam .......................... 24 CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC TỔNG THẦU TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ THỰC TRẠNG Ở NƯỚC TA .............................................................................................. 29 2.1. Tổng quan về hình thức tổng thầu trong quản lý dự án ................................. 29 2.2. Hợp đồng tổng thầu trong quản lý dự án ....................................................... 33 2.3. Công tác đấu thầu lựa chọn tổng thầu ............................................................ 49 2.4. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đứng trên giác độ nhà nước ....................................................................................................................... 60 2.5. Tình hình áp dụng cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện ở Việt Nam .............................. 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TỔNG THẦU TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN Ở NƯỚC TA ................................... 74 3.1. Các giải pháp để áp dụng hình thức tổng thầu trong quản lý dự án ở Việt Nam ....................................................................................................................... 74 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hợp đồng EPC ....................................................... 77 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 2 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các mục tiêu cơ bản của quản lý dự án ............................................. 6 Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án ............................................................................................ 13 Hình 1.3. Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng .............................................................. 35 Hình 1.4. Sơ đồ kết cấu tổ chức theo dạng chức năng .............................................. 42 Hình 1.5. Sơ đồ kết cấu tổ chức theo dạng dự án ..................................................... 42 Hình 1.4. Sơ đồ kết cấu tổ chức theo dạng ma trận .................................................. 42 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại các loại dự án thông thường theo một tiêu chí cơ bản ...... 6 Bảng 1.2. Các lĩnh vực quản lý dự án ...................................................................................... 13 Bảng 1.3. So sánh 3 hình thức kết cấu tổ chức quản lý dự án ............................................... 35 Bảng 2.1. Bảng so sánh qui trình quản lý dự án/gói thầu bình thường và dự án/gói thầu EPC .................................................................................................................... 42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EPC : Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng) (Engineering - Procurement - Construction) XDCB : Xây dựng cơ bản HSMT Hồ sơ mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSĐX Hồ sơ đề xuất BMT Bên mời thầu PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam LILAMA Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nhờ những thành quả tăng trưởng kinh tế cao mà nhu cầu cải thiện về mọi mặt của hoạt động quản lý dự án đã được các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều dẫn chứng về sự thất bại dự án khắp nơi trên thế giới nhưng mức độ nghiêm trọng thường tập trung ở các nước đang phát triển vì các kỹ năng cần thiết cho công tác quản lý dự án chưa được trang bị một cách hệ thống cho các giám đốc và thành viên đội dự án Hình thức tổng thầu EPC (Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng) (Engineering - Procurement - Construction) là một trong những hình thức tổng thầu xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng, là hình thức Nhà thầu ký kết hợp đồng thực tiếp với Chủ đầu tư để nhận toàn bộ công việc của dự án hoặc một gói thầu. Đây là hình thức quản lý và thực hiện dự án tiên tiến, mới được áp dụng ở nước ta những năm gần đây đối với nhiều dự án thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thuộc ngành điện như: Các dựa án nguồn điện Sê San 3, Tuyên Quang, nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Vũng Áng 1, Thái Bình 2, ... Quá trình thức hiện các dự án đã đạt được nhiều ưu điểm như đẩy nhanh tiến độ xây lắp nhiều hạng mục, nâng cao trình độ quản lý dự án của các đơn vị, doanh nghiệp trong nước... Nhưng do đây là hình thức quản lý thực hiện dự án mới được áp dụng nên không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc như: + Quy trình quản lý thực hiện Hợp đồng EPC chưa thống nhất; + Chất lượng hồ sơ thiết kế để giao thầu EPC chưa đạt được độ tin cậy cao; + Hợp đồng tổng thấu EPC chậm được ký kết, tiến độ thi công không đáp ứng yêu cầu, công tác thiết kế chậm, mất nhiều thời gian lựa chọn nhà thầu phụ... Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện theo hợp đồng tổng thấu EPC, phát huy ưu điểm của hình thức quản lý tiên tiến, rút kinh nghiệm thực tiễn và hoàn thiện cơ chế tổng thấu EPC để áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình khởi công thời gian tới, cần phải “Nghiên cứu áp dụng cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện” 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện - Mục tiêu cụ thể: + Rà soát các văn bản pháp qui về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện theo hình thức hợp đồng EPC. + Đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC để áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình khởi công thời gian tới. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC cho các dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện 3. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở khoa học - Các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước. - Thực tế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng EPC của Việt Nam cũng như nước ngoài giai đoạn hiện nay. - Lý thuyết về quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản trị dự án. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm khoa học, Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia; + Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hóa, phương pháp giả thuyết, phương pháp lịch sử; 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương. CHƯƠNG 1. Tổng quan về quản lý dự án CHƯƠNG 2. Cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC và thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện ở nước ta hiện nay. CHƯƠNG 3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tổng thầu theo hình thức hợp đồng EPC trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở nước ta 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1.1. Khái niệm chung về dự án và quản lý dự án 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại dự án 1.1.1.1. Khái niệm - Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (Project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động. - Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. - Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. - Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric Verzuh (Mỹ): Một dự án được định nghĩa là “công việc mang tính chất tạm thời và tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Công việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu và kết thúc. Mỗi khi công việc được hoàn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di chuyển sang những dự án mới. - Chúng ta giới hạn lại ở Dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Như vậy một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ xác định. 2 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án - Dự án có mục tiêu rõ ràng - Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tuơng tác phức tạp giữa các bộ phần quản lý chức năng và quản lý dự án. - Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo. - Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực - Dự án luôn có tính bất định và rủi ro - Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án. - Người ủy quyền riêng của dự án 1.1.1.3. Phân loại dự án Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bảng1.1 phân loại các dự án thông thường theo một tiêu chí cơ bản Bảng 1.1: Phân loại các loại dự án thông thường theo một tiêu chí cơ bản STT Tiêu chí phân loại Các loại dự án 1 Theo cấp độ dự án Dự án thông thường; chương trình; hệ thống 2 Theo qui mô dự án Nhóm A; nhóm B; nhóm C 3 Theo lĩnh vực Xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp 4 Theo loại hình Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đổi mới; đầu tư; tổng hợp 5 Theo thời hạn Ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn (trên 5 năm) 6 Theo khu vực Quốc tế; quốc gia; vùng; miền; liên quan ngành; địa phương 7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ 8 Theo đối tượng đầu tư Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượng vật cụ thể 9 Theo nguồn vốn Vốn ngân sách nhà nước; vốn ODA; vốn tín dụng; vốn tự huy động của doanh nghiệp nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn góp của dân; vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI... 3 1.1.1.4. Các loại dự án a. Dự án hợp đồng (Contractual project) b. Dự án nghiên cứu và phát triển (R & D Project) c. Dự án xây dựng (Contruction Project) d. Dự án hệ thống thông tin (Information System Project) e. Dự án đào tạo và quản lý (Management & Trainning Project) f. Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project) g. Dự án viện trợ phát triển/phúc lợi công cộng (Public/Welfare/Development Project) 1.1.2. Quản lý dự án 1.1.2.1. Khái niệm: Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. 1.1.2.2. Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không được thay đổi. Ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (Hình 1.1). Tuy mối quan hệ giữa ba mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ của một dự án, nhưng nói chung để đạt kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án. 4 Hình 1.1: Các mục tiêu cơ bản của quản lý dự án 1.1.2.3. Nội dung của quản lý dự án Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là (1) lập kế hoạch, (2) phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ, thời gian, chi phí thực hiện và (3) giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định. - Lập kế hoạch: Là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống. - Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. - Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đố cung cấp các thông tin phản hồi cho việc tái lập kế hoach dự án. Chu trình quản lý dự án được thể hiện ở hình 1.2 Chi phí Thời gian Thành quả Ngân sách cho phép Thời hạn quy định Yêu cầu về thành quả Mục tiêu 5 Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án Chi tiết hơn, nội dung quản lý dự án có nhiều, nhưng cơ bản là những nội dung chính sau: - Quản lý phạm vi dự án. - Quản lý thời gian dự án - Quản lý chi phí dự án - Quản lý chất lượng dự án - Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý việc trao đổi thông tin dự án - Quản lý rủi ro trong dự án - Quản lý việc mua bán của dự án - Quản lý việc giao nhận dự án 1.1.2.4. Tác dụng của quản lý theo dự án - Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án; - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các nhóm quản lý dự án với khách hàng chủ đầu tư và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án; - Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án; LẬP KẾ HOẠCH - Thiết lập mục tiêu - Điều tra nguồn lực - Xây dựng kế hoạch GIÁM SÁT - Đo lường kết quả - So sánh với mục tiêu - Báo cáo - Giải quyết các vấn đề ĐIỀU PHỐI THỰC HIỆN - Điều phối tiến độ thời gian - Phân phối các nguồn lực - Phối hợp các nỗ lực - Khuyến khích và động viên 6 - Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng; - Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên quản lý theo dự án cũng có những mặt hạn chế của nó. Những hạn chế đó là: - Các dự án cùng chia nhau một nguồn lực của tổ chức; - Quyền lực và trách nhiệm của quản lý dự án trong một số trường hợp không được thể hiện đầy đủ; - Phải giải quyết vấn đề “hậu dự án” 1.1.2.5. Ý nghĩa của quản lý dự án Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế làm tốt công tác quản lý dự án là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. - Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong công trình lớn, phức tạp - Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án - Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành 1.1.2.6. Đặc điểm của quản lý dự án - Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời, được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại đó, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án cần tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị - Về quan hệ giữa nhà quản lý dự án với các phòng chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng ban chức năng. Nhà quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người liên quan từ các 7 phòng ban chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Tuy nhiên giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về các vấn đề như nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật. 1.1.2.7. Những trở lực trong quản lý dự án - Độ phức tạp của dự án - Yêu cầu đặc biệt của khách hàng - Cấu trúc lại tổ chức - Rủi ro trong dự án - Thay đổi công nghệ - Kế hoạch và giá cả cố định 1.1.2.8. Các lĩnh vực quản lý dự án Quản lý dự án bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý rủi ro, quản lý hoạt động cung ứng (Bảng 1.2) Bảng 1.2: Các lĩnh vực quản lý dự án (Theo Viện nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI)) TT Lĩnh vực quản lý Nội dung quản lý Chú thích 1 Lập kế hoạch tổng quan - Lập kế hoạch - Thực hiện kế hoạch - Quản lý những thay đổi Tổ chức dự án theo một trình tự logic, chi tiết hoá các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ 2 Quản lý phạm vi - Xác đị
Luận văn liên quan