Đề tài Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệngcá Basa (Pangasius bocourti)cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang

An Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu long. Cây lúa được xác định là cây lương thực chính yếu, chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm trở lại đây, An Giang là một trong những địa phương dẫn đầu về giátrị xuất khẩu lúa gạo. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu nông sản của An giang đạt 132 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, An Giang là địa phương có thế mạnh về thủy sản. Với đặc điểm là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, không tiếp giáp biển, nguồn lợi thủy sản AnGiang chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng vớiviệc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sảnAn Giang đang trên đà giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản của địa phương.

pdf118 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệngcá Basa (Pangasius bocourti)cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ Tác giả xin chân thành cảm ơn 1. Phó Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II, đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi nhiều trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Cao học. 2. Thạc sĩ Lê Minh Tùng, Giám đốc, Kỹ sư Phan văn Ninh, Phó Giám đốc, Kỹ sư Phan thị Yến Nhi và các anh chị Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường AG đã giúp đỡ, ủng hộ kinh phí cho tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp nầy. 3. Cử nhân Nguyễn Thành Tâm, Phó Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh An giang, đã tạo điều kiện và hổ trợ tôi trong quá trình học tập. 4. Cử nhân Vương Bình Thạnh, Giám đốc, Kỹ sư Nguyễn Văn Phương, Phó GĐ, Kỹ sư Đoàn Hữu Lực, Phó GĐ sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang, KS Nguyễn Văn Phong, CN Nguyễn Văn Hinh và các anh chị đồng sự sở Nông nghiệp & PTNT đã giúp đỡ và gánh vác thay phần công việc trong thời gian tôi học tập. 5. Kỹ sư Vương Học Vinh, Gíam Đốc Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao Khoa học Công nghệ AG, KS Võ Phước Hưng Gíam Đốc Xí nghiệp Nuôi trồng &ø Chế biến Nước Mắm- CTy Agifish, KS Lê Phước Hiền, KS Trang Kim Liên, anh chị em công nhân trại cá Mỹ Châu, trại cá Mỹ Thới ủng hộ tôi cá giống để thực hiện thí nghiệm. 6. Kỹ sư Nguyễn Đình Huấn, Phó Gíam Đốc Agifishco, KS Phan Công Bằng, KCS Lê Phước Định và Phượng Xí nghiệp Đông lạnh F7, giúp tôi số liệu và thu mẫu cá bệnh. 7. Bác sĩ Thú y Lê Hồng Phước, Kỹ sư Đinh thị Thủy, Cử nhân Phạm Công Thành, KS Trình Trung Phi, KS Nguyễn Tuần, KS Đỗ Quang Tiền Vương, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng,, KS Nguyễn Thu Viễn, KS Nguyễn Xuân Trinh, KS Trương Thanh Tuấn, CN Lý Thị Thanh Loan, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Msc Flavio Corsin đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hòan thành Luận văn tốt nghiệp. 8. KS Võ Thu Vân Trạm Thú Y H.Tân Châu, KS Nguyễn Thị Hồng Hoa Trạm Thú Y xã Long Sơn, KS Hùynh Thị Thu Loan Hội Nông Dân Việt Nam Tx Long Xuyên, KS Hùynh Khắc Hạnh Phòng Nông nghiệp H. Châu Phú, đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện Luận văn nầy. 9. Thầy Cô giảng dạy Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản khóa II và bạn bè cùng lớp, đã chia sẻ vui, buồn cùng nhau trong thời gian học tập. 11. Gia đình KS Mai Ngữ -Trần Kim Hằng, Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II, dẫ tận tình giúp đỡ trong thời gian tôi trú ngụ tại gia đình để thực hiện Luận văn tốt mghiệp. 12. Gia đình Ba mẹ và các em tôi đã lo lắng, tạo mọi điều kiện để tôi học tập. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng (trường Đại học Thủy sản) đã tận tình động viên, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn nầy. HỨA THỊ PHƯỢNG LIÊN Mục Lục Lời cảm tạ Trang Mục lục i Danh sách bảng, biểu đồ và hình iv Chữ viết tắt ix Mở đầu 1 Chương I: Tổng quan tài liệu 5 I.1 Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên & kinh tế xã hội tỉnh AG 5 I.1.1Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5 I.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh An giang 6 I.2 Nuôi trồng Thủy sản tại An giang 8 I.2.1 Tình hình Nuôi trồng Thủy sản tại An giang 8 I.2.2 Những nhân tố hạïn chế sự phát triển nghề nuôi cá tạiAn giang 12 I.3. Bệnh cá nuôi tại An giang 14 I.4 Tình hình nghiên cứu bệnh xuất huyết của cá ba sa nói riêng và cá nước ngọt nói chung 15 I.4.1 Trong nước 15 I.4.2 Trên thế giới 17 I.4.3 Các nghiên cứu về những lọai bệnh do vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas gây ra trên đối tượng nuôi thủy sản 20 i Chương II: Vật liệu, phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 26 II.1 Phương pháp thu thập số liệu 26 II.2 Địa điểm và thời vụ thu mẫu 26 II.3 Phương pháp kiểm tra tổng thể mẫu cá 27 II.4 Phương pháp thu, bảo quản, vận chuyển và xử lý sơ bộ mẫu cá 27 II.5 Phương pháp phân lập, nuôi cấy và định danh vi khuẩn 28 II.6 Phương pháp tiến hành thực nghiệm gây nhiễm trở lại 31 II.7 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 33 Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 34 III.1 Tình hình xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá ba sa ở An giang trong thời gian nghiên cứu 34 III.1.1Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố khí hậu, thủy văn chính và họat động của làng bè đến chất lượng nước của vùng nuôi 34 III.1.1.1Các yếu tố khí hậu, thủy văn chính 34 III.1.1.2 các chỉ số đánh giá mức độ nhiễm bẩn 35 III.1.2 Tình hình xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá ba sa ở A G An Giang trong thời gian nghiên cứu 36 III.2 Kết quả kiểm tra tổng thể các mẫu cá bệnh thu thập được 37 III.2.1Điểm thu mẫu và số lượng mẫu 37 III.2.2 Kết quả kiểm tra bằng mắt thường về dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý của cá ba sa 38 III.2.3 Phân nhóm các dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên những mẫu cá thu được 40 ii III.3 Kết quả phân lập nuôi cấy và định danh vi khuẩn trên các mẫu cá thu thập được 46 III. 3.1 Số lượng mẫu theo mùa vụ và khu vực 46 III.3.2 Kết quả phân lập định tính 46 III.3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn định lượng 50 III.3.4 Tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá bệnh đối với một số thuốc kháng sinh thông dụng 51 III.4 Kết quả thực nghiệm gây nhiễm trở lại 53 III.4.1Các chủng vi khuẩn sử dụng cho thí nghiệm 53 III.4.2 Tính chất gây bệnh của A. hydrophila SHB681984 54 III.4.3 Tính chất gây bệnh của A. sobria STB511983 58 Chương IV: Kết luận và đề xuất ý kiến 60 IV.1 Kết luận 60 IV.2 Đề xuất ý kiến 62 Tài liệu tham khảo 63-72 Phụ Lục DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH I.BẢNG 1. Sản lượng cá nuôi tại An giang từ năm 1990 –1997 9 2. Số lượng bè nuôi cá tại An giang từ năm 1990 –1997 10 3. Phân lọai bè nuôi cá tại An giang 10 iii 4. Cơ cấu giá thành sản phẩm cá ba sa nuôi bè tại An giang 11 5. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm trở lại trên cá ba sa 32 6. Tần số xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên mẫu cá giống 40 7. Tần số xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên mẫu cá thương phẩm 42 8. Màu sắc các cơ quan gan, thận, lách của cá bệnh không có dấu hiệu xuất huyết bên ngòai 44 9. Đặc điểm của các chủnh vi khuẩn phân lập từ cá ba sa 10. Kết quả phân lập định tính vi khuẩn từ gan, thận, lách cá ba sa 48 50 11. Kết quả phân lập định lượng vi khuẩn tổng số từ gan cá bệnh và cá chưa có biểu hiện bệnh lý bên ngòai trong thời gian nghiên cứu 51 12. Tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập từ cá ba sa bệnh đối với một số thuốc kháng sinh thông dụng 52 II. BIỂU ĐỒ Bảng đồ Hành chánh tỉnh An giang vi 1. Sơ đồ Quy trình pha loãng hệ thống canh khuẩn 30 2. Tần số xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên mẫu cá ba sa giống 41 3. Tần số xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên mẫu cá ba sa thương phẩm 43 4. Màu sắc các cơ quan gan thận lách của cá bệnh không biểu hiện xuất huyết bên ngòai 44 5. Tỷ lệ sống của các nhóm cá trong thí nghiệm gây nhiễm bởi vi khuẩn Aeromonas hydrophila SHB681984 57 iv III. HÌNH 1. Làng bè nuôi cá Châu Đốc vii 2. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài của cá ba sa giống 3. Dấu hiệu bệnh lý nội quan của cá ba sa giống 38 39 4. Khuẩn lạc vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên môi trường TSA 46 5. Vi khuẩn Aeromonas hydrophilai nhuộm Gram 47 6. Kháng sinh đồ vi khuẩn Aeromonas hydrophila 52 7. Các bể kính bố trí thí nghiệm gây nhiễm trở lại trên cá ba sa 54 8. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài của cá ba sa được gây nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila SHB681984 trở lại và đối chứng 9. Dấu hiệu bệnh lý nội quan của cá ba sa được gây nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila SHB681984 trở lại và đối chứng 55 56 v vi BẢNG ĐỒ HÀNH CHÁNH TỈNH AN GIANG vii Hình1. LÀNG BÈ NUÔI CÁ CHÂU ĐỐC viii Đặc điểm của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá basa Đặc điểm Aeromonas sp A. caviae A.sobria A.hydrophila Pseudomonas sp. Motility + + + + + Gram stain - - - - - OF/O, OF/F +/+ +/+ +/+ +/+ +/- Sinh Indol nd + + + - ONPG nd + - + nd MR-VP nd +/- +/d +/+ nd Gelatine + + + + nd H2S nd - + + nd Simmon citrate nd d d d nd Lysine nd - + d nd Arginine nd + + + nd Ornithine - - - - nd KCN nd + - + nd Nitrate nd + + + nd Oxydase + + + + + Catalase + + + + + Urea - + + + - Phenylalanine - + + + - Gas from glucose + - - + - Arabinose nd + - + nd Manitol nd + + + nd Maltose nd + + + nd Sucrose nd + d + nd Ghi chú: nd : không thực hiện; + : dương tính; - :âm tính 1 Kết quả phân lập định tính vi khuẩn từ gan thận, lách cá basa Số mẫu phân lập được vi khuẩn Khu vực thu mẫu Tổng số mẫu Aeromonas sp A. hydrophila A. cavia A. sobria Pseudomonas sp Mùa Mưa Sông Tiền 96 65 (67.7%) 0 22 (22,9%) 9 (9,4%) 30 (31,25%) Sông Hậu 63 43 (68,2%) 36 (57,1%) 18 (28,6%) 4 (6,3%) 0 Mùa Khô Sông Tiền 30 6 (20%) 21 (70%) 0 15 (50%) 15 (30%) Sông Hậu 36 12 (33,33%) 18 (50%) 0 9 (25%) 0 Kết quả phân lập định lượng vi khuẩn tổng số từ gan cá bệnh và cá chưa có biểu hiện bệnh lý bên ngoài trong thời gian nghiên cứu. Mùa mưa Mùa khô Số lượng vi khuẩn (104CFU/g) Số lượng vi khuẩn (104CFU/g) Điểm thu mẫu cá bệnh Số lượng mẫu Min Max Trung bình Số lượng mẫu Min Max Trung bình Sông Tiền 6 2,0 109 35,83 10 0,2 16,7 5,31 Sông Hậu 19 0,1 218 13,35 12 0,17 3,75 0,87 Cá “khỏe” - - - - 5 0,1 0,29 0,22 2 Tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập từ cá basa đối với một số thuốc thông dụng Vi khuẩn TT Tên thuốc Aeromonas sp A. hydrophila A. sobria A.caviae Pseudomonas sp 1 Furazolidone S S S S S 2 Neomycine S S N S S 3 Gentamycine S S S S S 4 Penicilline R R R R R 5 Ampicilline R R R R R 6 Tetramycine R R S R R 7 Streptomycine R R S R R 8 Chloramphenicol R R S R R 9 Sulfamethoxazole N R S R N * Ghi chú: R: kháng thuốc; S: nhạy cảm ; N: ít nhạy cảm Tỷ lệ sống của các nhóm cá trong thí nghiệm gây nhiễm bởi vi khuẩn A. hydrophila SHB681984 0 20 40 60 80 100 0 24 48 72 96 120 144 168 192 216 240 Thời gian thí nghiệm (giờ) Ty û le ä so áng (% ) 10 cfu/ml 10 cfu/ml 10 cfu/ml Control 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AG - An Giang Agifishco - Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang BVNL TS - Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày COD - Nhu cầu oxy hóa học DO - Oxy hòa tan KHCN & MT - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường NCNT TS I - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I NCNT TS II - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II NN & PTNT - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PE - Polyethylen TTKH-KTKTTS -Trung tâmThôngTin khoa học-Kỹ thuật Kinh tế Thủy sản XNK TS AG - Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang IX MỞ ĐẦU An Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu long. Cây lúa được xác định là cây lương thực chính yếu, chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm trở lại đây, An Giang là một trong những địa phương dẫn đầu về giá trị xuất khẩu lúa gạo. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu nông sản của An giang đạt 132 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, An Giang là địa phương có thế mạnh về thủy sản. Với đặc điểm là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, không tiếp giáp biển, nguồn lợi thủy sản An Giang chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng với việc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sản An Giang đang trên đà giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản của địa phương. Từ lâu, người dân An Giang đã biết tận dụng các loại hình mặt nước để nuôi cá với nhiều hình thức phong phú: nuôi bè, nuôi cá ao tăng sản, … Đặc biệt, hoạt động nuôi cá ở An Giang mang tính chất sản xuất hàng hóa, hàng năm cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Basa (Pangasius bocourti) - chiếm 75-80% sản lượng nghề nuôi cá bè - cá tra (Pangasius hypopthalmus) và một số loài cá khác như cá hú (Pangasius conchophilus), cá he (Puntius altus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes),… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nuôi cá có kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, nghề nuôi cá An Giang phát triển nhanh chóng. Sản lượng cá nuôi tăng từ 7.714 tấn (năm 1990) lên 47.933 tấn năm 1996. Việc phát triển nghề nuôi cá trong những năm qua tại An Giang đã thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề nuôi cá An Giang đã và đang gặp phải nhiều khó khăn lớn. Trước hết là nguồn cá giống thu vớt từ thiên nhiên ngày càng giảm sút, không đảm bảo chất lượng và số lượng, đồng thời giá cá giống ngày càng cao. Mặt khác, thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây biến động lớn theo chiều hướng không thuận lợi dẫn đến giá thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến xuất khẩu không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý và phương hướng đầu tư sản xuất của người nuôi cá. Đồng thời, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, cá bị bệnh sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp và thường bị hạ phẩm loại tại các cơ sở thu mua thủy sản chế biến xuất khẩu gây tổn thất lớn cho người nuôi cá. Trong các trở ngại nói trên, yếu tố dịch bệnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi cá tại An Giang. Tỷ lệ cá hao hụt do dịch bệnh trong quá trình ương nuôi cá giống cá basa đạt 30%, trong quá trình nuôi cá thương phẩm từ 5-10% (Phan Văn Ninh và cộng tác viên, 1991). Theo báo cáo số: 06/CV/TS ngày 01/4/1997 của Công ty Thủy sản An Giang (AGIFISH), gần 100% bè cá thu hoạch trong các tháng II và III năm 1997 đều có cá nhiễm bệnh đốm đỏ với các cường độ cảm nhiễm khác nhau. Cá nuôi bè nhiễm các loại bệnh đốm đỏ, đốm trắng, nấm thủy mi, trùng bánh xe ngày càng nhiều…”. Tại các cơ sở thu mua, cá bị bệnh thường bị hạ phẩm cấp (cá dạt). Tỷ lệ cá dạt trong quá trình chế biến trung bình là 20%, có thời điểm lên đến 30% lượng cá thu 2 mua. Trường hợp cá basa cung ứng cho các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, khi xẻ cá để làm philê nếu phát hiện những đốm đỏ tụ huyết trong thịt cá, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị hạ loại hoặc trả lại toàn bộ nguyên liệu cho người nuôi. Nhằm khắc phục tác hại của bệnh đối với nghề nuôi cá An Giang, ngành thủy sản đã phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương tiến hành nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết quả các công trình nghiên cứu này đã từng bước được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh cá, đặc biệt là bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá basa và cá tra, vẫn chưa được khắc phục triệt để, và tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá tại An giang. Vì vậy, việc nghiên cứu về bệnh cá nuôi, tìm hiểu tác nhân và xác định phương thức phòng trị hữu hiệu là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần ổn định và phát triển nghề nuôi cá An giang. Được sự chấp thuận của Trường Đại học Thủy sản, Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản và các cán bộ hướng dẫn khoa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang” Đề tài được tiến hành với các nội dung chính: 1. Xác định tác nhân gây bệnh 2. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh 3. Xác định tính chất gây bệnh của tác nhân 4. Đề xuất phương hướng phòng trị bệnh Kết quả thực hiện đề tài góp phần hiểu biết về tác nhân gây ra bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá Basa và cá Tra tại An Giang, đặc điểm sinh học 3 và tính chất gây bệnh của tác nhân, từ đó ứng dụng vào việc xây dựng phương thức phòng trị có hiệu quả, nhằm ổn định và nâng cao năng suất cá nuôi tại địa phương. Đồng thời góp phần vào hiểu biết về bệnh thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, đặc biệt là việc phân tích mẫu cá bệnh và các thí nghiệm vi sinh vật học được tiến hành tại Bộ môn Vi khuẩn - Phòng Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II – Bộ Thủy sản (Tp. Hồ chí Minh), với sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn khoa học, đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu bệnh trên cá basa. Các dữ liệu thu thập được liên quan đến bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá tra rất hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm. 4 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN IV.1 Kết luận 1- Thời tiết năm 1997 bất thường, mùa mưa đến chậm hơn so với các năm trước, mực nước đầu mùa lũ lại thấp hơn đầu mùa nước kiệt. Nước sông Hậu tại Châu đốc - nơi có lượng bè nuôi cá cao nhất tỉnh (hơn 400 bè và tập trung nhiều bè có sản lượng nuôi từ 120 tấn/bè trở lên) - có hiện tượng nhiễm hữu cơ, không tốt cho sử dụng sinh họat, nhưng vẫn duy trì được họat động sản xuất nuôi trồng thủy sản. Mùa mưa, chất lượng nước tốt hơn mùa khô, bởi lượng hữu cơ trong nước không lớn và biến động không nhiều, nhưng vào tháng nầy có sự nhiễm vi sinh xảy ra trong nước, do mật độ vi khuẩn cao. 2 - Bệnh xuất huyết trên cá ba sa xảy ra gần như quanh năm, không mang tính mùa vụ, nhưng đôi khi có những thời điểm bệnh bộc phát cao độ vào tháng 2 - 3, đầu mùa nước kiệt, tháng 7- 8 - mùa nước lũ và tháng 11- mùa nước rút. Biểu hiện bệnh lý bên ngòai của cá ba sa gồm: + Cá giống: xuất huyết trên các vi như vi đuôi, vi ngực,vi lưng, vi hậu môn, xoang miệng, vành môi có tỉ lệ kh
Luận văn liên quan