Đề tài Nghiên cứu các lỗi thường gặp trong bài viết tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Đây cũng là ngoại ngữ được giảng dạy nhiều nhất trong các trường đại học ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nhiều sinh viên đã thấy được sự cần thiết phải học tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nắm vững tiếng Anh không phải là một việc đơn giản. Trong 4 kỹ năng cơ bản là Nghe, Nói, Đọc, Viết thì sinh viên cũng gặp khó khăn trong môn Viết. Do vậy, sinh viên thường khó có thể tránh mắc lỗi khi viết ngay cả khi họ rất chú ý tới bài viết của mình. Trước đây các kỳ thi tiếng Anh (kể cả kỳ thi đại học) cũng chỉ là các bài thi trắc nghiệm, nên khi vào đại học khả năng viết của các em rất hạn chế. Chính vì vậy học phần Ngữ pháp thực hành được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai, trường Đại học Thương mại nhằm mục đích củng cố kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên, đồng thời góp phần nâng cao khả năng viết của các em. Xuất phát từ thực tế đó kết hợp với những đánh giá về kỹ năng viết của sinh viên trường Đại học Thương mại nói chung và sinh viên chuyên Anh của trường nói riêng đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu các lỗi thường gặp trong bài viết tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại – Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu những lỗi viết của sinh viên Khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại, nguyên nhân gây ra những lỗi này và trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ pháp thực hành. Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 100 bài viết của 50 sinh viên K50 và 50 sinh viên K51, phiếu điều tra khảo sát dành cho các sinh viên này, một bản câu hỏi phỏng vấn dành cho giáo viên giảng dạy học phần Ngữ pháp thực hành và quá trình quan sát của chính bản thân tác giả trong thời gian dạy các lớp sinh viên này. Kết quả điều tra chỉ ra rằng sinh viên Khoa Tiếng Anh hay mắc phải các lỗi viết sau: lỗi sai dạng động từ, sai số danh từ, sai thời, sai trật tự từ, sai mạo từ, sai giới từ, sai dấu câu, sai từ, sai chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi văn phong, lỗi về cấu trúc bài viết và lạc đề. Nguyên nhân dẫn tới các lỗi này là do: sinh viên ít luyện tập viết, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, vốn từ vựng và cấu trúc ít, ngữ pháp chưa chắc, tư duy viết chưa tốt, hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế, kỹ năng viết chưa tốt, không cẩn thận, phương pháp giảng dạy và sửa lỗi của giáo viên chưa phù hợp.

pdf58 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 11download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các lỗi thường gặp trong bài viết tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TIẾNG ANH ---------***--------- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI VIẾT TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giảng viên: Th.S Phạm Thuỳ Giang Đơn vị công tác: Bộ môn Lý thuyết tiếng, Khoa tiếng Anh Mã số đề tài: CS16 - 48 Hà Nội - 2017 ii TÓM LƯỢC Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Đây cũng là ngoại ngữ được giảng dạy nhiều nhất trong các trường đại học ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nhiều sinh viên đã thấy được sự cần thiết phải học tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nắm vững tiếng Anh không phải là một việc đơn giản. Trong 4 kỹ năng cơ bản là Nghe, Nói, Đọc, Viết thì sinh viên cũng gặp khó khăn trong môn Viết. Do vậy, sinh viên thường khó có thể tránh mắc lỗi khi viết ngay cả khi họ rất chú ý tới bài viết của mình. Trước đây các kỳ thi tiếng Anh (kể cả kỳ thi đại học) cũng chỉ là các bài thi trắc nghiệm, nên khi vào đại học khả năng viết của các em rất hạn chế. Chính vì vậy học phần Ngữ pháp thực hành được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai, trường Đại học Thương mại nhằm mục đích củng cố kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên, đồng thời góp phần nâng cao khả năng viết của các em. Xuất phát từ thực tế đó kết hợp với những đánh giá về kỹ năng viết của sinh viên trường Đại học Thương mại nói chung và sinh viên chuyên Anh của trường nói riêng đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu các lỗi thường gặp trong bài viết tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại – Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu những lỗi viết của sinh viên Khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại, nguyên nhân gây ra những lỗi này và trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ pháp thực hành. Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 100 bài viết của 50 sinh viên K50 và 50 sinh viên K51, phiếu điều tra khảo sát dành cho các sinh viên này, một bản câu hỏi phỏng vấn dành cho giáo viên giảng dạy học phần Ngữ pháp thực hành và quá trình quan sát của chính bản thân tác giả trong thời gian dạy các lớp sinh viên này. Kết quả điều tra chỉ ra rằng sinh viên Khoa Tiếng Anh hay mắc phải các lỗi viết sau: lỗi sai dạng động từ, sai số danh từ, sai thời, sai trật tự từ, sai mạo từ, sai giới từ, sai dấu câu, sai từ, sai chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi văn phong, lỗi về cấu trúc bài viết và lạc đề. Nguyên nhân dẫn tới các lỗi này là do: sinh viên ít luyện tập viết, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, vốn từ vựng và cấu trúc ít, ngữ pháp chưa chắc, tư duy viết chưa tốt, hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế, kỹ năng viết chưa tốt, không cẩn thận, phương pháp giảng dạy và sửa lỗi của giáo viên chưa phù hợp. iii Với các kết quả thu thập được, tác giả đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hạn chế việc sinh viên mắc lỗi viết, nâng cao kỹ năng viết của họ, đồng thời đề xuất một số hoạt động để giáo viên có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh nói riêng và các học phần tiếng Anh nói chung trong Khoa. iv LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả muốn gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, Phòng Khoa học – Công nghệ, lãnh đạo Khoa Tiếng Anh và Bộ môn Lý thuyết tiếng đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành nghiên cứu khoa học đúng thời hạn và có kết quả khả quan. Tác giả cũng vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, những người đã ủng hộ hết mình, luôn quan tâm động viên và giúp đỡ tác giả cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giáo viên trong Khoa Tiếng Anh và các em sinh viên K50 và K51 Khoa tiếng Anh, những người đã nhiệt tình tham gia trả lời phiếu khảo sát, và viết bài luận giúp tác giả thu thập được những tài liệu, số liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu này. v MỤC LỤC TÓM LƯỢC .....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................................ix CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .............................................................. 1 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ................................................................ 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu .................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận về lỗi viết tiếng Anh ....................................................................... 4 2.1.1. Định nghĩa Viết ............................................................................................... 4 2.1.2. Kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ ........................................................... 4 2.1.3. Định nghĩa về lỗi ............................................................................................ 5 2.1.4. Định nghĩa về phân tích lỗi ............................................................................. 6 2.1.5. Phân loại lỗi .................................................................................................... 6 2.1.6. Các bước phân tích lỗi .................................................................................... 7 2.2. Các nghiên cứu trước đây về các lỗi viết tiếng Anh và nguyên nhân gây ra lỗi .......... 7 2.2.1. Các lỗi viết câu tiếng Anh .............................................................................. 8 2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ .................................. 9 2.2.2.1. Nguyên nhân gây ra lỗi liên ngôn ............................................................ 9 2.2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi nội ngôn và lỗi phát triển ................................... 9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................... 11 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 11 3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 11 3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 11 vi 3.4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 3.5. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................... 13 3.5.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 13 3.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 14 3.6. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 14 3.6.1. Phân tích khách thể nghiên cứu ................................................................... 14 3.6.2. Lỗi viết của sinh viên .................................................................................... 17 3.6.2.1. Lỗi ngữ pháp .......................................................................................... 19 3.6.2.2. Lỗi từ vựng ............................................................................................. 21 3.6.2.3. Lỗi nội dung ........................................................................................... 22 3.6.3. Nguyên nhân gây ra các lỗi viết ................................................................... 23 3.6.3.1. Luyện tập viết ít ...................................................................................... 24 3.6.3.2. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ ................................................................... 24 3.6.3.3. Vốn từ vựng và cấu trúc ít ...................................................................... 24 3.6.3.4. Ngữ pháp chưa chắc ............................................................................... 25 3.6.3.5. Tư duy viết chưa tốt ............................................................................... 25 3.6.3.6. Hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế .................................................... 25 3.6.3.7. Kỹ năng viết chưa tốt ............................................................................. 25 3.6.3.8. Không cẩn thận ....................................................................................... 26 3.6.3.9. Phương pháp sửa lỗi của giáo viên chưa phù hợp .................................. 26 3.6.4. Biện pháp cải thiện kỹ năng viết của sinh viên ............................................ 26 CHƯƠNG 4: CÁC THẢO LUẬN, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................. 28 4.1. Các kết luận và phát hiện qua vấn đề nghiên cứu ............................................... 28 4.2. Các kiến nghị và đề xuất với vấn đề nghiên cứu ................................................ 28 4.2.1. Đối với Nhà trường và Khoa ........................................................................ 29 4.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng viết ..................................................................... 29 4.2.1.2. Đưa học phần Kỹ năng Viết vào chương trình giảng dạy ...................... 29 4.2.1.3. Đổi mới công tác đánh giá học phần ...................................................... 29 4.2.1.4. Tăng cường hoạt động rèn luyện kỹ năng viết ....................................... 29 4.2.2. Đối với giáo viên .......................................................................................... 30 vii 4.2.2.1. Giải thích sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt ............................. 30 4.2.2.2. Áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp sửa lỗi bài viết .......................... 30 4.2.3. Đối với sinh viên ........................................................................................... 31 4.2.3.1. Luyện tập viết nhiều hơn ........................................................................ 31 4.2.3.2. Viết lại .................................................................................................... 31 4.2.3.3. Củng cố vốn từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp .......................................... 31 4.2.3.4. Mở rộng kiến thức xã hội ....................................................................... 31 4.2.3.5. Kiểm tra lỗi sau khi viết ......................................................................... 32 4.2.4. Đề xuất một vài hoạt động dạy viết phù hợp ................................................ 32 4.2.4.1. Dựng câu ................................................................................................ 32 4.2.4.2. Viết chuỗi câu ......................................................................................... 32 4.2.4.3. Sửa lại thông tin ..................................................................................... 33 4.2.4.4. Trao đổi thư ............................................................................................ 34 4.2.4.5. Viết trò chơi ............................................................................................ 34 4.2.4.6. Viết trôi chảy .......................................................................................... 35 4.2.4.7. Bán đấu giá câu ...................................................................................... 35 4.3. Các hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ...................... 36 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO SINH VIÊN ....................................... 41 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO GIÁO VIÊN ................ 43 PHỤ LỤC 3: LỖI TRONG CÁC BÀI VIẾT TIẾNG ANH .......................................... 44 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi Bảng 2: Lỗi sử dụng sai dạng động từ Bảng 3: Lỗi về sử dụng sai số của danh từ Bảng 4: Lỗi về thời Bảng 5: Lỗi sai trật tự từ Bảng 6: Lỗi sai mạo từ Bảng 7: Lỗi sai giới từ Bảng 8: Lỗi dấu câu Bảng 9: Lỗi sai từ (1) Bảng 10: Lỗi sai từ (2) Bảng 11: Lỗi sai chính tả Bảng 12: Lỗi diễn đạt Bảng 13: Lỗi văn phong ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 1: Sở thích của sinh viên đối với tiếng Anh Biểu đồ 2: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của Tiếng Anh Biểu đồ 3: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học viết Biểu đồ 4: Đánh giá của sinh viên về khả năng viết của bản thân Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên về độ khó của việc học viết Biểu đồ 6: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi Biểu đồ 7: Nguyên nhân gây ra lỗi viết của sinh viên Biểu đồ 8: Biện pháp cải thiện khả năng viết của sinh viên 1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế và ngày càng nhiều người trên toàn thế giới sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Viết là một trong bốn kỹ năng trong quá trình học ngôn ngữ và nó được xem như kỹ năng khó và phức tạp vì nó đòi hỏi sự am hiểu rộng và người học cần hiểu rõ về ngữ pháp và các cấu trúc. Viết là nhiệm vụ mà không có hai người nào làm giống nhau. Mặc dù sinh viên chuyên Anh từ hồi học phổ thông đã làm quen với nhiều bài tập viết như viết lại câu, viết luận, tuy nhiên, qua quá trình trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, tác giả nhận thấy sinh viên khoa N còn mắc nhiều lỗi khi viết. Chính các lỗi viết này làm cho bài viết của các em không hay, ảnh hưởng đến điểm số, quan trọng hơn, chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thực tập của sinh viên. Trên thực tế, nhiều sinh viên có điểm báo cáo thực tập thấp vì khả năng viết tiếng Anh của các em quá kém, bài viết có quá nhiều lỗi. Nếu sinh viên không nhận thức được các lỗi viết này thì các em có khó khăn trong việc viết đơn xin việc và sơ yếu lý lịch, ảnh hưởng đến công việc sau này, đồng thời làm giảm các cơ hội việc làm cho sinh viên Trường Đại học Thương mại sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, khả năng viết của sinh viên cần được nâng cao và đảm bảo để sinh viên ra trường có cơ hội tốt tiếp cận các nhà tuyển dụng, từ đó không những giúp khẳng định chất lượng giảng dạy trong Khoa mà còn củng cố vị thế của trường trong khối các trường Kinh tế và chuyên ngữ. Hơn nữa từ trước đến giờ chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về lỗi trong các bài viết của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại trường Đại học Thương mại. Do đó, việc phát hiện ra các lỗi phát viết của sinh viên là vô cùng cần thiết và cấp bách, làm cơ sở để có những đổi mới trong việc học tập và giảng dạy môn Ngữ pháp thực hành nói riêng và chất lượng giảng dạy trong Khoa nói chung. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả quyết định nghiên cứu về lỗi trong các bài viết của sinh viên năm thứ nhất và thứ hai chuyên ngành tiếng Anh, trường Đại học Thương mại, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các lỗi này và đề xuất một vài biện pháp 2 giúp nâng cao khả năng viết của sinh viên và chất lượng giảng dạy học phần Ngữ pháp thực hành. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là: - Tìm hiểu các lỗi sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất và năm thứ hai, Đại học Thương mại hay mắc phải trong các bài viết tiếng Anh. - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến lỗi viết tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu lỗi trong các bài viết tiếng Anh của sinh viên chuyên tiếng Anh và góp phần nâng cao kĩ năng viết cho sinh viên. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, nghiên cứu này chỉ tìm hiểu các lỗi trong bài viết của sinh viên năm thứ nhất (K51N) và sinh viên năm thứ hai (K50N), nguyên nhân gây ra các lỗi này và các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng viết tiếng Anh của sinh viên và chất lượng giảng dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu góp phần giúp sinh viên và giáo viên biết được những lỗi mà sinh viên chuyên Anh trường Đại học Thương mại hay mắc phải khi viết tiếng Anh, từ đó có các chiến lược học tập và giảng dạy phù hợp để hạn chế các lỗi viết này và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trường. 1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu Nghiên cứu gồm bốn chương: + Chương 1 nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu báo cáo nghiên cứu. + Trong chương 2, tác giả tóm lược một số lý luận về vấn đề nghiên cứu bao gồm định nghĩa Viết, kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ, định nghĩa về lỗi, phân tích lỗi, các cách phân loại lỗi, các bước phân tích lỗi, các lỗi viết câu tiếng Anh và nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ. Tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu này. + Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích vấn đề nghiên cứu. Trong chương này, phương pháp nghiên cứu được miêu tả rõ ràng với 3 các quy trình cụ thể trong việc thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả thống kê chỉ ra các lỗi trong các bài viết của sinh viên và tần suất mắc lỗi. Ngoài ra kết quả từ phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát cũng chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi viết của sinh viên. + Trong chương kết thúc, chương 4, tác giả đưa ra các giải pháp giúp sinh viên tránh mắc lỗi và các đề xuất giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy viết. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận về lỗi viết tiếng Anh 2.1.1. Định nghĩa Viết Viết là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như ngoại ngữ. Do đó, có rất nhiều định nghĩa về viết. Theo Don Byrne (1988:1), viết có thể được coi như “hành động tạo thành các biểu tượng chữ viết”, hoặc “việc viết ra trên bề mặt phẳng của cái gì đó.” Trong khi đó, Brannon, Knight và Neverow – Turk (1982:2) đã chỉ ra rằng “viết là một loại hình nghệ thuật sáng tạo, không chỉ đơn giản là việc lắp ghép các từ với nhau thành câu và nối các câu thành đoạn theo kế hoạch đã được định sẵn.” Byrne dường như không có cùng quan quan điểm với Brannon, Knight, Neverow – Turk khi cho rằng “viết là một chuỗi các câu được sắp xếp theo một trật tự nhất định và được liên kết với nhau theo một cách nhất định”. Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo viên ngôn ngữ, viết là “một kỹ năng
Luận văn liên quan