Sự phát triển bùng nổ của công nghệ y sinh học nhngữ năm gần đây đã làm thé giới phải ngỡ ngàng. Con người khẳng định sự kỳ diệu của chính cơ thể mình. Nhưng nó đẩy chúng ta đến nguy cơ phá vỡ mọi quy luật tự nhiên, mọi quy tắc, quan điểm về con người đã tồn tại cùng chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử của mình tới nay. Công nghệ y sinh là mộ cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi “khoa học mà không có ý thức chỉ là khoa học dẫn đến sự lụi tàn của con người”. hơn lúc nào hết chúng ta cần kiểm soát công cụ này nhằm đưa nó đi đúng hướng cho sự phát triển thật sự lành mạnh của nhân loại. Quy tắc về đạo đức sinh học, đặc biệt là các quy tắc hành xử liên quan đến cơ thể người đượ đặt ra và nhanh chóng được luật hóa tạo thành động lực định hướng phát triển một công nghệ y sinh học mang tính nhân bản.
Ở Việt Nam, với nỗ lực không ngừng hơn mười năm nay, công nghệ y sinh học mà điển hình là kỹ thuật y học của ta đã đạt được nhũng bước tiến đáng kể, từng bước bắt kịp thế giới, trong đó ghép BPCT người rất đáng để chúng ta tự hào. Nhu cầu bức thiết điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ có thể phát sinh từ việc áp dụng kỹ thuật y sinh trong đời sống là một câu hỏi lớn cần được sự quan tâm của chúng ta. Và nguồn BPCT người phục vụ điều trị, nghiên cứu khoa học là bài toán tiên quyết, có tính chìa khóa cũng là bài toán khó khăn nhất do tính nhạy cảm mà nó mang lại. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về việc hiến BPCT người nói chung, đặc biệt là việc hiến BPCT người sau khi chết cần được giải quyết để nghành y tế Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc triển khai các hoạt động cấy, ghép thay thế trị liệu của mình, dảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp và nhân bản vốn có của y học.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các vấn đề pháp lý về việc hiến bộ phận cơ thể người đặc biệt là cơ thể người chết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI DẦU
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ y sinh học nhngữ năm gần đây đã làm thé giới phải ngỡ ngàng. Con người khẳng định sự kỳ diệu của chính cơ thể mình. Nhưng nó đẩy chúng ta đến nguy cơ phá vỡ mọi quy luật tự nhiên, mọi quy tắc, quan điểm về con người đã tồn tại cùng chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử của mình tới nay. Công nghệ y sinh là mộ cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi “khoa học mà không có ý thức chỉ là khoa học dẫn đến sự lụi tàn của con người”. hơn lúc nào hết chúng ta cần kiểm soát công cụ này nhằm đưa nó đi đúng hướng cho sự phát triển thật sự lành mạnh của nhân loại. Quy tắc về đạo đức sinh học, đặc biệt là các quy tắc hành xử liên quan đến cơ thể người đượ đặt ra và nhanh chóng được luật hóa tạo thành động lực định hướng phát triển một công nghệ y sinh học mang tính nhân bản.
Ở Việt Nam, với nỗ lực không ngừng hơn mười năm nay, công nghệ y sinh học mà điển hình là kỹ thuật y học của ta đã đạt được nhũng bước tiến đáng kể, từng bước bắt kịp thế giới, trong đó ghép BPCT người rất đáng để chúng ta tự hào. Nhu cầu bức thiết điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ có thể phát sinh từ việc áp dụng kỹ thuật y sinh trong đời sống là một câu hỏi lớn cần được sự quan tâm của chúng ta. Và nguồn BPCT người phục vụ điều trị, nghiên cứu khoa học là bài toán tiên quyết, có tính chìa khóa cũng là bài toán khó khăn nhất do tính nhạy cảm mà nó mang lại. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về việc hiến BPCT người nói chung, đặc biệt là việc hiến BPCT người sau khi chết cần được giải quyết để nghành y tế Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc triển khai các hoạt động cấy, ghép thay thế trị liệu của mình, dảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp và nhân bản vốn có của y học.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIẾN BPCT NGƯỜI.
1. Khái niệm BPCT người và hiến bộ phận BPCT người.
1.1. BPCT người.
BPCT người là cụm từ được sử dụng tương đối phổ biến trong đời sống với một cách hiểu đơn nhất theo kiểu định nghĩa thống kê: “BPCT người gồm: chân, tay,sương, gan, mật, tụy, máu…” Khái niệm này lần đầu tien xuất hiện rong bộ luật dân sự năm 2005, với tư cách là quyền nhân thân không thể phủ nhận (điều 33, 34, 35) mà kông hề giải thích thuật ngữ. Lúc này người ta mới đề cập đến việc nhận thức như thế nào về khái niệm BPCT người, để có những hành xử đúng theo tinh thần của luật. Khái niệm này phức tạp ở chỗ trước đó người ta đã sử dụng thuật ngữ này bên cạnh thuật ngữ mô (điều 30, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân). Điều này cho phép người ta hiểu rằng BPCT người và mô là hai khái niệm khác nhau và không trùng nhau. Như thế có ngĩa thực tế cá nhân mặc dù thực hiện hành vi hiến tế bào (trứng, tinh trùng…), mô, BPCT nhưng pháp luật chỉ thừa nhận một quyền duy nhất: Quyền hiến BPCT người! Cách hiểu này càng được củng cố hơn khi một lần nữa nó được dùng trở lại trong Luật 75/06.
1.2. Hiến BPCT người
Theo từ điển, hiến là động từ chỉ “hành động dâng hay tự nguyện cho của một chủ thể” là hành vi mang tính chủ động cho cái quý giá nhất của mình một cahcs tự nguyện, trang trọng. Vì vậy hiểu đơn thần về mặt câu chữ hiến BPCT người có nghĩa là tặng/cho một phần cơ thể của chủ thể xác định.
Dưới góc độ pháp lý, bản chất của hiến BPCT người không phải là hợp đồng mà là hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể hiến. Thực vậy, nó thể hiện duy nhất ý chí tự nguyện của chủ thể hiến mà không phải là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thê nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hoạt đọng hiến BPCT. Nó không thỏa mãn khái niệm hợp đồng dân sự được quy định tại điều 388 BLDS 2005. Khi người hiến ký tên vào đơn đăng ký hiến và cơ sở y tế hoàn tất thủ tục đăng ký cho người hiến không phải là hợp đồng tặng cho được ký kết. Nó chỉ đơn giản là một thủ tục ghi nhận duy nhất ý chí tự nguyện của người hiến, còn cơ sở y tế là một chủ thể có nhiệm vụ trợ giúp người hiến thực hiện quyền của họ (tiếp nhận, đăng ký đơn hiến, kiểm tra, tư vấn sức khỏe, thực hiện lấy, xử lý an toàn và phân phối BPCT) mà thôi.
2. Nguyên tắc trong vấn đề hiến BPCT người
Khoa học đưa ra những sự lựa chọn, pháp luật sẽ thể hiện sự lựa chọn cụ thể trên cơ sở đưa ra các quy phạm, còn đạo đức làm nhiệm vụ đánh giá các ứng xử trước những lựa chọn đã xác định. Trong bối cảnh các hành tựu của công nghệ y sinh và quan điểm đạo đức liên quan đến chúng cạnh tranh liên tục và gay gắt thì nhân phẩm con người đòi hỏi phải được đặt lên hàng đầu, tức là tất cả các nguyên tắc định hướng đặt ra đều phải nhằm vào mục tiêu duy nhất là bảo vệ con người. Nguyên tắc về hiến BPCT người không nằm goài mục tiêu đó. Pháp luật mỗi nước khác nhau thì bộ nguyên tắc này có những cách thể hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại nội dung mẫu chốt của nó vẫn xoay quanh các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận tại điều 4, luật 75/06 gồm 4 nguyên tắc sau:
2.1. Tự nguyện:
Nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc được đặt vị trí đầu tiên trong pháp luật của tất cả các nước, được đòi hỏi như là điều kiện cần cho hoạt động hiến BPCT người. Trong hoạt động này nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ thể hiến, không đề cập đến nguyên tắc nào khác nếu không nhắc tới sự tự nguyện. Tự nguyện ở đây phải là sự tự nguyện hoàn toàn. Có nghĩa: quyết định hiến BPCT của cá nhân phải được đưa ra trong trạng thái bình thường, minh mẫn, sang suốt và quyết định này phải dựa trên việc họ được thông tin. Không thể có bất cứ sự hiểu nhầm nào, người hiến phải nắm được một số thông tin liên quan tới việc BPCT của họ có thể bị lấy đi khi họ thực hiện quyền hiến của mình, đặc biệt là những rủi ro nhất định trong hoạt động này cho phép họ có những cân nhắc cần thiết trước khi đưa ra quyết định.
2.2. Mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học:
Trên cơ sở bảo vệ nhân phẩm con người chống lại mọi hình thức sử dụng thân thể như một Phương tiện nhằm thỏa mãn bất kỳ mọi mục đích nào, pháp luật luôn đặt con người ở vị trí chủ thể, phân biệt con người với chủ thể khác. Vì thế bằng cách này hay cách khác “thủ thuật y học chỉ hợp pháp nếu thủ thuật đó tôn trọng một số điều kiện có bản chất là giữ gìn và bảo vệ con người.” theo đó cơ thể con người không thể bị xâm hại. Pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ thể để có thể tiến hànhmột sự xâm hại bất kỳ đến cơ thể người đó nhưng chỉ là điều kiện cần có tính tiên quyết song chưa đủ. Người ta không thể xâm hại đến cở thể một người chỉ với sự cho phép của chính họ. Sự can thiệp chỉ thực sự hợp pháp khi sự tự nguyện là vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học phục vụ công đồng và toàn bộ hoạt động này đều phải được tiến hành trên tinh thần hoàn toàn phi lợi nhuận. Mọi hoạt động hiến BPCT người ngoài mục đích trên đều bị coi là vi phạm pháp luật. Đây là sự cụ thể hóa BLDS 2005 (điều 33, 34), một biểu hiện cao đẹp của long nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng định tính nhân bản vì con người của cộng đồng.
. Phi lợi nhuận:
Nguyên tắc phi lợi nhuận được áp dụng với tư cách là điều kiện đủ trog hoạt động hiến BPCT người so với điều kiện cần là nguyên tắc tự nguyện và ục đích hiến luật định ở trên. Nguyên tắc này được kỳ vọng như là “thành trì bảo vệ chống lại ọi hành vi vi phạm có tổ chức đối với cơ thể người và nhất là việc buôn bán các BPCT người”. Vì thế nó trở thành nguyên tắc quan trọng, bao trùm lên toàn bộ hệ thống các quy định cua pháp luật về vấn đề hiến BPCT người. Nguyên tắc phi lợi nhuạn gồm 2 nội dung chính sau:
Thứ nhất, không trả tiền cho việc hiến BPCT người. Theo nội dung này,không có việc đền bù tài chính trực tiếp cho người hiến; họ không có quyền đòi hỏi bất cứ sự trả giá nào cũng như được phép nhận thù lao dưới bất kỳ hình thức nào từ hành vi hiến BPCT của mình. Người nhận cấy ghép, sử dụng giảng dạy, nghiên cứu không phải trả bất cứ khoản nào do việc có được BPCT người. Đối với các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy cũng không được trả thêm tiền vì tiến hành phẫu thuật, đây phải được coi là một nhiệm vụ của bác sĩ làm nhiệm vụ hưởng lương tại cơ sở y tế. Toàn bộ chi phí phát sinh do việc lấy BPCT người do cơ sở y tế thực hiện chi trả. Việc “không trả tiền” được áp dụng trên cả 4 đối tượng: người hiến, người nhận, bác sĩ, cơ sở y tế nhằm ngăn chặn những biến tướng thương mại hóa cơ thể người từ bất cứ nguồn, hướng nào trong hệ thống hoạt động hiến BPCT người. Việc tả tiền được cho là một thách thức đối với công bằng xã hội. Người bán sẽ luôn là người nghèo còn người mua sẽ luôn là người giàu trong khi đây là một việc liên quan đến sức khỏe thậm chí là sự sống còn, dẫn dến áp lực lợi nhuận gia tăngbiến hoạt động cao cả, tốt đẹp, đầy nhân văn của con người trở thành phương tiện “hốt bạc”. Tính không đền bù được xem là khởi nguồn của hoạt động đầy nhân văn và được đa số các nước áp dụng. Tuy nhiên không phải tất cả, một số nước không áp dụng nguyên tắc phi lợi nhuận, đại diện là Mĩ.
Thứ hai: cấm quảng cáo cho một người hoặc cho một tổ chức cụ thể. Nội dung này đòi hỏi hoạt động cung cấp thông tin, giới thiệu, môi giới về nhu cầu hiến, nhận BPCT cho một người, một tổ chức cụ thể mang tính thương mại đều bị cấm. Tuy nhiên, trong hoạt động này do tính nhạy cảm đặc biệt nên thông tin tuyên truyền là hết sức quan trọng, chính nó quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta. Sẽ không thể xây dựng được chương trình hiến BPCT người thành công nếu không thực hiện được các hoạt dộng thông tin, tuyên truyền rộng rãi đối với nhân dân. Vì thế, việc cấm quảng cáo này cũng không được làm cản trở hoạt động thông tin, tuyên truyền về hiến BPCT trong cộng đồng. Để có thể vừa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền vừa ngăn chặn được những biến tướng quảng cáo thương mại BPCT người cần có một chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền hiệu quả nằm trong chính sách chung của ngành y tế.
Vô danh
Nguyên tắc vô danh là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, ngăn chặn cáchiện tượng thương mại hóa BPCT người đồng thời bảo vệ người hiến, nhận về mặt riêng tư cá nhân. Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép tránh mọi áp lực không cần thiết về mặt tinh thần cũng như vật chất từ phía người hiến, nhận và gia đình họ đối với nhau; qua đó ngăn chặn khả năng thương mại hóa do quan hệ trực tiếp giữa các đối tượng này. Vô danh có nghĩa là mọi thông tin về danh tính cá nhân đèu không thể được biết đến. Nguyên tắc này đtặ ra yêu cầu: mọi thông tin về người hiến, nhận phải được mã hóa và bảo mật, người hiến không được biết căn cước người nhận và ngược lại; cấm tiết lộ thông tin nào cho phép xác định người hiến, nhận. Bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của các nhân viên hoạt động trong mạng lưới hiến tặng. Hồ sơ người hiến, nhận sẽ được lưu trong một thời gian xác định trước khi công bố. nhưng khi công bố thì vẫn phải đảm bảo khuyết danh. Thời hạn lưu trữ tùy thuộc vào quy định của mỗi nước, thường là 30 năm (Việt Nam có áp dụng).
Ngoài 4 nguyên tắc cơ bản trên đây, tuy không được luật Việt Nam trực tiếp quy định nhưng trên tinh thần của luật, khi tiếp cận vấn đề hiến BPCT người cần phải tuyệt đối tôn trọng các nguyên tắc sau:
Tôn trọng cơ thể con người.
Quyền được thông tin của người hiến.
II. HIẾN BPCT NGƯỜI THEO LUẬT THỰC VIỆT NAM.
1. Hiến BPCT người sau khi chết.
1.1. Chủ thể.
Cái chết là một phần nỗi đau và luôn gây ra những buồn não. Con người đã cố gắng tự an ủi mình bằng các yếu tố tâm linh nào đó như một sự xoa dịu. Với tư cách là loài động vật duy nhất nhận thức được cái chết, nhận thức được mình sẽ chết, con người đã chọn một trong những cách đơn giản để giảm bớt nỗi đau do cái chết gây ra và chia sẻ với người khác khi để phúc lại cho người sống bằng chính một phần cơ thể của mình. Việc này cũng làm cho mối liên kết giữa con người với con người trong xã hội bền chặt hơn. Các quy định pháp luật về điều kiện chủ thể tham gia thực hiện quyền hiến BPCT sau khi chết được đặt ra gần giống với với trường hợp hiến khi còn sống, có 2 tiêu chí được chú ý là: điều kiện tuổi vàn năng lực hành vi, điều kiện sức khỏe. Người hiến không bị rang buộc điều kiện quan hệ giữa người hiến/nhận do không có áp lực đòi tra công từ phía người hiến, nguyên tắc vô danh được áp dụng gần như triệt để.
Điều kiện sức khỏe người hiến cũng không thực sự quan trọng khi xét đơn đăng ký của họ vì phải đến khi sự kiện chết xảy ra mới có thể can nhắc việc có hay không lấy BPCT người hiến. Điều kiện này chỉ thực sự được đặt ra khi mục đich sử dụng BPCT là chữa bệnh, nếu dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy thì không nhất thiết phải có nó. Đương nhiên khi dùng vào mục đích chữa bệnh thì người hiến phải không mắc các bênh truyền nhiễm, di truyền nguy hiểm, khối u, ung thư… như khi hiến còn sống.
Đối với điều kiện tuổi và năng lực hành vi, pháp luật quy định thành hai trường hợp: đăng ký và không đăng ký.
Nếu một người dăng ký hiến sau chết họ phải thỏa mãn yêu cầu về tuổi và NLHV một cách chặt chẽ: từ đủ 18 tuổi, có NLHV đầy đủ (khoản 1 điều 18, điều 5 luật 75/06), lý do ở đây là xuất phát từ sự nhân đạo và lợi ích của người được lấy. Thực tế lập pháp và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh không ít hành vi hay trách nhiệm mà người dưới 18 tuổi có thể thực hiện hoặc có thể có (Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Lao động), đặc biệt theo BLHS 1999 lứa tuổi từ đủ 14 tuổi đã có được những sự phát triển nhất định cho phép khả năng suy nghĩ độc lập và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Không có lý gì các em phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình lại không có quyền được thực hiện một lựa chọn không có hại cho các em mà còn có ích cho cộng đồng, việc cho các em cơ hội thể hiện sự đồng ý cũng là cho các em cơ hội cân nhắc về sự từ chối khi các em đã chọn thái độ cho mình, lẽ nào không tôn trọng? Trongkhi thực tế lại trao quyền đó cho gia đình khi các em đã mất như vậy là chưa thực sự công bằng với các em. Phong tục Á Đông khó chấp nhận chết không toàn thây nên rất nhiều trường hợp cha mẹ quyết định cho BPCT con cái họ đặc biệt khi các em không may qua đời ở tuổi rất nhỏ bởi xót thương quá lớn! Nhưng nếu các em thể hiện sự dồng ý cho BPCT sau khi chết thì kại khác, có thể cha mẹ sẽ tôn trọng ý nguyện của các em, đây cũng là một động lực giúp họ can đảm quyết đinh hiến BPCT đứa con xấu số của mình để cứu đứa trẻ đang trong tình trạng hiểm nghèo khác. Việc cho các em có quyền quyết định có ý nghĩa giáo dục rất lớn và tuyên truyền rộng mở vì đối tượng cần được tuyên truyền chính là những người trẻ tuổi, mặt khác nó đảm bảo tính thực hiện của điều luật. Như vậy các em hoàn toàn có khả năng thể hiện ý chí tự nguyện về việc hiến BPCT của mình sau khi không may qua đời và quyết định đó cần phải được tôn trọng. Có thể tồn tại những lo ngại về sự chín chẵn cũng như khả năng bị lợi dụng trong quyết định ủa các em nhưng lưu ý rằng đây là hiến BPCT sau khi chết, việc hiến của các em chỉ là cách dự liệu về rủi do trước cuộc sống, luật có thể cho phép các em thực hiệnquyền hiến sau khi chết kèm theo sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ. Cùng một vấn đề, luật pháp cho phép người 13 tuổi có quyền đưa ra quyết định; luật Úc tuy quy định điều kiện tuổi là 18 nhưng vẫn cho phép đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đưa ra quyết địnhnhư một dự khuyến và chỉ chính thức có hiệu lực khi đủ 18 tuổi; Việt Nam không chấp nhận bất cứ trường hợp nào dưới 18 tuổim thiết nghĩ như vậy là quá cứng nhắc. Nếu người bệnh là một em nhỏ thì việc thải ghép sẽ rất nhanh nếu đó là mảnh ghép từ người lớn, khi cặp cho/nhận có tuổi tương đương nhau thì không đặt nhiều vấn đề cho sức khỏe người nhận. không nên phó mặc toàn bộ quyết định cho gia đình người hiến mà nên cho những người hiến chhưa thành niên có cơ hội để nói lên nguyện vọng của chính mình. Nên cho người đủ 14 đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ. Còn trường hợp dưới 14 tuổi thì do cha mẹ, người giám hộ quyết định.
Nếu một người không đăng ký hiến BPCT sau chết thì cơ bản sẽ không có cuộc phẫu thuật nào để lấy BPCT họ. Tuy nhiên, ngoại lệ vẫn có thể áp dụng đối với những chủ thể này nếu có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó (điểm c khoản 2 điều 21 luật 75/06). Nghĩa là, mọi cá nhân đều có thể trở thành chủ thể hiến BPCT sau chết mà không chịu bất kỳ áp lực về điều kiện nào. Đây có thể là một tín hiệu tốt mang tính cởi mở của pháp luật trước tình trạng khan hiếm nguồn hiến hiện nay. Nhưng rắc rối là nếu những người có quyền cho phép hiến BPCT người thân quá cố mâu thuẫn về ý kiến, khi đó tranh chấp xảy ra thì không thể tién hành lấy BPCt được, bên cạnh đó do luật chưa quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp kiểu này trong khi trình độ thẩm phán của ta còn nhiều hạn chế nên đây sẽ là một vướng mắc rất khó đối với thực tiễn xét xử.
1.2. Quyền của người hiến.
Do dặc thù của việc thực hiện, người hiến BPCT sau khi chết không có quyền lợi gì về mặt vật chất. Các quyền ủa họ là những giá trị tinh thần đơn thuần và chỉ được xác lập khi họ đã chết (trừ quyền được cung cấp và bảo vệ thông tin); đương nhiên họ cũng không phải gánh chịu một nghĩa vụ nào cả. Đây thực chất là một trong những cố gắng của nhà nước nhằm an ủi tinh thần thân nhân của người hiến đồng thời tuyên truyền tích cực đến cộng đồng về hoạt đọng đầy ý nghĩa này. Quyền gần như quan trọng nhất của người hiến sau kh chét là được tôn trọng và khôi phục thẩm mỹ sau khi hiến. Để ghi dấu tri ân người quá cố nhân hậu như một sự khích lệ về mặt tinh thần, những người này sẽ được tặng kỷ niệm chương. Vì sức khỏe nhân dân tôn vinh tấm long hữu ái cộng đồng của họ. Ngoài ra, trong thực tiễn đại diện cơ sở y tế lấy BPCT người chết tham gia lễ viếng như một sự động viên lớn về mặt tinh thần cho gia đình họ. Bên cạnh đó nghĩa cử cao đẹp của người hiến theo truyền thống còn được khắc khắc lên bia mộ và trồng cây bên cạnh vừa có ý nghĩa tâm linh vừa bảo vệ môi trường, như khẳng định giá trị trường tồn của món quà sự sống quý giá mà người quá cố hiến tặng.
1.3. Trình tự thủ tục.
- Thể hiên ý chí hiến: hiến máu, tế bào sinh dục không xảy ra ở trường hợp này, nếu có cũng như hiến tế bào thông thường, tủy phải áp dụng tương tự luật 75/06. Trên thế giới, việc thể hiện ý chí của chủ thể chủ yếu thực hiện bằng hình thức đăng ký, có 2 cơ chế: đăng ký sự đồng ý và đăng ký sự từ chối. Phần lớn các quốc gia đều chọn đăng ký sự đồng ý trong đó có Việt Nam. Các trình tự thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn được thực hiện tương tự như hiến BPCT người sống (chi tiết tại điều 18, điều 20 luật 75/06), điểm khác biệt duy nhất là kết quả của việc đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn là việc cấp, cấp lại, thu hồi thẻ đăng ký hiến cho chủ thể. Việc đăng ký hiến có hiệu lực ngay khi chủ thể nhận được thẻ. Thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn hiến đơn giản, rành mạch như vậy tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực thi. Thường theo kinh nghiệm của các nước, để người hiến có cảm giác thoải mái khi quyết định, không có sư phân vân thì các giấy tờ lien quan đến thủ tục đăng ký, hủy bỏ đơn chỉ theomột mẫu duy nhất, thiết kế đơn giản, dễ hiểu hướng dẫn tường tận cho chủ thể. Sự thay đổi, hủy bỏ hay từ chối được thiết kế chung với bản đăng ký hiến, mục đích là làm cho người hiến có đầy đủ thông tin để quyết định hiến hay không, và khi đã quyết định thì ít khả năng thay đổi. Mặt khác cũng tạo điều kiện cho người có ý kiến phản đối từ trước được cung cấp thêm thông tin về việc hiến để có cái nhìn toàn diẹn và đầy đủ hơn về vấn đề này, đây là một cách tuyên truyền gián tiếp tương đối hay.Một số nước muốn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lấy BPCT người hiến đã thực hiện việc ghi ý kiến đồng ý vào bằng lái xe, chứng minh thư, cách này rất thuận tiện nhưng lại khó nếu muốn thay đổi quyết định. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hiến, ở khâu tư vấn cho người hiến cần lưu ý người hiến việc thảo luận với người thân để chuẩn bị tâm lý thuận lợi cho thân nhân họ khi tiến hành lấy BPCT sau này. Đặc biệt nếu có sự hợp tác tích cực từ gia đình người hiến quá cố là rất quan trọng. Vì thân nhân luôn là một ph