Ông Rob Hurle, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) được xem là
người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc
trình bày ý tưởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại
Úc (Australia) và mang một chiếc "modem" to bằng "cục gạch" sang Việt
Nam năm 1991 để thử nghiệm . Sau đó, ông Rob Hurle cùng với ông Trần
Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) tiến hành thí nghiệm
kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại, ông
cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng modem
liên lạc sang Việt Nam .Thí nghiệm thành công và năm 1992, IOIT Hà Nội
có hộp thư điện tử riêng với “đuôi” ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail với ông
Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước ngoài.
Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học
Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại
Việt Nam [4]. Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các
đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội 1 chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và modem và thực hiện việc kết
nối Internet qua cổng .au. Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên
nghĩ tới và được ủy quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên
miền .au (Australia).
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật internet của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nghiên cứu các vấn đề về hạ tầng
kỹ thuật internet của Việt Nam
I: Internet, tốc độ kết nối internet, lịch sử hình thành internet ở Việt Nam,
các loại kết nối internet.
1. Khái niệm internet:
Internet là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng
triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet bắt đầu
như là một phương tiện để các nhà nghiên cứu và khoa học ở các cơ sở khác
nhau và các nước khác nhau có thể chia sẻ thông tin
.- Internet cung cấp chi bạn cơ sở hạ tầng để có thể hiện diện trực tuyến và
cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể truy nhập đến World Wide
Web (WWW).
- Internet cho phép khả năng cung cấp cho khách hàng, các đối tác kinh
doanh hiện tại và tương lai, truy nhập dễ dàng đến các thông tin về công ty
và các sản phẩm của bạn từ nhà hay văn phòng công ty.
2. Lịch sử phát triển
Ông Rob Hurle, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) được xem là
người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc
trình bày ý tưởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại
Úc (Australia) và mang một chiếc "modem" to bằng "cục gạch" sang Việt
Nam năm 1991 để thử nghiệm . Sau đó, ông Rob Hurle cùng với ông Trần
Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) tiến hành thí nghiệm
kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại, ông
cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng modem
liên lạc sang Việt Nam .Thí nghiệm thành công và năm 1992, IOIT Hà Nội
có hộp thư điện tử riêng với “đuôi” ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail với ông
Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước ngoài.
Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học
Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại
Việt Nam [4]. Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các
đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội 1 chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và modem và thực hiện việc kết
nối Internet qua cổng .au. Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên
nghĩ tới và được ủy quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên
miền .au (Australia). Đến năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam
tăng quá lớn và tiền tài trợ từ Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt
đầu thu tiền của người VN sử dụng Internet và thương mại hóa Internet, ông
Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ.
Như vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1994,
Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam được họ thành lập) trở
thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư
điện tử dưới tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thư điện tử như
diễn đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử... được cung cấp cho hàng ngàn
khách hàng chỉ sau 1 năm giới thiệu. Các dịch vụ khác như thiết kế Web,
FTP, TelNet... được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức
cho phép hoạt động tại Việt Nam từ 1997.
Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những
nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam.
Trước đó, việc thử nghiệm Internet ở Việt Nam xảy ra ở bốn địa điểm như
sau:
Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ quốc gia hợp tác với Đại học Quốc gia Australia để phát
triển thử nghiệm mạng Varenet vào năm 1994.
Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa
học công nghệ và Môi trường liên kết với mạng Toolnet thuộc
Amsterdam (Hà Lan) vào năm 1994.
Trung tâm Khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học công nghệ và
Môi trường TP HCM liên kết với nút mạng ở Singapore vào năm
1995 với tên gọi là mạng HCMCNET.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet
Sprintlink (Mỹ) vào năm 1996.
3. Quá trình phát triển
Với 10 năm phát triển, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Sau 15 năm phát triển, Internet đã
chuyển mạnh từ hình thức quay số sang băng rộng và liên tục đạt tốc độ tăng
trưởng ở mức bùng nổ.
Năm 1997-2003: Từ năm 1997 – 2003, Việt Nam mới chỉ khoảng 1,8
triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số Việt Nam bây giờ).
Tuy nhiên, với thời kỳ Internet băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng
sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (2/2003), số lượng người sử
dụng Internet đã có sự gia tăng đột biến.
Năm 2003-2010:
- Vào ngày 17/10/2000, Chỉ thị số 58-CT/TW được phê duyệt bởi
ông Phạm Thế Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc "Đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá".
- Ngày 14/7/2005, ký kết thông tư liên tịch 02/2005/TTLT về quản
lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa-Thông
tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
- Ngày 09/10/2010, Đại hội thành lập Hiệp hội Internet Việt Nam
(VIA) diễn ra tại Hà Nội nhằm lập ra ban lãnh đạo nhiệm kỳ đầu
tiên và đồng thời ra mắt Ban chấp hành của Hiệp hội chính thức số
lượng thành viên là 33.
Năm 2011-đến nay: Số người dùng tại Việt Nam tính đến thời điểm
cuối tháng 7 năm 2011 đã vượt 31 triệu người, trong đó có tới 4 triệu
người dùng Internet băng rộng. Số lượng người dùng Internet đông
đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo ra cơ hội và nhiều thách thức
để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3 năm 2012, số
người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt đạt 32,1 triệu người với số
thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao (so sánh
với 134 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm: 15,3 triệu thuê bao cố định
và 118,7 triệu thuê bao di động).
Với 19 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tỷ lệ và số lượng người
dùng Internet đã tăng gấp 10 lần, từ gần 3,1 triệu người dùng Internet
(2003) lên hơn 31,1 triệu người dùng vào tháng 9/2012, trong đó hơn
20% trong số người sử dụng Internet hiện tại đã bắt đầu sử dụng
Internet trong vòng 1-2 năm trở lại đây. Sự ra đời của dịch vụ truy cập
Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) đã đánh dấu thời kỳ phát triển
của Internet băng rộng vô tuyến, số lượng người dùng sau 3 năm (tính
đến tháng 7/2012) đã lên tới 16 triệu người sử dụng (18% dân số Việt
Nam).
Năm Số người dùng % dân
số
Số thuê
bao
Dung
lượng(bit/s)
Domestic
bandwidth(bit/s)
2000
2003 804.528 3,80 1036
2006 4.059.392 17,67 7000
12/2009 22.779.887 24,47 53.659 68.760
12/2010 26.784.035 -
3/2012 33.100.000 4.2 triệu
Biểu đồ số người dùng internet tại Việt Nam phát triển qua các năm.
(nguồn theo MIC việt nam)
4. Các loại kết nối Internet.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, con người đã có nhiều cách
thức để "kết nối" vào Internet. Mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm riêng,
tuỳ thuộc vào phần cứng, phần mềm và cả tiền bạc nữa.
Thực tế, chúng ta có thể gộp chung thành 4 phương thức kết nối cơ bản sau:
- Kết nối trực tiếp, cố định ( permanent, direct connection)
- Kết nối trực tiếp, không cố định (on demand, direct connection)
- Kết nối gián t iếp, không cố định (on demand, terminal connection)
- Kết nối không trực tuyến (offline connection)
Kết nối trực tiếp, cố định
- Đây là các loại kết nối mà máy tính trực tuyến (online) trong một
thời gian dài, nói cách khác là 24/24. Người sử dụng có thể truy
cập vào Internet vào bất cứ lúc nào mình muốn, và gần như máy
tính đã thực sự trở thành một phần của Internet.
- Máy tính sẽ được cung cấp cho một địa chỉ IP tĩnh (static IP),
không thay đổi trong một thời gian dài. Tốc độ là ưu điểm lớn nhất
của loại hình này vì máy tính được kết nối sử dụng băng thông
rộng.
- Chúng ta có thể thấy kết nối qua modem cáp (cable modem), ISDN
... là những ví dụ điển hình về loại kết nối này. Thông thường đây
là loại hình kết nối đắt tiền, cả về giá cước cũng như thiết bị để kết
nối.
Kết nối trực tiếp, không cố định
- Rõ ràng, với đại đa số người dùng chúng ta, không cần thiết để
máy tính trực tuyến suốt ngày với một chi phí khá cao. Vì vậy kết
nối trực tiếp, không cố định là một giải pháp, và gần như cho đến
bây giờ nó vẫn rất thông dụng. Đơn giản vì người dùng có thể tạo
kết nối, truy cập Internet , và ngắt kết nối khi không còn nhu cầu.
- Mỗi lần kết nối, máy tính sẽ được cấp cho một địa chỉ IP động
(dynamic IP), địa chỉ này chỉ tồn tại trong thời gian kết nối, nói
cách khác máy tính chỉ trở thành một phần của Internet mỗi khi nó
được nối mạng.
- Loại kết nối này thường sử dụng một đường dây điện thoại, một
modem, một số phần mềm và giao thức (protocol) để có thể kết nối
thành công. Ưu điểm là giá tương đối thấp, tuy nhiên hạn chế của
loại kết nối này là tốc độ, đơn giản vì dữ liệu được truyền chung
với tín hiệu thoại trên cáp đồng, qua khoảng cách khá dài ...
- Nếu kết nối qua đường dây điện thoại thì tốc độ hạn chế ở 56kbps
(khoảng 6kilobyte /s). Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, thực tế,
nhất là ở Việt Nam, khó mà có thể đạt đến tốc độ tối đa này, cho
dù có sử dụng loại modem "chất lượng cao" đến mức nào.
Kết nối gián tiếp, không cố định
Đây là kết nối Internet mà máy tính của người dùng (máy khách)
không kết nối một cách trực tiếp vào mạng, mà nó được kết nối vào
một máy tính khác (tạm gọi là máy chủ) đang thực sự nối Internet.
- Cách này thường thấy ở các phòng máy tính, các dịch vụ Internet
công cộng. Máy tính người dùng có thể được nối đến máy chủ
bằng modem, hoặc mạng cục bộ...
- Tốc độ cũng tuỳ thuộc vào loại kết nối Internet mà máy chủ đang
có cũng như số máy tính khách đang kết nối vào máy chủ. Hơn
nữa, loại hình này có thể không cung cấp đầy đủ các chức năng
cho máy khách, tất cả đều tuỳ thuộc vào sự cho phép của máy chủ.
Kết nối không trực tuyến
Đây là loại hình kết nối mà người sử dụng truy cập thông tin, giao tiếp
với Internet trong khi máy tính thực sự không hề nối mạng. Nghe có
vẻ mơ hồ nhưng thực tế nó lại khá đơn giản.
- Máy tính sẽ kết nối vào mạng Internet và tải về tất cả thông tin
người dùng cần. Thông thường hành động này không cần đến sự
điều khiển cũng như đăng nhập của người sử dụng. Khi tất cả
thông tin đã được tải xong, máy tính tự động ngắt kết nối. Người
sử dụng sẽ dùng một chương trình đặc biệt nào đó để đọc hoặc trả
lời các thông tin vừa tải về. Tất cả thông tin tải về hay người sử
dụng tạo ra để trả lời trên Internet đều được lưu vào đĩa cứng.
- Sau đó, vào một thời gian nào đó, máy tính lại kết nối vào Internet,
gửi đi các thông tin người dùng tạo ra, rồi tải về các thông tin
mới... Quá trình này lặp đi lặp lại tạo nên loại hình kết nối không
trực tuyến.
- Tốc độ kết nối internet
Hệ internet Dail-up:
Để kết nối các máy tính trên toàn thế giới, một nước, một vùng hay
khu vực lại với nhau, thì cần thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn
thông, để việc truyền thông giữa các máy tính được thực hiện. Tuy
nhiên trong giai đoạn đầu, không rễ gì để thực hiện nhanh trong việc
này, người ta mới nghĩ đến việc sử dụng mạng điện thoại có sẵn để
thực hiện kết nối máy tính với nhau nhờ card module data mở rộng.
- Việc kết nối thông qua mạng điện thoại người ta gọi là hệ thống
dial-up. tuy nhiên mạng điện thoại vốn là để thiết kế cho truyền
giọng nói, âm thanh, nên tốc độ truyền rất thấp, chỉ vài chục đến
trăm kBps.
- Ngày nay, vẫn tồn tại loại hình dịch vụ này, người ta dùng nó để
kết nối trong trường hợp để dùng tạm, cấp thiết không có hệ thống
khác thay thế.
Hệ thống kết nối qua đường truyền ADSL:
Nhu cầu làm việc với máy tính đòi hỏi cần phải có băng thông lớn
hơn cho các ứng dụng như truyền files dữ liệu, chat, emails... Tuy
nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông không thể rễ dàng thực
hiện được trong một sớm một chiều, vì vậy người ta nghĩ ngay đến
việc sử dụng cáp điện thoại làm nền cho việc mở rộng mạng máy tính
băng thông rộng.
- Qua quá trình nghiên cứu, đào sâu vào nhu cầu thực tế, các nhà
khoa học viễn thông phát triển chuẩn truyền thông ADSL - Chuẩn
truyền thông băng rộng. một chuẩn thông dụng nhất hiện nay trên
thế giới, hiện nay có tới trên 70% ( hiện chúng tôi chưa có con số
cụ thể) thuê bao trên thế giới dùng chuẩn này kết nối.
- ADSL là chuẩn kết nối về điện, mục đích của nó là dùng để kết nối
các máy tính ở xa lai với nhau, khoảng cách có thể lên tới trên
5km, với băng thông kết nối đủ phục vụ nhu cầu truyền files,
emails, chat... ADSL là chuẩn bất đối xứng có nghĩa là tốc độ
download và upload không bằng nhau ví dụ bạn nghe nhà mạng
nói: tốc độ kết nối là 3M, đọc là 3 Mê (phiên dịch cho rễ hiểu),
người nói ngầm ám chỉ tốc độ download là 3 Mbps (tức 3 Mega bit
trong 1 giây), thông thường tốc độ upload ở vào khoảng 512 kbps.
Chuẩn này được thiết kết chủ yêu cho người sử dụng phổ thông.
không yêu cầu tốc độ upload cao. Chuẩn ADSL có băng thông
download vào khoảng 1M đến 4M. Hiện nay người ta còn phát
triển thêm chuẩn ADSL 2+ tốc độ download có thể lên tới 8M.
- Tương ứng với chuẩn ADSL còn có VDSL, VDSL2+ đây là chuẩn
bất đối xứng tốc độ cao 100M/75M - Download/upload trong
phạm vi dưới 300m, GHDSL, GHDSL 2+ là chuẩn đỗi xứng cự ly
truyền có thể lên tới 7km tốc độ đạt được theo chuẩn GHDSL 2+
tối đa là 22.8M
Hệ thống internet cáp quang , hệ kết nối Internet qua đường truyền
cáp quang hay hệ FTTH.
Chuẩn ADSL là chuẩn tương đối thành công trong việc kết nối mạng
Internet băng rộng, tuy nhiên, nhu cầu của xã hội về truyền tín hiệu
Video, chat IP, video conference, IPTV, truyền files dung lượng lớn,
VPN,... ngày càng tăng với tốc độ cao. Lúc này đòi hỏi về băng thông
là điều không thể tránh khỏi, do băng thông của ADSL quá thấp để
dùng cho các ứng dụng trên.
- Cáp quang có hai ưu điểm vượt trội: thứ nhất là khoảng cách
truyền lớn, thứ hai là băng thông lớn. Khoảng cách truyền lớn
thích hợp cho việc phát triển thuê bao viễn thông. Băng thông lớn
để chạy tốt mọi yêu cầu và ứng dụng hiện tại.
- Cáp quang ngay lập tức được sử dụng cho ứng dụng này. Vấn đề
còn lại là phải dùng chuẩn gì để kết nối hệ thống. Chúng tôi xin
nhấn mạnh là cáp quang là môi trường truyền thông chứ không
phải là chuẩn truyền thông. Nó giống như truyền điện dùng cáp
điện, cáp điện thoại truyền tín hiệu thoại, cáp quang là môi trường
truyền tín hiệu quang.
- Bản chất chuẩn truyền thông sử dụng cho FTTH là chuẩn Ethernet
hay IEEE 802 .xx, từ việc phát triển của chuẩn này, mà người ta
ứng dụng nó trong truyền thông kết nối máy tính với nhau.
- Ngoài ra, khác với chuẩn ADSL thông dụng hiện nay đường
truyền cáp quang sử dụng Ethernet lại cho tốc độ download và
upload bằng nhau, phương án đối xứng, việc thông tin hai chiều
giờ đây trở lên dễ dàng hơn với tốc độ ngang nhau, người sử dụng
có thể dùng video chat, video conference rất thuận tiện mà không
bị giật màn hình.
- Tốc độ của internet cáp quang thì khỏi phải bàn, bạn muốn bao
nhiêu? 8 Mbps, 12M, 16M, 24M, 30M, hay cao hơn? xin trả lời
ngay là mọi tốc độ trong giải trên, thậm trí kết nối cao nhất trên thế
giới có thể đạt con số 1Gbps.
- Thông thường hiện nay ở Việt nam các ISP thường giới hạn băng
thông của khách hàng truy cập nhằm tiết kiệm tài nguyên băng
thông nên băng thông truy cập mạng phổ biến là 12M, 16M, 24M,
28M, 30M, 36M và tất nhiên giá cả sẽ phân phối theo băng thông.
- Hệ thống internet cáp quang hay hệ thống FTTX, FTTH thực chất
chỉ là phần truy cập của mạng internet, phần này chứa phẩn tử truy
cập mạng qua cáp quang, phần còn lại của hệ thống mạng hầu như
không có gì thay đổi so với hệ thống trước đó là ADSL, chính vì
vậy băng thông kết nối quốc tế vẫn không có gì thay đổi, hoặc nếu
có thay đổi là do nhà cung cấp đã nâng băng thông của mình nên.
Như vậy, nếu bạn là đơn vị đa quốc gia muốn thiết lập một đường
truyền băng thông cỡ 12M, ... thì cũng không nên lựa chọn một
trong các gói dịch vụ FTTx trên, bởi thực chất hệ thống này chỉ
phục vụ trong phạm vi Việt nam.
2. Các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật internet ở Việt Nam( ISPs), các công
nghệ mà ISP ứng dụng cho Thương mại điện tử
1.Khái niệm:
- Nhà cung cấp dịch vụ Internet (tiếng Anh: Internet Service Provider, viết tắt:
ISP) chuyên cung cấp các giải pháp kết nối Internet cho các đơn vị tổ chức hay các
cá nhân người dùng.Các ISP phải thuê đường và cổng của một IAP. Các ISP có
quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ
chức và các cá nhân.
Internet Việt Nam xuất hiện chính thức vào ngày 19/11/1997, và cho đến thời điểm
hiện nay thì có các nhà cung cấp sau( tính đến 11/2012):
- Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội ( HTC) chiếm 0.27% thị phần.
- Tổng công ty viễn thông quân đội ( Viettel) chiếm 18.95% thị phần
- Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn ( SPT) chiếm 0.83%.
- Công ty NETNAM- viện công nghệ thông tin ( NETNAM) chiếm 1.25% thị
phần
- Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ ( FPT) chiếm 12.61%.
- Tập đoàn bưu chính viễn thông VN ( VNPT) chiếm 61.26%.
- Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung ( QTSC) chiếm
0.05%.
- Công ty phần mềm dịch vụ viễn thông CMC ( CMC) chiếm 0.06%.
- Công ty truyền hình cáp Sài Gòn Tourist ( SCTV) chiếm 0.67%.
- Công ty cổ phần truyền thông ADTEC (ADTEC) chiếm 0.01%.
- Công ty cổ phần sáng tạo truyền thông VN ( CCVN) chiếm 0.09%.
- Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC (CMC IT) chiếm 3.89%.
Hiện nay, thị trường cung cấp đường truyền internet đang cạnh tranh khốc liệt, tuy
nhiên có 5 nhà cung cấp lớn đó là FPT, VIETTEL, VNPT, NETNAM và CMC và
mới đây là EVN. Nhưng do thị trường trong nước dường như bão hòa, hiện tại các
tiệm net mới mở dần ít lại, các công ty thành lập nhiều nhưng nhu cầu cáp quang
không cao.
Các nhà cung cấp lâu năm như FPT, VNPT do xuất hiện lâu trên thị trường, có
lượng khách hàng khá đông nên hiện giá cước nằm ở vị trí cao.Sở dĩ họ làm được
như vậy bởi lẽ họ nắm bắt được tâm lý khách hàng Vietnam không thích của lạ, họ
là những người trung thành.Nhưng một điều nữa đáng nói ở đây là hiện lượng
khách hàng của các công ty này quá đông nên việc chăm sóc khách hàng và giải
quyết sự cố khá chậm.
- Các nhà cung cấp như Vietel mặt dù đã xuất hiện lâu trên thị trường nhưng lối
đánh của nhà cung cấp này hoàn toàn khác, đó là sử dụng chi phí thấp, chẳng hạn
sử dụng đường dây bán quang nhờ mạng điện thoại, ADSL. nên cước phí cũng
thuộc tóp thấp
- EVN là mạng cáp quang của tập đoàn điện lực mới đưa vào kinh doanh mới đây,
do quá mới mẻ và lĩnh vực kinh doanh không chuyên nên chất lượng mạng của nhà
cung cấp này không tốt, hay chập chờn. có nhiều lấn cùng nhóm khảo sát của lớp
tui nghe khách hàng phản ảnh” mạng điện lực sao mà nó cúp như cúp điện vậy”.
Tuy nhiên cước phí của nha cung cấp này cũng nằm ở tóp thấp.
- Còn nhà cung cấp còn lại đó là Netnam thuộc viện công nghệ thông tin quốc gia.
Thị trường của nhà cung cấp này chủ yếu tập trung ở miền bắc. mới phát triển vào
TP.HCM khoảng 3 năm nay.Theo thu thập thông tin, việc chăm sóc khách hàng
cũng nhanh chóng, giá cước lại rẻ. Điều này cũng hợp lý vì nếu mới tham gia thị
trường thì phải chấp nhận như vậy thôi. Nếu không thì làm sao bán được sản phẩm.
Các loại ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ Internet. Điều
khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP riêng là không cung cấp dịch vụ Internet với
mục đích kinh doanh. Người dùng chỉ cần thoả thuận với một ISP hay ISP riêng
nào đó về các dịch vụ được sử dụng và thủ tục thanh toán được gọi là thuê bao
Internet.
Thương mại điện tử phát triển ứng dụng