Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hoá) vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó với sự đầu tư và phát triển của các loại hình cơ sở kinh doanh lưu trú đã góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của địa phương ngày càng gia tăng theo từng năm. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2017 tổng lượng khách đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tăng trên 20%. Trong đó tổng lượng khách lưu trú là 2,79 triệu lượt, đạt 105,3 % kế hoạch năm, tăng 11,3 % so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế lưu trú là 363 ngàn lượt, đạt 106,8% kế hoạch năm, tăng 14,7 % so với cùng kỳ. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 1.781 tỷ đồng, đạt 03,8% kế hoạch năm, tăng 11,6 % so cùng kỳ Tính đến năm 2018, toàn tỉnh hiện có 1015 cơ sở lưu trú đang hoạt động, trong đó có 459 cơ sở đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và hạng cao cấp với 14.172 phòng bao gồm: 4 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 16 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao [8]. Bên cạnh các yếu tố là thế mạnh của Tỉnh, nguồn nhân lực cũng đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, bởi nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, góp phần mang đến sự hài lòng và trải nghiệm tuyệt vời cho du khách tại điểm đến. Tuy nhiên, thực tế khó khăn hiện nay của ngành khách sạn nói chung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nguồn nhân lực yếu về kỹ năng và ngoại ngữ, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa cao, hạn chế của các đơn vị kinh doanh lưu trú không thể khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Theo báo cáo khảo sát của Sở VH-TT- DL, toàn tỉnh hiện có 9.363 lao động trong ngành du lịch. Trong đó chỉ có 47 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 0,5%; 1.490 người có trình độ đại học, chiếm 15,9%; cao đẳng là 1.214 người, chiếm 13%; trung cấp là 2.616 người chiếm 28%; còn lại 42,6% lao động trong ngành chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, người lao động có tay nghề chuyên môn đến tuổi hưu, trong khi lực lượng kế thừa chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, sự ổn định của đội ngũ lao động trong ngành chưa cao do tình trạng thuyên chuyển, bỏ việc hoặc ra khỏi ngành khá cao hiện nay.

pdf52 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI TỈNH BR - VT Chủ nhiệm đề tài: ThS. Yi Kim Quang Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 9 nĕm 2019 1 THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Mục tiêu, nội dung chính: − Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. − Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. − Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tĕng sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Kết quả, sản phẩm dự kiến: Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể ứng dụng trong thực tế tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp phần nhằm góp phần gia tĕng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức kinh doanh khách sạn. 4. Nhu cầu kinh phí dự kiến: Kinh phí dự kiến để thực hiện đề tài: 7.000.000 đồng. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 27 tháng 09 nĕm 2018 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ThS. Yi Kim Quang 2 DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow (1943) 15 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22 Hình 2.3 Quy trình nghiên cứu của đề tài 23 Hình 3.1 Thống kê mức lương theo kinh nghiệm tại doanh nghiệp 28 Hình 3.2 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa 36 Hình 3.3 Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư 37 Hình 3.4 Đồ thị P-P plot của phần dư 38 Bảng 2.1 Các nhu cầu đối với lao động khách sạn 15 Bảng 2.2 Thuyết 2 nhân tố của Herzberg 17 Bảng 2.3 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 21 Bảng 2.4 Giai đoạn nghiên cứu của đề tài 23 Bảng 2.5 Tổng hợp thang đo chính thức của mô hình nghiên cứu 25 Bảng 3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 29 Bảng 3.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo 30 Bảng 3.3 Bảng hệ số KMO và kiểm định Barlett’s 31 Bảng 3.4 Tổng phương sai trích 31 Bảng 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32 Bảng 3.6 Ma trận hệ số tương quan Pearson 34 Bảng 3.7 Hệ số phương trình hồi quy 34 Bảng 3.8 Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu 39 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 5 1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................ 6 1.2.1 Trong nước ......................................................................................................... 6 1.2.2 Quốc tế ............................................................................................................... 7 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 8 1.5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 8 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 9 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................ 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 11 2.1 Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 11 2.1.1 Khách sạn .......................................................................................................... 11 2.1.2 Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ........................................................................ 11 2.1.3 Đặc điểm kinh doanh khách sạn ....................................................................... 12 2.2 Cơ sở lý thuyết về lao động khách sạn .................................................................... 12 2.2.1 Khái quát về lao động khách sạn ...................................................................... 12 2.2.2 Phân loại lao động trong khách sạn ................................................................. 13 2.2.3 Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn ....................................... 13 2.2.4 Tầm quan trọng của lao động trong kinh doanh khách sạn ............................ 14 2.3 Cơ sở lý thuyết về xây dựng lòng trung thành của nhân viên.................................. 15 2.3.1 Thuyết nhu cầu của Maslow .............................................................................. 15 2.3.2 Thuyết E.R.G ..................................................................................................... 16 2.3.3 Thuyết hai nhân tố của F.Herzberg .................................................................. 16 2.3.4 Thuyết về sự công bằng ..................................................................................... 17 2.3.5 Thuyết mong đợi của Victor H. Vroom ............................................................. 18 2.3.6 Thuyết X, Y ........................................................................................................ 18 2.3.7 Mối quan hệ giữa nhu cầu, mức độ thoả mãn trong công việc và lòng trung thành ........................................................................................................................... 19 2.3.8 Lợi ích của việc xây dựng lòng trung thành của nhân viên .............................. 20 2.4 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 21 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 21 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 22 2.4.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 23 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................ 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27 3.1 Thực trạng lao động trong kinh doanh khách sạn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu....... 27 4 3.2 Kết quả nghiên cứu và các kiểm định ...................................................................... 29 3.2.1 Thống kê mô tả .................................................................................................. 29 3.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo (Hệ số Cronbach’s Anpha) .............................. 30 3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..................... 31 3.2.4 Phân tích tương quan Pearson ........................................................................... 33 3.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ........................................................................ 34 3.2.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 39 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................ 40 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 41 4.1 Đề xuất giải pháp và hàm ý quản trị ....................................................................... 41 4.1.1 Đối với yếu tố Tiền lương và phúc lợi .............................................................. 41 4.1.2 Đối với yếu tố Điều kiện làm việc .................................................................... 41 4.1.3 Đối với yếu tố Chính sách đào tạo và phát triển ............................................... 41 4.1.4 Đối với yếu tố Trao quyền ................................................................................ 42 4.1.5 Đối với yếu tố Sự công nhận và công bằng....................................................... 42 4.1.6 Đối với yếu tố Mối quan hệ giữa đồng nghiệp và cấp trên ............................... 43 4.2 Kết luận .................................................................................................................... 43 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................ 44 CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch (tự nhiên và vĕn hoá) vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó với sự đầu tư và phát triển của các loại hình cơ sở kinh doanh lưu trú đã góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của địa phương ngày càng gia tĕng theo từng nĕm. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nĕm 2017 tổng lượng khách đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tĕng trên 20%. Trong đó tổng lượng khách lưu trú là 2,79 triệu lượt, đạt 105,3 % kế hoạch nĕm, tĕng 11,3 % so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế lưu trú là 363 ngàn lượt, đạt 106,8% kế hoạch nĕm, tĕng 14,7 % so với cùng kỳ. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 1.781 tỷ đồng, đạt 03,8% kế hoạch nĕm, tĕng 11,6 % so cùng kỳ Tính đến nĕm 2018, toàn tỉnh hiện có 1015 cơ sở lưu trú đang hoạt động, trong đó có 459 cơ sở đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và hạng cao cấp với 14.172 phòng bao gồm: 4 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 16 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao [8]. Bên cạnh các yếu tố là thế mạnh của Tỉnh, nguồn nhân lực cũng đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, bởi nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, góp phần mang đến sự hài lòng và trải nghiệm tuyệt vời cho du khách tại điểm đến. Tuy nhiên, thực tế khó khĕn hiện nay của ngành khách sạn nói chung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nguồn nhân lực yếu về kỹ nĕng và ngoại ngữ, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa cao, hạn chế của các đơn vị kinh doanh lưu trú không thể khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Theo báo cáo khảo sát của Sở VH-TT- DL, toàn tỉnh hiện có 9.363 lao động trong ngành du lịch. Trong đó chỉ có 47 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 0,5%; 1.490 người có trình độ đại học, chiếm 15,9%; cao đẳng là 1.214 người, chiếm 13%; trung cấp là 2.616 người chiếm 28%; còn lại 42,6% lao động trong ngành chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, người lao động có tay nghề chuyên môn đến tuổi hưu, trong khi lực lượng kế thừa chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, sự ổn định của đội ngũ lao động trong ngành chưa cao do tình trạng thuyên chuyển, bỏ việc hoặc ra khỏi ngành khá cao hiện nay. 6 Thực trạng trên đòi hỏi các nhà quản trị, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú phải có những giải pháp hiệu quả nhằm gia tĕng sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp, xem nguồn nhân lực là yếu tố sống còn để cạnh tranh và phát triển. Chính vì lẽ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Qua đó, gợi ý những giải pháp và chính sách góp phần phát triển và sử dụng hiệu quả đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1 Trong nước Đề tài nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh (2017) Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với khách sạn 4 sao tại Vũng Tàu” với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn 4 sao tại Vũng Tàu, (2) Đề xuất những hàm ý quản trị để nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn mà họ đang làm việc. Đề tài thu thập dữ liệu khảo sát phục vụ nghiên cứu tại khách sạn chuẩn 4 sao ở Thành phố Vũng Tàu là khách sạn Intourco và khách sạn Grand. Kết quả nghiên cứu định lượng của mô hình hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết đã khẳng định sự trung thành của nhân viên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đó là: (1) Thu nhập, (2) Điều kiện làm việc, (3) Sự phù hợp mục tiêu, (4) Đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố thu nhập có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 4 sao. Đề tài nghiên cứu của Trần Duy Trung (2015) Tác giả nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khách sạn Melia Hà Nội” nhằm đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại khách sạn Melia Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp thu hút nguồn nhân lực khách sạn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại khách sạn Melia Hà Nội bao gồm: (1) Môi trường tác nghiệp, (2) Lãnh đạo, (3) Bản chất công việc, (4) Đào tạo. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nhân (2011) 7 Kết quả của đề tài nghiên cứu luận vĕn cao học Kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại Thành phố Nha Trang” đã góp phần trả lời cho các câu hỏi được đặt ra về lòng trung thành của nhân viên khách sạn: (1) Vì sao nhân viên khách sạn lại thiếu trung thành đối với tổ chức, (2) Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên, (3) Làm thế nào để tuyển dụng được nhân sự có nĕng lực và giữ chân họ được lâu dài. Nghiên cứu khảo sát các nhân viên ở các vị trí khác nhau tại các khách sạn cao cấp như: Sheraton, Sunrise, Michelia, Novotel và Vinpearl. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại Thành phố Nha Trang bao gồm: (1) Mối quan hệ với cấp trên, (2) Thương hiệu tổ chức, (3) Cơ hội đào tạo, (4) Chính sách phúc lợi. 1.2.2 Quốc tế Đề tài nghiên cứu của Marina Laskarin Azie (2017) Đề tài nghiên cứu “Tác động của sự hài lòng nhân viên khách sạn đến sự biểu hiện lòng hiếu khách” đã sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM xác định mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khách sạn và sự biểu hiện lòng hiếu khách của họ, mẫu khảo sát đối với 266 thành viên của Hiệp hội các nhà quản lý khách sạn tại Croatia. Các yếu tố ảnh hưởng gồm: mối quan hệ với nhà quản lý, chương trình đào tào, mối quan hệ với đồng nghiệp và sự hài lòng tổng thể. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Elizabeth Sekyi (2016) Kết quả nghiên cứu của đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong ngành công nghiệp khách sạn tại Tokoradi, Ghana” đã chỉ ra có 06 nhân tố tác động bao gồm: Sự phát triển nghề nghiệp, Quyền lợi và phúc lợi, Môi trường làm việc, Làm việc nhóm, Giao tiếp và đóng góp của người lao động, Mối quan hệ với cấp trên. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua đó đề xuất và gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao sự trung thành của người lao động tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn lao động và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói chung. 8 Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ ba, đề xuất giải pháp và hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên, góp phần phát triển - khai thác – sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu hỏi nghiên cứu 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Những giải pháp nào giúp điểm đến phát triển - khai thác – sử dụng hiệu quả nhằm gia tĕng sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đối tượng khảo sát: những nhân viên đang làm việc tại các cơ sở lưu trú chuẩn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như: The Imperial Hotel, The Grand Hồ Tràm Strip, Pullman Vũng Tàu Hotel. Phạm vi nghiên cứu: ▪ Về không gian: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ▪ Về thời gian: tổng hợp, thu thập và phân tích các số liệu được thực hiện từ tháng 1/2019. Phỏng vấn các lao động toàn thời gian đang làm việc tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo sơ bộ và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, xác định các yếu 9 tố ảnh hưởng và các biến trong mô hình nghiên cứu phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu chính thức. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức thông qua các kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích thống kê mô tả, tương quan, phân tích hồi quy bội dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 20 nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và giá trị phân biệt), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ➢ Về phương diện lý thuyết - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu, động viên, tạo động lực và cơ sở lý thuyết nghiên cứu về sự trung thành của nhân viên. Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 5 sao. - Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến sự trung thành của nhân viên đối với các khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp và hàm ý quản trị nhằm gia tĕng sự trung thành của người lao động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại nơi này. - Đề tài còn là nguồn tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú (khách sạn hay khu nghỉ dưỡng) nhằm góp phần khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai. ➢ Về phương diện thực tiễn - Phân tích những thực trạng tồn tại của việc sử dụng nguồn nhân lực hiện tại của các khách sạn 5 sao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến sự trung thành của nhân viên để đề xuất những giải pháp và hàm ý quản trị phù hợ
Luận văn liên quan