Để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, bên cạnh sự đầu tư của Nhà
nước cho giáo dục, một nguồn lực hết sức quan trọng là sự đầu tư của hộ gia
đình cho con cái, đặc biệt ở bậc đại học. Trong những năm gần đây, tỷ trọng
đầu tư cho giáo dục từ hộ gia đình liên tục tăng và chiếm khoảng ½ tổng chi
cho giáo dục (Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011 của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). Nghiên cứu của UNPA 2012 cho thấy, chi
tiêu cho giáo dục và y tế chiếm từ 30-50% thu nhập của hộ gia đình Việt Nam.
Đặc biệt, trong tương quan so sánh với các nước đang phát triển như Hoa Kỳ,
Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước OECD thì tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
từ dân và các nguồn khác ngoài nhà nước của Việt Nam cao hơn rất nhiều so
với các nước nói trên (tỷ lệ lần lượt là 40%; 26%, 7%, 26%; 41% và 20%)1.
Xét trên góc độ hộ gia đình và cá nhân, giáo dục được xem là sự đầu
tư cho tương lai. Đặc biệt tại Việt Nam, cha mẹ thường có xu hướng huy động
mọi nguồn lực để đầu tư cho việc học của con cái nhằm đảm bảo tương lai tốt
đẹp cho con, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành đánh giá xem quyết định đầu tư của
cha mẹ dành cho giáo dục của con dựa trên những cơ sở nào, các nhân tố nào
tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của cha mẹ. Việc đầu tư đó
có dựa trên bằng chứng về lợi ích của giáo dục, yêu cầu của thị trường lao
động, khả năng của con ? Có khác biệt gì trong quyết định đầu tư này ở các
bậc cha mẹ với trình độ giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập khác nhau. Những
câu hỏi này là thực sự quan trọng khi đánh giá việc đầu tư có mang lại hiệu quả
hay không?
53 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ Đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Việt Thảo
Hà Nội, 3/2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ....................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................... 2
2.1. Ngoài nước ............................................................................................................. 2
2.2. Trong nước ............................................................................................................. 5
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài .................................................................... 8
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 8
6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm 3
chương: ......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ GIÁO DỤC .......... 9
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm giáo dục và đầu tư ............................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm đầu tư giáo dục ................................................................................ 10
1.1.3. Khái niệm chi tiêu giáo dục .............................................................................. 11
1.1.4. Các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục ............................................................ 11
1.2. Lý thuyết về đầu tư giáo dục................................................................................ 12
1.2.1. Lý thuyết vốn nhân lực ..................................................................................... 12
1.2.2. Lý thuyết đầu tư vốn nhân lực .......................................................................... 14
1.3. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục ở một số quốc gia ................................................. 15
1.3.1. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục đại học ở Hàn Quốc ...................................... 15
1.3.2. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục đại học ở Nhật Bản ....................................... 16
1.3.3. Kinh nghiệm về định hướng giáo dục ở Hoa Kỳ .............................................. 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ....................................................... 19
2.1. Tình hình phát triển giáo dục ở Việt Nam ........................................................... 19
2.1.1. Tình hình phát triển giáo dục nói chung ở Việt Nam ....................................... 19
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục đại học nói riêng ................................................ 20
2.2. Tình hình đầu tư giáo dục đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam ................. 22
2.2.1. Lượng hóa đầu tư giáo dục đại học trong các hộ gia đình theo số liệu điều tra
mức sống hộ gia đình VHLSS .................................................................................... 22
2.2.2. Xác định các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục trong các hộ gia đình ở Việt
Nam ............................................................................................................................. 24
2.3. Phân tích các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học
trong các hộ gia đình ở Việt Nam ............................................................................... 31
2.3.1. Mối quan hệ về các yếu tố kinh tế với quyết định đầu tư giáo dục đại học . 32
2.3.2. Các đặc điểm của hộ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia
đình. ............................................................................................................................ 35
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 43
3.1. Một số kết luận rút ra từ phân tích ở chương 2 .................................................... 43
3.2. Khuyến nghị chính sách ...................................................................................... 43
3.2.1. Hoàn thiện đổi mới chính sách đầu tư giáo dục đại học. .................................. 43
3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học về
nhu cầu đào tạo của thị trường .................................................................................... 45
3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề đầu tư giáo dục đại học hiệu
quả, hợp lý. .................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCN : Trung học chuyên nghiệp
THCS : Trung học sơ sở
THPT : Trung học phổ thông
USD : Đô la Mỹ
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Số lượng các cơ sở cung ứng giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo
dục đào tạo Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ............................................................... 20
Bảng 2.2: Thay đổi về tỷ lệ giảng viên/sinh viên giữa đơn vị công lập và ngoài
công lập ở hệ cao đẳng và đại học 2007-2015 ............................................................ 21
Bảng 2. 3. Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp, 2009 ................................................ 22
Bảng 2.4: Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình 2010 và 2014 ........................................ 23
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân theo giờ theo trình độ giáo dục (Nghìn
đồng/người/giờ) theo giá so sánh ................................................................................ 26
Bảng 2.6: Thu nhập bình quân của người lao động theo trình độ và ngành năm
2010 (nghìn đồng/người/giờ) theo giá so sánh ........................................................... 27
Bảng 2.7: Khác biệt lợi tức giáo dục theo trình độ giáo dục, 2002- 2010 (Biến phụ
thuộc là biến logarithm của thu nhập) ........................................................................ 28
Bảng 2.8: Cơ cấu việc làm theo trình độ giáo dục, 2002-2010 (%) ........................... 30
Bảng 2.9: Mức lợi tức giáo dục theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) ................... 31
Bảng 2.10: Một số đặc điểm của mẫu điều tra............................................................ 32
Bảng 2.11: Mức chi và Tỷ lệ chi giáo dục theo khu vực cư trú ................................. 33
Bảng 2.12: Cơ cấu hộ theo tỷ lệ chi giáo dục và mức chi giáo dục bình quân ........... 34
Bảng 2.13: Mức chi giáo dục bình quân theo số con đang đi học .............................. 35
Bảng 2.14: Mức chi giáo dục bình quân theo cấp học của con .................................. 36
Bảng 2.15: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng việc làm và nghề nghiệp
của bố/mẹ .................................................................................................................... 38
Bảng 2.16: Mức chi giáo dục bình quân theo trình độ giáo dục của bố/mẹ ............... 38
Hình 2.1: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng làm việc của bố mẹ theo khu
vực cư trú (Triệu đồng/con/tháng) .............................................................................. 37
Hình 2.2: Cơ cấu hộ theo các bậc học dự kiến cho con theo học (%) ........................ 39
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, bên cạnh sự đầu tư của Nhà
nước cho giáo dục, một nguồn lực hết sức quan trọng là sự đầu tư của hộ gia
đình cho con cái, đặc biệt ở bậc đại học. Trong những năm gần đây, tỷ trọng
đầu tư cho giáo dục từ hộ gia đình liên tục tăng và chiếm khoảng ½ tổng chi
cho giáo dục (Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011 của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). Nghiên cứu của UNPA 2012 cho thấy, chi
tiêu cho giáo dục và y tế chiếm từ 30-50% thu nhập của hộ gia đình Việt Nam.
Đặc biệt, trong tương quan so sánh với các nước đang phát triển như Hoa Kỳ,
Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước OECD thì tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
từ dân và các nguồn khác ngoài nhà nước của Việt Nam cao hơn rất nhiều so
với các nước nói trên (tỷ lệ lần lượt là 40%; 26%, 7%, 26%; 41% và 20%)1.
Xét trên góc độ hộ gia đình và cá nhân, giáo dục được xem là sự đầu
tư cho tương lai. Đặc biệt tại Việt Nam, cha mẹ thường có xu hướng huy động
mọi nguồn lực để đầu tư cho việc học của con cái nhằm đảm bảo tương lai tốt
đẹp cho con, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành đánh giá xem quyết định đầu tư của
cha mẹ dành cho giáo dục của con dựa trên những cơ sở nào, các nhân tố nào
tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của cha mẹ. Việc đầu tư đó
có dựa trên bằng chứng về lợi ích của giáo dục, yêu cầu của thị trường lao
động, khả năng của con? Có khác biệt gì trong quyết định đầu tư này ở các
bậc cha mẹ với trình độ giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập khác nhau. Những
câu hỏi này là thực sự quan trọng khi đánh giá việc đầu tư có mang lại hiệu quả
hay không? Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hiện nay ở Việt Nam, tình trạng
“thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra khi hàng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao
đẳng, đại học thất nghiệp cao hoặc làm việc không đúng ngành nghề, cũng như
1 Vũ Quang Việt, 2006
2
sự phát triển không có kiểm soát của hệ thống các trường cao đẳng và đại học,
thì các quyết định đầu tư giáo dục đại học là rất quan trọng cả ở việc phát triển
của mỗi cá nhân cũng như là phát triển thị trường giáo dục hướng tới sự phát
triển nhân lực cho đất nước. Do vậy, đề tài khoa học “Nghiên cứu các yếu tố
tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia
đình ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao
hiệu quả đầu tư xã hội cũng như đầu tư của cá nhân cho việc học tập hiện nay
ở Việt Nam. Đối với các trường đại học và viện nghiên cứu, đề tài sẽ là một tài
liệu tham khảo hữu ích, bổ sung thêm vào giáo trình giảng dạy các môn kinh tế
học vi mô liên quan tới các hành vi của cá nhân, kinh tế công liên quan tới các
quyết định đầu tư phát triển chính sách.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
2.1. Ngoài nước
Trong cuốn sách đạt giải Nobel của nhà kinh tế Gary S. Becker
“Human capital: Theorical and empirical analysis, with special reference
to education” (Chicago, IL, University of Chicago Press, 1994) , người đầu
tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu vốn nhân lực hiện đại từ những năm 60
của thế kỷ XX đã khẳng định giáo dục là một trong những hoạt động làm tăng
năng suất của mỗi cá nhân đòi hỏi những chi phí trực tiếp cho giáo dục (học
phí, sách vở, và nhà cửa) và những thu nhập bị bỏ qua trong quá trình học tập.
Theo Gary S.Becker, cha mẹ sẽ đầu tư giáo dục cho con cái khi họ sẵn sàng bỏ
qua tiêu dùng của bản thân và dành phần tài chính đó cho việc học của con cái
và về bản chất đầu tư này sẽ được tính toán về mặt kinh tế cho bản thân cá
nhân đứa trẻ đó và lợi ích xã hội cho đứa trẻ. Ở từng gia đình, có rất nhiều các
yếu tố tác động tới mức đầu tư giáo dục, bao gồm địa vị kinh tế xã hội của gia
đình (ví dụ như thu nhập của hộ và trình độ giáo dục của cha mẹ), khả năng
của đứa trẻ trong theo đuổi việc học và lợi ích kinh tế và xã hội đạt được.
Nghiên cứu này của Gary S.Becker đã đạt nền móng cho những nghiên cứu về
3
mối quan hệ giữa đầu tư giáo dục với thu nhập và các yếu tố khác của các nhà
nghiên cứu sau này cũng như việc tính toán lợi tức giáo dục của Jacob Mincer.
Trong cuốn “Schooling, Experience, and Earnings” của Jacob
A.Mincer xuất bản năm 1974, giới thiệu về phân phối và cấu trúc thu nhập của
người lao động từ việc đầu tư vốn nhân lực. Khái niệm cơ bản được giới thiệu ở
đây là hàm thu nhập với 02 phân phối cơ bản là thu nhập và đầu tư vốn nhân
lực. Cuốn sách gồm phần: Phần 1 là những phân tích lý thuyết về mối quan hệ
giữa đầu tư vốn nhân lực và thu nhập. Phần này gồm 02 chương: Chương 1
phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vốn nhân lực và thu nhập ở cấp độ cá nhân từ
đó hình thành hàm thu nhập cá nhân. Chương 2 mở rộng phân tích chéo giữa các
cá nhân về mức phân phối thu nhập giữa các cá nhân có sự khác biệt trong đầu
tư vốn nhân lực với kinh nghiệm việc làm của họ sau khi tốt nghiệp. Phần 2 của
cuốn sách là những phân tích thực chứng về thu nhập của các cá nhân theo dân
tộc, khu vực sinh sống và những người không theo đuổi việc học theo tổng mẫu
của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1960 ở Mỹ. Phần này gồm 05 chương trong
đó chương 3 áp dụng mô hình số năm đi học “schooling model” để giới hạn việc
đầu tư vốn nhân lực và có thể lượng hóa được mức đầu tư vốn nhân lực. Jacob
A.Mincer đã đặt nền móng cho việc lượng hóa mức đầu tư vốn nhân lực thông
qua việc lượng hóa số năm đi học nhằm tính toán mức đầu tư và lợi tức giáo dục
từ việc đầu tư vốn nhân lực mang lại
Trong cuốn sách “Modern Labor Economics: Theory and Public
policy” của Ronald G.Ehrenberg và Robert S.Smith (2003) dựa trên lý
thuyết về đầu tư vốn nhân lực giải thích các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục
là yếu tố làm tăng vốn nhân lực. Quyết định đầu tư cho giáo dục và đào tạo của
người lao động hiện tại được thực hiện do thu nhập kỳ vọng trong tương lai
mang lại. Cuốn sách cũng phân tích cầu về giáo dục đại học ở Mỹ từ thập niên
70 đến thập niên 90. Số liệu cho thấy, mức lương trung bình của công nhân
làm việc toàn thời gian tăng cùng với trình độ giáo dục của họ. Tuổi và thu
nhập của người lao động có xu hướng khác biệt, theo đó, thu nhập theo trình
4
độ giáo dục của người lao động khác nhau, cụ thể là càng về sau càng tăng so
với lúc đầu quyết định đầu tư học đại học.
Nghiên cứu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S Bureau of
Labor Statistic) về “Invesment in higher education by race and
ethnicity” tháng 3/2014 sử dụng số liệu vi mô điều tra chi tiêu tiêu dùng ở
Hoa Kỳ tính toán các khoản chi tiêu cho giáo dục theo chủng tộc và sắc tộc.
Kết quả cho thấy sự khác biệt trong đầu tư phát sinh theo 02 yếu tố (1) là sự
khác biệt trong việc học đại học và (2) các giả thuyết về cho tiêu giáo dục.
Khi các gia đình quyết định đầu tư cho con cái theo học đại học, hầu như
không có sự khác biệt về mức chi tiêu giữa các nhóm chủng tộc và sắc tộc.
Như vậy, việc đầu tư giáo dục cho con cái có sự giốn nhau ở tất cả các chủng
tộc, từ người phương Tây đến người phương Đông, chỉ có phương thức và
cách thức đầu tư là có sự khác biệt.
Nghiên cứu “Assests, parental expectation and invovlment, and
children’s educational performance” của Min Zhan, 2006 sử dụng số liệu
Điều tra quốc gia về những người trẻ (NLSY79) cho thấy sau khi kiểm soát
các biến thu nhập của gia đình và các điểm khác của bố mẹ thì quan điểm phát
triển, kỳ vọng của cha mẹ, địa vị gia đình là các nhân tố quyết định đầu tư cho
giáo dục của cha mẹ với con cái.
Nghiên cứu “Parental educational expectation by race/ethnicity and
socioeconomic status” của Youngmi Kim, Michael Sherraden và Margaret
Clancy (2012) kiểm định kỳ vọng giáo dục ở những bà mẹ mới sinh con sử
dụng mẫu đại diện quốc gia. Sử dụng hồi quy logistic cho toàn bộ mẫu và cho
từng nhóm chủng tộ để điều tra kỳ vọng giáo dục của cha mẹ theo chủng tộc và
theo người Mỹ gốc La tinh (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Kết quả cho thấy,
những người Mỹ da trắng không phải gốc La tinh kỳ vọng nhiều vào giáo dục
bậc cao với con cái mình so với những gia đình Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Ấn và
người Mỹ gốc Latinh. Tuy nhiên, khi kiểm soát các yếu tố về địa lý và kinh tế,
xã hội thì sự khác biệt về chủng tộc này không còn nữa. Về yếu tố kinh tế, tài
5
sản và mức bao phủ bảo hiểm y tế có ý nghĩa tích cực với kỳ vọng giáo dục
của cha mẹ.
2.2. Trong nước
Hiện các nghiên cứu trong nước về các yếu tố tác động tới quyết định
đầu tư giáo dục bậc đại học cho con cái ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu mới
được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học cũng như mới chỉ tập
trung ở mức giáo dục chung hoặc giáo dục phổ thông. Một số các nghiên cứu
mới chỉ dừng ở từng địa phương, vùng miền, chưa có tính tổng thể.
Về phạm vi nghiên cứu: Đa số các nghiên cứu đã có chủ yếu sử dụng số
liệu sơ cấp và thứ cấp từ các cuộc điều tra sẵn có của Tổng cục Thống kê, do
vậy phạm vi nghiên cứu được lựa chọn chủ yếu theo khu vực phân tổ của Tổng
cục Thống kê (Hà, Tùng, 2014; Long, 2014; Dũng, Thông, 2014). Bên cạnh
đó, đã có một số nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa
phương có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc một số địa phương cụ thể để tiến
hành phân tích (Trà, 2007; Actionaid, 2010; Hoa và cộng sự, 2014; Hùng,
2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu được tiến hành khảo sát với quy mô mẫu
nhỏ, lựa chọn địa điểm đặc thù do vậy không đảm bảo được tính suy rộng của
nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu tư liệu, nghiên cứu
định tính, nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả là những phương pháp
nghiên cứu phổ biến được các tác giả sử dụng trong các phân tích của mình.
Việc sử dụng một số mô hình định lượng phân tích còn khá ít, tuy nhiên trong
thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã dần tiếp cận với hướng phân tích sử
dụng các mô hình định lượng như là công cụ để kiểm định cho các kết quả
nghiên cứu. Mô hình Tobit - phương pháp hồi quy kiểm duyệt được sử dụng để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân (Dũng,
Thông, 2014).
Về nội dung nghiên cứu: Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các nội
dung sau:
6
(1) Thực trạng đầu tư giáo dục của bố mẹ cho con cái trong các hộ gia
đình ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 cho thấy mỗi hộ
gia đình bình quân hàng năm dành khoảng 6% trong tổng chi tiêu đời sống
của hộ gia đình cho giáo dục và đào tạo (Hoa và cộng sự, 2014). Nghiên cứu
về chi phí không chính thức của hộ gia đình trong giáo dục tại Việt Nam (Cơ
quan Phát triển Bỉ, IRC, 2011) chỉ ra nếu một hộ có hai học sinh theo học cấp
cơ sở, thì tổng chi phí dành cho giáo dục trung bình chiếm 30% tổng thu nhập
của hộ. Ngoài ra, Đặng Hải Anh (2007) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng lớn của
chi phí học thêm đến tổng chi tiêu trong gia đình và ngày càng tăng cao ở các
cấp cao hơn.
Sự biến đổi trong nhận thức của người dân không chỉ ở chỗ đầu tư nhiều
hơn về chi phí cho học tập của con cái mà bên cạnh đó họ đã bỏ ra nhiều thời
gian cũng như công sức hơn để chăm lo, đôn đốc, kiểm soát, định hướng việc
học của con cái (Trà, 2007). Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn dành nhiều thời gian
cho việc học tập của con cái, tuy nhiên, do điều kiện gia đình, khác biệt về
trình độ của bố mẹ, văn hóa, vùng miền cho nên sự đầu tư về mặt tinh thần cho
giáo dục của con cái của các hộ gia đình cũng có sự khác biệt (mức độ đầu tư ở
thành thị cao hơn vùng nông thôn, những gia đình có điều kiện tốt hơn, cha mẹ
có trình độ học vấn cao có mức đầu tư cũng cao hơn).
(2) Các yếu tố tác động t