Đề tài Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam

Đối với các công ty đa quốc gia: chi nhánh đặt tại nước nào được xem là người cưtrú của nước đó - Đối với các định chếtài chính, thương mại quốc tế: các tổchức này là người không cưtrú của mọi quốc gia, ngay cảquốc gia nó đặt trụsở. Việc ghi nhận các giao dịch được thực hiện qua bút toán kép, mỗi giao dịch được ghi vào sổhai lần trên tưcách là một tài khoản có và một tài khoản nợ. Trên tổng thể, tổng các khoản có và tổng các khoản nợsẽbằng nhau đối với một cán cân thanh toán của một quốc gia, tuy nhiên đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh toán có thểcó vịthếthâm hụt hay thặng dư.

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN VỐN................................................................................................ 3 1. Cán cân thanh toán (The Balance of Payments – viết tắt là BOP hay BP):.......................................... 3 2. Nội dung của cán cân thanh toán: ........................................................................................................ 4 2.1 Cán cân vãng lai - Current Account (CA): được chia thành 4 bộ phận sau: ................................... 4 2.1.1 Cán cân thương mại - Trade Balance (TB): ..................................................................................... 4 2.1.2 Cán cân dịch vụ - Services (SE): ....................................................................................................... 4 2.1.3 Cán cân thu nhập - Incomes (IC), ..................................................................................................... 4 2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Current Transfers (Tr.), ................................................ 5 2.2 Cán cân vốn (Capital Balance - K): ................................................................................................. 5 2.3 Cán cân dự trữ chính thức (Reserve Account): ................................................................................ 6 2.4 Sai số thống kê: ................................................................................................................................ 6 2.5 Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB).............................................................................................. 6 2.6 Cán cân thanh toán chính thức (Official Settlement Balance) ......................................................... 6 3. Ý nghĩa kinh tế: ..................................................................................................................................... 6 3.1 Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn cân bằng:.......................................................................... 7 3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản.............................................................................................. 9 3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể............................................................................................ 9 4. Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2010........................................................... 10 CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ............................................................................ 13 1. Khái niệm về FDI ................................................................................................................................ 13 2. Nội dung:............................................................................................................................................. 13 2.2.1. Phân theo bản chất đầu tư: ............................................................................................................ 14 2.2.1.1. Đầu tư phương tiện hoạt động:.................................................................................................. 14 2.2.1.2. Mua lại và sáp nhập: ................................................................................................................. 14 2.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn:........................................................................................................ 14 2.2.2.1. Vốn chứng khoán: ...................................................................................................................... 14 2.2.2.2. Vốn tái đầu tư: ........................................................................................................................... 15 2.2.2.3. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ : .................................................................................. 15 2.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư :............................................................................................... 15 2.2.3.1. Vốn tìm kiếm tài nguyên : .......................................................................................................... 15 2.2.3.2. Vốn tìm kiếm hiệu quả: .............................................................................................................. 15 2.2.3.3. Vốn tìm kiếm thị trường:............................................................................................................ 15 2.3.1 Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư ............................................................................................ 16 2.3.2 Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư ................................................................................... 16 2.3.2.1 Các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm:..................................... 17 2.3.2.2 Các biện pháp hạn chế đầu tư ................................................................................................... 17 2.3.3 Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư................................................................................. 17 2.3.4 Các nhân tố của môi trường quốc tế .............................................................................................. 19 3. Vai trò của FDI: .................................................................................................................................. 19 4. Thực trạng FDI ở Việt Nam ............................................................................................................... 20 4.2.1 Ưu điểm của FDI:........................................................................................................................... 24 4.2.2 Nhược điểm của FDI: ..................................................................................................................... 25 4.3.1 Những khó khăn trước mắt ............................................................................................................. 27 4.3.2 Cơ hội cho Việt Nam: ..................................................................................................................... 28 4.3.3 Các khả năng tăng trưởng .............................................................................................................. 28 5. Giải pháp............................................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 3: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP (FPI) ......................................................................................................... 32 1. Khái niệm:........................................................................................................................................... 32 2. Nội dung FPI:...................................................................................................................................... 32 2.1 Các tác động của FPI:.................................................................................................................... 32 2.1.1 Những tác động tích cực: ............................................................................................................... 32 Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 2 2.1.2 Một số tác động tiêu cực: ............................................................................................................... 34 2.2 Tính chất của FPI:.......................................................................................................................... 36 2.3 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài: ................................................................................... 37 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI................................................................................... 38 3. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam:...................................................................... 39 4. Vai trò FPI đối với Việt Nam............................................................................................................... 43 5. Các giải pháp nhằm thu hút FPI ở Việt Nam:..................................................................................... 44 5.1 Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới: ........................................................... 44 5.2 Những ưu thế và trở ngại trong việc tăng cường thu hút FPI vào Việt Nam: ................................ 45 6. Kết luận ............................................................................................................................................... 50 CHƯƠNG 4: NGUỒN VỐN ODA...................................................................................................................... 52 1. Nguồn gốc ra đời của ODA................................................................................................................. 52 2. Khái niệm ODA ................................................................................................................................... 53 3. Đặc điểm của ODA.............................................................................................................................. 53 4. Vai trò của vốn ODA với đầu tư phát triển ở Việt Nam: ..................................................................... 56 4.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam............................................................. 56 4.2 Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam ...................................................... 56 4.3 Những xu hướng mới của ODA trên thế giới.................................................................................. 59 5. Thực trạng huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA ........................................................................... 60 5.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG ODA...................................................................................................... 60 5.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA ............................................................................. 64 5.3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ODA VÀ BÀI HỌC RÚT RA. ........................................................................................................................ 67 6. Một số giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng ODA. ..................................................................... 69 6.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG....................................................................................................... 70 6.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA..................................................... 73 7. Kết luận ............................................................................................................................................... 76 CHƯƠNG 5: VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI ........................................................................................ 78 1. Khái niệm:........................................................................................................................................... 78 2. Thực trạng vay thương mại của Việt Nam........................................................................................... 79 CHƯƠNG 6: VAY NGÂN HÀNG ...................................................................................................................... 81 1. Khái niệm:........................................................................................................................................... 81 2. Đặc điểm của vay ngân hàng nước ngoài: .......................................................................................... 81 3. Vai trò của vay ngân hàng: ................................................................................................................. 81 4. Thực trạng vay ngân hàng nước ngoài của Việt Nam:........................................................................ 81 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................... 92 Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 3 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN VỐN 1. Cán cân thanh toán (The Balance of Payments – viết tắt là BOP hay BP): Khái niệm: Cán cân thanh toán là bảng kết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với các nước khác trong một thời kỳ nhất định. Hay, cán cân thanh toán quốc tế là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người có cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. (Nghị định 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về Quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam) Người cư trú Người không cư trú Các tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự…, được thành lập hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam Các tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự…, được thành lập hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam Các tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự… Việt Nam, được thành lập hoạt động, kinh doanh ở nước ngoài Các tổ chức tín dụng Việt Nam và nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam Các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và kinh doanh ở nước ngoài Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế, tín dụng Việt Nam hoạt động tại nước ngoài Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế, tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, bao gồm những người làm việc cho tổ chức này và những người đi theo Các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm những người làm việc cho tổ chức này và những người đi theo Công dân Việt Nam ở Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài dưới 12 tháng Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài > = 12 tháng Công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam > = 12 tháng Công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam < 12 tháng Công dân Việt Nam du học, du lịch, chữa bệnh, thăm viếng ở nước ngoài không kể thời hạn Công dân nước ngoài đến Việt Nam du học, du lịch, chữa bệnh, thăm viếng ở nước ngoài không kể thời hạn Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 4 Lưu ý: - Đối với các công ty đa quốc gia: chi nhánh đặt tại nước nào được xem là người cư trú của nước đó - Đối với các định chế tài chính, thương mại quốc tế: các tổ chức này là người không cư trú của mọi quốc gia, ngay cả quốc gia nó đặt trụ sở. Việc ghi nhận các giao dịch được thực hiện qua bút toán kép, mỗi giao dịch được ghi vào sổ hai lần trên tư cách là một tài khoản có và một tài khoản nợ. Trên tổng thể, tổng các khoản có và tổng các khoản nợ sẽ bằng nhau đối với một cán cân thanh toán của một quốc gia, tuy nhiên đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh toán có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư. 2. Nội dung của cán cân thanh toán: 2.1 Cán cân vãng lai - Current Account (CA): được chia thành 4 bộ phận sau: 2.1.1 Cán cân thương mại - Trade Balance (TB): phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩu thấp hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thâm hụt. 2.1.2 Cán cân dịch vụ - Services (SE): bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú với người không cư trú. 2.1.3 Cán cân thu nhập - Incomes (IC), bao gồm: Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 5 Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú. 2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Current Transfers (Tr.), bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại giữa người không cư trú với người cư trú. 2.2 Cán cân vốn (Capital Balance - K): là toàn bộ các chi tiêu về giao dịch vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo qui định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ. Hay, cán cân vốn phản ảnh việc mua bán tài sản tài chính của một quốc gia với các nước khác. Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia, được chia theo khu vực tư nhân – khu vực nhà nước hoặc chia thành đầu tư trực tiếp – đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. Về lý thuyết, khi mức độ kiểm soát công ty nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trở lên thì được xem là đầu tư trực tiếp trong khi thực tế các quốc gia đều coi các khoản đầu tư nước ngoài chiếm từ 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ kiểm soát công ty nước ngoài. Vốn dài hạn khác bao gồm chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân. Cán cân vốn ngắn hạn: luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia cũng được chia theo khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cán cân vốn ngắn hạn Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 6 chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối. Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá. 2.3 Cán cân dự trữ chính thức (Reserve Account): để đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong thanh toán quốc tế, các chính phủ luôn duy trì một khối lượng tài sản dự trữ quốc tế chính thức như: vàng, ngoại hối, quyền rút vốn đặc biệt, vay IMF.. .Tài sản dự trữ chính thức thường được xác định theo tuần nhập khẩu 2.4 Sai số thống kê: Nguyên nhân có sai số thống kê: - Không thể tập hợp, thống kê hết giao dịch kinh tế của quốc gia trong 1 thời kỳ - Số liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau. - Một số giao dịch rất khó xác định giá trị thực. - Trốn thuế và gian lận thương mại. 2.5 Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn. 2.6 Cán cân thanh toán chính thức (Official Settlement Balance) hay Cán cân tổng thể (Overall Baland - OB) Cán cân thanh toán chính thức (Official Settlement Balance) hay Cán cân tổng thể (Overall Baland - OB) = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê 3.
Luận văn liên quan