Đề tài Nghiên cứu chọn lọc các giống macadamia thích hợp với điều kiện vùng tây nguyên và khảnăng phát triển cây macadamia bằng phương thức trồng xen

Hiện nay vấn đềxác định cơcấu cây trồng trong nông lâm nghiệp là vấn đềnan giải đối với nhiều địa phương trong cảnước. Đặc biệt Tây Nguyên chúng ta việc độc canh cây cà phê là biện pháp canh tác thiếu tính lâu bền, không có giá trịvềmặt bảo vệ môi trường và đầu tưchăm sóc quá lớn. Nhưvậy vấn đề đặt ra ở đây là tìm kiếm loại cây trồng mới có giá trịkinh tếcao, dễchăm sóc, phù hợp với điều kiện kinh tếcủa người dân vào trồng xen trong vườn cà phê hoặc trồng thay thếcác diện tích cà phê kém hiệu quả đểtăng thu nhập trên đơn vịdiện tích và góp phần bảo vệmôi trường sinh thái. Cây macadamia là cây có giá trịkinh tếcao. Theo các tài liệu trồng macadamia trên thếgiới: Giá 1kg hạt thô biến động từ1,5 đến 2,0 USD, năng suất trong thời kỳ kinh doanh (năm thứ8 trở đi) có thể đạt 3 tấn hạt thô/ha và giá trịthu được từ4.500 đến 6.000 USD/ha. So với các cây công nghiệp khác nhưcà phê, hồtiêu thì thu nhập từ cây macadamia cũng không thua kém thậm chí còn hơn. Hạt macadamia là loại hạt có hương vịthơm ngon nhất và mắc nhất trong tất cả các loại hạt để ăn, được sửdụng nhiều trong ngành chếbiến thực phẩm. Đặc biệt hạt macadamia có thành phần axít béo không no cao, không chứa cholesterol và chứa nhiều chất chống oxy hoá nên là loại hạt để ăn tốt nhất cho con người nhất là những người có bệnh tim mạch. Macadamia là cây nhiệt đới thường xanh, lá dày, chịu hạn tốt. Trong điều kiện trồng trọt không tưới nước cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Đây là lợi thếrất lớn đểphát triển ởcác vùng địa hình cao và các vùng đất trồng cà phê không đủ khảnăng nước tưới trong mùa khô. Cây macadamia có biên độsinh thái rộng: yêu cầu độcao so với mặt biển từ300-700m, nhiệt độtốt nhất đểcây sinh trưởng và phát triển là từ20-25 0 C, lượng mưa hàng năm trên 1.200 mm và phân bố đều là thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây macadamia. Đối chiếu yêu cầu sinh thái của cây macadamia với điều kiện tựnhiên một số vùng của Tây nguyên cũng nhưgiá trịthương mại của nó, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu phát triển cây macadamia tại Tây Nguyên là bước đi đúng đểgóp phần chuyển dịch cơcấu cây trồng ởTây Nguyên

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu chọn lọc các giống macadamia thích hợp với điều kiện vùng tây nguyên và khảnăng phát triển cây macadamia bằng phương thức trồng xen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC CÁC GIỐNG MACADAMIA THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MACADAMIA BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỒNG XEN NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC CÁC GIỐNG MACADAMIA THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MACADAMIA BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỒNG XEN ThS. Trần Vinh KS. Đặng Thị Thùy Thảo Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 1. MỞ ĐẦU Hiện nay vấn đề xác định cơ cấu cây trồng trong nông lâm nghiệp là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt Tây Nguyên chúng ta việc độc canh cây cà phê là biện pháp canh tác thiếu tính lâu bền, không có giá trị về mặt bảo vệ môi trường và đầu tư chăm sóc quá lớn. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là tìm kiếm loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân vào trồng xen trong vườn cà phê hoặc trồng thay thế các diện tích cà phê kém hiệu quả để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Cây macadamia là cây có giá trị kinh tế cao. Theo các tài liệu trồng macadamia trên thế giới: Giá 1kg hạt thô biến động từ 1,5 đến 2,0 USD, năng suất trong thời kỳ kinh doanh (năm thứ 8 trở đi) có thể đạt 3 tấn hạt thô/ha và giá trị thu được từ 4.500 đến 6.000 USD/ha. So với các cây công nghiệp khác như cà phê, hồ tiêu thì thu nhập từ cây macadamia cũng không thua kém thậm chí còn hơn. Hạt macadamia là loại hạt có hương vị thơm ngon nhất và mắc nhất trong tất cả các loại hạt để ăn, được sử dụng nhiều trong ngành chế biến thực phẩm. Đặc biệt hạt macadamia có thành phần axít béo không no cao, không chứa cholesterol và chứa nhiều chất chống oxy hoá nên là loại hạt để ăn tốt nhất cho con người nhất là những người có bệnh tim mạch. Macadamia là cây nhiệt đới thường xanh, lá dày, chịu hạn tốt. Trong điều kiện trồng trọt không tưới nước cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển ở các vùng địa hình cao và các vùng đất trồng cà phê không đủ khả năng nước tưới trong mùa khô. Cây macadamia có biên độ sinh thái rộng: yêu cầu độ cao so với mặt biển từ 300-700m, nhiệt độ tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển là từ 20-250C, lượng mưa hàng năm trên 1.200 mm và phân bố đều là thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây macadamia. Đối chiếu yêu cầu sinh thái của cây macadamia với điều kiện tự nhiên một số vùng của Tây nguyên cũng như giá trị thương mại của nó, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu phát triển cây macadamia tại Tây Nguyên là bước đi đúng để góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên. 1 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Xác định được một số giống macadamia có triển vọng trong vườn tập đoàn để tiến hành khảo nghiệm trên các vùng sinh thái ở Tây Nguyên Xác định được khả năng sinh trưởng và phát triển của cây macadamia trong các phương thức trồng xen và trồng thuần. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu chọn lọc các giống macadamia trong vườn tập đoàn. - Nghiên cứu các phương thức trồng xen macadamia. - Nghiên cứu trồng thuần macadamia bằng cây thực sinh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu chọn lọc các giống macadamia trong vườn tập đoàn Từ năm 2002-2009 Viện KHKT NLN Tây Nguyên nhập nội 5 giống có nguồn gốc từ Trung Quốc (H2, 508, OC, 814, 344), 6 giống có nguồn gốc từ Thái Lan (H2, 508, 246, 344, 741, 660), 8 giống có nguồn gốc từ Úc trồng tại Viện với diện tích 1,5 ha, mật độ 400 cây/ha để tiến hành nghiên cứu. Các chỉ tiêu chọn lọc chính là năng suất, chất lượng hạt và khả năng sinh trưởng. 3.1.1. Tập đoàn giống macadamia có nguồn gốc từ Trung Quốc Bảng 1: Sinh trưởng của các giống macadamia Tên ĐK gốc (cm) ĐK tán (cm) Cao cây (cm) giống TB CV% TB CV% TB CV% H2 14,9 10,2 447 7,8 547 6,9 508 15,7 14 444 11,5 550 10,3 OC 13,3 8,8 349 14,3 425 18,9 814 12,7 13,4 348 18,9 518 8,4 344 13,1 17,9 384 21,9 500 6,1 TB 13,9 12,8 394,4 14,8 416,3 10,1 Sau 6 năm trồng các giống macadamia trồng tại Viện sinh trưởng khá tốt: đường kính gốc của các giống biến động từ 12,7 đến 15,7 cm; đường kính tán biến động từ 348 đến 447 cm; chiều cao cây biến động từ 425 đến 547 cm. Trong đó nhận thấy giống H2 và 508 sinh trưởng tốt hơn so với các giống còn lại, giống OC sinh trưởng 2 thấp nhất. Nhìn chung các giống đều có mức độ sinh trưởng chiều cao cây lớn hơn so với đường kính tán. Bảng 2 : Đặc điểm ra hoa của các giống macadamia Tên giống Tỷ lệ cây Số gié Độ dài Số Mức độ Phân bố ra hoa hoa/cành gié hoa hoa/gié ra hoa hoa/cây (%) (cm) (%) H2 100 8 22,7 284 60 Đều tán 508 100 14 15,8 238 70 Đều tán OC 100 12 16,8 182 60 Trong tán 344 100 6 15,2 182 30 Đều tán 814 100 4 14,8 176 25 Đều tán Sau 6 năm trồng cho thấy tất cả các giống đều ra hoa. Tỷ lệ cây ra hoa của các giống đạt 100%. Số gié hoa/cành của các giống biến động từ 4 đến 14 gié, giống 508 và OC có số gié hoa/cành nhiều hơn so với các giống H2, 344 và 814. Độ dài gié hoa cũng thay đổi theo giống, giống H2 có độ dài gié hoa lớn nhất (22 cm), các giống còn lại độ dài gié hoa chỉ từ 14 đến 16 cm. Số hoa/gié của các giống biến thiên từ 182 đến 284 hoa, trong đó giống H2 có số hoa/gié cao nhất (284 hoa), tiếp đến là giống 508 (238 hoa), 3 giống còn lại là OC, 344 và 814 có số hoa/gié chỉ từ 176 - 182 hoa. Mức độ ra hoa của các giống biến thiên từ 25 đến 70%, giống H2, 508 và OC mức độ ra hoa tương đối như nhau (60 – 70%), giống 344 và 814 mức độ ra hoa chỉ từ 25 – 30%. Giống H2, 344, 814 và 508 có số gié hoa phân bố đều trên cây, trong khi đó giống OC gié hoa chỉ phân bố ở trong tán cây. Bảng 3: Đặc điểm về quả của các giống macadamia Số quả Màu sắc quả Trọng lượng 100 Tên giống Hình dạng quả đậu/gié chín hạt (g) H2 7 Tròn Xanh 700 508 2 Tròn Xanh 660 OC 4 Tròn, có núm quả Xanh 915 344 4 Tròn Xanh 750 814 3 Tròn Xanh 700 Sau 6 năm trồng tất cả các giống đều ra hoa kết quả. Tuy nhiên khả năng đậu quả và trọng lượng quả của các giống bước đầu cho thấy có sự khác nhau. Giống H2 có 3 số quả đậu/gié cao nhất (7 quả) trong khi đó giống 508, OC, 344 và 814 có số quả đậu/gié chỉ từ 2-4 quả. Nhìn chung các giống có quả hình tròn, khi chín vỏ quả màu xanh. Trọng lượng 100 hạt của các giống biến thiên từ 660 đến 915 gam, trong đó nhận thấy giống OC có cỡ hạt lớn nhất, các giống còn lại có cỡ hạt trung bình. Bảng 4: Năng suất và chất lượng hạt của một số giống macadamia Giống Số quả Số gié có Tổng số Trọng lượng Năng suất TL nhân đậu/gié quả/cây quả/cây hạt (g) (Kg/cây) (%) H2 7 70 490 7 3,43 30,5 508 3 80 240 6,6 1,58 28,4 OC 4 115 460 9,1 4,18 35,2 Qua bảng 4 cho thấy năng suất quả của các giống macadamia sau 6 năm trồng có sự khác nhau. Giống H2 mặc dầu số gié quả/cây không cao nhưng ngược lại số quả đậu /gié cao nên năng suất trung bình là 3,43 kg/cây. Giống OC số quả đậu trên gié không cao, nhưng số gié quả/cây cao và cỡ hạt lớn nên năng suất trung bình đạt 4,18 kg/cây. Giống 508 có năng suất thấp nhất (1,58 kg/cây). Tỷ lệ nhân của 3 giống biến động từ 28,4 đến 35,2%, trong đó nhận thấy giống OC có tỷ lệ nhân rất cao (35,2%). 3.1.2. Tập đoàn giống macadamia có nguồn gốc từ Thái Lan Bảng 5: Sinh trưởng của các giống macadamia ĐK gốc (cm) Chiều cao cây (cm) ĐK tán (cm) Tên giống TB CV% TB CV% TB CV% H2 7,1 16,3 366,1 15,9 247,8 17,2 508 6,6 9,6 360 11,7 208 10,1 660 4,95 27,0 270,5 18,8 143,3 25,2 344 6,0 13,8 319,1 17,6 168,3 18,9 741 6,2 2,4 386,6 12,0 171,6 7,3 246 6,4 16,1 355,7 20,7 176,4 34,1 TB 6,2 14,2 343 16,1 185,9 18,8 Sau 3 năm trồng các giống macadamia nhập nội từ Thái Lan sinh trưởng tốt, đường kính gốc trung bình 6,2 cm, chiều cao cây trung bình 343 cm và đường kính tán trung bình 185,9 cm. Trong đó nhận thấy các giống H2, 741, 246 sinh trưởng trội hơn các giống 508, 660, 344 cả về chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán. Nhìn 4 chung vườn cây sinh trưởng bình thường, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng trên các giống này. 3.2. Nghiên cứu các phương thức trồng xen macadamia Năm 2006 Viện KHKT NLN Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu 3 phương thức trồng xen: trồng xen với cà phê vối, trồng xen với cà phê chè, trồng xen với ca cao tại Dak Lak và Lâm Đồng với diện tích 3 ha, mật độ 138-166 cây/ha. Các giống được trồng là H2, 508 và OC, các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế. Bảng 6: Sinh trưởng của cây macadamia trong các phương thức trồng xen Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) ĐK tán (cm) Tên giống TB CV% TB CV% TB CV% Xen cà phê chè 235,8 16,0 2,7 20,9 121,6 24,3 Xen cà phê vối 207,3 22,0 1,9 25,4 110,7 27,9 Xen ca cao 207,0 18,1 2,9 16,2 98,2 27,4 Trung bình 216,7 18,7 2,5 20,8 165,2 26,5 Sau 2 năm trồng cho thấy cây macadamia ghép trong các phương thức trồng xen sinh trưởng ở mức bình thường. Chiều cao cây trung bình 216,7 cm, đường kính gốc trung bình 2,5 cm và đường kính tán trung bình 165,2 cm. Nhìn chung các mô hình trồng xen sinh trưởng bình thường, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng. Đặc biệt mô hình trồng xen cà phê chè tại Lâm Đồng đã có một số cây ra hoa nhưng với tỷ lệ thấp. 3.3. Nghiên cứu trồng thuần macadamia bằng cây thực sinh Năm 2004 Viện KHKT NLN Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu trồng cây macadamia thực sinh tại Dak Lak và Gia Lai với diện tích 2 ha, mật độ 400 cây/ha. Các chỉ tiêu theo dõi chính là sinh trưởng, năng suất và chất lượng hạt. Bảng 7: Sinh trưởng của cây macadamia thực sinh Chỉ tiêu sinh trưởng Địa điểm D (cm) H (cm) Dt (cm) TL cây ra TB CV% TB CV% TB CV% hoa (%) 5 Dak Lak 8,7 10,1 424,6 13,0 261,2 24,6 22,0 Gia Lai 7,8 14,7 378,5 15,9 248,0 24,3 14,5 ( Ghi chú : H: chiều cao cây, D: đường kính gốc, Dt: đường kính tán) Sau 4 năm trồng cây macadamia thực sinh trồng tại Dak Lak và Gia Lai sinh trưởng khá tốt. Đường kính gốc biến động từ 7,8 - 8,7 cm, chiều cao cây biến động từ 378 - 424 cm và đường kính tán biến động từ 248 - 261 cm. Nhìn chung cây macadamia thực sinh trồng tại Dak Lak sinh trưởng tốt hơn trồng tại Gia Lai. Sau hơn 3 năm trồng cây macadamia thực sinh đã bắt đầu ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa tại Dak Lak là 22% và tại Gia Lai là 14,5%. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy cây macadamia thực sinh trồng tại Dak Lak và Gia Lai không có hiện tượng gãy đổ và chưa xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Các giống macadamia nhập nội từ Trung Quốc sau 6 năm trồng sinh trưởng khá tốt. Nhìn chung các giống đều ra hoa và kết quả. Tỷ lệ cây ra hoa của các giống đạt 100%, hiện tại 3 giống có tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao là H2, 508 và OC. - Bước đầu cho thấy giống OC là giống khá phù hợp với điều kiện ở sinh thái tại Đăk Lăk. Đây là giống có tiềm năng năng suất cao, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh và đặc biệt có bộ tán cân đối, vững chắc, chịu hạn tốt và thích nghi được với điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên. - Các giống macadamia nhập nội từ Thái Lan sau hơn 3 năm trồng sinh trưởng tốt. Hiện tại chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nguy hiểm. - Sau hơn 2 năm trồng cho thấy cây macadamia ghép trồng xen với cà phê vối, cà phê chè và ca cao sinh trưởng ở mức bình thường. Nhìn chung cây macadamia trồng trồng xen với cà phê chè tại Bảo Lộc Lâm Đồng sinh trưởng tốt hơn so với trồng xen ca cao hoặc xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột. - Cây macadamia thực sinh trồng thuần tại Dak Lak và Gia Lai sau 4 năm trồng sinh trưởng khá tốt. Hiện tại có nhiều cây đã bắt đầu ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa tại Dak Lak là 22% và tại Gia Lai là 14,5 % và chưa thấy hiện tượng đổ gãy cũng như sâu bệnh hại nguy hiểm. 4.2. Đề nghị Tiếp tục theo dõi các thí nghiệm trên, làm cơ sở vững chắc cho việc chọn lựa giống và phương thức trồng thích hợp để phát triển loài cây này tại Tây Nguyên. 6
Luận văn liên quan