Bất cứ thị trường nào khi hình thành đều phải có hàng hoá để trao đổi, mua bán. Trên thị trường chứng khoán thì chứng khoán chính là hàng hoá của nó. Đó là nhừng tài sản tài chính vì nó mang lại thu thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Trong 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh thì cổ phiếu được xem là một loại chứng khoán quan trọng, chiếm tỷ lệ giao dịch chủ yếu trên thị trường chứng khoán và là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động đúng theo quy luật phát triển thị trường vốn có của nó. Đặc biệt sự biến động giá cổ phiếu trong hai năm vừa qua khiến không ít các nhà quản lý điều hành, các đầu tư phải quan tâm, lo lắng. Trong năm 2007 thị trường chứng khoán sôi động, nóng bỏng với những phiên tăng giá thì đến đầu năm 2008 thị trường đổi chiều nhanh chóng, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng sụt giảm vốn nghiêm trọng. Vậy mà sau hơn 3 năm hoạt động , với 22 công ty được niêm yết vào thời điểm hiện tại, quy mô của thị trường giao dịch Việt Nam còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Một trong những cách thức huy động vốn chủ yếu là phát hành cổ phiếu, thu hút sự chú ý từ phía các nhà đầu tư cổ phiếu. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu cổ phiếu công ty".
16 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu cổ phiếu Công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ thị trường nào khi hình thành đều phải có hàng hoá để trao đổi, mua bán. Trên thị trường chứng khoán thì chứng khoán chính là hàng hoá của nó. Đó là nhừng tài sản tài chính vì nó mang lại thu thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Trong 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh thì cổ phiếu được xem là một loại chứng khoán quan trọng, chiếm tỷ lệ giao dịch chủ yếu trên thị trường chứng khoán và là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động đúng theo quy luật phát triển thị trường vốn có của nó. Đặc biệt sự biến động giá cổ phiếu trong hai năm vừa qua khiến không ít các nhà quản lý điều hành, các đầu tư phải quan tâm, lo lắng. Trong năm 2007 thị trường chứng khoán sôi động, nóng bỏng với những phiên tăng giá thì đến đầu năm 2008 thị trường đổi chiều nhanh chóng, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng sụt giảm vốn nghiêm trọng. Vậy mà sau hơn 3 năm hoạt động , với 22 công ty được niêm yết vào thời điểm hiện tại, quy mô của thị trường giao dịch Việt Nam còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Một trong những cách thức huy động vốn chủ yếu là phát hành cổ phiếu, thu hút sự chú ý từ phía các nhà đầu tư cổ phiếu. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu cổ phiếu công ty". Hi vọng bài viết của tôi sẽ góp phần cung cấp một số thông tin hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHIẾU
1. Khái niệm
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Mức sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty. Trong trường hợp xấu nhất là công ty phải thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi công ty đã trang ttrải xong các khoản nghĩa vụ khác như thuế, nợ ngân hàng hay trái phiếu…Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn.
Các yếu tố cấu thành cổ phiếu bao gồm:
+ Mệnh giá: Giá trị danh nghĩa của cổ phiếu ( Tổng vốn điều lệ/Tổng số cổ phần)
+Lợi suất cổ phiếu (cổ tức): Mức % tính trên mệnh giá
+Kỳ hạn tính lãi
+Giá trị số sách (Book value): Giá trị một cổ phần được phản ánh theo sổ sách kế toán.
+Giá trị thị trường: Giá mua bán cổ phiếu trên thị trường( cung cầu)
2.Phân loại cổ phiếu
2.1 Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được hưởng những quyền sau đây:
Quyền hưởng cổ tức
Cổ tức lầ phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu mới.
Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông nhận được. Việc có trả hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động và váo chính sách cảu công ty. Vì thế thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định.
Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng nhận được những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi.
Quyền mua cổ phiếu mới
Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu được phép mua theo quyền náy tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duuy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
Mỗi cổ phiếu mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có đeer mua một cổ phiếu mới sẽ được quuy định cụ thể tring từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phàt hành cổ phiếu mới.
Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyềnthì họ cỏ thể bán quyền trên thị trường.
Quyền bỏ phiếu
Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử voà các chưcs vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cảu công ty. Nếu không tham dự được các cổ đông thường có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của hộ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền.
Ngoài những quyền cơ bản về kinh tế trên đây, cổ đông phổ thông còn có những quyền pháp lý khác như quyền đợc kiểm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền đựoc yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường.
2.2 Cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể. Theo luật doanh nghiệp. cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu đựơc hưởng các quyền ưu đãi theo quy định như sau:
* Ưu đãi cổ tức: Ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá hay một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ được hưởng mức cổ tức này vì thế thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cao hơn và ổn định. Đổi lại điều đó, cổ đong ưư đãi không được có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, công ty sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi thua lỗ công ty có thể không trả cổ tức ưu đãi nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông phổ thông cũng chưa được trả.
*Ưu đãi biểu quyết: Có quyền biểu quyết cao hơn, nhưng không có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
*Ưu đãi hoàn vốn: Được hoàn trả vốn góp khi yêu cầu nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
* Ưu đãi khác do công ty quy định
Ngoài ra, nếu được đại hội đồng cổ đông chấp nhận, ghi trong điều lệ của công ty còn có các cổ phiếu ưu đãi sau:
Cố phiếu ưu đãi tích luỹ: lợi tức hoãn trả sẽ được tích luỹ trả vào các năm kế tiếp.
Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ: Lợi tức cổ phàn thiếu hụt không được tích luỹ trả vào các năm sau.
Cổ phiếu ưu đãi dự phần: Được chia thêm lợi tức phụ trội ngoài lợi tức cố định khi công ty có nhiều lãi.
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đỏi thành cổ phiếu thường, theo tỷ lệ và giá đã được ấn định trước.
Cổ phiếu ưu đãi công ty có thể mua lại theo vốn gốc và thưởng nhất định.
2.3 Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình.
2.4 Cổ phiếu chưa phát hành: là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường.
2.5 Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó.
2.6 Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ.
3. Đặc điểm của cổ phiếu
Tính thanh khoản cao
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhièu hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng.
Có tính lưu thông
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Tính tư bản giả
Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
Tính rủi ro cao
Khi đã phát hành cổ phiếu không còn đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là do giá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định: kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành cổ phiếu, tình hình chính trị,kinh tế xã hội của quốc gia và toàn thế giới, hơn nữa còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác.
II. TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Quyền của nhà đầu tư cổ phiếu
Nhà đầu tư khi ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán (sau đây gọi là hợp đồng) tại các công ty chứng khoán, trừ các quyền dành riêng cho khách hàng của mỗi CTCK, nói chung đều được hưởng các quyền lợi chung theo quy định của pháp luật về CK và TTCK.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK, ban hành kèm theo QĐ số 04/1998 của Chủ tịch UBCKNN, bao gồm 7 quyền. đó là: sở hữu hợp pháp CK mà khách hàng uỷ thác cho CTCK lưu giữ; nhận các khoản lợi nhuận hợp pháp gắn liền với CK thuộc quyền sở hữu của khách hàng, bao gồm cổ tức, lãi suất trái phiếu, cổ phiếu thưởng; thực hiện các quyền hợp pháp của người sở hữu CK như quyền biểu quyết của cổ đông, quyền của chủ sở hữu trái phiếu với tư cách là chủ nợ; hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số dư tiền mặt trong tài khoản của khách hàng; đặt lệnh giao dịch thông qua bên CTCK; nhận báo cáo về giao dịch của khách hàng đã thực hiện; yêu cầu rút tiền, CK khỏi tài khoản và chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển một phần tiền, CK sang tài khoản của khách hàng tại CTCK khác.
Nhà đầu tư nào "có kinh nghiệm" có thể yêu cầu CTCK cho nghiên cứu thông tin chi tiết trong bản cáo bạch của các công ty có cổ phiếu, trái phiếu đang giao dịch tại TTGDCK. Thông tin loại này có thể yêu cầu nhân viên CTCK cho nghiên cứu tại bàn giao dịch. Có thể đề nghị CTCK cho bản photocopy.
Tuy nhiên, cần lưu ý, về các quyền lợi của nhà đầu tư khi nhận tư vấn từ CTCK, về giá cả CK chẳng hạn, là những thông tin do nhân viên của CTCK cung cấp. Do vậy, thông tin này không bắt buộc phải có tính pháp lý mà chỉ là... tư vấn. để thoả mãn về thắc mắc của nhà đầu tư, xin mời bạn hãy đọc kỹ về điều 10 trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch CK mà bạn vừa ký: "Thông báo mặc định". Trong đó ghi rõ:
1. Khi ký tên vào hợp đồng này, khách hàng mặc định thừa nhận giá cả CK có thể và luôn biến động, và một CK bất kỳ đều có thể lên giá hoặc xuống giá, và trong một số trường hợp có thể trở nên hoàn toàn vô giá trị. Khách hàng công nhận rằng luôn có một rủi ro tiềm tàng là thua lỗ có thể xuất hiện nhiều hơn là có lãi khi mua và bán CK.
2. Khi ký tên vào hợp đồng này, khách hàng thừa nhận CTCK đã thông báo đầy đủ với khách hàng về chức năng, giấy phép hoạt động, phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện ký hợp đồng khách hàng của công ty.
3. Khi ký tên vào phiếu lệnh, khách hàng mặc nhiên thừa nhận đã có đủ thông tin về tư cách của người giao dịch với mình.
Và cuối cùng, ngay trong trang đầu của một bản cáo bạch của một công ty có CK được niêm yết, giao dịch trên TTGDCK đã ghi rõ: "Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho phép niêm yết CK chỉ có nghĩa là việc niêm yết CK đã đáp ứng các quy định của pháp luật mà không hàm ý bảo đảm giá trị của CK. Mọi tuyên bố trái với điều này là bất hợp pháp".
Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?
Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường.
Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu.
Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. Ví dụ, Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới, vì vậy 5 triệu quyền chia cho 1 triệu CP mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới.
Thực hiện quyền mua như thế nào?
Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP).
3. Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Thủ tục thực hiện quyền mua
1. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung cổ phiếu mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung... Sau khi được UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành cổ phiếu bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
2. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, cổ phiếu bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu đó. Đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua. Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng giá trị số cổ phiếu phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng cổ phiếu không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số cổ phiếu đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá cổ phiếu chào bán.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua cổ phiếu được công bố cho đến khi được phát hành thì cổ phiếu đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua cổ phiếu bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường. Ví dụ sau giúp xác định được giá trị quyền mua như thế nào: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường cổ phiếu A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua (ứng với 5 cổ phiếu hiện có) sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 cổ phiếu mới với giá 25 USD. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 cổ phiếu (6 cổ phiếu này đều không còn quyền mua kèm theo) với tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi cổ phiếu là 225 USD/6 = 37,5 USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá cổ phiếu sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung cổ phiếu mới thì giá cổ phiếu trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của cổ phiếu (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị cổ phiếu cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó). Trường hợp có một số cổ phiếu không còn quyền (do cổ đông nắm giữ cổ phiếu đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số cổ phiếu này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán cổ phiếu đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.
2. Tình hình giao dịch cổ phiếu trên thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây
Ngày 3/8, chỉ số VN đã thiết lập mức đáy trong 5 tháng giao dịch trở lại đây khi giảm mạnh 3,11 điểm, xuống còn 234,05 điểm. Nếu so với mức đỉnh 7 tháng đầu năm (phiên ngày 1/4), VNIndex đã giảm tới gần 46 điểm. Phiên này, có 13 cổ phiếu giảm giá, duy nhất AGF tăng nhẹ.
Hầu hết 13 cổ phiếu này đều giảm giá liên tục qua cả hai lần giao dịch trong phiên. Mặc dù mức giảm chung của VNIndex (3/8) không mạnh như phiên ngày 29/7 (giảm 5,01 điểm) nhưng có tới 3 cổ phiếu giảm trên 1.000đ. Ngoài GMD, cổ phiếu "cầm cương" VNIndex mấy phiên gần đây, hai cổ phiếu khác cũng góp phần "đẩy" chỉ số chứng khoán xuống đáy là BT6 và LAF.
Dẫn đầu số giảm là BT6, giảm 1.500đ/CP. Cổ phiếu này mất giá ngay từ lần khớp lệnh đầu tiên, giảm 500đ/CP. Trong số 3 cổ phiếu giảm mạnh nhất phiên, BT6 cũng là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất (gần 5.000 CP). GMD giao dịch kém chút ít, toàn bộ 2.400 CP GMD được chuyển nhượng trong lần khớp lệnh thứ hai, giá giảm 1.000đ. Khoảng 10 phiên gần đây GMD giao dịch hết sức thất thường với mức tăng giảm tới 2.500 đ/CP. LAF giao dịch khá thấp (1.600 cổ phiếu ), giá giảm 1.000đ.
Mặc dù chỉ giảm 400đ nhưng giao dịch của REE cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường. REE phiên này đã giành ngôi dẫn đầu về khối lượng và giá trị giao dịch. Ngoài xấp xỉ 5 vạn cổ phiếu được khớp lệnh, REE còn là một trong hai cổ phiếu duy nhất trong phiên có giao dịch thỏa thuận với 6,1 vạn cổ phiếu . Cả 4 lệnh giao dịch thỏa thuận đều ở mức giá tương đương với giá khớp lệnh: 22.800đ và 22.600đ/CP. Tổng khối lượng chuyển nhượng của REE chiếm xấp xỉ 50% thị trường.
Ngoài REE, AGF cũng được giao dịch thỏa thuận 1 vạn cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng k