Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DnKH&CN) được xem như một nhân tố quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ. Kết quả của quá trình này là sự phát triển một số công nghệ mới và các ngành công nghiệp mới, hệ quả tất yếu của đổi mới công nghệ, sản phẩm đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới sản phẩmNgày 02 tháng 2 năm 2000, Chính Phủ đã ra Nghị quyết số 03/2000 QĐ ư CP về kinh tế trang trại, trong đó khẳng định “Nhànước khuyến khích phát triển vàbảo hộ kinh tế trang trại, đặc biệt khuyến khích việc đầu tưkhai thác vàsử dụng cóhiệu quả đất trống đồi núi trọc ở trung du miền núi, biêngiới hải đảo, tăng cường quản lý Nhà nước để trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả”. Sự hình thành vàphát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích canh tác trên vùng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất làcác vùng trung du, miền núi vàven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Kinh tế trang trại đã vàđang góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển và làm thay đổi diện mạo kinh tế ư xã hội nông thôn nước ta. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời, trong đó có vấn đề môi trường của các trang trại. Vì vậy, đề tài : Nghiên cứu cơ sở khoa học vàthực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu: đưa ra bức tranh tổng thể về hiện trạng vàxu thế diễn biến môi trường một số loại hình trang trại phổ biến tại Việt Nam và cung cấp các cơ sở khoa học vàthực tiễn để đề ra các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững kinh tếtrang trại tại Việt Nam. Sau khi tổng quan về những vấn đề chung liên quan đến kinh tế trang trại, hoàn cảnh ra đời vàphát triển của kinh tế trang trại trên thế giới, ở Việt Nam cũng nhưlãnh thổ nghiên cứu. Đề tài đi đến nhận xét một số vấn đề bức bách màkinh tế trang trại tạo ra, trong số đó có vấn đề môi trường sinh thái. Trên cơ sở phương pháp luận với 3 cách tiếp cận chính là: tổng hợp ư đa ngành, sinh thái hệ thống vàkinh tế môi trường trong nghiên cứu, đồng thời dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu cơ sở khoa học vàthực thiễn và3 nguyên tắc đề xuất các chính sách vàgiải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam, đề tài đã lựa chọn 2 vùng: DHMT vàĐBSCL để nghiên cứu về tình hình phát triển trang trại, đánh giá những thành quả đã đạt được của KTTT vànhững vấn đề môi trường bức xúc phát sinh tại các trang trại. Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất các chính sách vàgiải pháp đối với sự phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt tập trung nghiên cứu kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản, đề tài đã khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động kinh tế xã hội cũng nhưsự tác động của hoạtđộng kinh tế trang trại lên sức khoẻ cộng đồng ở 2 vùng trọng điểm nghiên cứu làDHMT vàĐBSCL. iii Về vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế trang trại thuỷ sản, đề tài đã phác hoạ một bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường, từ đó, bước đầu phân tích xu thế diễn biến môi trường của kinh tế trang trại vàđặc biệt làkinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Dựa trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã đề xuất một số tiêu chí đối với sự phát triển kinh tế trang trại thuỷ sản theo hướng bền vững. Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra 4 mô hình kinh tế trang trại thuỷ sản điển hình, thông qua đó góp phần làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các chính sách vàgiải pháp bảo vệ môi trường các trang trại theo hướng bền vững. Từ những cơ sở khoa học vàthực tiễn trên, đề tài đã phân tích vàđánh giá những mặt tích cực cũng nhưhạn chế của một sốchính sách, giải pháp đã có liên quan đến kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời đề xuất bổ sung các chính sách, giải pháp cụ thể vàhướng dẫn thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường các trang trại, đặc biệt làkinh tế trang trại thuỷ sản theo hướng bền vững.