Mạng viễn thông đang phát triển theo hướng đa dịch vụ băng rộng nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng. Và công nghệ chuyển mạch điện tử đang được sử dụng là chủ yếu. Nhưng những năm gần đây nhờ vào những đặc tính vượt trội của cáp quang là khả năng truyền thông suốt trên mạng với độ rộng băng thông hầu như vô hạn thì các tuyến truyền dẫn quang đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với sự mở rộng các tuyến truyền dẫn này thì một câu hỏi đã xuất hiện: Có thể dùng các thiết bị quang không những chỉ để truyền tín hiệu mà còn chuyển mạch các tín hiệu đó hay không? Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đã chỉ ra rằng có thể chuyển mạch các tín hiệu băng rộng bằng các thiết bị quang, quang-điện tử trên cơ sở lợi dụng tính chất sóng của ánh sáng và một công nghệ chuyển mạch mới ra đời : Chuyển mạch quang.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
BÀI TẬP LỚN MÔN KĨ THUẬT VIỄN THÔNG
Đề tài : Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch quang
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Nam
Hà Ngọc Tân
Mạc Tuấn Anh
Lưu Thúy Hường
Nhóm : 2
Lớp : HCD06CNTT
Hà Nội, tháng 6 năm 2007
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân loại ngày nay đang sống trong một thế giới tràn ngập thông tin. Thông tin từ chỗ là nhu cầu của cuộc sống, đã trải qua thời kỳ là phương tiện, công cụ làm việc hữu hiệu và nay đã là một nền công nghiệp sản xuất trực tiếp. Mạng viễn thông đang phát triển theo hướng đa dịch vụ băng rộng nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng. Và công nghệ chuyển mạch điện tử đang được sử dụng là chủ yếu. Nhưng những năm gần đây nhờ vào những đặc tính vượt trội của cáp quang là khả năng truyền thông suốt trên mạng với độ rộng băng thông hầu như vô hạn thì các tuyến truyền dẫn quang đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với sự mở rộng các tuyến truyền dẫn này thì một câu hỏi đã xuất hiện: Có thể dùng các thiết bị quang không những chỉ để truyền tín hiệu mà còn chuyển mạch các tín hiệu đó hay không? Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đã chỉ ra rằng có thể chuyển mạch các tín hiệu băng rộng bằng các thiết bị quang, quang-điện tử trên cơ sở lợi dụng tính chất sóng của ánh sáng và một công nghệ chuyển mạch mới ra đời : Chuyển mạch quang.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC HÌNH VẼ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
Chương I: Công nghệ chuyển mạch quang 6
1. Giới thiệu chuyển mạch quang: 6
2. Sự phát triển từ chuyển mạch điện tử sang chuyển mạng quang 7
Chương II: Các công nghệ chuyển mạch quang 11
1. Chuyển mạch quang phân chia theo thời gian 11
2. Chuyển mạch quang phân chia theo bước sóng 12
3. Chuyển mạch quang hình cây phân chia theo không gian 14
Tổng quan về cấu trúc hình cây 14
Chương III: Chuyển mạch ATM quang 18
1. Chuyển mạch ATM quang 18
a. Cấu trúc 1 (thế hệ thứ nhất) 18
b. Cấu trúc 2 (thế hệ thứ hai) 19
2. Kết nối quang 20
3. Chuyển mạch quang tại các nút ATM 22
Chương IV: Ứng dụng chuyển mạch quang vào mạng viễn thông 25
1. Triển khai ứng dụng dựa vào các chức năng của chuyển mạch quang 25
a. Phân hoặc ghép kênh theo thời gian 25
b.Đệm và đồng bộ 25
c. Phân và ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM) 25
d. Chuyển mạch không gian 26
2. Sắp xếp các vị trí và vấn đề truyền thông suốt trên mạng 26
a. Kết nối chéo quang 26
b. Khả năng truyền thông suốt trên mạng 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ tiến hóa của công nghệ chuyển mạch
Hình 2.1: Chuyển mạch phân chia thời gian
Hình 2.2: Chuyển mạch quang T - S - T sử dụng WC-WGR-WC
Hình 2.3: Chuyển mạch phân chia theo bước sóng quảng bá và lựa chọn
Hình 2.4: Chuyển mạch định tuyến bước sóng
Hình 2.5: Chuyển mạch bước sóng
Hình 2.6: Cấu trúc mạngchuyển mạch hình cây tổng quát
Hình 2.7: Cấu trúc mạng chuyển mạch hình cây truyền thống
Hình 2.8: Sự thay đổi độ suy hao theo cấu trúc và dung lượng của mạng
Hình 3.1: Cấu trúc chuyển mạch ATM quang thế hệ thứ nhất
Hình 3.2: Cấu trúc chuyển mạch ATM quang thế hệ thứ hai
Hình 3.3: 1 Kết nối quang nối tiếp điểm-điểm
Hình 3.4: Chuyển mạch ATM T bít dựa trên các hệ thống chuyển mạch truy nhập điện tử ATM và hạt nhân chuyển mạch quang
Hình 3.5: Sơ đồ khối của hệ thống chuyển mạch ATM quang Tbit/s
Hình 3.6: Lược đồ thử nghiệm của hệ thống chuyển mạch ATM quang sử dụng bộ nhớ lặp sợi quang
Hình 4.1: Nút kết nối quang để quản lý lưu lượng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Công thức tính độ suy hao trong các cấu trúc mạng hình cây
Bảng 2.2: Tỷ số tín hiệu/nhiễu SNR của các cấu trúc mạng hình cây
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng anh
Nghĩa tiếng việt
OPS
Optical Packet Switching
Chuyển mạch gói quang
SP
Signaling Point
Điểm báo hiệu
STP
Signaling Transfer Point
Điểm chuyển tiếp báo hiệu
PSTN
Public Switching Telecmmunications Network
Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
SSP
Service Switching Points
Điểm chuyển mạch dịch vụ
SCP
Service Control Points
Điểm điều khiển dịch vụ
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Phương thức chuyển giao không đồng bộ
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng số liên kết đa dịch vụ
BISDN
Broadband Integrated Services Digital Network
Mạng số liên kết đa dịch vụ băng rộng
TMN
Telecommunications Management Network
Mạng điều hành viễn thông
PCN
Personal Communications Network
Mạng thông tin cá nhân
IOC
Intergrated Optical Circuit
Mạng quang tích hợp
WDM
Wavelength Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
TDM
Time Division Multiplexing
Phân ghép kênh phân chia theo thời gian
UNI
User Network interface
giao diện khách hàng-mạng
FIFO
First In First Out
Vào trước ra trước
VP
Virtual Path
Đường dẫn ảo
VC
Virtual Channel
Kênh ảo
WC
Wavelength Converter
Bộ chuyển đổi bước sóng
Chương I: Công nghệ chuyển mạch quang
1. Giới thiệu chuyển mạch quang:
Quá trình phát triển nhanh chóng khi triển khai các giao tiếp quang đã dẫn đến những ý tưởng về việc triển khai thiết bị quang để thực thi các chức năng chuyển mạch mà từ trước đến nay là điện tử.
Lĩnh vực chuyển mạch quang xuất hiện là kết quả tất yếu của việc phát triển nhanh chóng mạng quang: do việc thống trị của cáp quang trên mạng trong tương lai nên tiềm năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường của các thiết bị quang là tất yếu, thêm vào đó công nghệ truyền dẫn điểm-điểm đã chứng tỏ thành công trong thời gian gần đây. Ở đây, cần phải quan tâm tới các đặc tính đặc biệt của quang:
• Độ rộng băng hầu như vô hạn trong cáp quang: tần số mang xấp xỉ 200 THz và cửa sổ bước sóng khả dụng, ví dụ như 200 nm, tương ứng với một nửa tỷ kênh điện thoại hay lớn hơn 300.000 kênh truyền hình có độ nét cao.
• Tương tác yếu giữa các thành phần mang thông tin là các photonic trong môi trường trong suốt. Đây thực sự là một điều kiện cho việc sử dụng thành công cáp quang làm trung gian truyền dẫn và điều đó dẫn đến một số kết quả đáng chú ý sau:
Các mạch quang có thể được đấu chéo mà không bị ngắn mạch nhưng lại bị xuyên âm. Điều này dẫn tới các ảnh hưởng đáng kể trong việc bố trí các mạch photonic tích hợp và các kết nối quang.
Khó khăn trong việc "điều khiển ánh sáng bằng ánh sáng".
• Tương tác mạnh giữa ánh sáng và thí dụ các chất bán dẫn về mặt hấp thụ hay khuếch đại và các thay đổi chiết xuất tại các bước sóng bằng độ rộng bước lượng tử cộng hưởng.
Cần chú ý rằng sự khác biệt giữa chuyển mạch và truyền dẫn đang trở nên không rõ ràng, với việc sử dụng các kết nối chéo số và các bộ ghép kênh xen-tách, lớp truyền dẫn sẽ đảm nhận một số vai trò của lớp chuyển mạch. Do những ưu, nhược điểm của mình, các hệ thống chuyển mạch quang sẽ là một phần tử cần thiết được bố trí tại các nút có thông lượng cao của mạng chuyển tải băng rộng cũng như phục vụ cho các dịch vụ sử dụng độ rộng băng cao.
Một điểm cần phải nhấn mạnh là chuyển mạch photonic không cạnh tranh hay loại trừ chuyển mạch điện tử truyền thống mà chúng phối hợp, bổ sung cho nhau nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của mạng.
Chuyển mạch gói quang (OPS-Optical Packet Switching) đã được khẳng định tính kinh tế sử dụng băng tần rất hiệu quả và khả năng hỗ trợ các dịch vụ khác nhau. Khi công nghệ chuyển mạch quang cải thiện, chúng ta có thể thực hiện mạng chuyển mạch quang dựa trên gói, khi đó các gói được chuyển mạch và định tuyến độc lập qua mạng trong miền quang mà không cần biến đổi sang điện tại mỗi nút. Như vậy chuyển mạch gói quang cho phép một mức độ cao hơn việc ghép kênh thống kê trên các liên kết sợi quang và điều khiển chùm lưu lượng tốt hơn chuyển mạch kênh.
2. Sự phát triển từ chuyển mạch điện tử sang chuyển mạng quang
Nằm trong tiến trình phát triển chung của công nghệ viễn thông, công nghệ chuyển mạch đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ những hệ thống chuyển mạch với dung lượng hạn chế điều khiển nhân công trong giai đoạn đầu tiên đến những hệ thống chuyển mạch phức tạp với phương pháp điều khiển hiện đại, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ cho những mục đích sử dụng khác nhau đã chứng minh cho điều đó.
Trong quá trình phát triển công nghệ chuyển mạch luôn được thừa hưởng những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật của các lĩnh vực có liên quan như điện tử, tin học, linh kiện, vật liệu mới. Một điều dễ nhận thấy là các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kể trên thường được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực Viễn thông - trong đó có chuyển mạch và ngược lại những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển hoàn thiện công nghệ chuyển mạch lại đặt ra các vấn đề mới cho các nhà nghiên cứu thiết kế giải quyết.
Các hệ thống chuyển mạch đang được nghiên cứu thiết kế trên thế giới không những đáp ứng nhu cầu dịch vụ viễn thông trước mắt mà còn cố gắng thoả mãn nhu cầu ngày một tăng trong tương lai, tiến tới một mạng viễn thông toàn cầu với những "siêu xa lộ thông tin", tiếp cận đến từng khách hàng mọi nơi, mọi lúc. Để đạt được mục tiêu đó, các hệ thống chuyển mạch hiện đại không những chỉ thoả mãn những tính năng cơ bản của dung lượng, khả năng xử lý cuộc gọi, báo hiệu, định tuyến, đánh số mà còn cần những khả năng sau đây:
• Khả năng thực hiện điểm báo hiệu, điểm chuyển tiếp báo hiệu SP/STP đối với tổng đài local/transit phục vụ cho các dịch vụ ISDN.
• Khả năng thực hiện điểm chuyển mạch dịch vụ, điều khiển dịch vụ SSP/SCP trong tổng đài local/transit phục vụ cho các dịch vụ của mạng trí tuệ (Intelligent Network).
• Khả năng phối hợp với các đường truyền dẫn SDH để thực hiện các dịch vụ ISDN băng rộng trên cơ sở kỹ thuật ATM.
• Khả năng cung cấp các giao thức cho giao diện NISDN - BISDN.
• Khả năng cung cấp các giao thức để thực hiện giao diện Q cho mạng điều hành Viễn thông TMN.
• Khả năng kết hợp Wireless để thực hiện mạng thông tin di động và thông tin cá nhân PCN.
Ở đây cần chú ý là trong chuyển mạch quang vẫn còn dùng chuyển mạch quang-điện tử (optoelectronic switching). Khái niệm này thường dùng khi quá trình chuyển mạch được thực hiện kèm theo sự biến đổi quang-điện, điện-quang và chức năng chuyển mạch gần với điện tử hơn là quang. Chuyển mạch quang-điện tử còn là thuật ngữ dùng cho một kỹ thuật lấy mẫu nhanh tín hiệu điện tử do auston đề xuất với việc nhờ các thiết bị quang tạo ra các xung quang tốc độ rất cao để xử lý các tín hiệu điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa lấy mẫu quang-điện tử và ma trận quang-điện tử là trong ma trận quang-điện tử thì điều khiển là điện tử và tín hiệu là quang, trong khi đó lấy mẫu quang-điện tử thì ngược lại.
Theo định nghĩa thì hệ thống chuyển mạch quang là một hệ thống chuyển mạch cho phép các tín hiệu bên trong các sợi cáp quang hay các mạch quang tích hợp (IOC) được chuyển mạch có lựa chọn từ một mạch này tới một mạch khác. Với chú ý là: một hệ thống chuyển mạch quang có thể được vận hành nhờ các phương tiện cơ như chuyển dịch một sợi cáp quang tới một sợi cáp quang khác, hay nhờ các hiệu ứng điện-quang, từ-quang hoặc bằng các phương pháp khác. Ngoài ra, các hệ thống chuyển mạch quang tốc độ chậm, như các hệ thống chuyển mạch quang sử dụng việc dịch chuyển cáp quang có thể được sử dụng cho việc định tuyến thay thế đường truyền dẫn quang, ví dụ định tuyến vòng qua nơi bị lỗi; các hệ thống chuyển mạch quang tốc độ nhanh như loại sử dụng các hiệu ứng điện-quang hay từ-quang có thể được sử dụng cho việc thực hiện các hoạt động mang tính logic.
Khái niệm chuyển mạch photonic (photonic switching) liên quan đến việc điều khiển trực tiếp đường truyền của tín hiệu ánh sáng mà không có bất cứ quá trình biến đổi quang điện nào có nghĩa là việc điều khiển chuyển mạch hoàn toàn bằng quang. Như vậy khái niệm chuyển mạch quang bao hàm cả khái niệm chuyển mạch photonic.
Có thể tóm tắt quá trình tiến hoá của công nghệ chuyển mạch theo mô hình sau:
Hình 1.1: Sơ đồ tiến hóa của công nghệ chuyển mạch
Dựa vào số lượng lớn lưu lượng đa phương tiện cần thiết được chuyển mạch trong tương lai, một vấn đề tất yếu được đặt ra là chuyển mạch photonic có thể được sử dụng trên mạng để giảm độ phức tạp và giá thành của mạng không và việc triển khai nó về phương diện thương mại sẽ thực hiện ở vị trí nào. Vấn đề chính cho việc thừa nhận chuyển mạch photonic là loại bỏ ‘nút cổ chai’ điện tử-quang tức là giao diện chuyển đổi giữa tín hiệu quang và tín hiệu điện tử cho việc chuyển mạch, định tuyến và xử lý cao hơn của các tín hiệu. Ngoài ra nếu như chuyển mạch quang phối hợp cùng truyền dẫn quang thì mạng lúc đó sẽ là truyền thông suốt không phụ thuộc vào các dạng mã và tốc độ bit. Do vậy sẽ giảm đi các nút và các thiết bị xử lý cũng như làm tăng hiệu quả sử dụng trên mạng.
Các bộ khuếch đại quang và ghép kênh phân chia theo bước sóng đang được thừa nhận về phương diện thương mại cho truyền dẫn cự ly xa. Vậy vai trò của chuyển mạch quang trong các mạng với các liên kết truyền dẫn được ghép kênh theo bước sóng là gì? Hiện tại có hai xu hướng về việc sử dụng chuyển mạch quang: các đề xuất của chuyển mạch bằng quang là có thể xem chuyển mạch điện tử được thay thế hoàn toàn bằng chuyển mạch quang, định tuyến bước sóng và chuyển đổi bước sóng; Các đề xuất khác theo hướng chuyển mạch điện tử với tốc độ Terabit/s là có thể xem chuyển mạch điện tử có hiệu quả về mặt giá thành do đó các thiết bị quang chỉ cần cho chuyển tải điểm-điểm còn chuyển mạch, định tuyến và xử lý nên là các thiết bị điện tử.
Theo truyền thống thì các thiết bị quang là tốt cho chuyển tải nhưng kém về xử lý các tín hiệu; đó là bởi vì các photon hoặc không thể đi chậm lại, tập trung lại, hoặc không được cất giữ một cách thuận tiện. Kích thước của các thiết bị quang bị giới hạn do nhiễu xạ theo trật tự bước sóng làm cho các thiết bị photonic lớn hơn nhiều thiết bị điện tử. Nếu coi đây là hạn chế cơ bản của các thiết bị quang thì ứng dụng thích hợp của photonic trong các mạng chuyển mạch cần phải được xem xét cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong tương lai nếu như có những kết quả nghiên cứu về mặt công nghệ nhằm khắc phục được những yếu điểm này thì chuyển mạch quang sẽ là một giải pháp đầy hứa hẹn cho mạng viễn thông.
Bảng so sánh chuyển mạch điện tử và chuyển mạch quang:
Các điểm so sánh
Chuyển mạch điện tử STM
Chuyển mạch quang
Phạm vi ứng dụng
Nội hạt, chuyển tiếp, quốc tế
Nút mạng, mạng truy nhập băng thông rộng ISDN
Dung lượng
Rất lớn
Nhỏ
Băng tần tín hiệu chuyển mạch
Nhỏ (2 Mb/s)
Rất lớn
Thông lượng
Lớn
Rất lớn
Thời gian chuyển mạch
Nhỏ
Biến động lớn
Khả năng dịch vụ
Nhiều
Không đặt ra
Theo chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và công nghiệp bưu chính - viễn thông đến năm 2020 của tổng cục bưu điện : triển khai và hoàn thành chuyển đổi hệ thống báo hiệu sang báo hiệu số 7 trên toàn mạng. Triển khai các tổng đài ISDN và ứng dụng tổng đài ATM trên các nút đường trục và các thành phố lớn. Thử nghiệm các hệ thống chuyển mạch quang. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, hoàn thành việc triển khai các tổng đài ATM tới cấp nội Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, mở rộng và nâng cấp mạng truyền số liệu sử dụng công nghệ chuyển mạch gói nhanh nhằm cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao hạt để cung cấp dịch vụ B-ISDN cho khách hàng. Triển khai các hệ thống chuyển mạch quang trên các nút đường trục.
Chương II: Các công nghệ chuyển mạch quang
1. Chuyển mạch quang phân chia theo thời gian
Chuyển mạch quang phân chia theo thời gian chuyển tạm thời các tín hiệu quang đã ghép giữa các khe thời gian ti và tj. Chuyển từng bít của tín hiệu 10Gbit/s cần một thời gian chuyển mạch tối thiểu là 100ps. Tuy nhiên đòi hỏi thời gian chuyển mạch phải được điều tiết trong trường hợp chuyển gói tin chứa hàng trăm bít. Chuyển mạch phân chia thời gian rất hấp dẫn đối với đa truy nhập phân chia thời gian, trong đó lưu lượng được ghép theo thời gian. Vì các photon không thể dễ dàng lưu giữ và hồi phục sau khi trễ lập trình nên việc thực hiện chuyển mạch phân chia thời gian hoặc trao đổi khe thời gian là không dễ dàng. Dây trễ lập trình gồm các vòng sợi và một chuyển mạch 2x2 như hình 2.1a. Thời gian trễ của một vòng sợi là T lấy bằng chu kỳ của một gói, thời gian trễ lập trình kT (k là số lần mà gói tin đi qua vòng sợi trong một dây trễ) được thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái của chuyển mạch 2x2. Trước tiên đặt chuyển mạch ở trạng thái “chéo” trong thời hạn T để chuyển gói tin đầu vào tới vòng sợi. Sau đó đặt chuyển mạch ở trạng thái “ngang” trong thời hạn (k-1)T. Cuối cùng đặt lại chuyển mạch ở trạng thái “chéo” và thời gian trễ tổng là kT.
Sử dụng các dây trễ lập trình, TSI được thực hiện theo sơ đồ trong hình 2.1b. Tầng đầu tiên là bộ tách khe thời gian (TSDEMUX). Hoạt động của TSDEMUX như hình 2.1c, trong đó các khe thời gian được sắp xếp trong miền thời gian. Tại các đầu ra của TSDEMUX, các khe thời gian xuất hiện đồng thời và đi vào dây trễ tương ứng. Bộ ghép khe thời gian như
hình 2.1d.
Hình 2.1: Chuyển mạch phân chia thời gian
Trong thực tế chuyển mạch phân chia thời gian kết hợp với chuyển mạch phân chia không gian và/ hoặc chuyển mạch phân chia bước sóng.
Vì các dây trễ lập trình đã đề cập trên đây có suy hao công suất quang đáng kể và gây ra lỗi thời gian sau một quá trình trễ dài, vì vậy đòi hỏi thiết kế phải rất chính xác. Khi chuyển mạch nhiều chiều có thể không cần dùng các dây trễ và chuyển mạch phân chia thời gian được thực hiện theo một số phương pháp khác nhau. Chẳng hạn chuyển mạch T- S -T được thực hiện nhờ sử dụng kết hợp WC-WGR-WC như hình 2.2
Hình 2.2: Chuyển mạch quang T - S - T sử dụng WC-WGR-WC
Laser hai trạng thái cũng là một trong những bộ nhớ bít của chuyển mạch số, nhưng yêu cầu nghiêm ngặt về cải thiện tốc độ hoạt động và dung lượng.
2. Chuyển mạch quang phân chia theo bước sóng
Hệ thống ghép bước sóng là rất cần thiết để thay đổi kênh tín hiệu từ bước sóng li thành lj tại các nút mạng. Chuyển mạch bước sóng được phân thành hai loại: (1) quảng bá và lựa chọn, (2) định tuyến bước sóng. Loại thứ nhất như hình 2.3. Coupler hình sao dùng để xáo trộn các bước sóng vào và phát quảng bá chúng tới các đầu ra. Các bộ lọc quang tại đầu ra coupler hình sao cho phép chuyển mạch bước sóng không tắc nghẽn. Muốn chuyển một số bước sóng tới người sử dụng dịch vụ, cần sử dụng các bộ chuyển đổi bước sóng (WC) để hoán vị bước sóng.
Hình 2.3: Chuyển mạch phân chia theo bước sóng quảng bá và lựa chọn
Chuyển mạch định tuyến bước sóng như hình 2.4, gồm hai dãy WC đặt tại hai phía bộ định tuyến bước sóng dùng cách tử (WGR). Các WC trong tầng đầu chuyển đổi các bước sóng vào. Nếu bước sóng tại cổng vào i cần định tuyến tới cổng ra j thì bước sóng của nó trước tiên được chuyển thành [3]:
λi+j = λ0 - (i+j) Δλ
Trong đó λ0 là bước sóng tham chiếu được xác định bởi WGR, Δλ là khoảng cách giữa hai bước sóng kề nhau. Tại đầu ra của WGR các bước sóng lại được chuyển đổi một lần nữa trở về bước sóng ban đầu.
Hình 2.4: Chuyển mạch định tuyến bước sóng
So sánh hai phương pháp chuyển mạch bước sóng trên đây nhận thấy phương pháp quảng bá và lựa chọn thực hiện đơn giản hơn, nhưng suy hao phân bố rộng. Phương pháp định tuyến bước sóng có suy hao công suất thấp nhưng đòi hỏi điều khiển và chuyển đổi bước sóng chính xác.
Trong cả hai phương pháp chuyển mạch nói trên, các bước sóng đầu vào được định tuyến trong miền không gian. Cũng có khả năng thực hiện chuyển mạch bước sóng trong miền bước sóng. Phương pháp này gọi là trao đổi kênh bước sóng (WCI) và tương đương về mặt logic với trao đổi khe thời gian (TSI). Hình 2.5 mô tả WCI. Trong mô hình này gồm bộ ghép bước sóng, một dãy các bộ chuyển đổi bước sóng (WC) và coupler, việc chuyển mạch bước sóng được thực hiện trong cùng một kênh bước sóng. Tách bước sóng được cấu trúc nhờ kết hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom 2.Nghien cuu cong nghe chuyen mach quang.doc
- nhom 2.Nghien cuu cong nghe chuyen mach quang.ppt