Đề tài Nghiên cứu đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa thiết thực

Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu lớn trong văn học mà đến nay dấu ấn của nó để lại vẫn không phai mờ trong văn học thế giới nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa với tốc độ ngày càng lớn. Đặc biệt sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn 1930 – 1945 đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông đã tập hợp những tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu hiện thực với những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là một phần quan trọng nằm trong chương trình thi đại học và thi quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa thiết thực.

docx21 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 6497 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa thiết thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài  Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu lớn trong văn học mà đến nay dấu ấn của nó để lại vẫn không phai mờ trong văn học thế giới nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa với tốc độ ngày càng lớn. Đặc biệt sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn 1930 – 1945 đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông đã tập hợp những  tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu hiện thực với những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là một phần quan trọng nằm trong chương trình thi đại học và thi quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa thiết thực.  2. Lịch sử nghiên cứu Từ khi ra đời tới nay, chủ nghĩa hiện thực đã thu hút sự chú ý của các nhà  nghiên cứu, phê bình văn học. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình như: Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX của Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm; Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây của Đỗ Đức Dục Văn học Việt Nam tới những năm 30 của thế kỉ XX mới xuất hiện trào lưu hiện thực chủ nghĩa. Những cây bút tài năng bậc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng xuất hiện từ trong trào lưu ấy. Có nhiều công trình phê bình tâm huyết mà chúng ta có thể kể đến như: Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền, Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thựctrong văn học Việt Nam cuả Phạm Quang Long Những công trình trên đã đưa ra cái nhìn tương đối đầy đủ về đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực và mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam với chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới.  3. Đóng góp của đề tài  Đề tài của chúng tôi mong muốn cung cấp một cái nhìn có tính hệ thống về chủ  nghĩa hiện thực đồng thời thấy được tương quan giữa chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam với chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới. Hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chủ nghĩa hiện thực Việt Nam mang những đặc điểm chung,phổ biến đồng thời lại có những đặc điểm riêng mang tính dân tộc độc đáo.  B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC  1.1. Khái niệm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo hai nghĩa:  “Theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm “sự thật đời sống”. Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học” [2, 67]. Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương, chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa rộng: “Đó là hình thức nghệ thuật từ chối miêu tả bất kì cái gì khác với thực tại hay với cái thật, đối lập với xu hướng lí tưởng hóa thực tại” [1, 697].Với nghĩa hẹp, nó là khái niệm chỉ một trào lưu trong văn học. Cũng theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện thực “muốn tái hiện toàn bộ thực tế như nó vốn thế trong sự đa dạng và những khía cạnh thường thấy nhất của nó” [1, 699]. Căn cứ vào đối tượng và mục đích nghiên cứu chuyên luận, chúng tôi nghiêng về cách hiểu theo nghĩa hẹp, tức là nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực với tư cách một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác dựa trên chất liệu hiện thực cuộc sống nhằm phản ánh một cách khách quan những vấn đề bản chất của xã hội.  Với tư cách là một phương pháp sáng tác có tầm ảnh hưởng đậm nét trong văn  học, chủ nghĩa hiện thực phát triển khá đa dạng và mang những sắc thái riêng. Dựa vào thời gian hình thành, ở thế kỉ XIX có chủ nghĩa hiện thực phê phán; Sang thế kỉ XX có chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Xoay xung quanh cụm từ “Chủ nghĩa hiện thực”, văn chương thế giới còn xuất hiện chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo... Tuy nhiên, gắn với đặc thù chương trình Ngữ văn THPT và gắn với 2 thực tiễn dạy học, trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ bàn tới chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa – những trào lưu đã để lại số lượng tác phẩm lớn và có giá trị đặc sắc trong văn học Việt Nam. 1.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán  1.2.1. Lịch sử hình thành  Sự xuất hiện của một trào lưu văn học bao giờ cũng dựa trên những điều kiện về chính trị - xã hội, văn hóa. Ra đời vào thế kỉ XIX ở châu Âu, chủ nghĩa hiện thực cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy.  Về mặt chính trị - xã hội: Vào những năm 30 của thế kỉ XIX, giai cấp tư sản đã  chiếm địa vị thống trị và ngày càng lộ rõ bản chất phản động, đàn áp công nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn nổi lên trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Phong trào công nhân cũng không ngừng phát triển, đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, mạnh mẽ hơn. Thực tiễn lúc này đòi hỏi các nhà văn phải “đào sâu, tìm tòi” phát hiện bản chất xã hội.  Về mặt văn hóa: Thời kì này có sự phát triển vượt trội về triết học, khoa học tự  nhiên, khoa học xã hội. Con người đã đạt tới một trình độ tri thức nhất định về thế giới, về tự nhiên, xã hội và về chính con người – đối tượng trung tâm của văn học. Bước tiến ấy giúp các nhà văn nhận thức sâu sắc hơn về con người, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội.  1.2.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo Nhân vật trong trào lưu hiện thực chủ nghĩa tương đối phong phú. Ăng ghen từng nhận định: Bộ Tấn trò đời của Banzắc đã thâu tóm lịch sử nước Pháp thế kỉ XIX với hàng ngàn nhân vật. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm hiện thực thế kỉ XIX là những nhân vật phản diện bị tư sản hóa. Họ có thể xuất thân từ những thành phần khác nhau nhưng một khi đã lăn mình vào xã hội tư sản đều “Thẳng tay cắt đứt, không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền không tình nghĩa” [4, 159]. Điều này phản ánh rất rõ trong các tác phẩm của Banzắc, Stăngđan... Với những nhân vật trung tâm phản diện, cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực là phê phán. Theo ý kiến của M.Goócki, người ta thường gọi là “Chủ nghĩa hiện  1.3. Đặc trưng thi pháp 1.3.1. Về đề tài Chủ nghĩa hiện thực phê phán có sự mở rộng về đề tài so với các trào lưu văn  học trước đó. Chủ nghĩa cổ điển thiên về “Mô phỏng cái cổ điển”, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát li thực tế, quay về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình vào cái tôi nhỏ bé. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực xóa bỏ sự ngăn cách giữa cái cao quý và thấp hèn song vẫn yêu cầu nghệ thuật cần “Tránh cái thông thường” bởi theo V. Huygô - tác giả lớn nhất của dòng văn học lãng mạn tích cực “Bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Vượt qua ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống, các nhà văn hiện thực chủ trương đưa toàn bộ những cái hàng ngày, kể cả những cái hèn kém, xấu xa vào nghệ thuật.  1.3.2 Về nhân vật  Chủ nghĩa hiện thực phê phán chú trọng xây dựng những tính cách điển hình.  Khi tính cách điển hình đạt tới độ sống động, đặc sắc, người ta sử dụng cụm từ “Nhân vật điển hình”. Tính cách điển hình mang những đặc trưng thẩm mỹ sau:  Trước hết, tính cách điển hình được coi là sự thống nhất cao độ giữa tính chung  và nét riêng, giữa tính khái quát và nét cá thể. Biêlinxki nói đó là “Một người lạ mà quen biết”. Cái riêng của nhân vật điển hình là nhân vật bộc lộ cá tính độc đáo. Còn cái chung làm cho nhân vật “Thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ” (lời ghi nhận của Ăngghen). Hình tượng văn học trong chủ nghĩa cổ điển nặng về cái chung mà nhẹ về cáiriêng, trong chủ nghĩa lãng mạn nặng về cái riêng mà ít chú ý tới tính khái quát. Chủ nghĩa hiện thực chính là một sự kết tinh mới khi mang những nét đặc trưng cho một giai cấp, một kiểu người... nhưng vẫn có nét cá tính đặc sắc riêng.  Thứ hai, tính cách điển hình có sự đa dạng về màu sắc thẩm mỹ. Trong tác  phẩm hiện thực phê phán, các màu sắc thẩm mỹ pha trộn đan chéo nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Có khi trong một nhân vật có pha lẫn cái cao cả, cái thấp hèn, cái đẹp và cái xấu. Và vì vậy, có những nhân vật ta khó thể dùng cụm từ “Chính diện” hay “Phản diện” để gọi tên.  1.3.3. Về thể loại  Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu văn học thường có một hệ thống thể loại với  tư cách là những mô hình nghệ thuật tương ứng. Không chỉ mở rộng ở đề tài, chủ nghĩa hiện thực có sự mở rộng về thể loại. Nếu thể loại mà chủ nghĩa lãng mạn sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết thì chủ nghĩa hiện thực thể hiện các nguyên tắc phản ánh đời sống trọn vẹn, đầy đủ nhất trong thể loại tiểu thuyết. Tóm lại: Ra đời vào thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán có sức sống thật  bền bỉ, mãnh liệt và bằng cách này hay cách khác trào lưu ấy vẫn đánh dấu sự phát triển của mình trong các chặng đường văn học. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này.  1.4. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa  1.4.1. Lịch sử hình thành  Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là thuật ngữ được dùng với hai hàm  nghĩa chính. Thứ nhất để gọi tên những nền văn học dân tộc (Quốc gia) tồn tại với tư cách là văn học chính thống dưới chính thể mà Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất cầm quyền; cũng dùng để gọi tên những bộ phận (“dòng”, “khuynh hướng”,) gắn với hệ ý thức chủ nghĩa cộng sản ở các nền văn học dân tộc khác. Thứ hai để gọi phương pháp sáng tác của những nền văn học hoặc bộ phận văn học nói trên. Về mặt chính trị - xã hội: Vào giữa thế kỉ XIX ở phương Tây, chủ nghĩa hiện  thực đã phát triển đến giai đoạn cao nhất, đạt tới tính chất cổ điển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản chưa hết vai trò lịch sử và giai cấp công nhân dù đã bước lên vũ đài chính trị nhưng vẫn chưa đủ lớn mạnh để có ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ xã hội. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển  sang chủ nghĩa đế quốc, năm 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản được công bố, đánh dấu chủ nghĩa Mác chính thức ra đời, giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát trở thành dấu tranh tự giác. Chủ nghĩa Mác được bảo vệ và phát triển thành chủ nghĩa Mác – Lê nin dù bị bọn tư sản, đế quốc khủng bố tàn bạo. Trong hoàn cảnh của thời đại mới,thời đại cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời là một yêu cầu tất yếu.  Về mặt văn hóa: Sự ra đời của học thuyết lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, các tư tưởng của Mác - Lê nin đã tạo nên những tiền đề, cơ sở lí luận cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.  1.4.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo  Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là những nhân vật  chính diện tích cực, có nghĩa là những con người mới giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa và làm chủ được vận mệnh cuộc đời mình. M.Gorki được coi là tác giả lớn nhất của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ tác phẩm Người mẹ lần đầu tiên người đọc bắt gặp hình mẫu nhân vật trên.  chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa kế thừa nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa  hiện thực phê phán, tạo ra những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tính cách ấy phải là sự hài hòa cao độ giữa tính chung và nét riêng, luôn gắn bó trong hoàn cảnh. Tuy nhiên nếu chủ nghĩa hiện thực phê phán nhìn con người như nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa xây dựng hình tượng con người với tư thế người anh hùng mới. Tính cách nhân vật có sự phát triển và vận động theo hướng cách mạng. Chủ nghĩa hiện thực phê phán xây dựng tính cách conngười trong sự phong phú, phức tạp, phát triển trong sự tác động của hoàn cảnh nhưng chưa phải là phát triển cách mạng. Còn tính cách nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đó là những con người có tinh thần phản kháng, đấu tranh với cái cũ, với cái xấu xa, lạc hậu. Tiêu biểu là tác phẩm Người mẹ (Gorki), với hình ảnh mẹ Nilốpna từ hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ đã dũng cảm đương đầu với chế độ Nga Hoàng. Khi bị mật thám bắt, bà không hề khiếp sợ, bà tung truyền đơn vào nhân dân hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác trước sự đánh đập của bọn mật thám. Trong văn học Việt Nam cũng không thiếu những người phụ nữ can đảm đã giác ngộ cách 8 mạng như mẹ Suốt, bà bầm trong thơ Tố Hữu, người mẹ Tà ôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, chị Sứ, chị Út Tịch Nhân vật trung tâm là những con người giàu lí tưởng, vì vậy cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là cảm hứng ngợi ca, ngợi ca con người mới, cuộc sống mới. Nhưng ca ngợi phải có chừng mực và chân thật. Bên cạnh đó, khẳng định, ngợi ca gắn bó chặt chẽ với biện chứng với phê phán bởi cuộc sống mới, con người mới chỉ có thể hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh với những cái cũ cái phản động, cái lạc hậu.  Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã kế thừa những thành tựu của  chủ nghĩa hiện thực phê phán đồng thời mang những nét độc đáo riêng phù hợp ới tình hình mới và đáp ứng yêu cầu của thời đại đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa hiện thực đã lan tỏa sức ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam. Điều này được minh chứng qua hàng loạt các sáng tác trường tồn cùng thời gian. Trong phạm vi của một chuyên đề, chúng tôi xin minh chứng các đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực qua một số tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945). CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2.1 Sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam Như ở phần trên, chúng tôi đã khái quát về lịch sử hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định chủ nghĩa hiện thực xuất hiện thực sự vào những năm 30 của thế kỉ XX, muộn hơn so với văn học thế giới một trăm năm. Sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời gian này có yếu tố khách quan và chủ quan của nó.  Xét về mặt chính trị - xã hội: Sau nửa thế kỉ bình định nước ta về mặt quân sự,  thực dân Pháp không ngừng củng cố chính quyền, ra sức bóc lột, tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Hoàn cảnh đó đã tạo điều kiện để các nhà văn Việt Nam hướng ngòi bút vào việc khám phá đời sống. Văn học hiện thực có tính xã hội sâu sắc, quan tâm số phận bất hạnh của kiếp người cơ cực, lầm than. Sự ra đời của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đã góp phần đưa các tư tưởng, trào lưu văn học tiến bộ thấm nhuần trong ý thức của người viết. Xét về mặt văn hóa: Không khí xã hội lúc này rất sôi nổi. Các nhà in, tòa soạn  xuất hiện nhiều. Sự phát triển đặc biệt của báo chí, đặc biệt là những thiên phóng sự, điều tra, ghi lại cảnh mắt thấy tai nghe với những điều bất công ngang trái đã thúc đẩy sự ra đời của tầng lớp công chúng mới với thị hiếu mới. Cũng từ đây, nền văn xuôi quốc ngữ đã trưởng thành, ngôn ngữ văn học ngày càng hoàn thiện, đạt tới trình độ cao hơn.  Bên cạnh đó, ta không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng của luồng tư tưởng dân  chủ tư sản tiến bộ, những thành tựu khoa học trên thế giới. Các nhà văn hiện thực đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của những luồng tư tưởng đó. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa rất lớn với văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh bộ phận văn học bất hợp pháp là thơ văn của các chiến sĩ cách mạng, cùng với trào lưu lãng mạn trong bộ phận văn học hợp pháp, trào lưu hiện thực góp phần tạo nên tính chất phong phú, đa dạng và phức tạp cho khuynh hướng sáng tác của văn học nước ta lúc bấy giờ.  Xuất hiện sau thế giới khoảng 100 năm, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt  Nam không chỉ phát huy những thành tựu đã có mà còn mang những nét đặc thù riêng với những sáng tạo đích thực. Nét riêng đặc sắc đó sẽ được chúng tôi triển khai ở phần tiếp theo của chuyên đề.  2.2. Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam  2.2.1. Quan điểm nghệ thuật của các nhà văn hiện thực Việt Nam  Mỗi người viết dù muốn hay không, trước khi cầm bút đều cần đề ra mục đích  sáng tác. Vì vậy, mỗi người đều hình thành hệ thống quan điểm nghệ thuật tương ứng. Quan điểm nghệ thuật chính là quan niệm của nghệ sĩ về con người, về thế giới. Quan điểm nghệ thuật có thể được phát biểu trực tiếp cũng có thể không được phát biểu thành lời mà được thể hiện gián tiếp qua thế giới hình tượng của tác phẩm.  Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam có một quá trình hình thành và  phát triển ở các chặng đường khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc quan điểm nghệ thuật có sự vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển này còn được thể hiện ngay trong sáng tác của mỗi người. Trước khi đến với văn học hiện thực Nguyễn Công  Hoan, Nam Cao từng chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát li nhưng cuối cùng họ đã chọn con đường “đứng về phía truyền thống dân tộc và quần chúng bị áp bức”. Điểm chung trong quan điểm nghệ thuật của các cây bút hiện thực (1930-1945)  là sự phê phán tính chất thoát li, xa rời đời sống của các cây bút lãng mạn đồng thời khẳng định quan điểm hiện thực của mình. Nguyễn Công Hoan chế giễu thứ tiểu thuyết lâm li, dễ dãi chạy theo thị hiếu độc giả, công kích thứ văn chương trinh thám du nhập từ phương tây. Ông tâm sự trong Đời viết văn của tôi: “Khi văn chương mà viết đúng như tiếng nói và lối nói dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi”. Ông luôn quan niệm “Truyện phải có nội dung bổ ích và trước hết truyện phải thực”. Ngô Tất Tố cũng thẳng thắn phê phán văn học lãng mạn. Ông cho rằng Tự lực văn đoàn “Đánh phấn xoa nước hoa chọn quần áo để nhử bạn đọc phụ nữ”. Tuyên chiến gay gắt nhất với văn học lãng mạn phải kể đến Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng chỉ trích dòng văn học này: “Đó là bọn đạo đức giả không phải đường và trưởng già 100% luôn ca tụng sự hư hỏng của đàn bà bằng những danh từ điêu trá của văn chương”. Đồng thời, Vũ Trọng Phụng cũng khẳng định quan điểm hiện thực: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Ý kiến của Vũ Trọng Phụng không tránh khỏi nhiều điểm cực đoan song ông đã góp phần mài sắc quan điểm về hiện thực trong văn học đương thời.  Tiếp tục khuynh hướng phê phán tính chất tiêu cực của văn chương lãng mạn, Nam Cao khẳng định văn học hiện thực: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” (Đời thừa). Các nhà văn hiện thực chủ nghĩa đứng trên lập trường nhân đạo với tinh thần “Nghệ thuật vị nhân sinh” làm nền tảng cho sự sáng tạo. Nhà văn Tam Lang tuyên bố: “Lẽ sống của xương máu là dẹp tan “bất lương, bất mãn”, ghi những tội ác đã gây nên đau khổ, để hướng dẫn và bảo chứng việc làm của xương máu”. Là một nhà văn nhân đạo, Nguyên Hồng cho rằng nghệ thuật phải bắt rễ từ đời sống “Như rễ cây bám riết lấy lòng đất, càng sâu bao nhiêu càng vững chắc bấy nhiêu”; “Cuộc sống phải là những cuộc kích thích không ngừng của những tha thiết yêu thương mới, của những chan chứa tin tưởng mới, làm việc trên mặt đất mà không còn ai dám thấy mình tàn héo và chắc chắn phải thay đổi, xóa bỏ hết những đói khổ, đau xót”. Phát ngôn một cách hệ thống, nhất quán về quan điểm nghệ thuật trong số các nhà văn hiện thực phê phán phải kể đến Nam Cao. Sống gắn bó, giàu yêu thương với những kiếp người đau khổ, ông đưa ra tiêu chí để xác định giá trị của một tác phẩm văn học: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...  Nó làm cho người gần người hơn”. Không chỉ dừng lại ở đó, Nam Cao đòi hỏi nghệ sĩ phải có phong cách nghệ thuật: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Những đặc trưng và nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực đã được thể hiện s
Luận văn liên quan