Đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các tiêu chí, giải pháp cụ thể xác lập các đơn vị hành chính huyện

Một trong những đặc trưng quan trọng của nhà nước đó là sự phân chia quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Sự phân chia lãnh thổ quốc gia ở các quốc gia đều dựa trên những tiêu chí, những đặc trưng nhất định về tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Tổ chức hợp lý, ổn định các đơn vị hành chính lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả quản lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền. Ở nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời tới nay, các đơn vị hành chính đã có hai lần thay đổi lớn. Đó là lần hợp nhất các tỉnh, huyện giai đoạn 1976 - 1986 và giai đoạn chia, tách, thành lập mới các tỉnh huyện từ cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90 và kéo dài cho đến hiện nay. Đối với đơn vị hành chính nói chung và đơn vị hành chính cấp huyện nói riêng, sự biến động thường xuyên của các đơn vị hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, tổ chức đời sống kinh tế - xã hội. Quá trình chia, tách, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện bên cạnh một số kết quả trước mắt như việc quản lý của chính quyền gần dân hơn, sau khi chia tách được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước có những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội thì cũng tiềm ẩn không ít hạn chế. Sự chia nhỏ các đơn vị hành chính dẫn đến làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều địa phương sau khi chia tách thiếu hụt cán bộ. Việc chia tách cũng làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, làm lãng phí nguồn ngân sách cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Nhận thức được những hạn chế này, Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định cần: "Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia tách nhiều như thời gian qua". Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã”. Thực tiễn việc tổ chức các đơn vị hành chính hiện nay rõ ràng đang đòi hỏi cần có những nghiên cứu toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các đơn vị hành chính, xây dựng hệ thống các tiêu chí và các nhân tố chi phối quá trình xác lập các đơn vị hành chính. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nhánh “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các tiêu chí, giải pháp cụ thể xác lập các đơn vị hành chính huyện” trong Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước” có ý nghĩa vô cùng cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

doc62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các tiêu chí, giải pháp cụ thể xác lập các đơn vị hành chính huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những đặc trưng quan trọng của nhà nước đó là sự phân chia quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Sự phân chia lãnh thổ quốc gia ở các quốc gia đều dựa trên những tiêu chí, những đặc trưng nhất định về tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Tổ chức hợp lý, ổn định các đơn vị hành chính lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả quản lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền. Ở nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời tới nay, các đơn vị hành chính đã có hai lần thay đổi lớn. Đó là lần hợp nhất các tỉnh, huyện giai đoạn 1976 - 1986 và giai đoạn chia, tách, thành lập mới các tỉnh huyện từ cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90 và kéo dài cho đến hiện nay. Đối với đơn vị hành chính nói chung và đơn vị hành chính cấp huyện nói riêng, sự biến động thường xuyên của các đơn vị hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, tổ chức đời sống kinh tế - xã hội. Quá trình chia, tách, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện bên cạnh một số kết quả trước mắt như việc quản lý của chính quyền gần dân hơn, sau khi chia tách được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước có những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội thì cũng tiềm ẩn không ít hạn chế. Sự chia nhỏ các đơn vị hành chính dẫn đến làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều địa phương sau khi chia tách thiếu hụt cán bộ. Việc chia tách cũng làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, làm lãng phí nguồn ngân sách cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc… Nhận thức được những hạn chế này, Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định cần: "Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia tách nhiều như thời gian qua". Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã”. Thực tiễn việc tổ chức các đơn vị hành chính hiện nay rõ ràng đang đòi hỏi cần có những nghiên cứu toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các đơn vị hành chính, xây dựng hệ thống các tiêu chí và các nhân tố chi phối quá trình xác lập các đơn vị hành chính. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nhánh “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các tiêu chí, giải pháp cụ thể xác lập các đơn vị hành chính huyện” trong Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước” có ý nghĩa vô cùng cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu - Phân tích, đánh giá về vị trí của đơn vị hành chính huyện trong hệ thống các đơn vị hành chính các cấp ở nước ta; - Khái quát về quá trình sáp nhập, chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính huyện ở nước ta qua các giai đoạn: Giai đoạn 1976 - 1986; giai đoạn 1986 - 2006; - Đánh giá về những kết quả, hạn chế của quá trình sáp nhập, chia tách, thành lập mới đơn vị hành chính huyện; - Xây dựng tiêu chí, quy trình và các giải pháp xác lập đơn vị hành chính huyện. 3. Các hoạt động nghiên cứu đã thực hiện 3.1. Nghiên cứu chính sách, pháp luật có liên quan đến đơn vị hành chính, địa giới hành chính - Quyết định số 64b/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý; - Chỉ thị số 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); - Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp; - Nghị định 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; - Thông tư số 05/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều quy định tại Nghị định 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. 3.2. Nghiên cứu lý luận về đơn vị hành chính, địa giới hành chính được thực hiện trên cơ sở một số công trình sau: 1. Trần Công Tuynh (Chủ nhiệm) (1996) Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học và thực tiễn phân vạch và quản lý địa giới hành chính ở Việt Nam”. 2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri (Chủ nhiệm) (1998), Đề tài khoa học cấp Bộ: “Tổ chức hành chính địa phương”. 3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Khiển (Chủ nhiệm) (2002), Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở phương pháp luận của sự phân chia các đơn vị và các cấp lãnh thổ hành chính ở Việt Nam”. 4. TS. Trần Huy Sáng (Chủ nhiệm) (2003), Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở khoa học của việc tổ chức hệ thống đơn vị hành chính và phân vạch địa giới hành chính. 5. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam, nhưng thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945-2002, NXB. Thông tấn. 6. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (1997), Chính quyền nhà nước địa phương ở Việt Nam - lịch sử và hiện tại, NXB. Đồng Nai. 7. Lê Bá Thảo (chủ nhiệm), Đề tài “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam”, Đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, 1996. 8. GS. Lê Bá Thảo (chủ nhiệm), Đề tài “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” . Đề tài độc lập cấp Nhà nước. Hà Nội, 6/1994. 9. Lê Bá Thảo, Việt Nam, lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB thế giới, 1998. 3.3. Tổ chức khảo sát Để đánh giá về tác động của việc chia, tách, xác lập đơn vị hành chính cấp huyện mới. Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính đã tiến hành khảo sát ở một số địa phương. Năm 2007 tiến hành khảo sát ở Đà Nẵng. Năm 2008 tiến hành khảo sát tại tỉnh Khánh Hòa. Quá trình khảo sát tại các địa phương này, Viện đã tìm hiểu về tình hình điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp huyện của các địa phương này; đánh giá của các cấp chính quyền về hiệu quả của việc điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện. 4. Kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết quả nghiên cứu được thể hiện thành 3 phần: Phần I. Đơn vị hành chính huyện trong hệ thống các đơn vị hành chính các cấp ở nước ta Phần II. Quá trình sáp nhập, chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính huyện ở nước ta Phần III. Những vấn đề về nguyên tắc, tiêu chí và giải pháp cụ thể xác lập đơn vị hành chính huyện I. Đơn vị hành chính huyện trong hệ thống các đơn vị hành chính các cấp ở nước ta 1.1. Khái quát chung về đơn vị hành chính cấp huyện 1.1.1. Khái niệm đơn vị hành chính huyện Đơn vị hành chính là khái niệm được sử dụng để chỉ những khu vực lãnh thổ, đất đai, dân cư lớn nhỏ khác nhau do nhà nước phân định về giao cho chính quyền của từng đơn vị hành chính quản lý. Đơn vị hành chính là vùng không gian, lãnh thổ, có ranh giới xác định, được phân chia trong một lãnh thổ quốc gia thống nhất, nhằm mục đích thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước. Phân chia đơn vị hành chính là công việc có tính tất yếu đối với bất cứ nhà nước nào để tổ chức quyền lực nhà nước trên lãnh thổ quốc gia. Tùy theo đặc điểm về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hóa - xã hội khác nhau mà mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ các đơn vị hành chính được tổ chức với các cấp cụ thể nhằm bảo đảm sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Huyện là tên gọi của đơn vị hành chính - lãnh thổ đã xuất hiện khá sớm ở nước ta. Nghiên cứu về lịch sử các đơn vị hành chính của Việt Nam cho thấy huyện là đơn vị hành chính đã xuất hiện từ thế kỷ 2 trước công nguyên khi nhà Hán thiết lập ách đô hộ lên nước Âu Lạc. Một điều có thể nhận thức được là quan niệm về quy mô, vai trò của đơn vị hành chính - lãnh thổ huyện lúc bấy giờ có sự khác biệt với quan niệm về đơn vị hành chính huyện trong giai đoạn hiện nay. Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, tên gọi huyện với ý nghĩa là một đơn vị hành chính cấp huyện tiếp tục tồn tại dưới triều nhà Hồ. Huyện thời nhà Hồ là đơn vị hành chính dưới lộ, phủ lộ và trấn (về cơ bản ba đơn vị này có vị trí tương đương nhau). Lộ, phủ lộ, trấn giai đoạn này có thể xem có quy mô tương đương với cấp tỉnh hiện nay và huyện trong thời kỳ này có ý nghĩa tương tự đơn vị hành chính lãnh thổ huyện ở nước ta hiện nay. Đến thời nhà hậu Lê, nước được chia thành 12 đạo thừa tuyên, tiếp đến là phủ, châu, huyện và xã. Xét về quy mô phủ có tương đương với cấp tỉnh hiện nay và nhiều huyện trong giai đoạn này cũng vị trí, quy mô tương tự với đơn vị hành chính cấp huyện hiện tại. Đến thời nhà Nguyễn, việc phân chia các đơn vị hành chính thành các kỳ, trấn, tỉnh, huyện, xã. Vị trí, vai trò của đơn vị hành chính cấp huyện đã dần được định hình bằng việc thiết lập bộ máy quản lý cũng như mối quan hệ giữa huyện với tỉnh và xã. Bản thân vai trò đơn vị hành chính cấp huyện đã khẳng định được vai trò của mình trong tổ chức quản lý quốc gia. Sau khi nước ta giành được độc lập xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp 1946 đã xác định việc tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta thành bộ, tỉnh, huyện và xã. Đơn vị hành chính lãnh thổ huyện tiếp tục được quy định trong Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Theo Điều 118 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường”. Huyện là một loại hình đơn vị hành chính vùng nông thôn; là đơn vị hành chính trung gian giữa đơn vị hành chính tỉnh và đơn vị hành chính xã. Đơn vị hành chính cấp huyện là một loại hình đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh và bao gồm nhiều xã hợp thành. TS. Trần Huy Sáng trong đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở khoa học của việc tổ chức hệ thống đơn vị hành chính và phân vạch địa giới hành chính” đưa ra định nghĩa về đơn vị hành chính cấp huyện: “Huyện có thể hiểu là một vùng không gian lãnh thổ có quy mô trung bình, có những đặc trưng giới hạn địa giới bởi các yếu tố tự nhiên, các đặc trưng về kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân cư”. Định nghĩa này chưa thực sự xác định rõ được những đặc trưng của đơn vị hành chính cấp huyện. Đơn vị hành chính cấp huyện là kết quả của quá trình phân chia địa giới hành chính dựa trên những đặc trưng về diện tích, dân cư, lịch sử, văn hóa. Việc xác lập đơn vị hành chính lãnh thổ cấp huyện gắn liền với việc tạo lập chính quyền cấp huyện nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công cho người dân và từng đơn vị hành chính cấp xã không giải quyết được. 1.1.2. Nhận thức mới về vị trí của đơn vị hành chính huyện trong tiến trình cải cách hành chính và hội nhập Huyện là đơn vị hành chính biến động nhiều nhất trong ba cấp. Những biến động của đơn vị hành chính tác động trực tiếp đến xã hội. Trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo, vị trí, vai trò của đơn vị hành chính huyện sẽ có sự thay đổi lớn. Với sự tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vấn đề tổ chức thống nhất, thông suốt về quản lý vị trí của đơn vị hành chính huyện tất yếu phải thay đổi cho phù hợp. Khác với giai đoạn những năm 70-80 của thế kỷ trước, huyện đồng bằng, ven đô sẽ chủ yếu làm công tác hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng dịch vụ công. Vai trò về kinh tế của đơn vị hành chính huyện cũng sẽ giảm đi. Huyện đồng bằng tiến tới là tổ chức hành chính nhiều hơn tính chất một đơn vị hành chính. Điều này là xu hướng tất yếu trong cải cách hành chính ở nước ta. Nói cách khác, huyện đồng bằng sẽ là một cấp hành chính và chính quyền trên huyện ở khu vực này sẽ là chính quyền không đầy đủ, nghĩa là chỉ cơ quan hành chính nhà nước mà không tổ chức cơ quan đại diện (HĐND). Tuy nhiên, vị trí, vai trò của các huyện miền núi, vùng hải đảo sẽ vẫn tiếp tục được khẳng định. Các huyện miền núi không chỉ là hành chính mà còn thay tỉnh trực tiếp chỉ đạo một số nội dung công việc xuống đến xã. Vì vậy, khi xác lập đơn vị hành chính ở vùng núi, hải đảo cần phải tính đến những yếu tố đặc thù của vùng miền này. 1.1.3. Đặc điểm của đơn vị hành chính huyện Đơn vị hành chính huyện là một cấp đơn vị hành chính trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã. Nhận thức về tính trung gian của huyện, đơn vị hành chính huyện gắn liền với tính chất hành chính thuần túy, không phải là cấp kinh tế - xã hội, không có sự độc lập về ngân sách và quy hoạch phát triển như cấp tỉnh và cấp xã. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thực tế, ở mỗi huyện trước đây và hiện nay đều có những hoạt động kinh tế, các phương thức hoạt động kinh tế khác nhau. Mỗi huyện có những lợi thế riêng để tổ chức các ngành nghề sản xuất, các hoạt động kinh tế. Huyện là một đơn vị hành chính lãnh thổ. Nếu nghiên cứu về đơn vị hành chính huyện trong lịch sử và những đơn vị hành chính huyện đã được xác lập từ lâu thì có thể thấy giữa các đơn vị hành chính cấp huyện có sự phân định khá rõ bởi các yếu tố tự nhiên. Sự biến động của đơn vị hành chính huyện không chỉ do những yếu tố nội tại của nó mà còn do sự biến động của các đơn vị hành chính cấp trên (cấp tỉnh) và cấp dưới (cấp xã). Quá trình sáp nhập hay chia tách các tỉnh thường dẫn đến những thay đổi lớn về đơn vị hành chính huyện. Ví dụ như sau khi tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình vào ngày 27/12/1975 đã có sự biến động lớn đối với đơn vị hành chính cấp huyện: Hợp nhất 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, cùng với thị xã Hà Nam thành huyện Kim Thanh; Thị xã Hà Nam chuyển thành thị trấn Hà Nam, huyện lị huyện Kim Thanh; Hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lị huyện Hoa Lư; Hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long; Hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh thành huyện Tam Điệp. Huyện lị là thị trấn Tam Điệp; Sáp nhập 9 xã còn lại của huyện Yên Khánh vào huyện Kim Sơn… Khi các tỉnh chia tách thì đơn vị hành chính cấp huyện cũng có sự chia tách. Sau khi tỉnh Hưng Yên được tách ra từ tỉnh Hải Hưng, các huyện trước đây của tỉnh Hải Hưng được chia tách các huyện mới như huyện Phù Tiên được tách thành hai huyện mới là huyện Phù Cừ và huyện Tiên Lữ; huyện Kim Thi chia tách thành huyện Kim Động và huyện Ân Thi... Quá trình chia tách đơn vị hành chính cấp huyện chịu tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa. Sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện tạo ra những yếu tố đô thị trong nội tại và từ đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chia tách thành hai đơn vị hành chính cấp huyện thường sẽ dẫn đến sự hình thành một huyện mới và một đơn vị hành chính đô thị. Mặt khác, do nhu cầu mở rộng đô thị, điều chỉnh địa giới các đô thị, các xã thuộc các huyện giáp với đô thị thường được sáp nhập vào các đô thị trở thành đơn vị phường của đô thị. Điều này cũng làm thay đổi diện tích, quy mô của các huyện. 1.1.4. Các yếu tố cơ bản cấu trúc một đơn vị hành chính huyện Đơn vị hành chính huyện được hình thành trên các yếu tố cơ bản: Có vùng lãnh thổ, có cư dân cư trú, kinh tế - xã hội, văn hóa và yếu tố địa chính trị, quản lý. Nhà nước dù ở thể chế chính trị nào cũng cần phải tổ chức ra các đơn vị hành chính để quản lý. Việc tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính bảo đảm việc tổ chức quản lý có hiệu quả các phương diện đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương và sự phát triển chung của quốc gia. 1.1.4.1.Yếu tố không gian lãnh thổ và các điều kiện tự nhiên Yếu tố không gian lãnh thổ gắn liền với giới hạn về địa giới hành chính. Địa giới hành chính hiểu một cách chung nhất chính là đường phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính nối tiếp với nhau thống nhất trong tổng thể quốc gia. Là đường biên giới hạn của mỗi đơn vị hành chính và có thể chung nhau với một hoặc một số đơn vị hành chính cùng cấp. Ở ngoài thực địa, đường địa giới hành chính được thiết lập dựa trên các yếu tố tự nhiên như sông, núi… dễ nhận biết đối với nhân dân và chính quyền. ở nhiều nơi, đường địa giới hành chính cấp xã trùng với đường địa giới hành chính cấp huyện và trùng với đường địa giới hành chính cấp tỉnh. Nhờ sự phản ánh trực quan của các đường địa giới hành chính, vị trí của đơn vị hành chính được xác định nằm ở đâu, hướng nào và hướng tiếp giáp với các đơn vị hành chính xung quanh. Một số nghiên cứu nhận định đơn vị hành chính cấp huyện là đơn vị hành chính nhân tạo nhưng thực tế các huyện được phân chia trong những giai đoạn trước đây có sự phân định rất rõ bởi các yếu tố tự nhiên đặt biệt là sông núi. Con sông, dãy núi trở thành mốc giới phân chia các huyện. Nhìn lại lịch sử tổ chức các đơn vị hành chính ở nước ta về đơn vị hành chính cấp huyện điều này càng được khẳng định. Không gian lãnh thổ không chỉ thể hiện ở vị trí địa lý mà còn bao hàm yếu tố diện tích. Diện tích của các đơn vị hành chính cần xác định hợp lý để bảo đảm thuận lợi cho đời sống của dân cư, cho phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với không gian quản lý, không gian văn hóa… Diện tích lãnh thổ của đơn vị hành chính cấp huyện quá lớn hay quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển, đời sống nhân dân. Tuy nhiên, diện tích chỉ là một nhân tố mang tính tham khảo trong quá trình chia tách, xác lập các đơn vị hành chính cấp huyện. Việc xác lập đơn vị hành chính huyện còn trên cơ sở đặc điểm của các vùng, miền. Đơn vị hành chính cấp huyện không nhất thiết phải có sự tương đồng về diện tích, dân cư trong cả nước. Tính đặc thù của các vùng, miền cần được chú ý trong các quyết định chia, tách, sáp nhập, xác lập đơn vị hành chính huyện. 1.1.4.2. Yếu tố dân cư Dân cư là một yếu tố quan trọng đối với việc xác lập đơn vị hành chính nói chung và đơn vị hành chính huyện nói riêng. Mỗi đơn vị hành chính cần có một quy mô dân số hợp lý và được tổ chức phù hợp với những đặc trưng dân cư của mỗi địa phương. Quy mô dân số là căn cứ khi xác lập đơn vị hành chính. Một đơn vị hành chính mà dân số quá ít hoặc quá nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Đồng thời, với những đơn vị hành chính đó, công tác quản lý nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dân số không nên được xem là tiêu chí quan trọng quyết định đối với việc xác lập đơn vị hành chính mà cần đặt trong tổng thể những yếu tố cấu thành nên đơn vị hành chính. Trong việc xác lập đơn vị hành chính, yếu tố dân cư không chỉ chú ý trên phương diện số lượng mà còn cần quan tâm đến phương diện những đặc trưng của cộng đồng dân cư. Đó là các vấn đề về dân tộc, đặc trưng tâm lý cộng đồng, truyền thống cố kết cộng đồng qua các giai đoạn lịch sử. 1.1.4.3. Yếu tố văn hóa - lịch sử Mỗi vùng lãnh thổ được hình thành và phát triển trong một thời gian dài trong lịch sử. Trải qua các giai đoạn phát triển, các đơn vị hành chính trải qua nhiều biến động khác nhau, mỗi vùng hình thành nên những nét riêng về văn hóa, truyền thống cộng đồng, sự cố kết cộng động. Chính vì vậy, việc hình thành các đơn vị hành chính phải tôn trọng yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống để tạo ra sự ổn định và phát triển. Bản thân các đơn vị hành chính huyện đã được xác lập trong suốt một thời kỳ dài trong lịch sử. Nghiên cứu về địa giới hành chính ở nước ta cho thấy nhiều đơn vị hành chính tỉnh, huyện đã được xác lập từ thời nhà Nguyễn với quy mô, tên gọi còn giữ đến ngay nay. Những huyện được thành lập từ sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời cũng đã tồn tại trong một thời kỳ tương đối dài. Bản thân mỗi huyện là miền đất cấu thành các vùng văn hóa, miền văn hóa. Chính tính văn hóa, lịch sử của cộng đồng ở đơn vị hành chính cấp huyện đã được xác lập nên thực tế ở mỗi tỉnh, mỗi huyện có những đặc trưng riêng về giọng nói, cách làm kinh tế, các sinh hoạt văn hóa… 1.1.4.4. Yếu tố địa kinh tế Mỗi đơn vị hành chính gắn liền với các điều kiện về tự nhiên như đất đai, rừng núi, khoáng sản…
Luận văn liên quan