Kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện ở nước ta từ tháng 5 năm 1991 với sự
thành lập của 2 công ty kiểm toán độc lập đầu tiên. Cho đến nay, sau gần 30 năm hoạt
động, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, các công ty kiểm
toán độc lập của Việt Nam đã không ngừng gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng
ở tất cả các dịch vụ cung cấp. Kiểm toán BCTC là một hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập. Kiểm toán BCTC đưa ra sự
đảm bảo hợp lý của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC, từ
đó đảm bảo BCTC không còn chứa các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng thông tin trên BCTC. Chính vì vậy, chất lượng kiểm toán luôn là mối
quan tâm hàng đầu của công ty kiểm toán độc lập, người sử dụng báo cáo tài chính và
cả các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán,
kiểm toán trong khu vực, quốc tế đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO,
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn quản lý nên
yêu cầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nói chung và chất lượng dịch vụ
kiểm toán BCTC nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam lại càng trở nên
cấp thiết hơn. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là
đánh giá khoa học và chuẩn xác trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế
công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công
ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. Công tác đánh
giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không được các công ty kiểm toán và kiểm toán viên
quan tâm đúng mức, nhiều công ty kiểm toán chạy theo lợi nhuận chấp nhận rủi ro cao,
bỏ qua các quy trình, chuẩn mực kiểm toán. Điều này dẫn đến chất lượng kiểm toán yếu
kém, nhiều công ty kiểm toán bị cảnh báo về kết quả kiểm toán sai lệch qua các lần
thanh tra của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
91 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Lương Thị Hồng Ngân
Hà Nội, 5/ 2017
2
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện ở nước ta từ tháng 5 năm 1991 với sự
thành lập của 2 công ty kiểm toán độc lập đầu tiên. Cho đến nay, sau gần 30 năm hoạt
động, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, các công ty kiểm
toán độc lập của Việt Nam đã không ngừng gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng
ở tất cả các dịch vụ cung cấp. Kiểm toán BCTC là một hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập. Kiểm toán BCTC đưa ra sự
đảm bảo hợp lý của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC, từ
đó đảm bảo BCTC không còn chứa các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng thông tin trên BCTC. Chính vì vậy, chất lượng kiểm toán luôn là mối
quan tâm hàng đầu của công ty kiểm toán độc lập, người sử dụng báo cáo tài chính và
cả các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán,
kiểm toán trong khu vực, quốc tế đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO,
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn quản lý nên
yêu cầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nói chung và chất lượng dịch vụ
kiểm toán BCTC nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam lại càng trở nên
cấp thiết hơn. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là
đánh giá khoa học và chuẩn xác trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế
công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công
ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. Công tác đánh
giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không được các công ty kiểm toán và kiểm toán viên
quan tâm đúng mức, nhiều công ty kiểm toán chạy theo lợi nhuận chấp nhận rủi ro cao,
bỏ qua các quy trình, chuẩn mực kiểm toán. Điều này dẫn đến chất lượng kiểm toán yếu
kém, nhiều công ty kiểm toán bị cảnh báo về kết quả kiểm toán sai lệch qua các lần
thanh tra của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu
việc hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là một
vấn đề cấp bách. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính trọng yếu và
rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình với các nội dung muốn làm rõ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, mối quan
hệ giữa trọng yếu rủi ro và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong việc
nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm
toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam.
Tổng quan nghiên cứu: Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nhận được sự quan tâm hơn cả của các nhà
3
khoa học trong và ngoài nước. Bao gồm các nghiên cứu về quan điểm, các nhân tố
về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC, các nghiên cứu về đánh
giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Chất lượng kiểm toán, các nhân tố tác động đến
chất lượng kiểm toán và cả việc nghiên cứu đánh giá rủi ro và trọng yếu trong kiểm toán
báo cáo tài chính luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc xem xét đánh giá
trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng
yêu cầu không chỉ của người sử dụng thông tin BCTC mà còn nâng cao uy tín sự cạnh
tranh cho các công ty kiểm toán độc lập trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về đánh giá trọng
yếu và rủi ro kiểm toán, trong đó đi sâu vào nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm
toán với việc nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Nghiên cứu đánh giá tính
trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính được thực
hiện bởi các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Trong hệ thống các công ty kiểm
toán độc lập tại Việt Nam đề tài chỉ nghiên cứu được đại diện một số công ty kiểm toán
độc lập tại Hà Nội với quy mô các công ty là 15 công ty trên địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH TRỌNG YẾU VÀ RỦI
RO KIỂM TOÁN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trình bày hệ thống lý luận cơ bản về chất lượng kiểm toán BCTC, đánh giá
tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và
Việt Nam
Chương 1 tác giả cũng đã phân tích chi tiết về đánh giá tính trọng yếu và rủi
ro kiểm toán trong mối quan hệ với việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC. Đưa
ra một số mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá tính trọng yếu và
rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC làm cơ sở nghiên cứu
đánh giá thực trạng trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM
TOÁN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Chương 2, đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin qua hình thức gửi phiếu
điều tra tới kiểm toán viên của các công ty kiểm toán trên địa bàn Hà Nội. Với phạm
vi của đề tài đã được trình bày ở trên đề tài chỉ khảo sát được 15 công ty kiểm toán
độc lập trên địa bàn Hà Nội. Đề tài đã xem xét, đánh giá một số yếu tố sau:
Một là, Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu kiểm toán, bao gồm: Việc xây
dựng và áp dụng các tiêu chí ước lượng ban đầu về mức trọng yếu; Việc quy định và
thực tế thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC; Hướng dẫn
4
về các sai sót có thể bỏ qua;
Hai là, Tìm hiểu thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán, bao gồm: Thiết lập mức rủi
ro kiểm toán mong muốn; quy định và thực tế áp dụng các phương pháp đánh giá rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC cũng như trên phương diện số dư
tài khoản và loại nghiệp vụ; quy trình và thực tế thực hiện xác định mức rủi ro phát
hiện
Ba là, Tìm hiểu mối quan hệ giữa đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong
quan hệ với chất lượng cuộc kiểm toán.
Bốn là, Tìm hiểu nhân tố tác động đến đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong
các đơn vị khảo sát.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ
TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Chương 3, tác giả tập trung làm rõ các nội dung về tính tất yếu hoàn thiện đánh giá
trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính, phương hướng hoàn
thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của
kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm trong
chương 2 làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong chương 3. Đây là nội dung trọng tâm của
chương 3. Với các giải pháp cụ thể theo nhóm như sau:
- Nhóm giải pháp về nghiệp vụ chuyên môn: Tăng cường sử dụng phương pháp tiếp
cận mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán theo rủi ro kinh doanh của khách hàng; Hoàn
thiện quy trình rủi ro chấp nhận khách hàng; Hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trên
số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu; Hoàn thiện việc đánh
giá trọng yếu
- Các giải pháp thuộc về tổ chức: Hoàn thiện chất lượng kiểm toán viên; Giải pháp
đưa công ty kiểm toán trở thành thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế; Hoàn thiện
điều kiện phương tiện làm việc; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu và uy tín
của công ty kiểm toán
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán có vai trò rất quan trọng đối với công tác
lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán một cách hiệu quả, từ đó ảnh hưởng tới
chất lượng của cuộc kiểm toán. Đây là phần việc quan trọng và chiếm nhiều thời gian,
công sức nhất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro
kiểm toán một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán,
nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán và tạo nên sự phát triển vững mạnh của các công ty
kiểm toán trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận chung về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Qua
nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm và những vấn đề về đánh giá trọng
5
yếu và rủi ro cũng như phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa đánh giá trọng yếu
và rủi ro kiểm toán trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm
toán trong kiểm toán BCTC do một số công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam tại Hà
Nội thực hiện trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán. Thông qua những nghiên cứu
khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong
kiểm toán BCTC là rất cần thiết nhưng vẫn chưa được hầu hết các công ty kiểm toán
độc lập Việt Nam coi trọng đúng mức, dẫn tới chất lượng kiểm toán độc lập của Việt
Nam chưa cao, cụ thể là còn nhiều sai phạm trong ý kiến kiểm toán của KTV và hậu quả
là một số KTV và công ty kiểm toán độc lập Việt Nam đã bị xử phạt hoặc khiển trách
bởi Hội nghề nghiệp, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước Từ đó, đề tài cũng đã mạnh dạn
đề xuất một số giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực hiện các phương hướng đã đề
ra nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt
Nam. Tuy nhiên do hạn chế về phạm vi nghiên cứu nên đề tài còn có những hạn chế như
không nghiên cứu được hết các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam. Nội dung nghiên
cứu không thực sự hoàn thiện chẳng hạn như chưa ước lượng được một cách chính xác
mức độ ảnh hưởng của đầy đủ yếu tố đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc
nâng cao chất lượng kiểm toán và độ tin cậy của các ước lượng này. Đây sẽ là định
hướng nghiên cứu trong tương lai để hoàn thiện hơn nữa việc đánh giá trọng yếu và rủi
ro nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện ở nước ta từ tháng 5 năm 1991 với sự thành
lập của 2 công ty kiểm toán độc lập đầu tiên. Cho đến nay, sau gần 30 năm hoạt động,
cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, các công ty kiểm toán
6
độc lập của Việt Nam đã không ngừng gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng ở
tất cả các dịch vụ cung cấp. Kiểm toán BCTC là một hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập. Kiểm toán BCTC đưa ra sự
đảm bảo hợp lý của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC, từ
đó đảm bảo BCTC không còn chứa các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng thông tin trên BCTC. Chính vì vậy, chất lượng kiểm toán luôn là mối
quan tâm hàng đầu của công ty kiểm toán độc lập, người sử dụng báo cáo tài chính và
cả các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán,
kiểm toán trong khu vực, quốc tế đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO,
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn quản lý nên
yêu cầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nói chung và chất lượng dịch vụ
kiểm toán BCTC nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam lại càng trở nên
cấp thiết hơn. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là
đánh giá khoa học và chuẩn xác trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế
công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công
ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. Công tác đánh
giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không được các công ty kiểm toán và kiểm toán viên
quan tâm đúng mức, nhiều công ty kiểm toán chạy theo lợi nhuận chấp nhận rủi ro cao,
bỏ qua các quy trình, chuẩn mực kiểm toán. Điều này dẫn đến chất lượng kiểm toán yếu
kém, nhiều công ty kiểm toán bị cảnh báo về kết quả kiểm toán sai lệch qua các lần
thanh tra của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu
việc hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là một
vấn đề cấp bách. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính trọng yếu và
rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình với các nội dung muốn làm rõ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, mối quan
hệ giữa trọng yếu rủi ro và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong việc
nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm
toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam.
2. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan
Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành mạnh nền tài chính và
đảm bảo độ tin cậy của hệ thống thông tin kinh tế tài chính. Chính vì vậy, chất lượng
kiểm toán (CLKT) luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp kiểm toán, người
sử dụng báo cáo tài chính và các cơ quan chức năng. Khác với các sản phẩm, dịch vụ
của các hoạt động khác, chất lượng kiểm toán không dễ dàng quan sát hay kiểm tra,
7
đánh giá. Trong thực tế, thường có một khoảng cách nhất định về quan điểm hay
mức độ thỏa mãn giữa cơ quan quản lý, người sử dụng và KTV đối với CLKT;
Epstein & Geiger (1994) đã thực hiện khảo sát những người sử dụng BCTC, kết quả
cho thấy 70% các nhà đầu tư tin rằng cuộc kiểm toán phải cung cấp bảo đảm tuyệt
đối rằng không có sai sót trọng yếu hoặc gian lận trong BCTC. Trong khi đó, KTV
có thể suy nghĩ về CLKT theo chiều hướng hạn chế tối đa sự không hài lòng của
khách hàng, giảm rủi ro kinh doanh nhằm tránh kiện tụng, hạn chế thiệt hại đến danh
tiếng của DNKT (Wooten, 2003). Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nhận được sự quan tâm hơn cả của các
nhà khoa học trong và ngoài nước.
Các nghiên cứu về quan điểm chất lượng kiểm toán
Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu trên thế giới về chất lượng kiểm toán chủ yếu tập trung vào 3 quan điểm:
Quan điểm chất lượng kiểm toán là mức độ đảm bảo khả năng phát hiện và báo cáo sai
sót trọng yếu trên BCTC; Quan điểm chất lượng kiểm toán là mức độ tuân thủ chuẩn
mực kiểm toán (CMKiT) và Quan điểm kết hợp giữa mức độ tuân thủ chuẩn mực và
mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.
- Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai
sót trọng yếu trên BCTC:
Đây được coi là quan điểm phổ biến từ thập niên 80. Quan điểm này là của
DeAngelo (1981). Theo quan điểm này, một cuộc kiểm toán có chất lượng khi KTV cam
kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trong các BCTC. Nói
cách khác, vì mục tiêu của một cuộc kiểm toán để đảm bảo tính chính xác của BCTC,
chất lượng kiểm toán là xác suất mà BCTC không chứa đựng sai sót trọng yếu, nghĩa là
độ tin cậy của việc kiểm toán BCTC phản ánh chất lượng kiểm toán. Quan điểm này
dường như có sự đồng nhất giữa chất lượng kiểm toán với chất lượng BCTC. Nhiều nhà
nghiên cứu về kiểm toán cũng có cùng quan điểm này như: Titman & Trueman
(1986): “Mức độ chính xác của thông tin cung cấp cho Nhà đầu tư”; Palmrose (1988):
“Khả năng KTV không phát hiện và báo cáo sai sót”; Beatty (1989): “Tính trung thực
của thông tin tài chính được trình bày trên BCTC sau khi được kiểm toán”; Knechel (2009):
“Chất lượng kiểm toán là đạt được mức độ đảm bảo”; Defond & Zhang (2014): “Cung cấp
chất lượng kiểm toán cao đảm bảo BCTC chất lượng cao”.
- Quan điểm chất lượng kiểm toán là tuân thủ chuẩn mực kiểm toán:
Theo quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã hướng trọng tâm nghiên cứu sang
việc đánh giá CLKT bằng cách so sánh mức độ thực hiện công việc kiểm toán so với
các CMKiT. Đó là các nghiên cứu của Copley & Doucet (1993), McConnell & Banks
(1998), Aldhizer & cộng sự (1995), Krishnan & Schauer (2001). Các nghiên cứu chỉ ra
8
rằng KTV thực hiện công việc với chất lượng cao nếu họ tuân thủ hoàn toàn các CMKiT
trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Các chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn bao
gồm cả việc tổ chức, thực hiện nghiệp vụ, phương pháp, lưu trữ hồ sơ.
- Quan điểm kết hợp:
Khuynh hướng kết hợp việc xem xét chất lượng kiểm toán theo mức độ tuân thủ
chuẩn mực và khả năng KTV phát hiện sai sót và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC
đã được một số nhà nghiên cứu như Skinner & Srinivasan (2012), Tritschler (2013).
Quan điểm xem xét chất lượng kiểm toán qua sự kết hợp giữa mức độ tuân thủ CMKiT
và khả năng phát hiện, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC cũng đã được Cơ quan Kiểm
toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO) xem xét và áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán của mình.
Như vậy có thể thấy dù đứng trên quan điểm nào đi chăng nữa thì chất lượng
kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phát hiện sai sót và báo cáo sai sót trọng
yếu trên BCTC. Chính vì vậy mà việc xác định thế nào là trọng yếu, xác định nó thế nào
là vô cùng quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Nó là cơ sở tiền đề để thực hiện các
thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện ra sai sót trọng yếu. Đó cũng là một trong các nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC.
Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán
Bên cạnh các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán, các nhà nghiên cứu còn đặc
biệt chú ý đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nhằm
nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Nhiều nghiên cứu điển hình khác ở
nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi Mock
& Samet (1982); Schroeder và cộng sự (1986); Sutton & Lampe (1990); Carcello và
cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995); Davis (1995); Behn và cộng sự (1997);
Sucher và cộng sự (1998); Behn và cộng sự (1999); Pandit (1999); Chen và cộng sự
(2001); Francis, 2004; Augus Duff, (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự
(2008). Các nghiên cứu đều đã chỉ ra các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán. Sẽ có nhiều nhân tố và mức độ quan trọng của các
nhân tố tới chất lượng kiểm toán có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của đối
tượng mà nhà nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát, cũng như địa điểm và bối cảnh
thời gian của nghiên cứu. Nghiên cứu về chất lượng kiểm toán, có nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân là do công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không
được quan tâm đúng mức, nhiều công ty kiểm toán chạy theo lợi nhuận chấp nhận rủi
ro cao, bỏ qua các quy trình, chuẩn mực kiểm toán đã nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước.
- Nhà nghiên cứu Lau Tze Yiu, Peter tại đại học Hongkong (1997) về “Phân tích
tác động của rủi ro, trọng yếu và cấu trúc đối với việc lựa chọn bằng chứng kiểm toán”.
Nghiên cứu đã chỉ rõ các vấn đề cơ bản về rủi ro kiểm toán, trọng yếu kiểm toán, mối
9
quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán.
- Nghiên cứu của Vincent E. Owhoso tại Đại học Florida (1998) về “Giảm rủi ro
kiểm toán thông qua hoạt động kiểm soát kiểm toán”. Đề tài là khái quát được các rủi ro
có thể xảy ra trong quy trình kiểm toán BCTC làm ản