Trên thế giới, đất ngập nước là hệ sinh thái rất đa dạng phong phú cung cấp
tài nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp
các dịch vụ văn hóa du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác. Với diện tích
vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm khoảng 4-6% bề mặt đất, đất ngập nước có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của
các hệ sinh thái (Mitsch và Gosselink, 2000; Costanza et al., 1997) . Ở Việt Nam,
các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân và sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố
trên tất cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và
sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất (Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Minh Đức,
2012).
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng và
phong phú. Đây là nguồn sinh kế chủ yếu của phần lớn người dân Quảng Ninh, đặc
biệt là các cộng đồng dân cư nông thôn. Quảng Ninh không có hệ thống sông lớn,
nhưng nhiều sông nhỏ và dòng chảy phức tạp. Với hệ thống sông, hồ dày đặc và
đường bờ biển kéo dài, các hệ sinh thái ĐNN Quảng Ninh đóng góp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một số sông chính ở Quảng Ninh bao
gồm: Sông Đá Bạc, sông Ka Long (còn gọi là sông Bắc Luân), sông Tiên Yên, sông
Ba Chẽ. Ngoài ra Quảng Ninh còn có nhiều sông nhỏ chiều dài các sông từ 13 - 15
km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, như sông Tràng Vinh (sông Tín
Coóng), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tài Chi, sông Đồng Cái Xương, sông Hà
Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Mằn, Sông Trới
và Sông Míp.
Quảng Ninh cũng có nhiều hồ ao với diện tích khá lớn có vai trò quan trọng
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh, như hồ Bến Châu, hồ Đồng Ho,
hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Cao Vân, hồ Đầm Hà Động phân bố rải rác khắp
các vùng trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống sông ngòi, hồ ao, Quảng Ninh cũng có diện
tích đất ngập nước đáng kể được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp với diện tích
445.226 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất lúa nước.
57 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích
sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước
nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh
Mã số đề tài: QG-15.07
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Xuân Cự
Hà Nội, 2017
1
Phụ lục 1.
Hiện trạng các vùng đất ngập nước nội
địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh
2
MỤC LỤC
1. Mở đầu ................................................................................................................... 3
2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................. 3
2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 5
3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh ............................... 5
3.1.1. Hệ thống sông ngòi và hồ ao ở Quảng Ninh ............................................ 5
3.1.2. Phân bố lưu vực các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh ........................... 7
3.2. Tổng quan về đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh .................................. 11
3.2.1. Khái quát về tính đa dạng thành phần loài ............................................ 11
3.2.2. Các loài nguy cấp trong hệ động thực vật ở Quảng Ninh ...................... 13
3.2.3. Đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh ........ 18
3.3. Những tồn taị và thách thức với bảo tồn đa daṇg sinh hoc̣ ở Quảng Ninh ... 25
3.3.1. Nguyên nhân gây suy thoái đa daṇg sinh học ........................................ 25
3.3.2. Những tồn taị và thách thức trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 26
3.4. Phân tích và đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ở
Quảng Ninh .......................................................................................................... 29
3.4.1. Dịch vụ cung cấp .................................................................................... 29
3.4.2. Dịch vụ điều tiết ...................................................................................... 31
3.4.3. Dịch vụ hỗ trợ ......................................................................................... 32
3.4.4. Dịch vụ văn hóa ...................................................................................... 33
3.5. Vai trò của ĐNN nội địa với sinh kế của người dân ..................................... 34
Nhận xét chung ........................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 38
3
1. Mở đầu
Trên thế giới, đất ngập nước là hệ sinh thái rất đa dạng phong phú cung cấp
tài nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp
các dịch vụ văn hóa du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác. Với diện tích
vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm khoảng 4-6% bề mặt đất, đất ngập nước có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của
các hệ sinh thái (Mitsch và Gosselink, 2000; Costanza et al., 1997) . Ở Việt Nam,
các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân và sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố
trên tất cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và
sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất (Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Minh Đức,
2012).
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng và
phong phú. Đây là nguồn sinh kế chủ yếu của phần lớn người dân Quảng Ninh, đặc
biệt là các cộng đồng dân cư nông thôn. Quảng Ninh không có hệ thống sông lớn,
nhưng nhiều sông nhỏ và dòng chảy phức tạp. Với hệ thống sông, hồ dày đặc và
đường bờ biển kéo dài, các hệ sinh thái ĐNN Quảng Ninh đóng góp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một số sông chính ở Quảng Ninh bao
gồm: Sông Đá Bạc, sông Ka Long (còn gọi là sông Bắc Luân), sông Tiên Yên, sông
Ba Chẽ. Ngoài ra Quảng Ninh còn có nhiều sông nhỏ chiều dài các sông từ 13 - 15
km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, như sông Tràng Vinh (sông Tín
Coóng), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tài Chi, sông Đồng Cái Xương, sông Hà
Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Mằn, Sông Trới
và Sông Míp.
Quảng Ninh cũng có nhiều hồ ao với diện tích khá lớn có vai trò quan trọng
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh, như hồ Bến Châu, hồ Đồng Ho,
hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Cao Vân, hồ Đầm Hà Động phân bố rải rác khắp
các vùng trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống sông ngòi, hồ ao, Quảng Ninh cũng có diện
tích đất ngập nước đáng kể được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp với diện tích
445.226 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất lúa nước.
Với sự đa dạng và tính chất phức tạp của các loại đất ngập nước cùng các
giá trị vốn có của nó, đặc biệt là sự đa dạng sinh học. Do vậy nghiên cứu về ĐDSH
ĐNN nội địa ở Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sử dụng hợp bền
vững theo hướng sử dụng đa mục đích và bảo vệ môi trường.
2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan chung về đa dạng sinh học ĐNN nội địa ở Quảng Ninh.
- Điều tra khảo sát và đánh giá về các giá trị dịch vụ hệ sinh thái ĐNN nội địa và
vai trò của chúng đối với sinh kế của người dân.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các vùng đất ngập nước nội địa trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chủ yếu phân bố ở phía Tây trục Quốc lộ 18, không đề
cập các vùng đất ngập nước ven biển và hải đảo. Các vùng đất ngập nước được
nghiên cứu bao gồm: Các vùng đất ngập nước thường xuyên có dòng chảy (sông
ngòi), các vùng đất ngập nước thường xuyên không có dòng chảy (hồ đầm) và các
vùng đất ngập nước không thường xuyên sử dụng cho nông nghiệp (đất chuyên lúa
nước).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu thứ cấp: Thu thập, xử lý,
phân tích tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê đã có từ các công trình nghiên cứu đã
công bố; sách, tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan trung ương và địa phương
có liên quan đến nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra thực địa tại cộng đồng và các cơ quan liên quan theo bảng câu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA). Các hộ
gia đình điều tra (60 hộ) được lựa chọn ngẫu nhiên trong các hộ dân sống xung
quanh vùng đất ngập nước quan trọng thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
bao gồm huyện Đông Triều, thành phố Hạ Long và huyện Đầm Hà và thành phố
Móng Cái. Nội dung thông tin thu thập tập trung vào các vấn đề liên quan đến vai
trò của các vùng đất ngập nước, các nguồn tài nguyên do đất ngập nước mang lại,
các hoạt động sinh kế liên quan đến các vùng đất ngập nước, các vấn đề về khái
thác và bảo vệ các vùng đất ngập nước ở từng địa phương.
- Phương pháp đánh giá dịch vụ hệ sinh thái:
Dựa trên việc đánh giá dịch vụ HST được đưa ra trong tài liệu Đánh giá thiên
niên kỷ hệ sinh thái MA (Millennium Ecosystem Assessment, 2005); bao gồm:
Dịch vụ cung cấp (thực phẩm, nước, nguyên nhiên liệu,), Dịch vụ điều tiết (Khí
hậu, lũ lụt, lọc nước, ), Dịch vụ hỗ trợ (vòng tuần hoàn dinh dưỡng, hình thành
đất, năng suất sơ cấp,), Dịch vụ văn hóa (nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch, giáo
dục,). Khung đánh giá thiên niên kỷ hệ sinh thái thừa nhận rằng con người là bộ
phận không tách rời của hệ sinh thái và có sự tương tác động giữa họ và các hợp
phần khác nhau của hệ sinh thái. Sự liên kết giữa các dịch vụ HST và sinh kế của
con người được mô tả ở hình 1.
5
Hình 1. Khung liên kết các dịch vụ hệ sinh thái và sinh kế của con người
(MA, 2005)
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
3.1.1. Hệ thống sông ngòi và hồ ao ở Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có mạng sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,0-
1,9km/km
2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối ở đây thường ngắn và
dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các
sông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo
là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa,
phần hạ lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và nhiễm mặn. Theo thống kê
toàn tỉnh có đến 30 sông, suối có chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thông
thường không quá 300km2.
Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn là sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ
thống sông Thái Bình); sông Ka Long; sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông
hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh phần nhiều vuông góc với sông
chính. Đại bộ phận sông có dạng xòe hình cánh quạt, trừ sông Ba Chẽ, sông Tiên
Yên có dạng lông chim. Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp
thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn
và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều
nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai
khoáng như ở đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất
khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng
mùa hạ lại có lưu lượng rất dồi dào, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô
Phúc lợi và giảm đói nghèo
- Sinh kế
- Quan hệ xã hội
- An ninh xã hội
- Sự tự do lựa chọn và hành động
Động lực tác động gián tiếp
- Dân số
- Kinh tế (thị trường và khuôn khổ chính sách)
- Chính trị xã hội (quản trị và khuôn khổ thể chế)
- Khoa học và công nghệ
‾ - Văn hóa và tín ngưỡng
Động lực tác động trực tiếp
- Biến động sử dụng đất
- Đa dạng sinh học
- Sử dụng công nghệ
- Các tác động đầu vào (ví dụ như tưới tiêu)
- Khai thác và sử dụng tài nguyên
- Biến đổi khí hậu
Các dịch
vụ hệ sinh
thái
6
có thể xuống thấp tới 1,45 m3/s; mùa mưa lại có thể lên tới 1.500m3/s; chênh nhau
khoảng 1.000 lần.
Một số sông, hồ có tầm quan trọng trong việc cung cấp nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh bao gồm:
Sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình) và các phụ lưu
Sông Đá Bạc nằm trong hệ thống sông Thái Bình, là đoạn hạ lưu của sông Kinh
Thầy. Phía cuối sông Đá Bạc chia thành sông Bạch Đằng, sông Chanh và sông Rút
trước khi đổ ra biển. Sông Đá Bạc đoạn chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh từ
Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên có chiều dài khoảng 60km.
Các phụ lưu của sông Đá Bạc nằm trên địa bàn của tỉnh đều bắt nguồn từ Nam dãy
Yên Tử ở độ cao 500 - 700m. Một số phụ lưu quan trọng của sông Đá Bạc đang
được dùng làm nguồn nước thô cấp cho một số nhà máy xử lý nước, như sông
Trung Lương (sông Cầm), sông Vàng Danh. Diện tích lưu vực các phụ lưu này
thường nhỏ khi có lũ thì thường lên nhanh và rút chậm do cửa thoát nước nhỏ.
Đoạn sông từ Uông Bí ra biển cửa sông mở rộng hơn, thoát nước thuận lợi nên
nước lũ rút nhanh hơn.
Sông Ka Long
Sông Ka Long (còn gọi là sông Bắc Luân) bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn
của Trung Quốc, chảy dọc biên giới Việt - Trung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
rồi đổ ra vịnh Bắc bộ tại cửa Bắc Luân địa phận TP. Móng Cái. Diện tích lưu vực
toàn sông là 773 km
2
trên địa phận Quảng Ninh là 99 km2. Sông Ka Long có 5 phụ
lưu là Ka Long, Bắc Luân, Lục Lầm, Vạn Ninh và Xuân Ninh. Sông Ka Long có
tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt - Trung là 60 km.
Thượng lưu sông nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phía hạ lưu sông rộng và nhiều
cửa sông nên thoát lũ nhanh ít gây úng lụt.
Sông Tiên Yên
Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi Nam Châu Lãnh ở độ cao 1.506m, khu
thượng nguồn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ Co Linh tới cửa sông chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra vùng Tiên Yên tại cửa Mô, chiều dài 82
km, diện tích lưu vực 1.070 km2. Tổng số lưu vực các cấp có độ dài từ 10 km trở
lên có 14 sông suối, trong đó co 12 sông suối có diện tích lưu vực 100 km2. Lưu
vực sông Tiên Yên có dạng hình tam giác, thủy lưu rộng, hạ lưu thu hẹp lại nên độ
dốc lưu vực lớn, lũ thường xẩy ra nhanh và do ảnh hưởng của thủy triều như vùng
thị trấn Tiên Yên đến khu Mũi Chùa thường xẩy ra lũ lớn.
Sông Ba Chẽ
Ba Chẽ là một sông lớn của tỉnh Quảng Ninh. Sông Bắt nguồn từ vùng núi Am Váp
7
trên đất Hoành Bồ, diện tích lưu vực 978 km2 với chiều dài sông chính 78,5 km,
chạy quanh co, uốn khúc và đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Sông Ba Chẽ có 11 nhánh cấp 1, phân hóa khá đều. Mật độ lưới sông là 1,1 km/km2
lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, độ dốc lưu vực nhỏ, thượng nguồn ít mưa nên tác
hại của lũ phía thượng lưu không lớn. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển lòng sông rộng
dần. Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía Bắc, cửa sông Voi Lớn ở phía
Nam.
Hệ thống các sông nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có 11 sông nhỏ chiều dài các sông từ 13 - 15 km, diện tích lưu vực
thường nhỏ hơn 300 km2, chúng phân bố theo dọc bờ biển theo thứ tự từ bắc xuống
nam gồm: Sông Tràng Vinh (sông Tín Coóng); sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông
Tài Chi, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, Đồng Mỏ, Mông Dương, Diễn
Vọng, sông Mằn, Sông Trới và Sông Míp.
Các sông này đều bắt nguồn từ phía sườn đón gió biển và cánh cung Đông Triều -
Móng Cái ở độ cao 500m đổ ra vịnh Bắc Bộ theo hướng vuông góc với bờ biển.
Phía thượng lưu có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, trắc diện hẹp không có trung lưu
độ dài sông ngắn, nơi cửa sông thường mở rộng dưới dạng vịnh cửa sông. Hầu hết
các sông đều nằm trong vùng mưa lớn trên 2.000mm nên hay hình thành lũ thất
thường, lũ lên nhanh và xuống cũng nhanh. Thủy triều và độ mặn xâm thực vào cửa
sông ngắn, thường bị chặn ở các chân đập hoặc hạ lưu các công trình vượt ngầm
qua sông.
Hệ thống các hồ đập lớn ở Quảng Ninh
Hệ thông các hồ đập ở Quảng Ninh cũng rất phong phú với khoảng 123 hồ đập
khác nhau. Tromg đó 14 hồ nước đã được tỉnh quy hoạch là các hồ nước lớn (Bảng
1). Một số hồ đập chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Hồ Yên Lập có
diện tích lưu vực 182,6 km2, dung tích 127,5 triệu m3; hồ Cao Vân có diện tích lưu
vực 46,5 km2, dung tích 12,56 triệu m3; hồ Tràng Vinh có diện tích lưu vực 70,8
km
2
, dung tích 75 triệu m3; hồ Quất Đông có diện tích lưu vực 11 km2, dung tích
10,3 triệu m3.
3.1.2. Phân bố lưu vực các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
Phân vùng, phân khu là cơ sở quan trọng và quyết định cho việc đánh giá
khả năng cấp nước hiện tại của hệ thống công trình, đồng thời để xây dựng các sơ
đồ nghiên cứu tính toán cấp nước phù hợp với hiện tại và tương lai, đây cũng là cơ
sở để xây dựng các phương án quy hoạch phát triển nguồn nước theo các lĩnh vực;
làm cơ sở quyết định đúng cho đầu tư, nâng cấp, bổ sung mới theo các bước đi
8
đúng đắn và phù hợp.
Bảng 1. Một số hồ chứa nước lớn ở Quảng Ninh
T
T
Tên hồ chứa Địa phương
Thông số kỹ thuật chính
Diện tich
tướic(ha)
Flv
(km
2
)
W
(tr. m
3
)
MNC
(m)
MDBT
(m)
MNDGC
(m)
Thiết
kế
Thực
tế
Huyện Đông Triều 4.455 2.614
1 Hồ Khe Chè Xã An Sinh 22,40 12 15,5 23,8 25,98 1.000 213
2 Hồ Bến Châu Xã Bình Khê 24,00 8 19,5 29,6 30,8 1.050 454
TX. Quảng Yên 5.815 5.515
1 Hồ Yên Lập P. Minh Thành 182,60 127,5 11,5 29,5 31,37 5.800 5.500
TP. Uông Bí 292 292
2 Hồ Yên Trung
P. Phương
Đông
3,20 1,56 227 227
Huyện Hoành Bồ 885 588
1 Hồ Khe Chính Xã Bằng Cá 4,70 1,49 47,5 60,4 62,72 170 100
2 Hồ An Biên Xã Lê Lợi 0,60 1,2 8,5 13 14,8 100 80
TP. Hạ Long 422 239
1 Hồ Sau Làng P. Việt Hưng 1,20 0,8 100 50
3 Hồ Khe Cá P. Hà Tu 2,40 1,6 100 66
TP. Cẩm Phả 255 286
1 Hồ Cao Vân Xã Dương Huy 52,00 11,8 23,5 33,2 36,2 SH
Huyện Đầm Hà 3.910 3.890
1
Hồ Đầm Hà
Động
Xã Quảng Lợi 68,500 12,3 47,5 60,7 62,69 3.850 3.850
2 Hồ Tân Bình Xã Tân Bình 0,60 0,6 60 40
Huyện Hải Hà 1.900 1.600
1 Hồ Chúc Bài Sơn Xã Quảng Sơn 18,20 15 66,5 76,5 78,2 1.900 1.600
TP. Móng Cái 3.740 1.257
1 Hồ Quất Đông Xã Hải Đông 11,00 10 15,5 24,5 25,95 1.300 517
2 Hồ Tràng Vinh Xã Hải Tiến 70,80 86 15 24,2 25,3 1.800 200
Kế thừa quy hoạch các sông ven biển tỉnh Quảng Ninh, vùng quy hoạch
được chia thành 4 vùng (Hình 2). Các vùng này được phân theo nguyên tắc chung
về phân vùng thủy lợi trong quy hoạch. Để thuận lợi trong việc đánh giá nguồn
nước cũng như nhu cầu sử dụng nước, mỗi vùng thủy lợi được chia nhỏ thành các
tiểu khu dựa vào điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện về
thủy văn, nguồn nước, tình hình phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng và tập tục canh tác ở
từng khu vực trong vùng dự án.
9
Hình 2. Phạm vi quy hoạch các vùng
a. Vùng I: (Vùng Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên)
Nằm trong lưu vực Đá Bạc, gồm các huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên và
thành phố Uông Bí có diện tích tự nhiên 96.595 ha trong đó có 63.031 ha đất nông
nghiệp và 400.998 dân.
Đặc điểm vùng gồm các sông suối đổ ra sông Đá Bạc, ở phía tây Quảng Ninh.
Địa hình dốc theo hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam, là vùng tập trung và
phát triển cả nông - ngư nghiệp và công nghiệp.
Vùng này được chia thành 3 tiểu khu:
- Tiểu khu Đông Triều: gồm toàn bộ diện tích của huyện Đông Triều: 39.657 ha; có
2 sông trên 10km chảy qua là sông Đạm Thủy và sông Cầm đổ vào sông Đá Bạc.
Khu này tập trung 22 hồ chứa lớn nhỏ trong đó phải kể đến là hồ Khe Chè có dung
tích 10,5 triệu m3 cung cấp nước tưới cho 285ha lúa, hồ Bến Châu có dung tích 8
triệu ha cung cấp nước cho 481 ha đất nông nghiệp, hồ Trại Lốc I có dung tích 4,7
triệu m3 cung cấp nước tưới cho 208 ha đất nông nghiệp.
- Tiểu khu Uông Bí: gồm toàn bộ diện tích của thành phố Uông Bí: 25.594 ha; có
sông Vàng Danh chảy qua thành phố và đổ vào sông Đá Bạc.
- Tiểu khu Quảng Yên: bao gồm toàn bộ diện tích của thị xã Quảng Yên: 31.419,99
ha. Đây là khu vực đồng bằng có đặc điểm địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông
đổ ra biển, thường bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
b. Vùng II: (Vùng trung tâm)
10
Gồm lưu vực các sông Yên Lập, Mằn, Trới, Diễn Vọng, gồm các huyện Hoành
Bồ, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện Vân Đồn có
tổng diện tích tự nhiên theo thống kê là 175.877 ha, trong đó có 115.617 ha đất
nông nghiệp và 484.715 dân.
Đặc điểm vùng gồm toàn bộ các sông suối đổ ra Cửa Lục và Cửa Ông, giới hạn
bởi đường phân thủy của các sông Ba Chẽ ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Yên Lập
ở phía Tây. Địa hình dốc từ phía Bắc và Đông Bắc về Nam và Tây Nam hướng các
dòng sông đổ ra Cửa Lục. Phần phía Đông Bắc hướng về phía Đông đổ ra Cửa
Ông. Đây là vùng kinh tế công nghiệp tập trung nhất, nhiều cảnh quan và dịch vụ
du lịch phát triển nhất Quảng Ninh.
Vùng này được chia thành 4 tiểu khu:
- Tiểu khu Yên Lập: gồm 4 xã của huyện Hoành Bồ có diện tích 16.685 ha.
- Tiểu khu Tây Hạ Long - Hoành Bồ: gồm một phần diện tích huyện Hoành Bồ và
Tây Hạ Long có diện tích 66.846 ha.
- Tiểu khu Đông Hạ Long - Cẩm Phả: gồm một phần huyện Hoành Bồ, phần phía
Đông của thành phố Hạ Long và toàn bộ thành phố Cẩm Phả có diện tích 61.892
ha.
- Tiểu khu Vân Đồn: gồm một phần của huyện Vân Đồn có diện tích 30.455 ha.
c. Vùng III: (Vùng Ba Chẽ - Tiên Yên)
Gồm lưu vực các sông Ba Chẽ, Tiên Yên thuộc các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên,
Bình Liêu, có diện tích tự nhiên 172.412 ha, trong đó có 87.199 ha đất nông nghiệp
và 94.217 dân.
Vùng có đặc điểm địa hình dốc theo hướng chủ đạo là Bắc và Tây Bắc