Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống cuả người dân ngày càng được cải thiện hơn và họ đã nhận thức khá đầy đủ rằng sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt nâng cao mức sống, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tự nhiên. Đây là vấn đề không phải lúc nào cũng được chú trọng đúng mức. Ngày nay, trên thế giới vấn đề môi trường và sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu. Việt Nam là một nước nằm trong số đó, tuy nhiên vấn đề sức khỏe và môi trường chưa được chú trọng trong sự phát triển.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đất nước cũng được phát triển hơn những thập niên trước đây rất nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu của con người tăng lên về vật chất lẫn tinh thần kéo theo đó là các bệnh viện, phòng khám mọc lên nhanh chóng không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn đi sâu về chất lượng. Đi đôi với sự phát triển kéo theo lượng chất thải của bệnh viện cũng tăng lên về số lượng và phức tạp về thành phần, còn việc quan tâm xử lý, quản lý chất thải của bệnh viện chưa theo kịp.
Hiện nay chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế ngày càng nghiêm trọng. Việc nghiên cứu tình hình quản lý rác thải bệnh viện, đề xuất nhằm tìm ra giải pháp để cải thiện môi trường cũng là một trong những đề tài đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của các địa bàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ yêu cầu đó, dựa trên cơ sở khoa học và những nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, em xin đưa ra đề tài khóa luận với tên: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rác thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội".
Đề tài đã thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
52 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6806 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rác thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Với mỗi sinh viên đại học, khoá luận tốt nghiệp là việc mốc cuối cùng đánh dấu sự kết thúc 4 năm học tập trên giảng đường và cũng là bước khởi đầu làm quen với công việc nghiên cứu và công tác sau này.
Được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phí Thị Hải Ninh tôi đã thực hiện khoá luận tốt nghiệp với tên đề tài: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rác thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội".
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Phí Thị Hải Ninh đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đặc biệt là Bộ môn Quản lý Môi trường, Trường đại học Lâm Nghiệp, các cán bộ BV Đa Khoa Hà Đông đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên trong suốt thời gian hoạc tập và nghiên cứu tại trường.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chuyên môn rất ít nên chuyên đề không tránh khỏi còn thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét, bổ sung của các thầy cô và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Sinh viên
Đỗ Viết Thêm
MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống cuả người dân ngày càng được cải thiện hơn và họ đã nhận thức khá đầy đủ rằng sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt nâng cao mức sống, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tự nhiên. Đây là vấn đề không phải lúc nào cũng được chú trọng đúng mức. Ngày nay, trên thế giới vấn đề môi trường và sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu. Việt Nam là một nước nằm trong số đó, tuy nhiên vấn đề sức khỏe và môi trường chưa được chú trọng trong sự phát triển.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đất nước cũng được phát triển hơn những thập niên trước đây rất nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu của con người tăng lên về vật chất lẫn tinh thần kéo theo đó là các bệnh viện, phòng khám mọc lên nhanh chóng không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn đi sâu về chất lượng. Đi đôi với sự phát triển kéo theo lượng chất thải của bệnh viện cũng tăng lên về số lượng và phức tạp về thành phần, còn việc quan tâm xử lý, quản lý chất thải của bệnh viện chưa theo kịp.
Hiện nay chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế ngày càng nghiêm trọng. Việc nghiên cứu tình hình quản lý rác thải bệnh viện, đề xuất nhằm tìm ra giải pháp để cải thiện môi trường cũng là một trong những đề tài đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của các địa bàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ yêu cầu đó, dựa trên cơ sở khoa học và những nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, em xin đưa ra đề tài khóa luận với tên: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rác thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội".
Đề tài đã thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm về chất thải y tế
Theo Qui chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế), chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Như vậy, chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí và thường có đặc tính và tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. Người ta thường phân biệt hai loại chất thải y tế: chất thải nguy hại và không nguy hại.
a/ Chất thải y tế nguy hại
Chất thải nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hoá chất có một hoặc các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, gây ăn mòn, dễ lây nhiễm với các đặc tính nguy hại), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người[1].
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế[1].
b/ Chất thải y tế không nguy hại: là những loại không có khả năng gây độc, như giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa… Đối với loại chất thải này không cần lưu giữ và xử lý đặc biệt; nhưng để bảo vệ môi trường và công đồng, chúng cần được thu gom và xử lý phù hợp.
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần và khối lượng
Thành phần và khối lượng của từng loại chất thải y tế có đặc trưng theo chức năng và nhiệm vụ chuyên môn của từng bệnh viện. Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ các phòng khám, khoa chức năng, phòng hành chính – tổng hợp, và khu dịch vụ trong bệnh viện. Hình 1.1 mô tả nguồn gốc và các dòng thải chính trong bệnh viện.
Buồng Tiêm
Phòng Mổ
Phòng cấp cứu
Khu vực hành chính
Phòng xét nghiệm, chụp và rửa phim
Phòng bệnh nhân không lây lan
Phòng bệnh nhân lây lan
Khoa dược
Hình 1.1.Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện Đa Khoa
Một cách đánh giá thuyết phục để có thể dự báo và ước lượng chất thải y tế nói chung và số lượng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào các yếu tố sau:
- Số lượng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của tất cả các cơ sở y tế.
- Số lượng giường bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế có giường bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở lên (do ngành y tế quản lý và do các ngành khác quản lý).
- Lượng chất thải y tế phát thải mỗi ngày (kg rác/1giường bệnh.ngày đêm).
- Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trên tổng chất thải y tế chung của giường bệnh (giường bệnh cấp bệnh viện) mỗi ngày.
Trên cơ sở này, có thể áp dụng ước lượng khối lượng chất thải của bệnh viện cụ thể của khu vực, thậm chí có thể ước lượng khối lượng chất thải rắn cho phạm vi toàn quốc.
Khối lượng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như:
- Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất.
- Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa.
- Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc.
- Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân.
1.2. Tổng quan về quản lý chất thải y tế
1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại chất thải y tế; quản lý chất thải y tế (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của chất thải y tế đối với môi trường, sức khỏe; biện pháp làm giảm tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng; tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng.
a. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng chất thải y tế phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khác quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và rác thải bệnh nhân ở các khoa phòng.… Điều này được thể hiện trên bảng 1.1.
Bảng 1.1. Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới theo tuyến bệnh viện
Tuyến bệnh viện
Tổng lượng chất thải y tế
(kg/ giường bệnh /ngày)
Chất thải y tế nguy hại
(kg/ giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung Ương
4,1-8,7
0,4-1,6
Bệnh viện tỉnh
2,1-4,2
0,2-1,1
Bệnh viện huyện
0,5-1,8
0,1-0,4
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải,2004)
b. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y tế Thế Giới (1992), ở các nước đang phát triển có thể phân loại chất thải y tế thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm các chất thải không lây nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hóa học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình có chứa khí có áp suất cao).
Tuy nhiên, ở các nước phát triển, việc phân loại chất thải y tế được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, ở Mỹ phân loại chất thải y tế được chia thành 8 loại:
+ Chất thải cách ly: chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh.
+ Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan.
+ Những vật sắc nhọn được dùng trong điêu trị, nghiên cứu...
+ Máu và các sản phẩm của máu.
+ Chất thải động vật (xác động vật, các phần của cơ thể).
+ Các vật sắc nhọn không sử dụng.
+ Các chất thải gây độc tế bào.
+ Chất thải phóng xạ.
c. Quản lý và xử lý chất thải y tế
Trên thế giới quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách, quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này.
Các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ và cuối cùng là xử lý được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định, đặc biệt là ở các nước phát triển. Như ở Hoa Kỳ vào năm 1996 đã bắt đầu có các luật về khí thải của lò đốt và yêu cầu của khí thải phải lọc bằng hệ thống lọc trước khi đưa vào không khí.
Đối với nước thải, biện pháp xử lý phổ biến và đạt hiệu quả cao là biện pháp/ công nghệ sinh học. Trong khi đó việc xử lý rác thải phức tạp và khó khăn hơn do khối lượng lớn và thành phần đa dạng. Đối với rác thải y tế ít nguy hại, biện pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp, và đối với rác thải nguy hại thường được đốt. Công nghệ đốt rác được các nước phát triển thực hiện cẩn thận và hiệu quả.
1.2.2. Tổng quan về chất thải y tế ở Việt Nam
a.Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Theo kết quả khảo sát của Vụ Điều trị - Bộ Y tế tại 24 bệnh viện năm 1998, cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau (bảng 1.2). Các bệnh viện sẽ có lượng chất thải rắn y tế phát sinh khác nhau và trong một bệnh viện các khoa khác nhau như khoa hồi sức cấp cứu, khoa sản, khoa ngoại có lượng chất thải rắn phát sinh là lớn nhất.
Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện theo tuyến
Tuyến bệnh viện
Đơn vị
Tổng lượng chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại
Bệnh viện TW
Kg/giường bệnh/ngày
0,97
0,16
Bệnh viện tỉnh
Kg/giường bệnh/ngày
0,88
0,14
Bệnh viện huyện
Kg/giường bệnh/ngày
0,73
0,11
Chung
Kg/giường bệnh/ngày
0,86
0,14
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải,2004)
Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (2001), tại 280 bệnh viện lượng chất thải y tế phát sinh mỗi ngày khoảng 429 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại khoảng 34 tấn/ngày, ước tính tổng lượng khoảng 15 triệu tấn/năm chất thải y tế, trong đó có khoảng 21000 tấn/năm chất thải y tế nguy hại.
b. Thành phần và phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa hoc, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm:
* Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
- Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn (infectious waste): vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch, dẫn lưu v.v.
- Nhóm B: các vật sắc nhọn (sharps): như các loại kim tiêm, lưỡi dao mổ, dao lam dùng trong y tế, ống thuốc tiêm vỡ v.v.
- Nhóm C: chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm v.v.
- Nhóm D: chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, thuốc gây độc tế bào kể cảc các lọ thuốc đã được sử dụng nhưng còn tồn lưu dư lượng, và hoá chất có tính gây độc đối với tế bào.
- Nhóm E: bệnh phẩm (pathological waste): nhóm này bao gồm các mô và cơ quan người, động vật, một phần chi thể bị cắt bỏ do các can thiệp phẫu thuật (cần lưu ý là đối với nhóm chất thải này thì ngay cả khi chúng không chứa nguồn lây nhiễm nhưng cũng vẫn có khả năng gây ra tác động tâm lý rất mạnh).
* Nhóm chất phóng xạ: Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.
* Nhóm chất thải hoá học: Chất thải hoá học bao gồm các hoá chất có thể không gây nguy hại như đường, axit béo, axít amin, một số loại muối v.v. và hoá chất nguy hại như phóc-man-đê-hít, hoá chất quang học, các dung môi, hoá chất dùng để diệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong khử trùng, tẩy uế, thanh trùng v.v.
* Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất: Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2 bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần, v.v. đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng qui cách.
* Nhóm chất thải sinh hoạt: Nhóm chất thải này có đặc điểm chung như chất thải sinh hoạt thông thường từ các hộ gia đình gồm giấy loại, vải loại, vật liệu đóng gói bao gói, thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ và chất thải ngoại cảnh như các loại lá cây, hoa quả rụng v.v.
c. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
* Hoạt động thu gom
Theo báo cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện (81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo đủ tới mức trở thành kỹ năng[1]. Việc phân loại còn chưa theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tuỳ tiện, có gì sử dụng nấy.
Theo qui định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hằng ngày tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào phân loại thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.
* Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ
Chất thải rắn y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển tại bệnh viện. Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn cho việc xây dựng, các khu vực trung chuyển chất thải rắn bện viện. Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bên trong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển. Các khu trung chuyển có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn qui định.
Chất thải rắn y tế được nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị (URENCO) đến thu gom các túi chất thải tại khu vực trung chuyển của bệnh viện. Phần đông các nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đều thiếu thông tin và hiểu biết về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại. Qua điều tra cho thấy, đa số các nhân viên bệnh viện không biết nơi thiêu huỷ cuối cùng của bệnh viện ở đâu.
Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình quản lý chất thải bệnh viện. Mới có vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà. Đối với các bệnh viện đã phân loại, tách chất thải y tế và chất thải sinh hoạt để xử lý riêng, nhưng ngay ở một số địa phương Công Ty Môi Trường Đô Thị do chưa có hệ thống thiết bị đốt, thiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Chỉ có 18,75% trong tổng số các bệnh viện có chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của Công Ty Môi Trường Đô Thị[1] .
* Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế
+ Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Một thực tế, trong nhiều năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn chưa hoạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình và cũng không theo tiêu chuẩn quy định. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể ở Hà Nội. Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, theo cách thủ công nên khi vận hành khói bụi mù mịt, mùi khí cháy khó chịu bay ra khu dân cư.
Hiện nay ở nhiều tỉnh trong cả nước đã có lò đốt chất thải rắn y tế đã được lắp đặt và đưa vào khai thác vận hành tại Việt Nam, (Phụ lục 3). Trong đó Hà Nội là tỉnh được đầu tư 5 lò đốt với công suất 450kg/h, nhiều nhất trong tất cả các tỉnh thành. Ngoài ra Kiên Giang, Thái Nguyên 2 lò. Cũng theo bảng ta thấy, ở nhiều bệnh viện, số lượng và chủng loại lò đốt chất thải y tế được sử dụng khá đa dạng và phong phú. Trong đó, lò đốt chất thải hiệu Hoval MZ4 và MZ2 là được sử dụng nhiều nhất.
Công Ty Công Trình Đô Thị (URENCO) Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bao gồm cả khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế từ bệnh viện và vận chuyển tới xí ngiệp đốt rác để tiêu huỷ. Hiện tại có 2 lò đốt chất thải rắn y tế theo mô hình tập trung được vận hành lò đốt Del Monego 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ – Hà Nội và lò đốt Hoval GG-24 tại xí ngiệp đốt rác Bình Hưng Hoà - Thành Phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành Phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý, thu gom năng động. Tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đốt hoạt động tốt, tuy vậy công suất của lò đốt này cũng chỉ giải quyết được 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn/ngày.
Một số bệnh viện khác như Viện Lao và Bệnh Phổi, bệnh viện C Đà Nẵng và bệnh viện Vũng Tàu, với sự giúp đỡ của công ty Wamwe Engineering, đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh Phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên, do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại của Viện Lao và Bệnh