Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh
chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành
lập đó là: điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài (gồm 6 yếu tố như tác động của
Chính phủ, cơ sở hạ tầng, thị trường gia nhập, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội,
kinh tế chính trị); điều kiện kinh doanh nội tại của doanh nghiệp mới (gồm nhân lực,
cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, marketing và bán
hàng) và điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về bản thân người chủ doanh nghiệp
(động cơ khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm thực tế, năng lực lãnh đạo, kiến thức, kỹ
năng, tố chất cá nhân).
Đề tài đã đánh giá được thực trạng các điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay
trên một số điều kiện cơ bản môi trường bên ngoài.
Đề tài đã tổng kết lại những đánh giá của các chủ doanh nghiệp đã khởi sự kinh
doanh và hiện đang điều hành những doanh nghiệp của họ, những doanh nghiệp này
đều là những doanh nghiệp được thành lập nhỏ hơn 3,5 năm nhằm làm rõ hơn sự ảnh
hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp họ những năm đầu thành lập.
Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá của các chủ doanh nghiệp nói trên,
đề tài đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu
trong giảng dạy học phần và trong thực tiễn đối với người chuẩn bị khởi sự kinh doanh,
đối với doanh nghiệp mới thành lập.
114 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
Mã số: CS - 18 - 01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Thị Nhuần
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
i
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đề tài xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường, Khoa quản trị doanh nghiệp và bộ môn quản trị doanh nghiệp
thương mại đã tạo mọi điều kiện cho tôi được đảm nhận và thực hiện nghiên cứu này.
Đồng thời, tác giả nghiên cứu đề tài cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các
giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học tại trường đại học Thương Mại và các doanh
nghiệp đã giúp chúng tôi thu thập được những thông tin bổ ích, phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tai bộ môn Quản trị
doanh nghiệp thương mại đã góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Trịnh Thị Nhuần
iii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI ......................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .............................................................. vi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 2
2.1. Trong nước ................................................................................................... 2
2.2. Ngoài nước ...................................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 19
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 19
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 19
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 20
6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 20
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu .............................................................................. 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP .................................................. 22
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ........................................................ 22
1.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh .................................................................... 22
1.1.2. Người khởi sự kinh doanh, chủ DN, và doanh nhân .................................. 23
1.1.3. Khởi nghiệp (KN) ....................................................................................... 24
1.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh ............................................................... 25
1.2.1. Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự .............................................. 25
1.2.2. Theo mục đích khởi sự ................................................................................ 27
1.2.3. Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự ........................................................ 28
1.2.4. Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh .................................. 28
1.3. Quá trình khởi sự kinh doanh ....................................................................... 30
1.4. Các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập .......... 32
1.4.1. Các điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về môi trường bên ngoài ............ 34
1.4.2. Các điều kiện nguồn lực nội tại của doanh nghiệp mới ............................. 37
1.4.3. Các điều kiện KSKD thuộc về người chủ doanh nghiệp ............................ 47
iv
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH TẠI MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP Ở VIỆT NAM ............................ 54
2.1. Khái quát chung về tình hình khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ....................................................................................................... 54
2.2. Đánh giá khái quát các điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong những
năm gần đây (2013-2017) .................................................................................... 55
2.3. Quan điểm đánh giá của các chủ DN về điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập trong những năm
gần đây (2015-2018) ............................................................................................ 65
2.3.1. Quan điểm của các chủ DN về điều kiện KSKD môi trường bên ngoài tác
động đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam .. 65
2.3.2. Quan điểm của các chủ DNvề sự ảnh hưởng của điều kiện nguồn lực nội tại
ở một số doanh nghiệp mới Việt Nam thời gian qua ........................................... 68
2.3.3. Đặc điểm của các cá nhân khởi sự kinh doanh ở một số doanh nghiệp mới
ở Việt Nam thời gian qua ..................................................................................... 74
2.4. Một số kết luận về điều kiện khởi sự kinh doanh đối với doanh nghiệp mới ở
Việt Nam trong những năm gần đây (2015-2018) ............................................... 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 81
3.1. Xu hướng về khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm
2025 ...................................................................................................................... 72
3.2. Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần Khởi
sự kinh doanh ....................................................................................................... 83
3.2.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo .................................. 83
3.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung đào tạo của học phần Khởi sự kinh
doanh .................................................................................................................... 84
3.3. Đề xuất hỗ trợ khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập ..... 85
3.3.1. Một số giải pháp đối với các nhà khởi sự kinh doanh tương lai ............... 85
3.3.2. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp mới thành lập .............................. 87
3.3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về các chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp nói chung, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập nói riêng .... 91
3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu .................................................................. 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDN Chủ doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
ĐMST Đổi mới sáng tạo
KN Khởi nghiệp
KS Khởi sự
KSKD Khởi sự kinh doanh
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thành lập và phát triển doanh nghiệp ................................. 30
Sơ đồ 1.2. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam ..................................................... 32
Bảng 1.1. Các khoản chi phí thường xuyên của một doanh
nghiệp ........................................................................................... 43
Bảng 1.2: Năm lý do cơ bản khiến đam mê trở thành một yếu tố quan trọng quyết
định tới việc tạo lập, duy trì và phát triển một doanh nghiệp .............................. 51
Bảng 2.2. Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong
giai đoạn 2014-2017 ............................................................................................. 56
Bảng 2.3. Một số quyết định của Chính Phủ về hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi
nghiệp ................................................................................................................... 57
Bảng 2.4. Một số hỗ trợ về thông tin khởi nghiệp ............................................... 60
Bảng 2.5. Các cuộc thi về khởi nghiệp đã và đang được tổ chức từ 2003 –
2018 ...................................................................................................................... 61
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp ý kiến các chủ DN về mức độ ảnh hưởng của các điều
kiện KSKD đến hiệu quả hoạt động của các DN mới.......................................... 78
Hình 1.1. Các điều kiện KSKD của doanh nghiệp mới ....................................... 34
Hình 2.2: Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Châu Á (% GDP) .......................................... 59
vii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành
lập
- Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Thị Nhuần
- Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Thanh Tâm
- Đơn vị công tác: Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh – Khoa Quản trị kinh
doanh
2. Mục tiêu đề tài
* Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh
nghiệp mới thành lập.
* Phân tích và đánh giá khái quát một số điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay. Đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự ảnh hưởng của các điều kiện
khởi sự kinh doanh này đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập (3,5 năm
đầu).
* Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần khởi
sự kinh doanh của bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ
các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt
Nam
3. Tính mới và sáng tạo
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước, đề tài đã làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về điều kiện khởi sự kinh doanh
của các doanh nghiệp mới thành lập, phân tích đánh giá một số điều kiện khởi sự kinh
doanh nước ta hiện nay, đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự tác động của điều
kiện khởi sự kinh doanh hiện nay đến các doanh nghiệp mới thành lập. Trên cơ sở đó,
đề tài nghiên cứu đã chỉ ra một số đề xuất và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng
dạy cũng như trong thực tiễn.
4. Kết quả nghiên cứu
viii
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh
chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành
lập đó là: điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài (gồm 6 yếu tố như tác động của
Chính phủ, cơ sở hạ tầng, thị trường gia nhập, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội,
kinh tế chính trị); điều kiện kinh doanh nội tại của doanh nghiệp mới (gồm nhân lực,
cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, marketing và bán
hàng) và điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về bản thân người chủ doanh nghiệp
(động cơ khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm thực tế, năng lực lãnh đạo, kiến thức, kỹ
năng, tố chất cá nhân).
Đề tài đã đánh giá được thực trạng các điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay
trên một số điều kiện cơ bản môi trường bên ngoài.
Đề tài đã tổng kết lại những đánh giá của các chủ doanh nghiệp đã khởi sự kinh
doanh và hiện đang điều hành những doanh nghiệp của họ, những doanh nghiệp này
đều là những doanh nghiệp được thành lập nhỏ hơn 3,5 năm nhằm làm rõ hơn sự ảnh
hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp họ những năm đầu thành lập.
Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá của các chủ doanh nghiệp nói trên,
đề tài đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu
trong giảng dạy học phần và trong thực tiễn đối với người chuẩn bị khởi sự kinh doanh,
đối với doanh nghiệp mới thành lập.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã giúp các chủ doanh nghiệp
có cái nhìn toàn diện hơn về những điều kiện khởi sự kinh doanh tác động đến sự
thành công và thất bại của DN họ trong những năm đầu mới khởi sự (cụ thể là 3,5
năm đầu tiên). Kết quả đề tài đã làm rõ, trong số 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh
của DN mới thành lập, nhóm điều kiện thuộc về các đặc điểm cá nhân của người chủ
doanh nghiệp là nhóm quyết định sự thành công của DN mới thành lập. Cụ thể là các
điều kiện về kiến thức; kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, tố chất cơ bản như chấp nhận
mạo hiểm, khả năng chịu rủi ro trong kinh doanh, thị trường gia nhập, khả năng tài
chính của DN. Nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng và khả năng quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp mới ít hơn là nhóm các yếu tố như khả năng
liên minh giữa doanh nghiệp với đối tác, cơ sở hạ tầng, quy mô nhóm các nhà khởi
sự kinh doanh, văn hóa xã hội, Trên cơ sở nghiên cứu này, các doanh nghiệp sẽ
biết mình cần làm gì để cạnh tranh khi mới bắt đầu, mình còn thiếu và yếu những
điều kiện nào, từ đó giúp các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh cũng như
doanh nghiệp mới nâng cao khả năng thành công trong khởi sự kinh doanh của mình.
6. Công bố khoa học của người thực hiện
ix
02 bài báo đăng hội thảo quốc gia (gồm 01 bài của chủ nhiệm đề tài và 01
bài của thành viên tham gia)
Ngày tháng năm 2019
Người thực hiện
Trịnh Thị Nhuần Nguyễn Thị Thanh Tâm
1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Khởi sự kinh doanh đang là chủ đề thời sự, nhận được sự quan tâm rộng rãi
trong xã hội Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp khởi
sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công ăn việc làm, phát
huy nguồn nội lực và sức sáng tạo của mỗi người. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã
và đang đề ra nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp của các cá nhân, nhất là các bạn trẻ. Với sự lựa chọn cho mình con
đường lập thân, lập nghiệp, hoặc là đi “làm thuê”, hoặc là bản thân mình “làm chủ”?
Với sự lựa chọn muốn “làm chủ”, khi bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh của mình,
họ sẽ đứng trước nhiều câu hỏi. Làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng, làm thế nào
để huy động các nguồn lực, khởi động và điều hành hoạt động kinh doanh mới Đặc
biệt, đâu là các yếu tố, các điều kiện cần thiết để khởi sự kinh doanh thành công, ngay
từ những giai đoạn đầu hình thành ý tưởng đến khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động
và để doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường vẫn là những câu hỏi lớn
đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức.
Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy, số lượng người khởi sự kinh
doanh hàng năm rất lớn, nhưng số lượng thành công thì chỉ là một phần nhỏ hoặc
thậm chí rất nhỏ. Bên cạnh đó không ít những doanh nghiệp khởi sự kinh doanh thất
bại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trẻ Việt Nam, 50% số
công ty mới thành lập ở Việt Nam không thể tồn tại quá 5 năm. So sánh với một số
nước khác trên thế giới như tại nước Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3-5 năm là
70%, còn tại Mỹ thì tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Khi tìm hiểu
về những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khởi sự, một trong
những lý do chủ yếu là các điều kiện khởi sự kinh doanh chưa đảm bảo kể cả các điều
kiện bên ngoài doanh nghiệp; lẫn các điều kiện bên trong doanh nghiệp chẳng hạn
như các điều kiện về pháp lý, điều kiện về vốn, điều kiện về nhân lực và cả những
yếu tố thuộc về cá nhân người khởi sự kinh doanh Và đặc biệt khởi sự kinh doanh
thất bại cũng là do người khởi sự kinh doanh đã không đánh giá đúng những gì họ
cần học, thiếu kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết . Đây thực sự là thách thức
lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khởi sự kinh doanh hiện nay.
Chưa kể, sau khi ý tưởng được hiện thực hóa thành một doanh nghiệp cụ thể, những
người khởi sự kinh doanh mới thực sự thấy nhiều khó khăn chồng chất.
Việc nghiên cứu lý thuyết về điều kiện khi khởi sự kinh doanh của doanh
nghiệp mới thành lập hiện nay còn rất hạn chế, tuy đã được ít nhiều các tài liệu nghiên
cứu, nhưng đa phần các tài liệu chưa chỉ ra được một cách có hệ thống các điều kiện
2
cần thiết khi khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Đồng thời, cũng
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về điều kiện khởi sự kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam nói riêng.
Tại Trường Đại học Thương mại, Khởi sự kinh doanh là một trong những học
phần chuyên ngành quan trọng được Nhà trường phân công cho bộ môn Quản trị tác
nghiệp kinh doanh giảng dạy từ năm học 2017 – 2018. Tuy nhiên, cũng giống như
các tài liệu trong và ngoài nước hiện nay, tài liệu giảng dạy học phần Khởi sự kinh
doanh của bộ môn vẫn chưa hoàn thiện. Riêng nội dung về các điều kiện khởi sự kinh
doanh của doanh nghiệp mới thành lập chỉ được đề cập đến ở mức rất khái quát và
chưa có tính hệ thống cao. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà
trường cũng đã có quyết định giao cho Bộ môn trong việc biên soạn giáo trình học
phần này và hiện đang được bộ môn triển khai trong năm học giai đoạn 2018-2020.
Vì vậy, đóng góp cho việc biên soạn giáo trình học phần Khởi sự kinh doanh trong
thời gian tới, công tác nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nói chung, các điều kiện
khởi sự kinh doanh nói riêng là điều rất cần thiết. Được bộ môn phân công nghiên
cứu và viết một số nội dung liên quan đến học phần này, trong đó có nội dung nghiên
cứu về “điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập”. Tác giả
sẽ tiến hành nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của
các doanh nghiệp mới thành lập và nghiên cứu thực trạng tại một số doanh nghiệp
mới thành lập ở Việt Nam để nhằm cung cấp rõ hơn về lý thuyết cũng như thực tiễn.
Với mục tiêu phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy học
phần Khởi sự kinh doanh trong thời gian tới cùng với mong muốn hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc khởi sự kinh doanh thành công, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập” là đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Trường.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nước
Hiện nay, trong nước có khá nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu về
khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Các tài liệu và công trình nghiên cứu đó được xoay
quanh các vấn đề chính như tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, quá trình khởi
nghiệp, ý định khởi sự kinh doanh Về điều kiện khởi sự kinh doanh, các tài liệu đó
cũng đã ít nhiều có đề cập đến các điều kiện khác nhau, bao gồm các điều kiện về bản
thân người khởi sự kinh doanh, điều kiện nền tảng về vốn, pháp lý, nhân lực, cơ sở
vật chất trang thiết bị Nhưng nhìn chung, các tài liệu và công trình này đưa ra còn
chưa mang tính hệ thống, chưa khoa học và chưa thực sự chi tiết về các điều kiện
khởi sự kinh do