An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) hằng năm lượng nước lũ tràn về đây rất sớm và trùng với thời
gian thu hoạch xong lúa hè thu. Trong các tháng tiếp theo của mùa lũ, thu nhập
và đời sống của người dân không cao và tương đối bấp bênh do chủ yếu dựa vào
nghề đánh bắt thủy sản như giăng câu, giăng lưới, bắt ốc. (Trung Liêm, 2004).
Trước tình hình đó, Phòng Nông Nghiệp và Xây Dựng huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang đã khuyến khích phát triển nhiều mô hình sản xuất trong mùa lũ nhằm tận
dụng nguồn lao động nhàn rỗi và diện tích mặt nước để nâng cao thu nhập cho
người dân, trong đó có mô hình trồng ấu, rau nhút và nuôi trồng thủy sản (Phòng
Xây dựng vàPháttriển Nông thôn huyện Phú Tân -tỉnh An Giang, 2003).
Tân Trung là một xã có diện tích tự nhiên khoảng 790 ha gồm 2406 hộ,
hoạt động chính của người dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và đa số có mức
sống trung bình. Trong mùa lũ, nuôi cá lóc trong vèo là mô hình sản xuất điển
hình của xã từ năm 2002 đến nay và toàn xã có đến 105 hộ nuôi (UBND xã Tân
Trung, 2004). Đây là một hình thức nuôi cá khá đơn giản và tận dụng tốt nguồn
thức ăn tự nhiên rẻ tiền như: cá tạp, cua, ốc bươu vàng nhưng mang lại hiệu
quả kinh tế cao (Tuấn Khanh, 2004). Tuy nhiên ngoài những thành công trước
mắt, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế khi mà mức độ thâm canh ngày càng
cao, giá cả thị trường bấp bênh, kỹ thuật nuôi chưa thích hợp, . ( Phòng Xây
dựng vàPháttriển Nông thôn huyện Phú Tân-tỉnh An Giang, 2003).
Do đó để khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo, tìm hiểu những khó
khăn trở ngại của nông dân và đánh giá được hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi
này, chúng tôi đã tiến hành tổng kết và theo dõi mô hình này trong mùa nước lũ
năm 2004 nhằm giúp người dân có thể duy trì và thực hiện mô hình này một
cách có hiệu quảhơn mỗikhilũ về.
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh An Giang từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005 nhằm tổng kết và theo dõi mô hì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ
---♣---
Xin gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
Quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại
Học An Giang đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình
học tập.
Cán bộ hướng dẫn: Cao Quốc Nam và Trương Ngọc Thúy đã tận tình
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tập thể cán bộ và bà con nông dân xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thu thập số liệu trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cùng các bạn sinh viên lớp ĐH2PN2 đã không ngừng giúp đỡ và động
viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học An Giang.
Chân thành cảm tạ.
Long Xuyên, ngày 23 tháng 05 năm 2004
Tô Phước Thủ
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh
An Giang từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005 nhằm tổng kết và theo dõi
mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ. Kết quả điều tra cho thấy nguồn lực
lao động trong nông hộ tương đối ít, số người trên nông hộ trung bình nhỏ hơn
hoặc bằng 5, chiếm 86,7%, có độ tuổi lao động chính (18-60 tuổi) chiếm 76% và
có trình độ học vấn đa phần là thấp (55% là cấp I và 38% là cấp II). Nguồn đất
đai của các hộ tương đối ít, 43,33% nông hộ có diện tích đất canh tác lúa, còn lại
56,67% nông hộ chỉ có diện tích đất vừa đủ để ở và nuôi cá. Diện tích ao và thể
tích vèo để nuôi cá lóc trung bình là 884 m2/hộ và 89,41m3/hộ, tương ứng.
Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc trong vèo được tiếp nhận chủ
yếu từ các chương trình truyền hình (26%). Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc
trong vèo của người dân trung bình là 5,34 năm. Nguồn vốn để phục vụ cho việc
nuôi cá lóc trong vèo đa phần là kết hợp giữa vốn nhà và vốn vay tư nhân
(87%)với lãi suất cao. Lý do chủ yếu mà nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc
trong vèo trong mùa lũ khá đa dạng, trong đó tạo thêm thu nhập chiếm 33%,
nguồn nước tốt hơn chiếm 30%, dễ tìm cá mồi chiếm 17% .
Giá thành sản xuất ra 1,0 kg cá lóc thịt tương đối cao (18.420 đồng/kg) do hệ số
tiêu tốn thức ăn khá cao (4,71) trong khi đó giá bán của cá lóc thịt là 19.370
đồng/kg. Lợi nhuận mà nông dân thu được sau mỗi vụ nuôi là 29.190 đồng/ m³
vèo (tương đương 2,3 triệu /hộ) và tỷ lời/vốn là 0,04, và nếu không kể công lao
động gia đình thì thu nhập trung bình/nông hộ đạt 4,57 triệu/hộ (tỷ lệ lời/vốn là
0,09). Sau 2-12 năm nuôi cá lóc trong vèo, 100% nông dân trong cuộc điều tra
cho rằng đời sống của họ thay đổi theo chiều hướng tăng do có lợi nhuận cao và
thu nhập thường xuyên.
Có 3 yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình là vốn
để mua thức ăn cho cá, chiếm 79%, kế đến là thị trường đầu ra, chiếm 17% và
còn lại là chất lượng thức ăn, chiếm 4%.
i
MỤC LỤC
-----оOо-----
Nội dung Trang
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................... i
TÓM LƯỢC..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................vii
Bảng số.............................................................................................................. vii
Tựa bảng............................................................................................................ vii
PHỤ CHƯƠNG……………………………………………... ……………....pc-1.....viii
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU.................................................................................................1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................ 2
2.1. Sự phân loại và phân bố của cá lóc.................................................................... 2
2.1.1. Phân loại........................................................................................................ 2
2.1.2. Sự phân bố của cá lóc................................................................................... 2
2.2. Một số đặc điểm của cá lóc..................................................................................2
2.2.1. Đặc điểm hình thái.........................................................................................2
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng.....................................................................................3
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................................3
Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng
trọng ngày càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào
điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực. Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm
sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn
Khánh, 2000). Sau 1 năm tuổi, thân cá lóc dài 38,5-40 cm, nặng 625-1.395 g, cá 3
tuổi thân dài 45-59 cm, nặng 1.467-2.031 g , con đực và con cái chênh lệch lớn về
trọng lượng (Minh Dung, 2004). .................................................................................. 3
2.2.4. Đặc điểm sinh sản.......................................................................................... 3
2.3. Phương pháp nuôi cá lóc thịt.............................................................................. 4
2.3.1. Nuôi trong ao đất........................................................................................... 4
2.3.2. Nuôi cá lóc kết hợp trong ruộng lúa.............................................................. 4
Diện tích vuông ruộng nuôi cá lóc từ 0,5-3 ha, phải có mương và bờ bao xung
quanh. Chiều dài mương bằng chiều dài bờ bao, rộng 1,5-2m, sâu 0,8-1m. Phải có
hệ thống cống bọng cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ thả nuôi là 0,5-1 con/m2
và thời gian nuôi khoảng 6-7 tháng. Trong mô hình này để chủ động được nguồn
thức ăn cho cá lóc người ta thường thả nuôi kết hợp một số loài cá khác như: cá mè
vinh để nâng cao năng suất của ruộng nuôi. Việc cho cá ăn có thể là nguồn cá tạp
tự nhiên trong mùa lũ, hay có thể bổ sung thêm thức ăn chế biến (Dương Tấn Lộc,
2001; Đại học An Giang, 2003). .................................................................................... 4
i
2.3.2. Nuôi cá lóc ở rừng......................................................................................... 5
Hai lâm trường Mùa Xuân, Phương Ninh ở Cần Thơ trước đây có khoảng 1000 đìa
nhử cá tự nhiên, nay đưa diện tích rừng vào nuôi cá gần 4000 ha. Rừng U Minh,
khu Tràm Chim, các rừng nước ngọt, sông cụt, nước kém lưu thông là nơi nuôi và
dưỡng cá lóc tự nhiên. Nơi đây có điều kiện sống thích hợp cho cá lóc, thức ăn tự
nhiên rất phong phú có ở tại chỗ. Có thể nuôi cá 2-3 năm, cá đạt vài kg mỗi con
(Dương Tấn Lộc, 2001)...................................................................................................5
2.3.4. Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới).................................................................6
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................8
3.1. Vật liệu.................................................................................................................. 8
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 8
3.2.1. Thể thức thống kê.......................................................................................... 8
Phỏng vấn điều tra nông hộ và chọn mẫu điều tra theo chủ đích............................ 8
3.2.2 Phương pháp tiến hành................................................................................... 8
3.2.2.1. Theo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo................................................. 8
3.2.2.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo................................................. 8
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................9
3.2.3.1. Theo dõi 3 nông dân đang nuôi cá lóc trong vèo với những chỉ tiêu cụ
thể như sau............................................................................................................ 9
3.2.3.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo ............................................. 10
3.3. Phân tích thống kê:........................................................................................... 10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................11
4.2. Thông tin nông hộ.............................................................................................. 12
4.2.1. Nguồn nhân lực............................................................................................12
4.2.2. Đất đai..........................................................................................................13
Khi phỏng vấn về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc trong vèo, thì
nông dân ở vùng nghiên cứu cho rằng nguồn thông tin trên thường xuyên được tiếp
cận chủ yếu từ các nguồn: chương trình truyền hình (tivi), chiếm tỷ lệ 26%, tiếp theo
là đài phát thanh (radio) chiếm tỷ lệ 20% và giữa các nông dân nuôi cá lóc (18%).
Ngoài ra, họ còn tiếp nhận những thông tin từ nhiều nguồn khác nữa như: sách
báo, bà con thân thuộc, cán bộ kỹ thuật viên của huyện hoặc xã (Bảng 4.3). Điều
này cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu rất quan tâm đến những tiến bộ về
kỹ thuật nuôi cá và thông tin phục vụ cho nuôi cá lóc rất đa dạng. Tuy nhiên các
nguồn thông tin trên còn mang tính chấp giá, bị động và chưa được sắp xếp, hệ
thống hóa hoàn chỉnh. Để phục vụ tốt hơn, thiết nghĩ cần phải có một hình thức tiếp
nhận và chuyển giao thông tin giữa người nuôi cá và cơ quan khoa học cũng như
thị trường,... dễ dàng hơn như các mô hình câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã kiểu
mới,.................................................................................................................................14
4.3. Hoạt động nuôi cá trong mùa lũ....................................................................... 15
4.3.1. Mùa vụ nuôi cá lóc trong vèo...................................................................... 15
Đa phần những hộ được phỏng vấn thì nuôi cá lóc trong vèo quanh năm. Tận dụng
ao sẵn có, họ thường nuôi 3 vụ cá lóc trên một năm: (1) vụ mùa mưa (từ tháng 4 đến
i
tháng 8 dl), (2) vụ mùa lũ (từ tháng 7-8 đến tháng 11-12 dl) và (3) vụ mùa nghịch
(từ tháng 12 đến tháng 4 dl). Trong năm 2004, kết quả điều tra cho thấy phần đông
người dân đã chọn thời điểm thả cá sớm vào đầu tháng 6, chiếm tỷ lệ 86,67% (Bảng
4) và cá được thu hoạch sớm vào đầu tháng 10, chiếm tỷ lệ 76,67% do giá cá thịt
cao. Các hộ còn lại (23,33%) thì neo lại chờ giá cao hơn. Điều này cũng tương tự
như nhận định của Dương Tấn Lộc (2001) theo ông, ở ĐBSCL mùa lũ tràn về từ
tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, do đó người dân nuôi cá lóc cần có nguồn giống
sớm, bắt đầu nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 cá được 100g/con. Giai đoạn này cá ăn
mạnh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn và nước lũ lớn thì hiệu quả nuôi sẽ
cao.................................................................................................................................. 15
4.3.2. Lý do nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ........ 16
4.3.4. Kỹ thuật nuôi............................................................................................... 17
4.3.4.1. Phương pháp cải tạo ao.........................................................................17
4.3.4.2. Phương pháp chuẩn bị vèo nuôi ..........................................................19
4.3.4.3. Cách đặt vèo và phương pháp cấp nước............................................... 20
4.3.4.4. Nguồn cá giống, mật độ thả và kích cỡ cá thả nuôi.............................21
4.3.4.5. Nguồn thức ăn .....................................................................................22
Do nguồn thức ăn không ổn định nên muốn dự trữ thức ăn lại cho cá lóc thì 56,67%
số người nuôi phải mua thức ăn cho cá ở chợ huyện (Bảng 9). Người nuôi cho rằng
khi mua cá mồi ở huyện thì giá tương đối rẻ hơn so với ở xã. Do thiếu phương tiện
vận chuyển và dự trữ, 40% nông dân còn lại phải mua thức ăn ở phạm vi xã (chủ
yếu là cua, ốc và cá tạp mà người dân trong xã khai thác được và bán lại cho những
người nuôi cá lóc ở địa phương). Nhưng lượng thức ăn này giá cả không ổn định và
bấp bênh nên chủ yếu là người dân phải mua cá mồi ở huyện nơi đây tập trung
nhiều trại vựa cá mồi lớn và ổn định. Nếu so sánh với xã Vĩnh Hội Đông của huyện
An Phú thì ngoài việc mua cá mồi ở phạm vi xã hoặc huyện thì người dân còn mua
cá ở phạm vi tỉnh nhiều hơn, do phải đi mua cá mồi xa nên làm tăng thêm chi phí
vận hành của người nuôi, thậm chí do điều kiện tự nhiên giáp với nước bạn
Campuchia nên một số nông dân ở đây còn sang Campuchia để mua cá mồi. Qua
điều này cho thấy nguồn cung cấp thức ăn ở xã Tân Trung tương đối thuận lợi hơn
so với nơi khác, người dân không phải đi xa để mua cá mồi, góp phần giảm chi phí
vận hành và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi cá lóc trong vèo. ................................. 23
4.3.4.6. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân.......................................... 23
4.3.4.8. Quản lý dịch bệnh ................................................................................ 25
4.3.5. Các chỉ tiêu năng suất và sinh khối lúc thu hoạch của cá lóc trong mô hình
nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004................................................................ 26
4.3.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ năm 2004
................................................................................................................................ 29
4.4. Đời sống của nông dân sau khi áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo.......33
4.5. Các yếu tố quyết định thành công của mô hình nuôi cá lóc trong vèo màu lũ
năm 2004....................................................................................................................35
4.6. Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
năm 2004....................................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 40
v
5.1. Kết luận...............................................................................................................40
5.2. Đề nghị................................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG............................................................................................................. 46
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng số Tựa bảng Trang
Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo
trong mùa lũ năm 2004. pc-1....................................................................................... viii
Thành viên trong gia đình năm 2004 pc-1.................................................................. viii
Thời vụ nuôi cá lóc pc-2...............................................................................................viii
Vụ cá lóc trong mùa lũ pc-3.........................................................................................viii
Nguồn cá giống. pc-4................................................................................................... viii
Thức ăn pc-4.................................................................................................................viii
Chi phí đầu tư pc-5.......................................................................................................viii
Tỉ lệ sống, năng suất pc-6............................................................................................ viii
Sinh khối lúc thu hoạch và thu nhập pc-6.................................................................. viii
Tín dụng pc-8................................................................................................................viii
Thu nhập từ các loại cây trồng, vật nuôi ………………………………..pc-9........ viii
Thu nhập khác trong nông hộ pc-11........................................................................... viii
Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc pc-12........................................................ix
Yếu tố quyết định thành công của mô hình. pc-13....................................................... ix
Phụ chương 2: Sổ theo dõi……………………………………………….....................ix
pc-14................................................................................................................................ ix
Bảng 1: Tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình tại xã
nghiên cứu..................................................................................................................... 13
Bảng 2: Diện tích đất, thể tích vèo nuôi, và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong
vèo của nông dân ở xã Tân Trung................................................................................14
Bảng 3: Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc...................................................15
Bảng 4: Thời gian thả, thời gian thu và những lý do thúc đẩy người dân áp dụng mô
hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ...................................................................... 15
Bảng 5: Nguồn vốn để thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo của người dân ở xã
Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004........................................... 17
Bảng 6: Phương pháp cải tạo ao của nông dân nuôi cá lóc trong vèo tại xã Tân
Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004................................................... 19
v
Bảng 7: Cách thức chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi của nông dân tại địa bàn nghiên
cứu..................................................................................................................................20
Bảng 9: Nguồn cá giống, loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người dân ở xã Tân
Trung sử dụng để thực hiện mô hình trong mùa lũ năm 2004...................................22
Bảng 10: Phương pháp quản lý chất lượng nước ao.................................................. 25
Bảng 11: Phương pháp quản lý sức khỏe cá lóc nuôi của người dân tại địa bàn
nghiên cứu ................................................................................................................... 26
Bảng 12: Các chỉ tiêu năng suất, sinh khối lúc thu hoạch, hệ số tiêu tốn thức ăn, giá
bán và giá thành sản xuất của cá lóc trong mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa
lũ 2004............................................................................................................................28
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc trong vèo mùa lũ 2004 ..................................29
Bảng 14: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có lãi và thua lỗ tại địa bàn
nghiên cứu trong mùa lũ năm 2004............................................................................. 32
Bảng 15: Sự thay đổi đời sống của nông dân và yếu tố quyết định sự thành công khi
áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo........................................................................ 34
Bảng 16: Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
năm 2004 tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang........................................................3