Đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia
Với tiềm lực lớn về tài chính, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động và khả năng quản lý, các HTPPĐQG đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phân phối toàn cầu. Cùng với mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại hiện đại, phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới, HTPPĐQG ngày càng có xu hướng quyết định công việc của nhà sản xuất và là người đặt hàng lớn cho nhà sản xuất. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều siêu thị, TTTM của các HTPPĐQG. Tuy doanh thu của hệ thống siêu thị, TTTM mới chỉ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng của hệ thống này đạt bình quân trên20%/năm. Đồng thời, theo cam kết với Tổ chức th-ơng mại thế giới (WTO), 01/01/2009 là thời điểm mà Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối cho các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với việc phát triển thương mại Việt Nam khi mà nhiều HTPPĐQG chỉ chờ đến thời điểm này để thâm nhập vào thị trường phân phối trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nhà phân phối hiện đại với những trung tâm bán lẻkhổng lồ đa quốc gia sẽ tạo ra những sức ép vô cùng to lớn về chiết khấu, tín dụng, khuyến mãi, điều kiện giao hàng mà chỉ có những nhà sản xuất lớn mới có khả năng đáp ứng. Vì vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp để biến khó khăn thách thứcthành thuận lợi trong phát triển th-ơng mại. * Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Nhận thức được tính cấp thiết của phát triển thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề có liên quan trong phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia.Trong đó nổi bật lên những công trình nghiên cứu như: - Đề tài cấp Bộ: “Các loại hình kinh doanh văn minh, hiện đại định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại Việt Nam ” – năm 2001 – do Vụ Chính sách thị trường trong nước thực hiện. - Đề tài cấp Bộ: “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế” - năm 2004- của Viện Nghiên cứu Thương mại; - Đề tài cấp Bộ: “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam” – năm 2005 – của Trường Cán bộ Thương mại; - Đề tài cấp Bộ: “Phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực và thực phẩm” – năm 2005 – của Viện Nghiên cứu Thương mại; - Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam” – năm 2007 – của Viện Nghiên cứu Thương mại; Thực tế cho thấy, mặc dù đã có môt sốcông trình nghiên cứu về phát triển hệ thống phân phối nh-ng cho đến hiện nay vẫn ch-a có công trình nào nghiên cứu về giải pháp cho việc hàng hoá vàdoanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào HTPPĐQG. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia” là cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đềxuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệthống phân phối của tập đoàn đa quốc gia (gọi tắt là HTPPĐQG) tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu : Do tính chất phức tạp, rộng lớn của các HTPPĐQG nên đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối của các Tập đoàn phân phối đa quốc gia hiện có mặt trên thị trường Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu đề tài : - Thu thập tài liệu, số liệu - Phương pháp tổng hợp nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học * Kết cấu nội dung đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận vàtài liệu tham khảo, đề tài được chia thành ba chương : Chương I.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia Chương II.Thực trạng phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia tại Việt Nam Chương III.Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia tại Việt Nam