Đề tài Nghiên cứu hành vi của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang khi đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang

1.1 Cơ sở hình thành đề tài Ngày nay, tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu về ăn, mặc, ở cũng được nâng lên.Từ đó, để đáp ứng nhu cầu trên thì nhiều cửa hàng, siêu thị ra đời như: siêu thị Coop Mart, siêu thị AAA, siêu thị Vinatex Mỗi siêu thị có những cách trưng bài, dịch vụ khác nhau nên người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho mình. Sự xuất hiện của các siêu thị làm cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện hơn như: vào siêu thị họ có thể mua sắm quần áo, hàng tiêu dùng, thực phẩm, Mỗi siêu thị có những dịch vụ, giá cả khác nhau và hành vi mua sắm đối với các siêu thị cũng khác nhau. Đối với sinh viên, đa phần có thu nhập thấp và sống xa nhà, các hoạt động sinh hoạt, mua sắm đều phải tự lập nên việc chọn cho mình một nơi mua sắm đáng tin cậy và phù hợp với điều kiện kinh tế của mình là không dễ. Việc mua sắm ở các chợ, cửa hàng nhỏ luôn làm cho sinh viên lo lắng về giá cả và chất lượng. Ở các siêu thị, giá cả, chất lượng sẽ được yên tâm hơn khi họ mua sắm ở đó. Vậy thực tế thì ra sao, hành vi mua sắm của sinh viên có những đặc điểm gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó nên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu hành vi mua sắm của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD trường Đại Học An Giang khi đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả hành vi mua sắm của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD của trường Đại Học An Giang (ĐHAG) đối với siêu thị Vinatex. - Tìm hiểu quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên tại siêu thị Vinatex. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD đã từng mua sắm tại siêu thị Vinatex. - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 24/02/2010 đến ngày 10/05/2010 - Không gian: sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế-QTKD của trường ĐHAG - Nội dung: tập trung nghiên cứu hành vi mua sắm của sinh viên khoa KinhTế-QTKD của trường ĐHAG đối với siêu thị Vinatex. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: + Sơ cấp: Việc thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng bản câu hỏi. Phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế-QTKD trường ĐHAG. + Thứ cấp: Thu thập thông tin trên báo, đài, internet, và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Mẫu nghiên cứu: + Cỡ mẫu: tác giả chọn cỡ mẫu là 75 bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học An Giang. + Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, dữ liệu thu hồi được nhanh chóng. - Phương pháp phân tích: số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Sau đó, được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu này sẽ mang lại nhiều hiểu biết về lĩnh vực marketing cho bản thân và cách thức phân tích hành vi mua sắm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho siêu thị Vinatex trong việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng nói chung, sinh viên ĐHAG nói riêng và đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang khi đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1. Hành vi tiêu dùng 5 2.1.1. Định nghĩa hành vi tiêu dùng 5 2.1.2. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 5 2.1.4 Mô hình nghiên cứu 10 Chương 3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SIÊU THỊ VINATEX 11 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 11 2. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 11 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 11 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 4.1 Thiết kế nghiên cứu 13 4.3 Tổng thể và mẫu 14 4.4 Thang đo 15 4.5 Nguồn dữ liệu 15 4.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 15 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 5.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu 16 5.2. Thông tin về mẫu 16 5.2.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính 16 5.2.2. Cơ cấu mẫu theo thu nhập 16 5.2.3. Cơ cấu mẫu theo ngành học 17 5.3. Hành vi mua sắm tại siêu thị Vinatex 17 5.3.1. Nhận thức nhu cầu 17 5.3.2 Tìm kiếm thông tin 18 5.3.3. Đánh giá các phương án 19 5.3.4 Quyết định mua 23 5.3.5 Hành vi sau khi mua………………………………………………………24 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 6.1. Kết luận 26 6.2 Kiến nghị: 26 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….28 Phụ lục DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Các bước tiến hành nghiên cứu 13 HÌNH Hình2.1: Mô hình hành vi của người mua 5 Hình 2.2: Quá trình ra quyết định mua hàng 5 Hình 2.3: Qui trình ra quyết định mua của. 7 Hình 2.4: Thang đo thứ bậc của Maslow 9 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu 10 Hình 3.1: Siêu thị Vinatex 12 Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 14 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 5.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính 16 Biểu đồ 5.2: Cơ cấu mẫu theo thu nhập 16 Biểu đồ 5.3: Cơ cấu mẫu theo ngành học 17 Biểu đồ 5.4: Lý do mua sắm tại siêu thị Vinatex Biểu đồ 5.5: Thời điểm mua sắm tại siêu thị Vinatex 18 Biểu đồ 5.6: Nguồn thông tin giúp biết về siêu thị Vinatex 19 Biểu đồ 5.7: Mức độ quan tâm đến các yếu tố 20 Biểu đồ 5.8: Mức độ vị trí thuận lợi của siêu thị Vinatex 22 Biểu đồ 5.9: Tiêu chí bạn quan tâm nhất khi mua sắm tại siêu thị Vinatex 23 Biểu đồ 5.10: Yếu tố tác động đến quyết định mua sắm tại siêu thị Vinatex 24 Biểu đồ 5.11: Hành vi mua sắm khi có khuyến mãi 24 Biểu đồ 5.12: Mức độ đánh giá về giá của các sản phẩm tại siêu thị Vinatex 25 Biểu đồ 5.13: Mức độ hài lòng về các tiêu chí của siêu thị Vinatex 25 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Ngày nay, tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu về ăn, mặc, ở cũng được nâng lên.Từ đó, để đáp ứng nhu cầu trên thì nhiều cửa hàng, siêu thị ra đời như: siêu thị Coop Mart, siêu thị AAA, siêu thị Vinatex…Mỗi siêu thị có những cách trưng bài, dịch vụ khác nhau nên người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho mình. Sự xuất hiện của các siêu thị làm cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện hơn như: vào siêu thị họ có thể mua sắm quần áo, hàng tiêu dùng, thực phẩm,…Mỗi siêu thị có những dịch vụ, giá cả khác nhau và hành vi mua sắm đối với các siêu thị cũng khác nhau. Đối với sinh viên, đa phần có thu nhập thấp và sống xa nhà, các hoạt động sinh hoạt, mua sắm đều phải tự lập nên việc chọn cho mình một nơi mua sắm đáng tin cậy và phù hợp với điều kiện kinh tế của mình là không dễ. Việc mua sắm ở các chợ, cửa hàng nhỏ luôn làm cho sinh viên lo lắng về giá cả và chất lượng. Ở các siêu thị, giá cả, chất lượng sẽ được yên tâm hơn khi họ mua sắm ở đó. Vậy thực tế thì ra sao, hành vi mua sắm của sinh viên có những đặc điểm gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó nên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu hành vi mua sắm của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD trường Đại Học An Giang khi đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả hành vi mua sắm của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD của trường Đại Học An Giang (ĐHAG) đối với siêu thị Vinatex. - Tìm hiểu quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên tại siêu thị Vinatex. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD đã từng mua sắm tại siêu thị Vinatex. - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 24/02/2010 đến ngày 10/05/2010 - Không gian: sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế-QTKD của trường ĐHAG - Nội dung: tập trung nghiên cứu hành vi mua sắm của sinh viên khoa KinhTế-QTKD của trường ĐHAG đối với siêu thị Vinatex. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: + Sơ cấp: Việc thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng bản câu hỏi. Phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế-QTKD trường ĐHAG. + Thứ cấp: Thu thập thông tin trên báo, đài, internet,… và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Mẫu nghiên cứu: + Cỡ mẫu: tác giả chọn cỡ mẫu là 75 bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học An Giang. + Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, dữ liệu thu hồi được nhanh chóng. - Phương pháp phân tích: số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Sau đó, được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu này sẽ mang lại nhiều hiểu biết về lĩnh vực marketing cho bản thân và cách thức phân tích hành vi mua sắm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho siêu thị Vinatex trong việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng nói chung, sinh viên ĐHAG nói riêng và đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Hành vi tiêu dùng 2.1.1 Định nghĩa hành vi tiêu dùng Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. 2.1.2 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng Theo Philip Kotler thì hành vi tiêu dùng là một quá trình gồm 5 bước: (1) nhận thức nhu cầu; (2) tìm kiếm thông tin; (3) đánh giá các phương án; (4) quyết định mua; (5) hành vi sau khi mua. Nhưng thông thường quá trình mua, người tiêu dùng đã bỏ qua một vài bước, tuỳ theo mức độ quan trọng và giá trị sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ cân nhắc hơn trong quá trình mua hàng của mình. Hình 2.2: Quá trình ra quyết định mua hàng Mô hình này gồm 5 giai đoạn chính là: Nhận thức nhu cầu(1), tìm kiếm thông tin(2), đánh giá các phương án(3), quyết định mua(4), và hành vi sau mua(5). (1) Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua nhận thức được một nhu cầu. Nhu cầu có thể được hiểu/nhận ra nhanh bởi các kích tác bên trong và bên ngoài. Các kích tác bên trong, thí dụ như đói, khát sẽ tác động lên ý thức và trở thành một sự thôi thúc. Do kinh nghiệm trước đó, người ta sẽ tìm cách giải quyết sự thôi thúc này, và sẽ dẫn đến một đối tượng mà người ấy biết sẽ thỏa mãn được sự thôi thúc. Các kích tác bên ngoài, thí dụ như một chương trình quảng cáo về một sản phẩm/nhãn hiệu nào đó, sẽ dẫn khách hàng nhận biết một nhu cầu. (2) Một người tiêu thụ khi đã có nhu cầu, thì có thể kiếm thêm thông tin hoặc không tìm kiếm thêm thông tin. Các nguồn thông tin mà người tiêu dùng hướng đến là: Nguồn cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen. Nguồn thương mại: quảng cáo, nhân viên bán hàng, bao bì, trưng bày. Nguồn công cộng: các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức v.v.. Nguồn kinh nghiệm: tiếp xúc, khảo sát, sử dụng sản phẩm. (3) Do khách hàng có những nguồn thông tin khác nhau, và những suy nghĩ khác nhau để dẫn đến cụm các sản phẩm lựa mua. Từ cụm lựa, khách hàng sẽ chọn ra một nhãn hiệu để mua (4) Quyết định mua của khách hàng có thể chịu ảnh hưởng của người khác. Dạng thức quyết định mua có thể phân làm 3 loại: Mua theo thói quen. Mua có lý trí (suy nghĩ) Mua theo cảm xúc (ưa thích v.v..) (5) Sau khi mua, nếu khách hàng hài lòng thì rất có thể họ sẽ mua sản phẩm đó trong lần tới. Ngược lại, khi khách hàng bất mãn, thì họ cũng sẽ có những thái độ khác nhau, họ có thể sẽ không làm gì cả, nhưng cũng có thể kiện nhà sản xuất. 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng Hình 2.3: Qui trình ra quyết định mua của người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng. ( Các nhân tố ảnh hưởng qui trình ra quyết định mua của người tiêu dùng: Các nguồn thông tin và quyết định mua: Trước khi ra quyết định mua, người tiêu dùng có thể sử dụng nguồn thông tin cơ bản sau: Nguồn thông tin trong thương mại: quảng cáo, người bán hàng, hội trợ triễn lãm, bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu,…Trong đó, nguồn thông tin phổ biến nhất là quảng cáo. Nguồn thông tin xã hội: gia đình, bạn bè, người quen, truyền miệng,..Thông thường, thì nguồn thông tin chính là do truyền miệng. Các nhân tố xã hội: ● Văn hoá Văn hoá là một hệ thống những giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được đúc kết và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá là nguyên nhân cơ bản quyết định đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Văn hoá thể hiện giá trị, sự cảm thụ, đức tin, thái độ, hành vi , thị hiếu,…Nên văn hoá khác nhau sẽ dẫn đến hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ: những người có trình dộ cao thì thái độ của họ đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó sẽ rất khác biệt với những người có trình độ văn hoá thấp. ● Nhánh văn hoá Nhánh văn hoá thể hiện sự đồng nhất đặc trưng về, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, màu da, vị trí địa lý,…Các thành viên thuộc một nhóm văn hoá sẽ có những nét tương đồng lớn và giữa các nhánh văn hoá thì có sự khác biệt nhau rõ rệt. Mỗi nhánh văn hoá sẽ có cách thức lựa chọn,mua sắm và sử dụng hàng hoá khác nhau. Điều này sẽ giúp các nhà Marketing phân khúc được thị trường thành nhiều phân khúc, để từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng nhánh văn hoá. ● Giai tầng xã hội Sự phân tầng trong xã hội là điều tất yếu khách quan, trong xã hội có thể chia thành 3 tầng lớp xã hội là: giàu, bình thường, nghèo. Có thề chia theo thình độ là: có kiến thức, có học vấn, không học vấn. Tóm lại là những người trong cùng một giai tầng xã hội sẽ có nét đặc thù, khuynh hướng cư xử, hành vi tiêu dùng, mức thỏa mãn,…sẽ giống nhau. Nên đây cũng là một chỉ tiêu cần thiết để các nhà Marketing phân khúc thị trường. ● Nhóm tham khảo Theo philip Kotler, nhóm tham khảo là những người hoặc nhóm người mà một cá nhân xem xét (như một sự tham khảo) khi hình thành thái độ và quan điểm của người đó. Nhóm tham khảo có thể chia thành 4 nhóm là: Nhóm tham khảo đầu tiên (gia đình, bạn bè, người quen,…), nhóm tham khảo thứ hai (tổ chức tôn giáo, hiệp hội, câu lạc bộ,…), nhóm ngưỡng mộ (ca sĩ, thần đồng,…), nhóm bất ứng (người không thích, người bị tẩy chai,…). Các nhân tố tâm lý Hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của năm yếu tố cơ bản có tính chất tâm lý như: động cơ, nhận thức, hiểu biết, cá tính, thái độ. ● Động cơ Là nhu cầu cần thiết, khẩn cấp cao độ đòi hỏi con người phải tìm cách, phải hành động để thỏa mãn nhu cầu này. Cơ sở của động cơ chính là nhu cầu. Nhu cầu con người vô cùng phong phú và đa dạng. Người làm marketing phải hiểu được lý thuyết động cơ của người do các nhà kinh tế xây dựng để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Học thuyết động cơ của Zigmund Freud cho rằng con người phần lớn không ý thức được đầy đủ về nguồn gốc động cơ của chính mình. Ham muốn của con người là không giới hạn, sự thỏa mãn của ham muốn là có giới hạn. Học thuyết của Freud đã làm rõ một thực tế trong hành vi mua của người tiêu dùng. Con người không chỉ hành động mua theo lý trí (Nhu cầu chủ động), mà còn nhiều nhu cầu mới nẩy sinh trong quá trình lựa chọn hàng hoá. Nếu nắm bắt được qui luật này, người làm marketing có thể gợi thêm những nhu cầu mới hình thành những động cơ mới. Lý thuyết động cơ của Abgaham Maslow có một cách tiếp cận khác về động cơ của con người nhằm giải thích tại sao những thời gian khác nhau con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Theo Maslow có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể. Các cá thể sẽ thiết lập một trật tự ưu tiên cho các nhu cầu theo mức độ quan trọng đối với từng nhu cầu.  Mô hình thang nhu cầu của Maslow: Hình 2.4: Thang đo thứ bậc của Maslow Maslow cho rằng con người sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng trước tiên, sau đó sẽ đến các nhu cầu tiếp theo. ● Nhận thức Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Những người khác nhau thì nhìn nhận một cách khác nhau đối với cùng một sản phẩm nào đó. ● Sự hiểu biết Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh từ kinh nghiệm. ● Cá tính Theo Philip Kotler: Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bậc của mỗi con người tạo ra thế ứng xử (Những phản ứng đáp lại) có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. ● Thái độ Thái độ thể hiện sự đánh giá, cảm xúc và xu hướng có tính chất tương đối nhất quán của cá nhân đối với sản phẩm dịch vụ nào đó. Các nhân tố tình huống: Trong những tình huống khác nhau, người mua sẽ có cách thức mua khác nhau. 2.1.4 Mô hình nghiên cứu Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu Chương 3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SIÊU THỊ VINATEX 1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu đào tạo, gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ, có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Vinatex là một trong những tập đoàn dệt, may có qui mô và sức cạnh tranh hàng đầu Châu Á. Ngày 10/10/2001 , tại quyết định số 1021/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tập Đoàn Dệt May Việt  Nam đã chính thức thành lập Trung tâm KD hàng thời trang Việt  Nam và ngày đến 25/6/2002 bộ Công Thương đã ký quyết định số 1478/QĐ/TCCB đổi tên Trung tâm Kinh doanh hàng thời trang Việt  Nam thành Công ty Kinh doanh hàng Thời trang Việt Nam. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VIETNAM FASHION COMPANY tức Hệ thống siêu thị VINATEX MART. Với việc đổi tên thành Hệ thống siêu thị VINATEX MART đơn vị được giao thêm chức năng, nhiệm vụ Kinh Doanh siêu thị tổng hợp, Kinh Doanh các ngành nghề khác là biểu hiện sự tin tưởng vào khả năng, sự nhạy bén, bản lĩnh nghề nghiệp mà Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công Thương đã đặt vào hệ thống Siêu thị VINATEX MART. 2. Quá trình hoạt động và phát triển   Từ những cửa hàng thời trang với diện tích nhỏ Vinatex-Mart đã hình thành những siêu thị trung tâm thời trang với diện tích và qui mô lớn hơn. Đến nay, hệ thống VINATEX-MART đã có: 56 điểm bán hàng bao gồm siêu thị, trung tâm thời trang, siêu thị mini. 3. Định hướng phát triển - Chiến lược phát triển đến năm 2015 sẽ có 80 siêu thị và cửa hàng, trở thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt  Nam lớn nhất. - Trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt  Nam. - Là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng dệt may lớn nhất Việt  Nam. Triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chính sách kích cầu của Chính phủ, Hội đồng quản trị - Ban điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành nâng cấp, cải tạo các trung tâm siêu thị và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ. Đồng thời, không ngừng quảng bá hình ảnh của Vinatex tới người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong đó, Tập đoàn đã chỉ đạo TCty cổ phần may Việt Tiến cải tạo và nâng cấp Siêu thị 25 Bà Triệu (Hà Nội) thành Trung tâm giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm dệt may có thương hiệu uy tín đã được người  tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Bộ phận kinh doanh của May Việt  Tiến nhanh chóng cải tạo, nâng cấp  tầng 1 Siêu thị Vinatex thành một trung tâm bán buôn, bán lẻ khang trang, bắt mắt. Toàn bộ mặt tiền trụ sở 25 Bà Triệu được bài trí gọn gàng ngăn nắp. Logo các thương hiệu nổi tiếng của các doanh nghiệp đều được gắn tên trên pano quảng cáo tấm lớn, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Tiến như Manhattan, San Sciaro, TT-up, Vee Sendy… cũng được khuếch trương. Sàn, kệ bán hàng, tủ bục, giá treo sản phẩm, Manơcanh, phòng mặc thử đều được thay mới hiện đại. Chính thức mở cửa khoảng nửa tháng nay, song Trung tâm đã thu hút một lượng khách lớn đến tham quan và mua sắm. Cùng với Việt Tiến, Công ty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam cũng đang kiện toàn và nâng cấp toàn bộ hệ thống siêu thị Vinatex mart tại các tỉnh, thành trong cả nước nhằm quảng bá hình ảnh ngành và thu hút người tiêu dùng đến mua sắm. ( Siêu thị Vinatex An Giang có địa chỉ tại số 25/4, đường Trần Hưng Đạo, Tp Long Xuyên, An Giang. Siêu thị có diện tích 400m2, khai trương ngày 21/01/2003. Khi mới thành lập siêu thị Vinatex chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang và dệt may. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển, Vinatex An Giang đã mở rộng thêm diện tích và cung cấp thêm các mặt hàng tổng hợp khác như: hàng mỹ phẩm, thực phẩm, gia dụng,… Hình 3.1: Siêu thị Vinatex Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện qua 2 bước: Bảng 4.1: Các bước tiến hành nghiên cứu Bước  Dạng  Phương pháp  Kỹ thuật   1  Sơ bộ  Định tính  Thảo luận tay đôi N=10   2  Chính thức  Định lượng  Điều tra qua bảng câu hỏi N=75   Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với kỹ thuật thảo luận tay đôi dựa trên dàn bày thảo luận tay đôi với 10 sinh viên. Kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở để lập bản câu hỏi chính thức. Bước 2: Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập đầy đủ dữ liệu đáp ứng đúng mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu chính thức là dùng bản câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu để lấy dữ liệu. 4.2 Quy trình nghiên cứu Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 4.3 Tổng thể và mẫu Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập trong phương pháp chọn mẫu là việc xác định cỡ mẫu. Nói một cách đơn giản đó là việc xác định số phần tử cần được chọn ra từ tổng thể với số lượng bao nhiêu là phù hợp để đảm bảo đại điện cho tổng thể góp phần tăng khả năng chính xác khi tổng quát hóa các đặc trưng đó lên thành các đặc trưng của tổng thể. Tổng thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế-QTKD nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, dữ liệu thu hồi được nhanh chóng. Cỡ mẫu được chọn là N=75. 4.4 Thang đo Thang đo danh nghĩa: là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng. Thang đo Likert: là loại thang đo trong đó dùng để đo mức độ đồng ý của một đối tượng và được gán các giá trị từ 1(5 điểm. 4.5 Nguồn dữ liệu - Sơ cấp: Việc thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng bản câu hỏi. Phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD trường ĐHAG. - Thứ cấp: Thu thập thông tin trên báo, đài, internet,… và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 4.6 Phương pháp phân tích dữ liệu Số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Sau đó, được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5 là chương quan trọng nhất của đề tài.Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào việc trình bày kết quả của những nội dung: Thông tin mẫu; Phân tích thống kê mô tả những nội dung: nhận thức nhu cầu tiêu dùng tại siêu thị Vinatex, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua. 5.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu Sau khi thu thập thông tin từ 75 sinh viên khoá 8 khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả đạt được. Sau đây là vài thông tin về mẫu như : Giới tính, thu nhập, ngành học. 5.2 Thông tin về mẫu 5.2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính  Để kết quả nghiên cứu được khách quan và có ý nghĩa thì mẫu nghiên cứu phải đại diện tổng thể và cơ cấu mẫu phải phải tương đồng v
Luận văn liên quan