Hòa vào nhịp điệu phát triển của Thế giới, ngành thời trang nói chung và
nghành may mặc quần áo của Việt Nam ta đang trên đà phát triển. Địa bàn TP.Long
Xuyên đã xuất hiện rất nhiều shop thời trang. Mỗi shop có những nét đặc riêng với
những kiểu quần áo rất đẹp, rất fashion. Tuy nhiên, hầu hết các shop vẫn không tránh
khỏi tình trạng “sale off” với đóng hàng tồn kho do những mặt hàng này đã không
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Mua sắm và làm đẹp là những nhu cầu thiết yếu của mọi người – những người
của thế kỷ hiện đại, của cuộc sống năng động và giao tiếp. Nhu cầu làm đẹp ngày
càng phong phú, nào nón, giầy dép, quần áo cho đến các thứ trang sức. Trong đó
quần áo ngày càng được quan tâm và việc mua sắm nó đã gắn liền với hoạt động
của mỗi người, đôi lúc nó là một hoạt động thư giản sau những khoảng thời gian mệt
mỏi, sau những buổi đi làm, đi học.
Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng ngày càng cao, do đó cần nắm
được nhu cầu của họ để đáp ứng tốt nhất. Trong nhóm người tiêu dùng ấy, Sinh Viên
là top quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời trang, là một nhóm tiêu dùng khá mạnh, cụ
thể là SV khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh. Đồng thời, họ sắp ra trường, sẽ đi
làm, do đó càng có nhu cầu hơn nữa trong vấn đề mua sắm quần áo.
Khảo sát được nhu cầu, hành vi mua sắm của họ thì sẽ đáp ứng tốt hơn, như
thế sẽ khắc phục được tình trạng hàng ế thừa, tồn kho; hạn chế được sự phí phạm tài
nguyên, nguồn nguyên liệu, công sức, tiền của, của quốc gia, các doanh nghiệp sản
xuất và của các shop thời trang,v.v.
Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên
khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh của trường ở shop vì sinh viên là một nhóm
khách hàng khá đông, có thể nói là đông nhất (theo quan sát), nhằm nắm bắt hành vi
và nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị để giúp công việc kinh doanh của những người bán quần áo tốt hơn, tránh
được sự ế thừa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 21563 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I/Lý do chọn đề tài:
Hòa vào nhịp điệu phát triển của Thế giới, ngành thời trang nói chung và
nghành may mặc quần áo của Việt Nam ta đang trên đà phát triển. Địa bàn TP.Long
Xuyên đã xuất hiện rất nhiều shop thời trang. Mỗi shop có những nét đặc riêng với
những kiểu quần áo rất đẹp, rất fashion. Tuy nhiên, hầu hết các shop vẫn không tránh
khỏi tình trạng “sale off”(1) với đóng hàng tồn kho do những mặt hàng này đã không
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Mua sắm và làm đẹp là những nhu cầu thiết yếu của mọi người – những người
của thế kỷ hiện đại, của cuộc sống năng động và giao tiếp. Nhu cầu làm đẹp ngày
càng phong phú, nào nón, giầy dép, quần áo cho đến các thứ trang sức. Trong đó
quần áo ngày càng được quan tâm(2) và việc mua sắm nó đã gắn liền với hoạt động
của mỗi người, đôi lúc nó là một hoạt động thư giản sau những khoảng thời gian mệt
mỏi, sau những buổi đi làm, đi học.(3)
Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng ngày càng cao, do đó cần nắm
được nhu cầu của họ để đáp ứng tốt nhất. Trong nhóm người tiêu dùng ấy, Sinh Viên
là top quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời trang, là một nhóm tiêu dùng khá mạnh, cụ
thể là SV khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh. Đồng thời, họ sắp ra trường, sẽ đi
làm, do đó càng có nhu cầu hơn nữa trong vấn đề mua sắm quần áo.
Khảo sát được nhu cầu, hành vi mua sắm của họ thì sẽ đáp ứng tốt hơn, như
thế sẽ khắc phục được tình trạng hàng ế thừa, tồn kho; hạn chế được sự phí phạm tài
nguyên, nguồn nguyên liệu, công sức, tiền của,…của quốc gia, các doanh nghiệp sản
xuất và của các shop thời trang,v.v.
Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên
khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh của trường ở shop vì sinh viên là một nhóm
khách hàng khá đông, có thể nói là đông nhất (theo quan sát), nhằm nắm bắt hành vi
và nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị để giúp công việc kinh doanh của những người bán quần áo tốt hơn, tránh
được sự ế thừa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng.
1).Sale off: giảm giá ở mức rất thấp.
(2).Nhận xét của bản thân.
(3).Ý kiến, nhận xét của bản thân và bạn bè.
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 2
II/ Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị
kinh doanh.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp những người bán quần áo kinh doanh tốt
hơn.
III/ Kết quả mong muốn:
Mô tả, nắm bắt được hành vi, nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh nói riêng và của người tiêu dùng nói chung. Đồng
thời, từ đó sẽ giúp người bạn có ý định mở shop, có được những hiểu biết về tâm lý
mua sắm quần áo của khách hàng, để việc kinh doanh được thuận lợi và thành công.
IV/ Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, shop sẽ có được những thông tin cần thiết để đưa
ra những chiến lược kinh doanh và thiết kế những kiễu mẫu phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, giúp việc kinh doanh tránh được
tình trạng “sale off”.
V/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh (KT – QTKD) của trường Đại Học An Giang
(ĐHAG).
Đối tượng nghiên cứu: Quần áo.
Phạm vi nghiên cứu: khóa 8 khoa KT – QTKD của trường ĐHAG.
Phạm vi nội dung: phân tích hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa KT – QTKD của Trường ĐHAG.
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho
việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung gồm:
- Hành vi tiêu dùng.
- Các yếu tố tác động đến hành vi của người mua.
- Quá trình ra quyết định.
- Mô hình nghiên cứu.
I/ Cơ sở lý thuyết
1/ Hành vi tiêu dùng.
Khái niệm về hành vi tiêu dùng: Hành vi tiêu dùng là hành động của một
người hoặc một nhóm người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ,
bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội, xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động mua.
Hành vi của người mua chịu ành hưởng của bốn yếu tố: văn hóa, xã hội, cá
nhân và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp
cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn.
2/ Mô hình hành vi của người tiêu dùng.
Các yếu tố kích thích của marketing và những tác nhân kích thích khác xâm
nhập vào “ hộp đen” ý thức của người mua và gây ra những phản ứng đáp lại nhất
định.
Hình 2.1 Mô hình hành vi của người mua(Nguồn: Theo philip, kotler (1999))
Các yếu tố
kích thích
của
marketing
- Hàng hóa
- Giá cả
- Phương
pháp phân
phối
- Khuyến
mãi
- Môi
trường kinh
tế
- Khoa học
kỷ thuật
- Chính trị
- Văn hóa
Các tác
nhân kích
thích khác
Các đặc tính
của người
mua
Quá trình
quyết
định mua
hàng
“ Hộp đen” ý thức của
người mua
Những phản
ứng đáp lại
của người
mua
- Lựa chọn
hàng hóa
- Lựa chọn
nhãn hiệu
- Lựa chọn
nhà kinh
doanh
- Lựa chọn
khối lượng
mua
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 4
Tất cả những tác nhân kích thích này gây ra một loạt những phản ứng của
người mua có thể quan sát được (như hình 2.1). Hiểu được cái gì xảy ra trong “hộp
đen” ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhân kích thích đi vào và lúc xuất hiện
những phản ứng của họ sẽ giúp ta hiểu được những phản ứng của người tiêu dùng
trước các tính năng của sản phẩm, giá cả, khuyến mãi, cách trưng bày sản phẩm ở nơi
bán,…Và giúp ta nâng cao lợi thế cạnh tranh.
3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý (hình 2.2) có ảnh hưởng lớn đến
hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Phần lớn những yếu tố này không chịu sự
kiểm soát từ phía các nhà hoạt động thị trường.
,hình
Hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
( Philip Kotler)
Người mua
Những yếu tố
trình độ văn hóa:
- Văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Địa vị xã hội
Những yếu tố
mang tính chất cá
nhân:
- Tuổi tác và giai
đoạn của chu
trình sống gia
đình
- Nghề nghiệp
- Tình trạng kinh
tế
- Kiểu nhân cách
và quan niệm về
bản thân
Lối sống
Những yếu tố
mang tính chất tâm
lý:
- Động cơ
- Tri giác
- Lĩnh hội
- Niềm tin và thái
độ
Những yếu tố mang
tính chất xã hội:
- Các nhóm chuẩn
mực
- Gia đình
- Vai trò và đại vị
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 5
4/ Quá trình ra quyết định của người mua.
Để có thể đưa ra một quyết định tiêu dùng thì khách hàng thường trãi qua một
quá trình cân nhắc. Quá trình đó thường diễn ra theo một trình tự gồm 5 bước:
Hình 2.3. Mô hình quy trình ra quyết định mua hàng ( Philip Kotler)
4.1/ Nhận biết nhu cầu.
Quá trình mua hàng bắt từ chỗ người mua hàng ý thức được vấn đề hay nhu
cầu. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại và cũng có thể bắt
nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài. Trong giai đoạn này cần phải tìm hiểu:
a) những nhu cầu hay những vấn đề lớn lao nào đã phát sinh; b) cái gì đã làm cho nó
xuất hiện; c) chúng đã hướng con người đến hàng hóa cụ thể như thế nào.
4.2/ Tìm kiếm thông tin.
Người tiêu dùng bị kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể là không bắt đầu
tìm kiếm thông tin bổ sung. Nếu sự thôi thúc đủ mạnh và hàng hóa có khả năng thỏa
mãn người tiêu dùng và dễ kiếm thì người tiêu dùng sẽ mua ngay. Nếu không có thì
nhu cầu có thể xếp lại trong trí nhớ của anh ta. Trong trường hợp này người tiêu dùng
có thể hoặc là ngưng tìm kiếm thông tin, hoặc là tiếp tục tìm kiếm thêm một chút,
hoặc là tìm kiếm ráo riết.
Trong khi tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn
thông tin sau:
- Nguồn thông tin cá nhân ( gia đình, bạn bè,…)
- Nguồn thông tin thương mại ( quảng cáo, người bán hàng,..)
- Nguồn thông tin phổ thông ( phương tiện thông tin đại chúng, các
tổ chức nghiên cứu và phân loại người tiêu dùng.)
- Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế ( sờ mó, nghiên cứu,…)
Đánh giá các
phương án
Quyết định mua
Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin
Hành vi sau mua
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 6
Trong đó, người tiêu dùng nhận được khối lượng thông tin nhiều nhất về hàng
hóa từ những nguồn thông tin thương mại nhưng những nguồn thông tin cá nhân lại
là những nguồn có hiệu quả nhất.
4.3/ Đánh giá các phương án.
Khi đã lên được danh sách các sản phẩm, nhãn hiệu có thể thỏa mãn nhu cầu,
người tiêu dùng tiến hành đánh giá các lựa chọn trước khi đưa ra các quyết định
chính thức. Để đánh giá phải thiết lập nên những tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn này
không phải quan trọng như nhau. Những tiêu chuẩn người tiêu dùng đưa ra dựa trên
những kinh nghiệm của bản thân họ.
4.4/ Quyết định mua.
Sau khi đánh giá các phương án, người tiêu dùng sẽ xếp hạng các đối tượng
trong bộ nhãn hiệu lựa chọn. Trong đầu người tiêu dùng hình thành ý định mua
hàng, nhưng phải là thứ hàng yêu thích nhất và cũng có thể sẽ là không mua sản
phẩm. Trên đường từ chổ có ý định đến chổ thông qua quyết định còn có hai yếu tố
nữa có thể can thiệp vào việc quyết định: thái độ của những người khác và các yếu
tố ngoài dự kiến của tình huống.
Hình 2.4. Những yếu tố kìm hãm quá trình biến ý định mua hàng thành quyết
định mua hàng. (Philip Kotker)
Ý định mua
hàng
Đánh giá
các phương
án
Các yếu
yếu tố
ngoài dự
kiến của
tình huống
Thái độ của
những
người khác
Quyết định
mua
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 7
4.5/ Hành vi sau mua.
Nếu hài lòng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua nữa khi có dịp và sẽ chia sẽ
những ý kiến tốt đẹp về hàng hóa đó với những người khác. Nếu không hài lòng sẽ
phản ứng khác, có thể không sử dụng, không bao giờ mua nữa, truyền những thông
tin cho người khác, trả lại người bán, tặng lại cho người khác hay cố gắng tìm những
thông tin tốt về hàng hóa đã mua.
Hiểu được những bước trong quá trình ra quyết định mua hàng của khách
hàng sẽ giúp ta có được những chiến lược kinh doanh hiệu quả, phát triển sản phẩm
mới, xác định giá cả, các kênh, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong
marketing.
II/ Mô hình nghiên cứu:
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm
Nhận thức
nhu cầu
Mua vì
nhu cầu gì
Mua khi
nào
Tìm kiếm
thông tin
Thông tin
trước khi mua
Đánh giá
Giá cả
Chất lượng
hàng hóa
Kiểu mẫu
Phục vụ
Nơi mua
Nhãn hiệu
Ai quyết định
Số tiền mỗi
lần mua
Cách mua
hàng
Ra quyết định
Thỏa mãn
mua tiếp
Không thỏa
mãn thay
đổi.
Hành vi sau
khi mua
Những nhân tố ảnh hưởng:
Khuyến mãi
Thương hiệu
Chi tiêu
Sở thích
Quá trình ra quyết định
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 này trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm:
nguồn số liệu sơ cấp và phương pháp thu thập; phương pháp phân tích, xử lý số liệu,
quy trình nghiên cứu, thang đo các biến phân tích, phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu,
tiến độ thực hiện.
I/Nguồn số liệu sơ cấp và phương pháp thu thập:
. Các số liệu sơ cấp: là số liệu thưc tế về việc mua sắm của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, được tổ chức khảo sát và
thống kê lại với cở mẫu khoảng 60 sinh viên.
Ban đầu số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu 08 sinh viên với một
dàn bài soạn sẵn để hiệu chỉnh lại bản câu hỏi, chuẩn bị để phỏng vấn chính thức,
cũng như phát hiện các biến không cần thiết để loại bỏ và bổ sung những biến còn
thiếu để bản câu hỏi phỏng vấn được đầy đủ. 08 sinh viên ấy được chọn như sau:
8KT: 2 sinh viên nữ, 1 sinh viên nam; 8KD: 1 sinh viên nữ, 2 sinh viên nam; 8QT: 1
sinh viên nam; 8TC: 1 sinh viên nữ. Cách lựa chọn này là lấy theo phương pháp
thuận tiện, những bạn sinh viên ấy là những người bạn quen của tác giả, vì vậy dễ
dàng trong tiếp cận và phỏng vấn.
Sau khi đã hiệu chỉnh lại bản câu hỏi thì tiến hành phỏng vấn thăm dò 5 sinh
viên để xác định lại sự phù hợp của câu hỏi, văn phong đã hợp chưa, ý của mỗi câu
hỏi có rõ ràng không, đáp viên có hiểu rõ ý của những câu hỏi hay không,...Lúc này
những sinh viên được chọn phỏng vấn cũng theo phương pháp thuận tiện, và cũng là
những người bạn quen của tác giả.
Sau đó lại nhờ giáo viên hướng dẫn nhận xét, sửa chữa rồi tiến hành phỏng
vấn chính thức với cỡ mẫu n = 60 sinh viên để thu thập những số liệu cần thiết cho đề
tài. Số sinh viên được chọn phỏng vấn được phân bổ giữa các lớp như sau: Lớp 8KT:
12 sinh viên, 8KD: 12 sinh viên, 8QT: 14 sinh viên, 8NH: 14 sinh viên, 8TC: 8 sinh
viên. Sau đó, các thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả
với sự hổ trợ của phần mềm Microsoft Excel 2007.
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 9
Tiến độ các bước nghiên cứu:
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu
n = 10.
Phỏng vấn
thăm dò n = 5
29/03 – 15/04
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực
tiếp n = 60
17/03 – 18/04
Hình 3.1. Tiến độ các bước nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỷ thuật phỏng
vấn sâu với 08 sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh Trường Đại Học An
Giang vớ một dàn bài soạn sẵn liên quan đến hành vi mua sắm quần áo của sinh viên
( bản câu hỏi ở phần phụ lục). Các ý kiến trả lời được ghi nhận làm cơ sở cho việc
hiệu chỉnh thang đo và hoàn thiện bản câu hỏi chuẩn bị nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Sau khi hiệu chỉnh thì sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, phỏng vấn thăm dò thử 5 sinh viên và nhờ sự nhận xét, sữa chữa của giáo viên
hướng dẫn như vừa trình bày.
Bước cuối cùng là tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 sinh viên của khóa 8
khoa kinh tế quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang dựa trên bản câu hỏi đã
hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thăm dò.
II/ Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:
Phân tích: Sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng
hợp: phân tích số liệu thu thập được từ các bản hỏi.
Xử lý: Khi số liệu thu về, tác giả tiến hành mã hóa làm sạch, sau đó tổng hợp
số liệu. Bước tiếp theo là sử dụng phương pháp thống kê mô tả và những công cụ
trong phần mềm Microsoft Excel 2007 để xử lý số liệu.
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 10
III/ Quy trình nghiên cứu:
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu
Mô hình và thang đo
Hiệu chỉnh mô hình,
thang đo, bản câu hỏi
Nghiên cứu định lượng: giai
đoạn đầu
Phỏng vấn thăm dò n = 05
Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu n = 08
Nghiên cứu định lượng: giai
đoạn sau
Bản câu hỏi chính thức
Dàn bài phỏng vấn sâu, phác
thảo bản câu hỏi
Hiệu chỉnh bản câu
hỏi chính thức
Xử lý và phân tích dữ liệu Soạn thảo báo cáo
Cơ sở lý thuyết
Hành vi tiêu dùng
Thu thập dữ liệu bằng
bản câu hỏi n = 60
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 11
IV/ Thang đo các biến phân tích:
Theo dự kiến, tác giả sẽ sử dụng các thang đo: thang đo danh nghĩa, thang đo
thứ bậc, thang đo Likert và thang đo tỉ lệ.
VD:
- Thang đo danh nghĩa: Nếu thu nhập của bạn thay đổi, bạn có thay đổi trong
chi tiêu mua quần áo không?
Có Không
- Thang đo thứ bậc: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối
với các tiêu chí sau về chất lượng quần áo:
1 2 3 4 5
Rất quan tâm Quan tâm Trung hòa Không quan tâm Rất không quan tâm
1. Vải không ra màu 1 2 3 4 5
2. Độ co giãn vừa phải 1 2 3 4 5
3. Vải mềm, mát, thoải mái 1 2 3 4 5
4. Không nhăn. 1 2 3 4 5
- Thang đo Likert: Theo bạn, mức giá và chất lượng quần áo như bạn đã mua
có hợp lý không?( khoanh tròn số tương ứng với ý kiến mà bạn chọn).
Hoàn toàn Không hợp lý Trung bình Hợp lý Hoàn toàn hợp lý
không hợp lý
1 2 3 4 5
- Thang đo tỉ lệ: Bạn thường tốn bao nhiêu tiền/ lần cho việc mua quần áo?
Dưới 50.000 đồng Từ 150.000 đồng đến dưới 300.000 đồng
Từ 50.000 đồng đến dưới 150.000 đồng Trên 300.000 đồng
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 12
V/ Phương pháp chọn mẫu.
Thị trường nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế - quản trị kinh doanh,
trường Đại Học An Giang. Mẫu cho nghiên cứu được lấy theo cách lấy mẫu phân
tầng. Do đối tượng là sinh viên nên việc tiếp xúc được dễ dàng.Dự kiến sẽ lấy mẫu
như sau: Lớp 8KT: 12 sinh viên, 8K12: 12 sinh viên, 8QT: 14 sinh viên, 8NH: 14
sinh viên, 8TC: 8 sinh viên.
VI/Cỡ mẫu.
Khóa 8 khoa KT – QTKD trường ĐHAG có khoảng 464 sinh viên. Do tổng
thể nhỏ hơn 10.000 nên tác giả định lấy 10% số lượng sinh viên của tổng thể ( 47
Sinh viên), tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu, tác giả
chọn cỡ mẫu lớn hơn, n = 60. Đồng thời, số lượng sinh viên giữa các ngành có sự
chênh lệch nhau nên có sự khác nhau về cỡ mẫu ở mỗi lớp, cụ thể: Lớp 8KT: 12 sinh
viên, 8KD: 12 sinh viên, 8QT: 14 sinh viên, 8NH: 14 sinh viên, 8TC: 8 sinh viên.
( lấy theo tỷ lệ 60/464 = 12,93%, tuy nhiên có sự làm tròn cho thuận tiện trong việc
chọn 50% nam, 50% nữ ở mỗi lớp.)
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 13
VII/ Tiến độ thực hiện.
Đề tài dự kiến hoàn thành trong 08 tuần (từ 08/03/2010 đến 2/05/2010)
Công việc Tuần thứ
1 2 3 4 5 6 7 8
Lựa chọn đề tài
Tham khảo tài liệu thứ cấp
Viết đề cương sơ bộ
Viết đề cương chi tiết+phát thảo bản câu hỏi
Viết dàn bài phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu
Hiệu chỉnh mô hình, thang đo, bản câu hỏi
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Xử lý, mã hóa, phân tích dữ liệu thu được
Viết bản nháp
Viết bản chính thức
Soạn thảo báo cáo
Hình 3.3. Tiến độ thực hiện
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo.
Chương 4 này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu của đề tài. Sau khi thu thập số liệu
và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 với phương pháp thống kê mô tả, các
kết quả có được như sau:
I/ Thông tin về mẫu nghiên cứu.
1.Cơ cấu mẫu theo giới tính.
Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn 50% nam, 50% nữ. Sau khi tiến hành phỏng vấn
thì tỉ số nam nữ vẫn đúng theo tỷ lệ dự định ban đầu.
Hình 4.1.1. Biểu đồ tỷ lệ nam nữ
50%50%
Nam
Nữ
Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010
2.Cơ cấu mẫu theo lớp.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối v