Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước - khối lượng rác phát sinh lớn, tỷ lệ thu gom còn hạn chế, rác thải sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để - Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng này.
Hải Phòng là một đô thị phát triển tương đối sớm ở Việt Nam với vị thế một cảng biển lớn, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, trong đó có các ngành: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải sông biển, du lịch phát triển mạnh. Là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và liên vùng. Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế. Với vị trí như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Hải Phòng đã và đang phát triển rất nhiều các dự án về công nghiệp và kết cấu hạ tầng thu hút lớn lực lượng lao động, gia tăng cơ học về dân số, đô thị hoá ngày càng gia tăng đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội được đặt ra, trong đó nổi cộm lên là các vấn đề môi trường.
Với quy mô dân số đã tăng đến 1.837.302 người (năm 2009), trong đó dân cư thành thị 847.058 người (chiếm 46,1%), dân cư nông thôn 990.244 người (chiếm 53,9%) (Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) trên diện tích 1.507,57 km² , trong đó diện tích đô thị là 50 km2 cùng với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm gia tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị.
Quy luật chung trong phát triển kinh tế là nếu tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì lượng rác thải đô thị cũng ngày càng tăng nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và đang trở thành một áp lực lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và Hải Phòng nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý - thu gom và xử lý rác thải như thế nào để đảm bảo môi trường cho các đô thị đang là một vấn đề nhức nhối có tính khu vực và toàn cầu.
Trước thực trạng trên, việc tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác thải tại thành phố Hải Phòng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Do đó, em chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
- Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng,
- Đề xuất biện pháp quản lý rác thải thích hợp với điều kiện quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
62 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước - khối lượng rác phát sinh lớn, tỷ lệ thu gom còn hạn chế, rác thải sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để - Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng này.
Hải Phòng là một đô thị phát triển tương đối sớm ở Việt Nam với vị thế một cảng biển lớn, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, trong đó có các ngành: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải sông biển, du lịch phát triển mạnh. Là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và liên vùng. Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế. Với vị trí như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Hải Phòng đã và đang phát triển rất nhiều các dự án về công nghiệp và kết cấu hạ tầng… thu hút lớn lực lượng lao động, gia tăng cơ học về dân số, đô thị hoá ngày càng gia tăng…đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội được đặt ra, trong đó nổi cộm lên là các vấn đề môi trường.
Với quy mô dân số đã tăng đến 1.837.302 người (năm 2009), trong đó dân cư thành thị 847.058 người (chiếm 46,1%), dân cư nông thôn 990.244 người (chiếm 53,9%) (Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) trên diện tích 1.507,57 km² , trong đó diện tích đô thị là 50 km2 cùng với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm gia tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị.
Quy luật chung trong phát triển kinh tế là nếu tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì lượng rác thải đô thị cũng ngày càng tăng nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và đang trở thành một áp lực lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và Hải Phòng nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý - thu gom và xử lý rác thải như thế nào để đảm bảo môi trường cho các đô thị đang là một vấn đề nhức nhối có tính khu vực và toàn cầu.
Trước thực trạng trên, việc tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác thải tại thành phố Hải Phòng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Do đó, em chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
- Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng,
- Đề xuất biện pháp quản lý rác thải thích hợp với điều kiện quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội quận Lê Chân
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Lê Chân là một quận nội thành của thành phố Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần huyện Kiến Thụy ở phía Đông; giáp quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; giáp huyện Kiến Thuỵ ở phía Nam và giáp quận Hồng Bàng ở phía Bắc.
- Số phường: 15 phường
- Diện tích tự nhiên khoảng 12 km²
- Dân số khoảng 207.000 người
- Mật độ dân cư: 16815 người/km2
(Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 củaBan chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương)
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất Bổ sung phần này nhé
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu quận Lê Chân mang nét chung của khí hậu thành phố Hải Phòng, chịu ảnh hưởng của gió mùa do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á.
Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600mm - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.
Thời tiết: Có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal.cm/phút.
1.1.1.4. Đặc điểm sông ngòi Bổ sung phần này nhé
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
Từ sau khi được mở rộng diện tích, tình hình kinh tế của quận Lê Chân đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Do không có điều kiện sản xuất nông nghiệp, quận tập trung chú trọng vào hai lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xem như là hai ngành xương sống của kinh tế quận.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế quận Lê Chân đã trở thành một hiện tượng, một kỳ tích không chỉ với Hải Phòng mà với nền kinh tế cả nước. Mức tăng trưởng GDP bình quân dao động trong khoảng 25 - 30%/năm. Thành công ấy có lẽ xuất phát từ nhận thức đúng đắn của chính quyền địa phương nơi đây khi thấy được vai trò của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế, trong những năm qua, ủy ban nhân dân Quận Lê Chân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh trong hai lĩnh vực xương sống này. Hiện nay, ngành kinh tế này đang chiếm 35% GDP toàn quận.
Góp phần không nhỏ trong những thành tích phát triển kinh tế Quận Lê Chân trong 5 năm qua là sự năng động trong quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 450 doanh nghiệp tư nhân, 78 hợp tác xã, xí nghiệp tập thể và 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Với 47 dự án có tổng giá trị đầu tư phát triển là 105 tỷ mà hệ thống doanh nghiệp này đầu tư trong thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp Quận Lê Chân. Trong đó, phải kể đến các dự án tiêu biểu như: nhà máy giầy xuất khẩu công suất 3 triệu đôi/năm, trị giá đầu tư 29 tỷ đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt (hiện tại, dự án này đã đưa vào sản xuất giai đoạn 1 có hiệu quả với công suất 1,5 triệu đôi/năm); nhà máy Bao bì PP của xí nghiệp Ngọc Quyển, công suất 13 triệu bao/năm, trị giá đầu tư 10 tỷ đồng; Xưởng sản xuất nhựa Ngọc Hải, công suất 2 triệu sản phẩm/năm, trị giá đầu tư 12 tỷ đồng; Xưởng sản xuất giấy DUPLEX của hợp tác xã Mỹ Hương, công suất 4.000 tấn/năm, trị giá 14 tỷ đồng…Những nhà máy này sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần tạo ra các ngành hàng thế mạnh trong cạnh tranh, phát triển kinh tế của Quận Lê Chân như: sản xuất bao bì giấy, bao bì PP, đồ gỗ, nhựa, cơ khí... Hiện nay, hệ thống doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký sản xuất - kinh doanh khoảng 215 tỷ đồng với mức thu nhập ổn định, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
1.1.2.2. Tình hình xã hội
Về mặt văn hoá xã hội, quận Lê Chân từ lâu vốn được biết đến như là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường, là quê hương của nữ tướng Lê Chân, một vị tướng giỏi đắc lực của Hai Bà Trưng. Quận có nhiều di tích lịch sử có giá trị như: chùa Dư Hàng, đình Dư Hàng, đền Nghè, đình Hàng Kênh....đều là những di tích được xếp hạng cấp quốc gia và là những điểm đến nổi tiếng của thành phố Hải Phòng.
* Về văn hoá giáo dục:
Tình hình văn hoá giáo dục của quận khá tốt, các phường đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến cấp phổ thông trung học. Với lượng trường học này đủ sức đáp ứng cho toàn bộ trẻ em của quận được đi học đúng tuyến.
* Về y tế:
Trong toàn quận có một bệnh viện lớn là bệnh viện Việt Tiệp, còn lại các phường đều có trạm y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên họ vẫn phải đến bệnh viện cấp trung ương, thành phố khi mắc bệnh nặng.
* Về an ninh trật tự
Quận Lê Chân là đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng. Quận có 7/15 phường có đường tàu chạy qua, có một số cơ sở tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, nhiều địa bàn giáp ranh có nhiều tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, tập trung đông dân cư lao động, đời sống còn nhiều khó khăn, an ninh trật tự trên địa bàn còn diễn biến phức tạp làm xuất hiện, nảy sinh không ít các tiêu cực, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại…
1.2. Khái niệm cơ bản về rác thải
1.2.1. Khái niệm về rác thải
Rác thải được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh rác thải là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý rác thải thích hợp. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác thải gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
- Từ các hoạt động công nghiệp
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị
- Từ các trạm xử lý chất thải…
Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần các loại rác thải
Nguồn phát sinh
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư
Hộ gia đình, biệt thự, khu chung cư.
Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thủy tinh, nhôm.
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.
Giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Công trình xây dựng
Khu nhà xây dựng mới, sửa chửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Gỗ, bê tông, thép, gạch, thạch cao, bụi.
Dịch vụ công cộng đô thị
Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.
Rác cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại khu vui chơi, giải trí.
Các khu công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng- nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt.
Nông nghiệp
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn trái, nông trại.
Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình Quản lý chất thải rắn)
1.2.3. Phân loại rác thải
Rác thải rất đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:
1.2.3.1. Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu.
- Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại… Các chất cháy được như giấy, carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: Đây là rác thải từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà, đập phá công trình xây dựng tạo ra các phế thải xây dựng, bêtông…
- Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có hệ thống xử lý nước, từ nước thải, từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là chất thải dạng rắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%).
- Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý tốt ngay ở các nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu gom.
- Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
1.2.3.2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Phân loại rác thải theo dạng này, người ta chia rác thải ra các loại: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 1.2. Phân loại rác thải theo công nghệ xử lý – quản lý
STT
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
1. Chất cháy được
Giấy
Các vật liệu làm từ giấy
Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…
Hàng dệt
Có nguồn gốc từ sợi
Vải, len…
Rác thải
Các chất thải từ thức ăn, thực phẩm hàng ngày
Các rau, quả, thực phẩm…
Cỏ, gỗ, củi, rơm...
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm.
Đồ dùng bằng gỗ như: bàn, ghế, tủ…
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su
Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon…
2. Chất không cháy được
Kim loại sắt.
Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.
Hàng rào, dao, nắp lọ…
KL không phải sắt
Các vật liệu không bị nam châm hút.
Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng KL…
Thủy tinh.
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh.
Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn…
Đá và sành sứ
Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ sò, gạch đá, gốm, sành, sứ…
3.
Các chất hỗn hợp
Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và phần 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và <5mm
Đá cuội, cát, đất, tóc…
(Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999.)
1.2.4. Thành phần rác thải
Thành phần của rác thải rất đa dạng và đặc trưng cho từng loại đô thị (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển…). Một số đặc trưng điển hình của rác thải ở Việt Nam:
- Có thành phần hữu cơ cao (50,27% - 62,22%).
- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, vỏ sò, sành sứ…
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900kcal/kg).
Trọng lượng riêng của rác thải đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển. Số liệu này dao động theo mật độ dân cư và thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu ở từng khu vực.
Bảng 1.3: Thành phần rác thải ở một số quậncủa thành phố Hải Phòng năm … % theo tải lượng
Thành phần
Hà Nội
Hải Phòng
Hạ Long
Đà Nẵng
Tp HCM
Chất hữu cơ
50,1
50,58
40,1 - 44,7
31,50
41,25
Cao su, nhựa
5,50
4,52
2,7 - 4,5
22,50
8,78
Giấy, carton, giẻ vụn.
4,2
7,52
5,5 - 5,7
6,81
24,83
Kim loại
2,50
0,22
0,3 - 0,5
1,04
1,55
Thủy tinh, gốm, sứ
1,8
0,63
3,9-8,5
1,08
5,59
Đất, đá, cát, gạch vụn
35,90
36,53
47,5 - 36,1
36,0
18
Độ ẩm
47,7
45 - 48
40 - 46
39,09
27,18
Độ tro
15,9
16,62
11
40,25
58,75
Tỷ trọng (tấn/m3)
0,42
0,45
0,57-0,65
0,38
0,412
(Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA)
Em giải thích cho cô cụ thể từng thành phần tính như thế nào nhé. Em đang làm ở Quận Lê chân của Hải Phòng nên các số liệu em lấy ở các quận của Hải Phòng (bảng 1.3). Các số liệu lấy ở năm gần đây.
1.2.5. Tính chất rác thải
1.2.5.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của rác thải là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữa ẩm tại thực địa, độ xốp của rác nén, của các vật chất trong thành phần rác thải.
* Trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của rác thải là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì rác thải có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng.
Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ rác thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 300kg/m3.
* Độ ẩm
Độ ẩm của rác thải được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị khối lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.
Độ ẩm rác thải được biển diễn bằng hai phương pháp: khối lượng ướt và khối lượng khô.
- Phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.
- Phương pháp khối lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần trăm khối lượng khô của vật liệu.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong quản lý rác thải bởi có thể sử dụng trực tiếp mẫu tại thực địa.
Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a= {(w – d )/ w} x 100 (*)
Trong đó: a: độ ẩm (%)
W: khối lượng mẫu ban đầu (kg)
d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105oC (kg)
Bảng 1.4. Độ ẩm của các thành phần trong rác thải đô thị
Thành phấn
% khối lượng
Độ ẩm
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
9,0
70
Giấy
34,0
6
Giấy carton
6,0
5
Nhựa
7,0
2
Vải vụn
2,0
10
Cao su
0,5
2
Da
0,5
10
Chất thải trong vườn
18,5
60
Gỗ
2
20
Chất vô cơ
Thuỷ tinh
8,0
2
Can thiếc
6,0
3
Nhôm
0,5
2
Kim loại khác
3,0
3
Bụi, tro…
3,0
8
100,0
Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
Ví dụ. Ước tính độ ẩm (%) của rác thải từ khu đô thị nào khi biết thành phần khối lượng của nó.
Thành phần
% khối lượng
Độ ẩm
Khối lượng khô (kg)
Thực phẩm thừa
9,0
70
2,7
Giấy
34,0
6
32,0
Giấy carton
6,0
5
5,7
Nhựa
7,0
2
6,9
Vải vụn
2,0
10
1,8
Cao su
0,5
2
0,5
Da
0,5
10
0,4
Chất thải trong vườn
18,5
60
7,4
Gỗ
2
20
1,6
Thuỷ tinh
8,0
2
7,8
Can thiếc
6,0
3
5,8
Nhôm
0,5
2
0,5
Kim loại khác
3,0
3
2,9
Bụi, tro…
3,0
8
2,8
100,0
78,8
Độ ẩm của mẫu chất thải rắn (%) = (100 – 78,8)/100 = 21,2%
* Kích thước và cấp phối hạt
Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán, thiết kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần rác thải có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:
Hoặc S = l
Hoặc S = (l + w)/2
Hoặc S = (l + h + w)/3
Hoặc S = (l.w)1/2
Hoặc S = (l.w.h)1/3
Trong đó: S: kích thước của các thành phần.
l: là chiều dài (mm)
w: là chiều rộng (mm)
Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch, tùy thuộc vào hình dáng kích thước của rác thải mà ta chọn phương pháp đo lường cho phù hợp. Nếu tính toán kích thước cấp phối hạt của can nhôm, can thiếc, thủy tinh thì dùng công thức S = (l.w)1/2
* Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường)
Khả năng giữ nước tại hiện trường của rác thải là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động trong khoảng 50 – 60%).
* Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén
Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và các khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:
Trong đó: K: hệ số thấm (m2/s)
C: hằng số
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác (m)
γ: trọng lượng riêng của nước (kg.m2/s)
μ: độ nhớt vận động của nước (Pa)
k : độ thấm riêng (m2)
Số hạng (C.d2) được biết như độ thấm riêng. Độ thấm riêng k = C.d2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của rác thải bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với rác thải được nén trong bãi rác nằm trong khoảng (10-11)÷ (10-12) m2/s theo phương đứng và khoảng (10-10) theo phương ngang.
1.2.5.2. Tính chất hóa học
Các thông tin về thành phần hóa học của rác thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn phương thứ