Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh, thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chứng tỏ quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam tham gia đầy đủ và sâu rộng vào cuộc chơi toàn cầu kể từ công cuộc Đổi mới nền kinh tế năm 1986. Những bước đi quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế phải kể tới việc tái hội nhập với IMF và WB vào năm 1992, gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á(ASEAN), tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEANư CEPT/AFTA năm 1995; sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác áư Âu (ASEM) năm 1996; tham gia Diễn đàn kinh tế châu áưThái Bình Dương (APEC) năm 1998;Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) năm 2001; Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN ư Trung Quốc, ASEAN ư Hàn Quốc, ASEAN ư ấn Độ, ASEAN ư Australia và New Zealand; tham gia hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, tham gia tiến trình hội nhập Đông á. Từ ngày 11/1/2007 Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình thực thi các cam kết gia nhập, các Hiệp định, các Quy định,các Quyết định của WTO, đồng thời được hưởng các quyền lợi và sự bình đẳng trong quan hệ với các thành viên WTO khác. Việc gia nhập WTO tạo cho Việt Nam những cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, mở rộng mạng lưới đối tác trên toàn cầu, tăng cường thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (TNCs), nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Việc gia nhập WTO cũng đặt ra những thách thức lớn vềcạnh tranh khốc liệt cả ở quy mô nền kinh tế, ngành/sản phẩm và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những thách thức lớn khác về phân phối lợi ích không đồng đều của toàn cầu hoá, trong đó những nước đang phát triển và chậmphát triển sẽ bị thiệt thòi hơn so với các quốc gia phát triển; về gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế với nhữngbiến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước; đó còn là những vấn đề môi trường, văn hoá xã hội xuyên biên giới, đặt ra những đòi hỏi mới về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn sức khoẻ con người, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, cơ hội và thách thức khôngphải là bất biến mà luôn vận động, chuyển hoá và đôi khi thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận 2 dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơhội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Nhưvậy, vấn đề có tính chất quyết định ở đây chính là yếu tố chủ quan, là nỗ lực của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc khai thác tốt nhất những cơ hội mở ra từ hội nhập, vượt qua những thử thách, khó khăn trên đường hội nhập để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện thể chế môi trường kinh doanh (TCMTKD) của Việt Nam theo định hướng kinh tế thị trường và phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nằm trong số những nỗlực chủ quan đó. Thể chế môi trường kinh doanh của Việt Nam trải qua hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đã có những chuyển biến căn bản. Hệ thống pháp lý theo cơ chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, các nguyên tắc của quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã được vận dụng, môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô tương đối ổn định với các loại thị trường tài chính, bất động sản, lao động bước đầu hình thành và phát triển, kết cấu hạ tầng xã hội và nguồn nhân lực cũng có những bước tiến đáng kể Những nỗ lực cải thiện thể chế môi trường kinh doanh được phản ánh qua việc thăng hạng đáng kể thứ bậc môi trường kinh doanh của Việt Nam dựa trên 10 tiêu chí của Công ty tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới (WB); Chỉ số thuận lợi thương mại (Enabling Trade Indexư ETI) của nhóm tác giả của Đại Học Harvard và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom ư IEF) do Tạp chí Phố Wall (Mỹ) và Quỹ Heritage tính toán cũng nhưChỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI theo VCCI và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI). Tuy nhiên, những nỗ lực cảicách thể chế MTKD nhưvậy là chưa đủ. So với các nước trong khu vực, thứ bậc về mức độ thuận lợi và dễ dàng trong kinh doanh ở Việt Nam thấp hơn nhiều. Trong khi, các nước có vị trí cao hơn Việt Nam nhưSingapore (đứng thứ nhất), TháiLan 15, Malaysia 24, Trung Quốc 83. đều rất nỗ lực đểduy trì và nâng cao vị trí của mình. Điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải có những nỗ lực mạnh mẽ trong cải thiện thể chế môi trường kinh doanh để thu hẹp khoảng cách với các nước nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam tăng tính cạnh tranh nhằm đảm bảo thành công cho hội nhập.