Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghệ chế biến đường ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây mía đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Việt Nam thuộc khu vực Bắc bán cầu nằm trải dài từ 8030’ - 23020’ vĩ độ bắc, có tọa độ tương ứng với các nước trong khu vực trồng mía có năng suất cao như Đài Loan là 456,1 tấn/ha, Ấn Độ 440,8 tấn/ha. Về vị trí địa lý của nước ta thuộc khu vực có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển và khai thác tiềm năng năng suất cao về cây mía, song năng suất mía bình quân chung cả nước mới chỉ đạt 49,7 tấn/ha. Trong nhiều nguyên nhân làm năng suất mía thấp, thì nhóm sâu đục thân mía làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng mía nguyên liệu (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).
Từ sau năm 1975 đến nay, đặc biệt trong 10 năm gần đây ngành mía đường đang có bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Các nhà khoa học đã khẳng định, để nâng cao năng suất mía cần phải sử dụng các giống mới, kết hợp với đầu tư thâm canh cao, bón phân hợp lý. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn sản suất và kết quả nghiên cứu cho thấy: Sâu, bệnh cỏ dại và chuột là những nhân tố gây nên tổn thất rất lớn cho năng suất, chất lượng mía, ảnh hưởng đến hiệu quả chế biến đường của các nhà máy chế biến đường.
Theo tài liệu điều tra của ngành mía đường Việt Nam năm 2000, thiệt hại làm giảm sản lượng do sâu: 17,1%, do bệnh: 11,5%, do cỏ dại: 11,8%.[Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường của Bộ NN&PTNT [2]
Hiện nay việc phòng trừ sâu đục thân hại mía đang gặp rất nhiều khó khăn, vì cây mía là cây lưu gốc nhiều năm, bộ giống mía phong phú, địa hình trồng mía đa dạng và sâu đục thân mía ẩn nấp ở nhiều bộ phận khác nhau trên cây mía và các cây trồng khác nên công tác phòng trừ không đạt hiệu quả cao.
Công tác phòng trừ sâu hại cây trồng nói chung và sâu đục thân mía nói riêng là tìm ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường đạt mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường. Thời gian qua, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã được tiến hành trên nhiều loại cây trồng, với nhiều sâu hại khác nhau, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc tiến hành phòng trừ sâu đục thân hại mía theo hướng IPM cần nắm vững hệ sinh thái đồng mía, mối quan hệ của cây mía với dịch hại và thiên địch của chúng. Nguyên tắc chung của biện pháp này là bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch của sâu hại nhằm khống chế quần thể sâu hại phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế, bảo vệ cây trồng.
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan tâm. Có một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về không gian và thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với những kết quả đã có không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ sâu đục thân mía nào phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện nay, phần lớn người trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục thân, nếu có thì các biện pháp phòng mang tính tự phát, riêng rẽ nên hiệu quả không cao, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, không bảo vệ và sử dụng được thiên địch trong tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm theo hướng GAP.
Vì lẽ đó, để góp phần vào công tác nghiên cứu, giải quyết đòi hỏi cấp bách của người trồng mía trong việc phòng trừ sâu đục thân và sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ chúng tại Thanh Hoá. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ
42 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghệ chế biến đường ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây mía đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Việt Nam thuộc khu vực Bắc bán cầu nằm trải dài từ 8030’ - 23020’ vĩ độ bắc, có tọa độ tương ứng với các nước trong khu vực trồng mía có năng suất cao như Đài Loan là 456,1 tấn/ha, Ấn Độ 440,8 tấn/ha. Về vị trí địa lý của nước ta thuộc khu vực có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển và khai thác tiềm năng năng suất cao về cây mía, song năng suất mía bình quân chung cả nước mới chỉ đạt 49,7 tấn/ha. Trong nhiều nguyên nhân làm năng suất mía thấp, thì nhóm sâu đục thân mía làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng mía nguyên liệu (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).
Từ sau năm 1975 đến nay, đặc biệt trong 10 năm gần đây ngành mía đường đang có bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Các nhà khoa học đã khẳng định, để nâng cao năng suất mía cần phải sử dụng các giống mới, kết hợp với đầu tư thâm canh cao, bón phân hợp lý. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn sản suất và kết quả nghiên cứu cho thấy: Sâu, bệnh cỏ dại và chuột là những nhân tố gây nên tổn thất rất lớn cho năng suất, chất lượng mía, ảnh hưởng đến hiệu quả chế biến đường của các nhà máy chế biến đường.
Theo tài liệu điều tra của ngành mía đường Việt Nam năm 2000, thiệt hại làm giảm sản lượng do sâu: 17,1%, do bệnh: 11,5%, do cỏ dại: 11,8%.[Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường của Bộ NN&PTNT [2]
Hiện nay việc phòng trừ sâu đục thân hại mía đang gặp rất nhiều khó khăn, vì cây mía là cây lưu gốc nhiều năm, bộ giống mía phong phú, địa hình trồng mía đa dạng và sâu đục thân mía ẩn nấp ở nhiều bộ phận khác nhau trên cây mía và các cây trồng khác nên công tác phòng trừ không đạt hiệu quả cao.
Công tác phòng trừ sâu hại cây trồng nói chung và sâu đục thân mía nói riêng là tìm ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường đạt mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường. Thời gian qua, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã được tiến hành trên nhiều loại cây trồng, với nhiều sâu hại khác nhau, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc tiến hành phòng trừ sâu đục thân hại mía theo hướng IPM cần nắm vững hệ sinh thái đồng mía, mối quan hệ của cây mía với dịch hại và thiên địch của chúng. Nguyên tắc chung của biện pháp này là bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch của sâu hại nhằm khống chế quần thể sâu hại phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế, bảo vệ cây trồng.
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan tâm. Có một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về không gian và thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với những kết quả đã có không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ sâu đục thân mía nào phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện nay, phần lớn người trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục thân, nếu có thì các biện pháp phòng mang tính tự phát, riêng rẽ nên hiệu quả không cao, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, không bảo vệ và sử dụng được thiên địch trong tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm theo hướng GAP.
Vì lẽ đó, để góp phần vào công tác nghiên cứu, giải quyết đòi hỏi cấp bách của người trồng mía trong việc phòng trừ sâu đục thân và sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ chúng tại Thanh Hoá. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá”
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩ thực tiễn
1. 2.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài được tiến hành sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài, phân bố tác hại của sâu hại mía nói chung, sâu đục thân hại mía nói riêng. Cũng như thành phần thiên địch của chúng tại ở vùng mía Thanh Hoá.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu đục thân mía đáp ứng 3 yêu cầu kinh tế, xã hội, môi trường tại vùng nghiên cứu.
1.3. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.3.1. Mục đích
Đề tài tiến hành nhằm mục đích sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá. Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng bọ đuôi kìm thay thế thuốc hoá học trong việc phòng trừ sâu đục thân mía hại mía.
1.3.2. Yêu cầu
- Điều tra thành phần sâu hại mía nói chung và sâu đục thân hại mía nói riêng tại vùng nguyên liệu mía Đường Lam Sơn Thanh Hóa.
- Điều tra biến động mật độ bọ đuôi kìm qua các tháng trong thời gian thực hiện đề tài.
- Bố trí một số công thức thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía
1.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Những nghiên cứu về thành phần và tình hình gây hại của sâu đục thân mía
Theo Hiệp hội Kỹ thuật Mía Đường Quốc tế (International Socienty of Sugar Cane Technology - ISSCT), đến năm 1999 trên mía đã ghi nhận có 324 loài sâu gây hại. Trong đó ngành chân khớp chiếm số lượng nhiều nhất (84,5%), tuyến trùng (4,9%), gặm nhấm (5,9%), các loài khác (4,7%). [36]
Như vậy, trên phạm vi toàn thế giới, trong số các nhóm sâu hại mía, nhóm côn trùng hại thân chiếm số đông nhất (49,7% tổng số loài đã phát hiện) trong đó nhóm sâu đục thân mía luôn được đánh giá là sâu hại nguy hiểm nhất.
Thành phần sâu hại mía nói chung và sâu đục thân nói riêng không chỉ biến động trên phạm vi toàn thế giới mà ngay trong một quốc gia cũng có sự biến động giữa vùng này với vùng khác, giữa trước đây và sau này.
Ở Malaysia, kết quả điều tra thành phần của Lim và Pan từ 1970 - 1978 (1980) [40] cho thấy có khoảng 360 loài sâu hại mía thuộc 98 họ côn trùng. Trong đó có 32 loài được đánh giá là quan trọng với cây mía. Trong 360 loài sâu hại mía có 25 loài sâu đục thân mía, trong số này có 11 loài sâu đục thân mía đã được xác định là sâu hại quan trọng đối với cây mía.
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] thành phần sâu hại mía có 79 loài, còn theo Box (1953) [26] thì có 125 loài, theo Gupta (1957) [34] thì có 18 loài sâu chủ yếu và 21 loài sâu thứ yếu. Theo David (1977) [30] riêng sâu đục thân mía có tới 9 loài thường xuyên gây hại.
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] người ta đã sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân mía kết quả cho thấy, khi thả bọ đuôi kìm vào lúc mía 2 tháng sau trồng, với lượng 400 con/ha, 600 con/ha và 800 con/ha thì năng suất mía tăng lần lượt so với đối chứng là 11,26%, 16,44% và 18,89% và lượng đường tăng lần lượt là 5,06%, 7,15% và 8,88%.
Ở Đài Loan, theo Cheng (1994) [29] nhóm sâu đục thân hại mía có 5 loài thường xuyên gây hại là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker.
Đánh giá về tình hình thiệt hại do sâu đục thân mía, theo Solomon et al. (2000) [41] cho thấy các loài sâu đục mầm làm giảm 26,65% mầm cấp 1; 6,4% mầm cấp 2; 27,1% mầm cấp 3 và 75,0% mầm cấp 4, làm giảm 22 - 30% năng suất mía và 12,5% hàm lượng đường. Theo Avasthy và Tiwari (1986) [20] ở Ấn Độ sâu đục thân 5 vạch là loài gây hại chính yếu, loài này có thể làm giảm tỷ lệ mầm từ 30 - 75% ở các vùng mía khác nhau. Theo Waterhouse (1993) [43] đã tổng kết rằng sâu đục thân mía gây hại nặng ở Philippines, Cam-pu-chia và thường gây hại nặng cục bộ tại Lào và Indonesia. Theo Solomon et al. (2000), các loài sâu đục ngọn là nguyên nhân làm chết khoảng 10% số mầm và 3-4% số cây ở giai đoạn vươn lóng, làm giảm năng suất từ 18,5-44,8% và 0,2-4,1 chữ đường (CCS).
Phương thức gây hại và thời kỳ cây mía bị sâu đục thân tấn công của các loài sâu đục rất khác nhau. Các loài sâu đục lóng chủ yếu gây hại phần thân lóng, nhưng cũng có thể gây hại phần đốt lóng. Triệu chứng gây hại của chúng khác nhau, ví dụ: Sâu đục thân 4 vạch chủ yếu gây hại ở các lóng mềm còn bẹ lá (d/Emmerez de Charmoy, 1917) [32]
Trọng lượng cây mía giảm khi bị sâu đục thân hại nặng và có thể bị chết do thân bị thối và khô. Các lóng bị đục thường dễ gãy và các mầm nách phát triển mạnh làm giảm độ đường trong cây mía (Gupta và Avasthy, 1960) [35]
Khi cây mía bị sâu đục thân gây hại thì hàm lượng đường saccaro, độ Brix, Pol, Ap giảm đáng kể. Ngược lại, hàm lượng N, chất tro và chất nhựa tăng lên (Box, 1929) [25]
- Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, phát triển của sâu đục thân hại mía
Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu đục thân 4 vạch của các tác giả Harris (1990) [37], Betbeder-Matibet (1990) [24], David (1980) [31] ở các nước khu vực Ấn Độ Dương cho thấy: ngài thường vũ hoá tập trung trong thời gian khoảng 4 giờ sau khi mặt trời lặn và hoạt động chủ yếu vào đêm, ngài cái thường chỉ giao phối 1 lần duy nhất trong đời. Sau khi giao phối khoảng 1 đêm thì ngài cái đẻ trứng với số trứng khoảng 850 quả. Chúng đẻ trứng thành ổ ở mặt trên hoặc dưới của lá, đôi khi trứng còn đẻ cả trên bẹ lá, mỗi ổ trứng có từ 20-40 quả.
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu đục thân 5 vạch cho thấy: Trưởng thành thường vũ hóa vào ban đêm, ban ngày ít hoạt động thường ẩn nấp bên dưới bẹ lá. Ngài cái tiết pheromone dẫn dụ giới tính để thu hút ngài đực đến ghép đôi giao phối. Ngài thường để trứng vào giữa đêm. Trứng đẻ thành ổ ở mặt dưới các lá còn xanh. Mỗi ổ từ 2 - 4 hàng trứng, với trung bình 25 quả/ổ. Trong một đêm ngài cái thường đẻ khoảng 400 quả trứng. Trứng sau khi đẻ 4 - 6 ngày thì nở, sâu non tuổi 1 phân tán bằng cách nhả tơ đu sang cây khác để gây hại. Chúng rất thích ăn các đỉnh sinh trưởng và các mô mềm gây nên hiện tượng nõn héo. Thời gian phát dục của pha sâu non (5-6 tuổi) từ 16 - 30 ngày, sau đó hóa nhộng ngay bên trong đường đục của thân cây (Harris, 1990 [37]; Butani, 1977 [27]; Avasthy và Tiwari, 1986 [20]; Kumar, K., S. C. Gupta, U. K. Mishra, G. P. Dwivedi and N. N. Sharma (1987) [39]
- Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ
Theo Suhartawan và Wirioatmodjo (1996) [42] có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ như vệ sinh đồng ruộng và xử lý hom giống trong nước nóng 500C trong 2 giờ, sử dụng các giống mía chống chịu cao với sâu đục thân hoặc sử dụng các loài ong mắt đỏ kí sinh pha sâu non và pha trứng. Ngoài ra cũng có thể dùng thuốc hoá học như Carbaryl, Dicrotophos, Monocrotophos và Acephate để phun phòng trừ sâu non.
Theo CABI (2000) [28] có thể dùng biện pháp cắt bỏ cây bị ngọn héo và giết chết sâu non, biện pháp này tốn nhiều công lao động. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis để trừ trứng của sâu đục thân.
Theo (David, 1980) [31], sử dụng các hom giống sạch sâu để trồng, kết hợp với việc bóc lá vào các thời điểm 5, 7 và 9 tháng sau khi trồng, hạn chế sử dụng quá nhiều phân đạm, đồng thời tiêu úng với vùng ngập úng cũng hạn chế sự xuất hiện và gây hại của sâu đục thân 4 vạch. Tăng cường sử dụng các giống mía chống chịu cao đối với sâu đục thân 4 vạch như Co285, Co453, Co513, Co6860, Co915 để hạn chế thiệt hại do sâu đục thân 4 vạch..
Đối với sâu đục thận mình hồng, các biện pháp phòng trừ như: Cắt bỏ cây bị sâu, rút bỏ ngọn héo và giết chết sâu non bên trong, vun luống sớm ở giai đoạn cây con và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch đối với mía để lưu gốc. Đây là các biện pháp tương đối đơn giản mà hiệu quả lại cao trong việc phòng trừ sâu đục thân mình hồng. Biện pháp sinh học, có thể sử dụng loài ruồi kí sinh để trừ sâu ở giai đoạn sâu non. Kết quả thử nghiệm trong phòng cho thấy, loài ruồi này có thể kí sinh với tỷ lệ khá cao (84,4%) (David, 1980) [31].
Đối với sâu đục thân mía thì đã có nhiều nghiên cứu và sử dụng khá thành công bọ đuôi kìm trong việc phòng trừ sâu đục thân hại mía. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thả bọ đuôi kìm với lượng 400 con/ha thì tỷ lệ lóng bị hại giảm 64,58% so với đối chứng và năng suất mía tăng 26,48% (David, 1980) [31].
* Những nghiên cứu về bọ đuôi kìm
Theo Easki Teiso et. al (1952) [69] Bọ đuôi kìm Dermaptera còn có tên khoa học là Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera, Labiduroida hay Forficulida; tên tiếng anh là Earwigs.
Cơ thể kéo dài, kiểu đầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu đầu nhiều đốt, mắt kép phát triển. Hầu hết trong bộ Dermaptera cánh ngắn, cánh ngoài biến thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng hình bàn nguyệt, gân cánh xếp hình dẻ quạt. Các chân gân bằng nhau với 3 đốt bàn. Bụng 10 đốt, đốt bụng cuối cùng kéo dài như cái kìm, theo Richard leung (2004) [109], bụng BĐK có 10 đốt ở con đực (kể cả đuôi kìm), con cái có 8 đốt bụng. Máng đẻ trứng của con cái ngắn hoặc tiêu biến tùy theo loài.
Bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới trừ những vùng băng giá, rất phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Có khoảng hơn chục loài sống trong hang dơi vùng Châu á.
Có khoảng 1.200 loài đã được miêu tả, hầu hết chúng đều sống tự do, ăn tạp (các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi thì chúng lại chuyển sang ăn con mồi ngay. Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nấp, chạy nhanh, mặc dù có cánh nhưng không thấy chúng bay [69], chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây, ăn côn trùng nhỏ vào ban đêm [109].
Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ổ làm dưới đất, chúng có tập tính là chăm sóc và bảo vệ trứng, thậm chí còn có hành động bảo vệ con 1 – 2 tuần sau nở. Trong điều kiện ấm áp chúng đẻ nhiều, mùa hè chúng ít khi đẻ trứng, mùa đông lạnh chúng đình dục hoàn toàn cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động, mỗi năm BĐk thường có 7 lứa.
Pobham (1965) phân loại BĐK bộ Dermaptera theo kiểu hình giải phẫu bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và phân bố theo địa lý đã chia các loài BĐK bắt mồi tập trung ở bộ phụ Porficulina gồm:
- Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trog các kho chứa ở các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mĩ.
- Tổng họ Karschilloidea rất lớn tập trung ở Nam Phi, tổng họ này chủ yếu là BĐK ăn kiến.
- Tổng họ Labioidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridea, Arixeniidea, họ Labiidea phổ biến hơn, họ Arixeniidea gồm các loài kí sinh trên dơi.
- Tổng họ Forficuloidea có ba họ là Chelisochidea, Labiduridea, Forficuloi-dea trong đó họ Labiduridea phân bố rộng, giống Labidura và Euborellia phổ biến nhất
Theo Gullan, P.J. và P.S. Crranston (2000) có khoảng 1.800 loài bọ đuôi kìm với 10 họ phân bố trên thế giới [73].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Những nghiên cứu về thành phần và tình hình gây hại của sâu đục thân mía
Nhìn chung trước những năm 1990 công tác nghiên cứu về sâu đục thân hại mía ở nước ta còn rất ít. Tuy nhiên, sau những năm 1990 đến nay, đặc biệt khi chương trình mía đường được Nhà nước chú trọng, quan tâm là cây xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi thì các vùng nguyên liệu mới chú ý đưa các giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh công nghệ cao để theo kịp các nước trên Thế giới và khu vực, theo đó công tác BVTV cũng được quan tâm.
Ở miền Bắc, theo Lương Minh Khôi (1963) [10] và Hồ Khắc Tín & CTV (1962) [15] có 5 loài sâu đục thân hại mía thường xuyên là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker. Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân 4 vạch và sâu đục thân mình trắng là những loài phát sinh gây hại phổ biến nhất tại Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995) [1], ở miền Bắc có 2 loài sâu đục thân mía phổ biến nhất là sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker. Kết quả điều tra cho thấy số lượng sâu non của sâu đục thân mình trắng cao hơn số lượng sâu non của sâu đục thân 4 vạch (tương ứng là 70,0 - 77,2% và 22,3 - 30,0%). Tuy nhiên theo kết quả điều tra trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 của Nông trường Thống Nhất huyện Yên Định Thanh Hoá là trong 5 loại sâu đục thân thì số lượng xuất hiện và gây hại nhiều nhất là sâu đục thân 4 vạch tiếp đến là sâu đục thân mình vàng với tỷ lệ tương ứng là 70,16 và 42,44%. Kết quả này cũng trùng với kết quả điều tra của Nông trường Vân Du huyện Thạch Thành và Nông trường Sao Vàng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.
Theo kết quả điều tra của Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải (1997) [7] tại Nông trường Hà Trung tỉnh Thanh Hoá và Nông trường Đồng Giao tỉnh Ninh Bình cho thấy trên các giống mới của Đài Loan ROC1, ROC9, ROC10 và ROC16 trong niên vụ 1995-1996 cho thấy đã xác định được 19 loài sâu hại mía, trong đó có 5 loài sâu đục thân mía, loài gây hại nặng nhất là sâu đục thân mình vàng và sâu đục thân 4 vạch.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hoan trong 3 năm từ 1998-2000 tại Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá gồm 7 huyện 4 Nông trường, cho thấy thành phần sâu hại mía gồm 26 loài thuộc 7 bộ 12 họ. Trong đó, nhóm sâu đục thân mía có 5 loài là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker.
Kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Diệp tại khu vực miền Đông Nam bộ năm 1987 cho thấy có 20 loài sâu hại mía. Trong đó, sâu đục thân có 5 loài chiếm 25% tổng số loài đã xác định. Chúng bao gồm sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker. Tại Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát, các kết quả điều tra của Nguyễn Đức Quang năm 1997 [13], Vũ Hữu Hạnh năm 1995 [6] và Cao Anh Đương 1998 đều cho thấy trong thành phần sâu hại mía có 5 loài sâu đục thân tương tự như kết quả điều tra của các tác giả khác.
Kết quả điều tra trong phạm vi toàn quốc của Lương Minh Khôi từ 1992 - 1997 [8] cho thấy thành phần sâu hại mía có 27 loài trong đó nhóm sâu đục thân có 9 loài chiếm 33,33% tổng số loài đã xác định.
Trên các giống mía mới nhập về từ đài Loan và Trung Quốc hiện nay đang được trồng phổ biến tại Thanh Hoá thì hầu hết đều bị sâu đục thân phá hại nhưng tỷ lệ hại từ 2,52-5,88% nhỏ hơn giống F134 (giống cũ của Trung Quốc) là 11,5% và giống MY55-14 của Cu Ba là 12,85%. Theo nghiên cứu của Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải (1997) [7] cho thấy giống F134 bị sâu đục thân hại nặng hơn các giống ROC1, ROC9, ROC10 và ROC16 từ 1,4 - 2,3 lần. Tuy nhiên theo báo cáo của Nông trường Vân Du huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá cho thấy trong 4 năm từ 2004 - 2007 khi đầu tư thâm canh cao thì các giống ROC, Việt đường, Quế đường có tỷ lệ sâu đục thân từ 13,21- 17,68%.
Theo đánh giá của Nguyễn Huy Ước (1994) [19] thiệt hại do sâu đục thân mía gây ra tại miền Đông Nam Bộ lên đến 20% năng suất mía. So sánh tỷ lệ bị sâu đục thân gây hại giữa mía tơ và mía gốc cho thấy trên mía gốc bị gây hại năng hơn trên mía tơ. Tương tự như vậy, kết quả thí nghiệm tại nông trường Hà Trung Thanh Hóa và Đồng Giao Ninh Bình cho thấy tỷ lệ bị sâu đục thân phá hại trên mía gốc là 14% trong khi đó trên mía tơ là 8% (Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải, 1997) [7]
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) [5] sâu đục thân mình vàng và sâu đục thân 4 vạch là những loài nguy hiểm nhất ở miền Bắc, có nơi các loài sâu này làm thiệt hại năng suất từ 25 - 30%. Xét về các giống mía thì giống F134 bị sâu đục thân phá hại năng hơn các giống việt đường, quế đường và các giống ROC (Lương Minh Khôi và Lê Thanh hải, 1997) [7]
- Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh phát triển của sâu đục thân hại mía
Theo nghiên cứu của Lương Minh Khôi (1997) [9] cho thấy: