Đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế, lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.Lí do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế phía Nam, là một trọng điểm kinh tế của cả nước, chiếm tỉ lệ phần trăm GDP lớn nhất cả nước. Tp Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0.6% diện tích và 7,63% dân số nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2011 , tp.HCM có 6.344.000 lao động, trong đó 139.000 người có độ tuổi ngoài lao động nhưng vẫn tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước. Với các tiềm năng kinh tế sẵn có như vậy, nên Tp.HCM là miền đất hứa cho những người muốn đổi đời và tìm cơ hội phát triển. Hàng năm ,một lượng lớn người từ các miền trên đất nước đổ dồn về thành phố. Trong đó gồm rất nhiều người thuộc các thành phần khác nhau ( công nhân, sinh viên, thương nhân .), các độ tuổi khác nhau (trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người già, ) cùng với các mục đích khác nhau (học tập, tìm việc làm, tìm cơ hội đầu tư ). Những người này là nguồn máu duy trì sự thịnh vượng và phồn vinh cho đô thị phương Nam hoa lệ này. Sự tập trung ào ạt này cộng với nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư bản địa tạo nên một cơn sốt về thị trường nhà ở. Họ có quyền tìm cho mình một ngôi nhà, một mái ấm để phục hồi sức lao động sau ngày làm việc mệt nhọc và hưởng thụ những phúc lợi mà họ góp phần đem lại. Tuy nhiên, một thực tế nhức nhối là chỉ có một lượng nhỏ người trong số những người lao động này có đủ khả năng tạo dựng cho mình một ngôi nhà. Cuộc điều tra nhà đất toàn thành năm 1999 do sở Địa Chính – Nhà Đất tổ chức thực hiện theo Quyết Định 3376/QĐ-UBĐT của UBND Tp.HCM cho biết : có 1.007.012 ngôi nhà, riêng nhà cấp 3,4 và nhà bợ có tới 803.573 căn, chiếm 79,8% tổng số nhà, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 60%. Trong đó, tại các quận ven còn đất nông nghiệp, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 70%, còn đối với các quận mới và huyện ngoại thành thì từ 75% đến 95%. Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với việc tạo nên một sự ổn định và an toàn cho người lao động. Như vậy mới giúp người lao động toàn tâm toàn ý góp phần vào quá trình phát triển chung của xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề về nhà ở cho NTNT. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần nhân văn trong cách thức quản lý, qua đó còn giải quyết được những vấn nạn về quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái và an ninh xã hội. Từ giữa thập niên 80, khi quá trình Đổi mới bắt đầu đi vào guồng máy phát triển, kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước đánh giá đúng bản chất khách quan của nó, nền kinh tế Tp.HCM chuyển hướng mạnh mẽ. Và như một thực tế, đi đôi với phát triển luôn là khó khăn và thách thức. Chính quyền sở tại nhận thức được khó khăn nhu cầu nhà ở cho người lao động nên đã bắt đầu xây dựng chiến lược nhà ở, đề ra một số chương trình mô hình giải quyết nhà ở cho NTNT. Đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể : chương trình giải tỏa di dời 5000 căn hộ sống trên và ven kênh rạch, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của cư dân tại đây cũng như làm đẹp bộ mặt sông nước đô thị Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót, vẫn chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ về nhu cầu chỗ ở. Chính quyền vẫn còn loay hoay về bài toán nhà ở khi chưa có được sự đồng bộ về chính sách, xã hội, cũng như khả năng về công nghệ. Đồng thời các giải pháp chưa thật sự rõ ràng để đem lại hiệu quả. Năm 2005 –Chính phủ ban hành Luật Nhà ở, sau đó ban hành Nghị Định số : 90/2006/NĐ-CP, Nghị Định số : 167/2007/NĐ-CP, Nghị Quyết số : 18/NQ-CP tháng 4 năm 2009, Quyết định số : 66/2009/QĐ-TTg, Quyết Định số 67/2009/QĐ-TTg. Trong đó quy định một số chính sách làm tiền đề cơ bản tạo nên sự thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội, giải quyết một phần đối tượng thuộc NT,NTNT. Theo kết quả điều tra của Bộ Xây Dựng công bố mới đây, hiện nay trên phạm vi cả nước chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu HS,SV được ở trong KTX, chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.2 đến 1.5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm Các số liệu thống kê được cho thấy vẫn còn quá nhiều nhu cầu về nhà ở chưa được giải quyết. Tâm thức người Việt rất xem trọng việc sở hữu một ngôi nhà, có “ an cư” mới “lạc nghiệp”. Ba giai đoạn quan trọng nhất của một đời người là “cưới vợ,sinh con và xây nhà”. Ngôi nhà gắn liền với sự ổn định về kinh tế và tinh thần, là niềm tự hào cả một đời người. Chi phí để tạo ra một căn nhà đối với NTNT là một con số khổng lồ, có khi cả đời lao động họ cũng không kiếm đủ số tiền đó. Chi phí xây nhà bao gồm giá cả vật tư, nhân công và giá đất. Vấn đề được đặt ra là ngoài những yếu tố không thể kiểm soát, phải phụ thuộc vào thị trường như giá đất, giá nhân công thì những yếu tố khác như công nghệ thi công, vật liệu xây dựng lại dựa vào trình độ khoa học công nghệ, yếu tố mà chúng ta có thể nắm quyền chủ động. Tại các nước trên thế giới, và thậm chí ở các nước phát triển, họ cũng phải đối mặt với vấn đề về nhà ở cho NTNT như chúng ta hiện nay, điều này diễn ra cách đây hơn nửa thế kỉ (1945-1960). Vấn đề được các nước đặt ra là làm sao cho số lượng sản phẩm nhiều và giá thấp. Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết được bằng phương pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ghép (prefab). Phương pháp mà cách đây gần 1 thế kỉ, Henry Ford sáng chế ra và đưa vào sản xuất trong công nghiệp chế tạo ô tô. Kết quả là các nước này đã giải quyết rất tốt khi đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho NTNT. Công nghiệp lắp ráp hiện nay đã tiến một bước dài về công nghệ. Nó góp phần giảm giá thành sản phẩm đáng kể và đáp ứng được nhu cầu lớn về số lượng sản phẩm. Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội cũng như công nghệ để ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn. Nếu chính quyền thành phố có một tầm nhìn và chính sách đúng đắn, công nghệ này sẽ đem lại một hướng giải quyết khả thi trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT. Vấn đề nhà ở cho người NTNT phải do một hệ thống mới giải quyết được, nó bao gồm về chính sách, tài chính, quy hoạch, kỹ thuật, kiến trúc và phương pháp quản lý. Nhiều đề án đã nghiên cứu các yếu tố trên của vấn đề, trong phạm vi nhỏ hẹp của luận án, người viết chỉ đưa ra một xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm đóng góp một phần nào đó vào việc đem lại sự an cư cho người dân thành phố. 2.Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu Ý nghĩa Nhà ở cho NTNT có tiêu chí hàng đầu là giá thành thấp. Trong khi đó xu hướng lắp ghép đi kèm với công nghệ sản xuất hàng loạt luôn đem lại một giá thành phải chăng vì mục đích của công nghệ mass production là giảm giá thành sản xuất, tạo ra số lượng lớn sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, xu hướng này có ý nghĩa to lớn về mặt cơ sở trong vấn đề giải quyết nhà ở cho NTNT. Đây là điểm khởi đầu của ý tưởng về nhà tiền chế - lắp ghép cho người thu nhập thấp. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá các chương trình được thực hiện trong nước nói chung, Tp.HCM nói riêng cũng như tại một số nước tiên tiến trên thế giới để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế và xây dựng nhằm giảm được chi phí sản phẩm mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt của một hộ gia đình NTNT tại tp.HCM hiện nay. 3.Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu các thành tựu về nhà lắp ghép nói chung và cho phân khúc NTNT của các nước trên thế giới đã áp dụng và thành công. - Tìm hiểu tình hình công nghệ cũng như các ứng dụng theo xu hướng này tại địa bàn tp.HCM. - Tìm hiểu những kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc, tích hợp và loại trừ các không gian trong nhà ở. - Xây những những cơ sở lí luận để đưa ra những mô hình khả dĩ đáp đứng với nhu cầu về nhà ở cũng như trình độ công nghệ tại Tp.HCM. 4.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin : từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, từ các Sở, Ban ,Nghành quản lý của Tp.HCM, các điều tra về xã hội. Từ đó phân tích, tổng hợp và rút ra những kết luận cho đề tài. - Phân tích tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM đối với kiến trúc nhà ở. - Vận dụng các kiến thức về thiết kế kiến trúc, về công nghệ vật liệu trong thiết kế nhà ở cho NTNT. - Khảo sát các mô hình nhà ở cho NTNT tại Tp.HCM và phân tích tổng hợp các xu hướng thiết kế để đề xuất quan điểm thiết kế. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách báo, tạp chí, thông tin trên mạng. 5.Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về không gian : - Nghiên cứu kinh nghiệm về nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép trong và ngoài nước để áp dụng cho tp.HCM. - Nghiên cứu loại hình nhà ở căn hộ và đơn lẻ.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế, lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế phía Nam, là một trọng điểm kinh tế của cả nước, chiếm tỉ lệ phần trăm GDP lớn nhất cả nước. Tp Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0.6% diện tích và 7,63% dân số nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2011 , tp.HCM có 6.344.000 lao động, trong đó 139.000 người có độ tuổi ngoài lao động nhưng vẫn tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước. Với các tiềm năng kinh tế sẵn có như vậy, nên Tp.HCM là miền đất hứa cho những người muốn đổi đời và tìm cơ hội phát triển. Hàng năm ,một lượng lớn người từ các miền trên đất nước đổ dồn về thành phố. Trong đó gồm rất nhiều người thuộc các thành phần khác nhau ( công nhân, sinh viên, thương nhân….), các độ tuổi khác nhau (trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người già,…) cùng với các mục đích khác nhau (học tập, tìm việc làm, tìm cơ hội đầu tư…). Những người này là nguồn máu duy trì sự thịnh vượng và phồn vinh cho đô thị phương Nam hoa lệ này. Sự tập trung ào ạt này cộng với nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư bản địa tạo nên một cơn sốt về thị trường nhà ở. Họ có quyền tìm cho mình một ngôi nhà, một mái ấm để phục hồi sức lao động sau ngày làm việc mệt nhọc và hưởng thụ những phúc lợi mà họ góp phần đem lại. Tuy nhiên, một thực tế nhức nhối là chỉ có một lượng nhỏ người trong số những người lao động này có đủ khả năng tạo dựng cho mình một ngôi nhà. Cuộc điều tra nhà đất toàn thành năm 1999 do sở Địa Chính – Nhà Đất tổ chức thực hiện theo Quyết Định 3376/QĐ-UBĐT của UBND Tp.HCM cho biết : có 1.007.012 ngôi nhà, riêng nhà cấp 3,4 và nhà bợ có tới 803.573 căn, chiếm 79,8% tổng số nhà, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 60%. Trong đó, tại các quận ven còn đất nông nghiệp, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 70%, còn đối với các quận mới và huyện ngoại thành thì từ 75% đến 95%. Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với việc tạo nên một sự ổn định và an toàn cho người lao động. Như vậy mới giúp người lao động toàn tâm toàn ý góp phần vào quá trình phát triển chung của xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề về nhà ở cho NTNT. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần nhân văn trong cách thức quản lý, qua đó còn giải quyết được những vấn nạn về quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái và an ninh xã hội. Từ giữa thập niên 80, khi quá trình Đổi mới bắt đầu đi vào guồng máy phát triển, kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước đánh giá đúng bản chất khách quan của nó, nền kinh tế Tp.HCM chuyển hướng mạnh mẽ. Và như một thực tế, đi đôi với phát triển luôn là khó khăn và thách thức. Chính quyền sở tại nhận thức được khó khăn nhu cầu nhà ở cho người lao động nên đã bắt đầu xây dựng chiến lược nhà ở, đề ra một số chương trình mô hình giải quyết nhà ở cho NTNT. Đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể : chương trình giải tỏa di dời 5000 căn hộ sống trên và ven kênh rạch, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của cư dân tại đây cũng như làm đẹp bộ mặt sông nước đô thị… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót, vẫn chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ về nhu cầu chỗ ở. Chính quyền vẫn còn loay hoay về bài toán nhà ở khi chưa có được sự đồng bộ về chính sách, xã hội, cũng như khả năng về công nghệ. Đồng thời các giải pháp chưa thật sự rõ ràng để đem lại hiệu quả. Năm 2005 –Chính phủ ban hành Luật Nhà ở, sau đó ban hành Nghị Định số : 90/2006/NĐ-CP, Nghị Định số : 167/2007/NĐ-CP, Nghị Quyết số : 18/NQ-CP tháng 4 năm 2009, Quyết định số : 66/2009/QĐ-TTg, Quyết Định số 67/2009/QĐ-TTg. Trong đó quy định một số chính sách làm tiền đề cơ bản tạo nên sự thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội, giải quyết một phần đối tượng thuộc NT,NTNT. Theo kết quả điều tra của Bộ Xây Dựng công bố mới đây, hiện nay trên phạm vi cả nước chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu HS,SV được ở trong KTX, chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.2 đến 1.5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm… Các số liệu thống kê được cho thấy vẫn còn quá nhiều nhu cầu về nhà ở chưa được giải quyết. Tâm thức người Việt rất xem trọng việc sở hữu một ngôi nhà, có “ an cư” mới “lạc nghiệp”. Ba giai đoạn quan trọng nhất của một đời người là “cưới vợ,sinh con và xây nhà”. Ngôi nhà gắn liền với sự ổn định về kinh tế và tinh thần, là niềm tự hào cả một đời người. Chi phí để tạo ra một căn nhà đối với NTNT là một con số khổng lồ, có khi cả đời lao động họ cũng không kiếm đủ số tiền đó. Chi phí xây nhà bao gồm giá cả vật tư, nhân công và giá đất. Vấn đề được đặt ra là ngoài những yếu tố không thể kiểm soát, phải phụ thuộc vào thị trường như giá đất, giá nhân công thì những yếu tố khác như công nghệ thi công, vật liệu xây dựng lại dựa vào trình độ khoa học công nghệ, yếu tố mà chúng ta có thể nắm quyền chủ động. Tại các nước trên thế giới, và thậm chí ở các nước phát triển, họ cũng phải đối mặt với vấn đề về nhà ở cho NTNT như chúng ta hiện nay, điều này diễn ra cách đây hơn nửa thế kỉ (1945-1960). Vấn đề được các nước đặt ra là làm sao cho số lượng sản phẩm nhiều và giá thấp. Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết được bằng phương pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ghép (prefab). Phương pháp mà cách đây gần 1 thế kỉ, Henry Ford sáng chế ra và đưa vào sản xuất trong công nghiệp chế tạo ô tô. Kết quả là các nước này đã giải quyết rất tốt khi đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho NTNT. Công nghiệp lắp ráp hiện nay đã tiến một bước dài về công nghệ. Nó góp phần giảm giá thành sản phẩm đáng kể và đáp ứng được nhu cầu lớn về số lượng sản phẩm. Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội cũng như công nghệ để ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn. Nếu chính quyền thành phố có một tầm nhìn và chính sách đúng đắn, công nghệ này sẽ đem lại một hướng giải quyết khả thi trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT. Vấn đề nhà ở cho người NTNT phải do một hệ thống mới giải quyết được, nó bao gồm về chính sách, tài chính, quy hoạch, kỹ thuật, kiến trúc và phương pháp quản lý. Nhiều đề án đã nghiên cứu các yếu tố trên của vấn đề, trong phạm vi nhỏ hẹp của luận án, người viết chỉ đưa ra một xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm đóng góp một phần nào đó vào việc đem lại sự an cư cho người dân thành phố. 2.Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu Ý nghĩa Nhà ở cho NTNT có tiêu chí hàng đầu là giá thành thấp. Trong khi đó xu hướng lắp ghép đi kèm với công nghệ sản xuất hàng loạt luôn đem lại một giá thành phải chăng vì mục đích của công nghệ mass production là giảm giá thành sản xuất, tạo ra số lượng lớn sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, xu hướng này có ý nghĩa to lớn về mặt cơ sở trong vấn đề giải quyết nhà ở cho NTNT. Đây là điểm khởi đầu của ý tưởng về nhà tiền chế - lắp ghép cho người thu nhập thấp. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá các chương trình được thực hiện trong nước nói chung, Tp.HCM nói riêng cũng như tại một số nước tiên tiến trên thế giới để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế và xây dựng nhằm giảm được chi phí sản phẩm mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt của một hộ gia đình NTNT tại tp.HCM hiện nay. 3.Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu các thành tựu về nhà lắp ghép nói chung và cho phân khúc NTNT của các nước trên thế giới đã áp dụng và thành công. - Tìm hiểu tình hình công nghệ cũng như các ứng dụng theo xu hướng này tại địa bàn tp.HCM. - Tìm hiểu những kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc, tích hợp và loại trừ các không gian trong nhà ở. - Xây những những cơ sở lí luận để đưa ra những mô hình khả dĩ đáp đứng với nhu cầu về nhà ở cũng như trình độ công nghệ tại Tp.HCM. 4.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin : từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, từ các Sở, Ban ,Nghành quản lý của Tp.HCM, các điều tra về xã hội. Từ đó phân tích, tổng hợp và rút ra những kết luận cho đề tài. - Phân tích tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM đối với kiến trúc nhà ở. - Vận dụng các kiến thức về thiết kế kiến trúc, về công nghệ vật liệu trong thiết kế nhà ở cho NTNT. - Khảo sát các mô hình nhà ở cho NTNT tại Tp.HCM và phân tích tổng hợp các xu hướng thiết kế để đề xuất quan điểm thiết kế. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách báo, tạp chí, thông tin trên mạng. 5.Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về không gian : - Nghiên cứu kinh nghiệm về nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép trong và ngoài nước để áp dụng cho tp.HCM. - Nghiên cứu loại hình nhà ở căn hộ và đơn lẻ. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở CHO NGUỜI THU NHẬP THẤP THEO HƯỚNG LẮP GHÉP (PREFAB HOUSE)) 1.1.Lịch sử phát triển của nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở lắp ghép[1] 1.1.1.Tổng quan về quá trình phát triển nhà ở cho NTNT a. Khái niệm nhà ở cho NTNT Cùng với quá trình đô thị hóa là sự tăng cao nhu cầu về nhà ở do người dân đổ dồn về thành thị tìm việc làm. Đây là một quy luật tất yếu và là một bài toán nan giải cho chính quyền đô thị phải đối mặt. Người lao động là nguồn máu để nuôi sống và duy trì sự phồn vinh và thịnh vượng của đô thị, họ có quyền tìm cho mình một nơi cư trú ổn định. Nhà ở cho NTNT hay còn có thể gọi là nhà ở xã hội vì nó là loại hình nhà phục vụ cho nhu cầu của một tầng lớp xã hội chưa đủ điều kiện xây nhà. Theo chỉ thị số 07/2003/CT-UB, ngày 23/04/2003 của UBND TP, đối tượng NTNT bao gồm : + Nhóm 1 : Các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước đang làm việc trong các cơ quan hành chánh sự nghiệp (kể cả các cơ quan Đảng, đoàn thể). + Nhóm 2 : Cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. + Nhóm 3 : Sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Theo Nghị định 90/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, tại điều 24 quy định đối tượng của nhà ở xã hội không nói đến từ “người thu nhập thấp” tương tự như nhóm 1 và nhóm 2 của chỉ thị 7, nhưng chỉ giới hạn ở đối tượng là cán bộ,công nhận tại các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) tập trung, sĩ quan , quân nhân chuyện nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong khi những đối tượng khác cũng là một thành phần kinh tế đáng kể đang sinh sống làm việc tại TP như các công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, các cơ sở , xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xan cài trong khu dân cư hoặc nhân dân lao động làm nghề tự do. Ngoài ra còn có những người nghèo do thất nghiệp, bệnh tật, già yếu, neo đơn, có số lượng không nhiều và thuộc đối tượng nghiên cứu và đây là các đối tượng giải quyết của nghành lao động – thương binh – xã hội (LĐ-TB-XH). Trong Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/4/2004 của UBND TP thì hiện nay hộ nghèo có thu nhập không ổn định và bình quân dưới 6.000.000VND/người/năm. Theo khảo sát gần đây của người viết, mức thu nhập một cá nhân trang trải vừa đủ các nhu cầu sống tại Tp.HCM dao động từ 3.5 triệu – 4 triệu/người/tháng. Theo đó, họ không có khả năng dành dụm để mua nhà. Như vậy, phải xác định lại chuẩn nghèo theo tình trạng lạm phát hiện nay là 4 triệu/người/tháng hay 48 triệu/người/năm tại Tp.HCM. Nhà ở cho người thu nhập thấp (NTNT) là một loại hình nhà ở cho một bộ phận cư dân đô thị có mức thu nhập dưới mức trung bình. Mức thu nhập này không đủ cho họ xây dựng cho mình một ngôi nhà ( chỉ với chức năng cơ bản là để ở). NTNT bao gồm người nghèo, các cán bộ công nhân viên chức, sinh viên học sinh, …hay nói một cách tổng quát là những người lao động không đủ khả năng xây cho bản thân một căn nhà bằng chính công sức lao động của họ. b. Lược khảo quá trình phát triển nhà ở cho NTNT Vấn nạn nhà ở cho người thu nhập thấp hình hành cùng với quá trình đô thị quá. Trước kia, cuộc sống ở nông thôn tuy vất vả, nhưng vấn đề nhà cửa lại không là một chuyện to tát lắm vì sở hữu đất ở nông thôn lớn, các vật tư vật liệu xây dựng tự cung tự cấp ( cây nhà lá vườn). Cho nên, căn nhà có thể không khang trang nhưng chuyện có một chỗ trú ngụ thì không phải khó khăn. Khi mà lượng người đổ dồn về thành phố tìm việc làm, quỹ đất thành phố có hạn mà nhu cầu về nhà lại tăng cao nên giá đất tăng lên là một quy luật tự nhiên của kinh tế thị trường. Đối với công nhân hoặc những người có thu nhập thấp, tiền lương cũng chỉ có thể để duy trì cuộc sống, một phần tiền tiết kiệm họ còn để gánh vác nhiều chi phí (gởi tiền về phụ giúp gia đình, cưới xin, con cái, bệnh tật…), với nhiều lo toan như vậy, họ không dám mơ cho mình một mái ấm gia đình nho nhỏ mà đành sống trong các khu nhà trọ, khu ổ chuột, hoặc những người có điều kiện khá hơn thì ở trọ tại những nơi có điều kiện tương đối thoải mái hơn. Các nước trên thế giới đã đối diện với vấn đề này từ rất sớm vì họ trải quá các giai đoạn phát triển thị trường sớm hơn ta. Ở các nước phương Tây, từ sau Thế chiến thứ II đã có những thành công nhất định về mặt nhà ở cho NTNT. Những thành công này một phần là đóng góp của các kiến trúc sư có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần xã hội cao. Những năm 40-50 thế kỉ 20 có rất nhiều trí thức có tên tuổi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, họ luôn muốn đem công sức của mình phục vụ cho xã hội và cộng đồng. Trào lưu kiến trúc theo chủ nghĩa công năng mà Walter Gropius giương cao ngọn cờ và Le Corbusier là người phát huy nó lên mức đại chúng là một trong những trào lưu chủ đạo và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngoài việc phủ nhận những giá trị xa hoa và phù phiếm của chủ nghĩa kinh viện, trường phái kiến trúc công năng còn muốn đem lại một nền kiến trúc trong sáng và phục vụ cho số đông, một nền kiến trúc vì cộng đồng. Nhiều kiến trúc sư bậc thầy đã bỏ nhiều công sức và trí tuệ, đóng góp các sáng kiến về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật nhằm tạo quỹ nhà theo phương châm “Nhiều, tốt, rẻ”. Điển hình là công trình tòa nhà ở Marseille, một di sản kiến trúc vĩ đại của nhân loại về tính nhân văn, một kết tinh của tinh thần cách mạng và những triết lý của chủ nghĩa công năng của kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Qua công trình này, ông còn nêu ra 2 luận điểm quan trọng trong triết lý kiến trúc của mình. Với tư cách là một nhà cách mạng kiến trúc, ông đưa ra luận điểm “ Nhà là cái máy để ở” . Và với cái nhìn của một người chủ nghĩa xã hội, ông nâng tầm nghề nghiệp của mình lên một bước, đó là nhấn mạnh vai trò xã hội của kiến trúc. Các chung cư mang quy mô một khu ở của Le Corbusier đã giải quyết được một lượng lớn nhu cầu về nhà ở cho người dân Pháp sau thế chiến vì nhà cửa đã bị tàn phá trong chiến tranh. Tuy sau này các chung cư này bộc lộ nhiều yếu điểm về tổ chức kiến trúc, bố trí không gian, cũng như về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng thì không vì vậy mà ta có thể quên đi vì lý tưởng gì mà nó đã từng tồn tại. Tại Singapore, giai đoạn đầu lập quốc, chính quyền địa phương vô cùng quan tâm đến việc cung cấp nhà ở cho người dân. Nhà nước Singapore non trẻ muốn đem lại một tâm lý ổn định cho người dân sau nhiều biến động về chính trị. Singapore thực hiện rất nhiều chính sách nghiêm khắc và hiệu quả, kết quả là đến nay hơn 80% người dân Singapore có nhà riêng ( bao gồm nhà ở riêng biệt hoặc căn hộ…). Tại Việt Nam, trước đây trước 1975, tại miền Bắc xuất hiện một loạt chung cư lắp ghép tấm lớn theo công nghệ bê tông do Liên Xô chuyển giao. Loại hình chung cư này đáp ứng cho người dân có nhu cầu về nhà ở, vì lúc đó không có khái niệm người thu nhập thấp. Tuy nhiên, loại hình nhà ở này nhanh chóng không đáp ứng được thực tế sử dụng của người dân trong giai đoạn phát triển và dần rơi vào quên lãng, chỉ còn được tưởng nhớ như một hoài niệm về một thời đã qua. Đất nước ta mở cửa hội nhập thế giới trong những năm 80, phát triển theo kinh tế thị trường, kéo theo đô thị hóa xuất hiện, kết quả là các dòng người lao động lũ lượt dồn về các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…Nhu cầu nhà ở tăng cao như là một hệ quả tất yếu. Có thể nói, từ khi hội nhập và phát triển thì vấn đề nhà ở cho NTNT mới bắt đầu xuất hiện và được Nhà nước quan tâm đúng mức. Khi mà quá trình đô thị hóa còn tiếp diễn thì vấn đề nhà ở sẽ còn tồn tại. Đứng ở vai trò quản lý vĩ mô thì nhà nước phải có những tầm nhìn chiến lược về chính sách nhà ở và đất đai, dự trữ và phát triển quỹ đất cũng như thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra các giải pháp cho vấn đề nhà ở đô thị. 1.1.2.Lược khảo về nhà ở theo hướng tiền chế- lắp ghép a. Khái niệm và phân loại nhà Tiền chế (Prefab)[3] Nhà tiền chế là loại hình nhà mà toàn bộ công trình hoặc các phần, các cấu kiện của công trình được sản xuất tại nhà máy và được chuyên chở tới vị trí công trường để lắp ráp vào vị trí xây dựng. Có 3 dạng nhà lắp ráp, theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc Gia Các nhà thầu Xây Dựng Công Trình tại Hoa Kỳ (The National Association of Building Manufacturers – NABM) : Mobile home (Nhà Di Động) : Một cấu trúc được lắp ráp tại nhà máy và sử dụng không cố định,, thường có chiều rộng từ 8’(2.4m) đến 14’(4.2m) và chiều dài hơn 32’(9.6m) được đặt trên một khung gầm để di chuyển đến những địa điểm không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng địa phương.Thường được định giá như một động sản, đánh thuế tương tự một xe máy hoặc tài sản cá nhân. Tuy tên gọi là Nhà Di Động, nhưng loại hình này không phải được thiết kế để di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, từ ngày này sang ngày khác. Nó có tên như vậy vì loại nhà này có thể được vận chuyển dễ dàng, chúng được làm ra để thuận tiện cho việc du lịch, nhưng số lần di chuyển thì có giới hạn. Đây là loại hình tài sản mà chúng ta gọi nôm na là nhà trên bánh xe. Nhà Di Động có giá thành rẻ nhất trong 3 loại hình nhà lắp ráp. - Modular home (Nhà Mo-đun) : Một cấu trúc cố định bao gồm một hoặc nhiều mô-đun được lắp ráp tại nhà máy theo tiêu chuẩn xây dựng, được định giá và đánh thuế như một bất động sản khi xây dựng vào một vị trí cố định. Nhà Mô-đun cũng được vận chuyển nhưng chỉ một lần, từ nhà máy đến công trường xây dựng, nơi nó được gắn kế vào nền móng. Chúng là loại hình cư trú cố định. Nhà Mô-đun tại Hoa Kì thường gồm 2 phần, hoặc 2 mô-đun riêng biệt và kết nói với nhau tại công trường. Hầu hết các nhà sản xuất Nhà Mô-đun tại Hoa Kì đều cung cấp loại hình nhà gồm 2 mô-đun mà khi kết nối lại có mặt bằng hình chữ nhật (cũng có ngoại lệ, ví dụ như một nhà sản xuất tung ra sản phẩm có hình chữ A). Theo lý thuyết, thì không bắt buộc chỉ có 2 mô-đun và hình dạng chữ nhật, nhưng thực tế là như vậy. - Prefabricated home (Nhà tiền chế) : Các cấu kiện sản xuất tại nhà máy, được chuyên chở tới công trường để lắp ráp nên công trình hoặc một cấu trúc nhà. Đây là loại hình nhà có giá trị đắt nhất trong 3 loại, còn có tên gọi là nhà bộ phận (component house). Nó bao gồm các thành phần được chế tạo và lắp ráp sẵn tại nhà máy, được chuyên chở tới công trường và lắp đặt vào đúng vị trí bởi các công nhân lành nghề hoặc chính chủ nhà. Nhà Tiền chế bao gồm các thành phần có kích thước tiêu chuẩn, nên có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế mang tính riêng biệt. Đôi khi, loại hình nhà này dễ dàng thỏa mãn được phong vị cá nhân hơn cả các công trình thi công theo phương pháp truyền thống. Trong 3 loại hình nhà lắp ráp, Nhà Tiền Chế đạt được sự đa dạng nhất về thiết kế cũng như hiệu quả sử dụng không gian. Nhiều tác phẩm kiến trúc theo hướng này đã chiếm những giải thưởng cao quý về kiến trúc. b.Lược sử phát triển nhà tiền chế Hệ thống xây dựng nhà tiền chế có thể bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi một ngôi nhà ghép bằng các tấm panel gỗ được chuyển từ Anh đến Cape Ann năm 1624 để phục vụ nhu cầu nhà ở cho một đội tàu đánh cá. Thụy Điển cũng giới thiệu một kỹ thuật xây dựng các cabin nhỏ bằng log gỗ chỉ một vài thập kỷ sau đó.Vào thế kỷ 19, cấu trúc nhà di động đã phát triển về số lượng tại các khu định cư mới và các thuộc địa, và với hệ thống này, đã giải quyết nhu cầu nhà ở ngay lập tức.Các bộ nhà lắp ráp (kit house) được vận chuyển bằng đường sắt trong cơn sốt vàng ở California năm 1849 là một ví dụ.Tòa nhà bằng sắt được vận chuyển đến các thuộc địa Anh sau này là 1 ví dụ khác. Những năm đầu của thế kỷ 20, các kiến trúc sư cũng nh
Luận văn liên quan