Đề tài Nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở dĩ nói giảng viên là lực lượng nòng cốt là bởi ở bậc đại học, người thầy đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau; nếu chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa, người thầy đó chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi giảng viên, nhất là với mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM Môn: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GVHD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Nhóm thực hiện: 2 Học viên thực hiện Số báo danh 1.Đặng Nguyễn Hải Âu 08 2.Võ Đình Bảy 09 3.Võ Thị Kim Cúc 16 4.Đỗ Khoa 47 5.Nguyễn Thị Mỹ Lệ 52 6.Nguyễn Thị Hoài Linh 54 7.Nguyễn Đình Phụng 78 8.Nguyễn Hồng Tâm 90 9.Phan Thị Mỹ Trang 113 10.Trần Tú Trinh 116 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2013 2 PHẦN MỞ ĐẦU Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở dĩ nói giảng viên là lực lượng nòng cốt là bởi ở bậc đại học, người thầy đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau; nếu chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa, người thầy đó chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi giảng viên, nhất là với mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”. 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Lý thuyết về nghiên cứu khoa học: 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học(NCKH): Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm.. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Nghiên cứu khoa học bao gồm 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… Khái niệm đề tài: 4 Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau: Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án. Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ. 1.1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu. 1.1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. - Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. 5 - Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thiện mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật và hiện đại hóa nội dung môn học, xây dựng hệ thống tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu tham khảo,... nhằm đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và các nhà nghiên cứu của nhà trường, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học giúp nâng cao khả năng nghiên cứu của sinh viên và hỗ trợ tốt việc tiếp thu các môn học khác ngoài môn học nghiên cứu. 1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học có vai trò rất lớn trong đời sống khoa học kĩ thuật và xã hội. Kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ mang lại lợi ích về mặt khoa học, học thuật mà còn có giá trị lớn trong đời sống xã hội. Kết quả nghiên cứu khoa học sau khi được kiểm nghiệm trở thành tri thức khoa học của thế giới góp phần phát triển khoa học. Trong các trường đại học theo xu hướng hội nhập hiện nay có hai đối tượng tham gia nghiên cứu khoa học là sinh viên và giảng viên. Đối với giảng viên: Có thể khẳng định, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ (CGCN) góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội bởi: Bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới đang trở nên “phẳng” hơn thì vai trò của các trường đại học và chất lượng giáo dục tại các trường đại học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với chức năng giảng dạy, đại học đào tạo những chuyên gia có kĩ 6 năng cao và có văn hóa; với chức năng nghiên cứu, trường đại học là trung tâm sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế, do đó, cũng có thể xem các trường đại học là một phương tiện nối kết công dân trong một xã hội. Hiện nay, bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó chính là: đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội. M ột cách khái quát nhất, giảng viên tại các trường đại học có hai chức năng quan trọng, có tính chất cơ bản, đó là: giảng dạy và NCKH. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Để thích ứng hơn trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia vào những hoạt động NCKH sẽ có những lợi ích cơ bản như sau: - NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Người giảng viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình, mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác; - Quá trình tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên. Đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu. Chúng ta đều biết rằng, trong quá trình tham gia NCKH, giảng viên có thể là thành viên hoặc là chủ nhiệm của một đề tài các cấp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tự bản thân giảng viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp chính bản thân giảng viên rèn luyện và phát triển thêm tư duy độc lập, “tư duy phản biện”, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Cũng trong quá trình thực hiện, triển khai đề tài, tự bản thân giảng viên sẽ phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Thiết nghĩ, đó là những phẩm nhất mà một người giảng viên chuyên nghiệp trong bối cảnh số hóa cần nên phải có. 7 - Quá trình tham gia các hoạt động NCKH cũng đồng thời là quá trình giúp giảng viên tự cập nhật thông tin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả. Hơn nữa, NCKH giúp cho giảng viên tìm hiểu thêm lượng kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của chính bản thân mình. Với một số hình thức có thể triển khai như: thông qua các diễn đàn trao đổi học thuật, tranh luận các vấn đề có tính chất “mở”, hội nghị khoa học giảng viên, báo cáo của các chuyên gia... qua các hoạt động này, giảng viên sẽ tìm tòi, phát hiện ra được những vấn đề còn khúc mắc để có thể nhờ đến sự tư vấn của đồng nghiệp, hoặc nhờ các chuyên gia am tường về lĩnh vực này; - Thông qua việc NCKH, sẽ tăng thêm sự hiểu biết về ngành nghề, góp phần hình thành và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên. Đây là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy và hoạt động chuyên môn của giảng viên. Điều này sẽ giúp giảng viên có thể hòa nhập tốt hơn, chủ động hơn trong công việc của mình. - Quá trình thực hiện các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để giảng viên có môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực NCKH. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. - Trong quá trình tham gia NCKH, nếu đạt kết quả tốt, sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân giảng viên, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Vì, một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đó chính là mảng NCKH của giảng viên, công nhân viên chức của trường. - Ngoài ra, giảng viên tham gia NCKH sẽ có được các mối quan hệ xã hội cần thiết trong quá trình công tác. Quá trình thực hiện đề tài NCKH, giảng viên sẽ học hỏi được rất nhiều từ các giảng viên đồng nghiệp, từ các thành viên tham gia đề tài. - NCKH tạo điều kiện cho giảng viên tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất. - Hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các trường bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một lần thương hiệu và uy tín của nhà trường được thể hiện. Danh tiếng tốt của nhà trường, không phải là cái gì đó chung chung, trừu tượng mà nó phải được thể hiện thông qua thành tích đóng góp của từng cán bộ, 8 giảng viên, sinh viên của nhà trường. Thành tích của cá nhân góp phần làm nên thành tích của tập thể. Đối với sinh viên: Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, nghiên cứu khoa học sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên phải thường xuyên làm việc tích cực, độc lập với sách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn... Nhờ đó, không những tầm hiểu biết của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được mở rộng mà họ còn dần dần nắm được phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học, từng bước hình thành những tố chất và bản lĩnh cần có của người cán bộ khoa học trong tương lai. Trong công tác đào tạo đại học ở nước ta hiện nay, NCKH được xem là một “mắt xích” quan trọng không thể thiếu được trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2. Thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay: 2.1 Thực trạng chung về nghiên cứu khoa học hiện nay: Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy, tại các cơ sở giáo dục này 9 đang có sự thiên lệch của giảng viên – lực lượng cơ bản làm công tác nghiên cứu - đối với 2 hoạt động: nghiên cứu và giảng dạy, mà ưu thế thuộc về giảng dạy. Điều này dẫn tới việc các công trình nghiên cứu khoa học không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí chỉ “xếp chật tủ”. Để khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp (cả vĩ mô và vi mô) để những công trình nghiên cứu thực sự đem lại hiệu quả. Công bằng mà nói, trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước nhà. Nhiều sáng kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế- xã hội… . Bảng 1: Các công trình NCKH của Việt Nam và thế giới (2011 – 2012) Đơn vị NĂM 2011 NĂM 2012 KHU VỰC THẾ GIỚI KHU VỰC THẾ GIỚI Viện Khoa học và công nghệ VN 519 1.967 561 2.058 ÐH Quốc gia TP.HCM 720 2.765 744 2.774 ÐH Quốc gia Hà Nội 775 2.965 854 3.155 (Nguồn: Qua bảng 1 cho thấy, các công trình nghiên cứu khoa học ở 3 đơn vị điển hình ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, và có sự gia tăng qua các năm từ năm 2011 sang 2012. Song, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay thì có thể đánh giá một cách thẳng thắn: đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Ở các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng tình trạng này cũng không khả 10 quan hơn. Mặc dù hiện nay, chẳng hạn như tại Hà Nội toàn Khối có 1.357 giáo sư và phó giáo sư, 2.947 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 5.826 thạc sĩ, 9.908 cử nhân, kỹ sư và tương đương, với số lượng đề tài, dự án các cấp được thực hiện hàng năm là khá lớn: trong 2 năm (2008 - 2009), toàn Khối đã triển khai và nghiệm thu 70 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, hơn 2.000 đề tài cấp Bộ và tương đương,nhiều công trình khoa học và những cải tiến ứng dụng được đăng trên các tạp chí danh tiếng thế giới…; song ta nhận thấy vẫn có một tình trạng khá phổ biến, đó là: - Số lượng giảng viên tham gia (và được tham gia) nghiên cứu không nhiều, một tỷ lệ khá lớn trong số đó chưa thật nhiệt tình và say mê nghiên cứu; vì thế, nhiều công trình nghiên cứu, dù ở những cấp cao như đề tài cấp Bộ… vẫn còn hạn chế về chất lượng nghiên cứu với hàm lượng khoa học thấp. - Tình trạng đối phó trong nghiên cứu khá phổ biến: Theo quy định của hầu hết các trường, giảng viên phải thực hiện một số lượng giờ nghiên cứu khoa học nhất định, từ đó quy ra phải có bao nhiêu bài báo, đề tài… mang tính chất khoán. Vì thế, nhiều giảng viên chỉ thực hiện cốt cho đủ giờ mà thôi, còn không quan tâm lắm đến chất lượng công trình mà mình công bố. Những bài báo ấy vẫn được đăng, đề tài ấy vẫn được nghiệm thu nhưng nhiều khi do nể nang, quen biết nên người thực hiện vẫn “hoàn thành kế hoạch”. - Nhiều công trình nghiên cứu không có giá trị: Do tư tưởng đối phó – “làm cho xong”, cũng như nhiều khi mục đích đặt ra nặng về lợi ích kinh tế nên việc “cắt- dán” (copy – paste) hay “xào- nấu lại” là khá phổ biến trong hoạt động nghiên cứu. M ột công trình được đánh giá xuất sắc khi nghiệm thu, cũng không hề có những đoạn văn “đạo” nhưng lại chẳng có đóng góp gì mới trên phương diện khoa học. Lý do là bởi kỹ năng và trình độ “nấu” của người thực hiện đề tài đã ở mức chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu những gì “ta có sẵn” cũng được áp dụng để nhằm giảm thiểu chi phí thực hiện…, dẫn tới rất nhiều công trình sau khi nghiệm thu đều được đóng bìa cứng xếp vào tủ kính “nhìn cho đẹp”…Chắc chắn những công trình ấy không thể đem lại nâng cao trình độ của người nghiên cứu, không mang lại hiệu quả mà ngược lại, còn gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Chất lượng thấp của các công trình còn thể hiện qua số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế. Theo số liệu của GS. Nguyễn Văn 11 Tuấn - Đại học New South Wales – Australia, tại một Hội thảo do Dự án Giáo dục 2 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2010 thì trong vòng 10 năm (1996- 2005), tổng số bài báo khoa học mà Việt Nam công bố là 3456 bài, trong đó nhiều nhất là thuộc lĩnh vực Y sinh (24,3%), rồi đến Toán – Vật lý, Hoá học, Nông nghiệp… (Xem Bảng 2), còn khối Kinh tế, Khoa học xã hội và Công nghệ sinh học chỉ có lần lượt 2,5%, 1,6% và 1,3%. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta chỉ có hơn 345 bài báo được công bố, đó là chưa tính
Luận văn liên quan