Đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam

Bất cứ người lao động nào khi đi làm cũng mong muốn được phát triển nghề nghiệp. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng cơ hội được phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thỏa mãn trong công việc cho người lao động và làm cho họ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển bền vững trước hết phải quản trị con người đúng cách, tìm đúng người, đúng vai trò để tối ưu hóa nguồn nhân lực. Khi thực hiện tốt công tác phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp mình sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân tài dài hạn. Không chỉ giảm chi phí ban đầu mà còn định hướng giúp người lao động nhanh chóng bắt kịp tốc độ công việc. Định hướng cho người lao động tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của người lao động đối với môi trường làm việc đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ. Trong mô hình quản trị nhân lực hiện đại thì việc xây dựng và triển khai một lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho người lao động gắn liền với lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài thì cũng phải định hình một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cho người lao động – nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho thực hiện tốt hoạt động quản trị nhân lực cho doanh nghiệp mình, các nhà quản trị và những người làm công tác quản trị nhân lực cần phải nắm vững được những lý luận cơ bản về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động và vận dụng chúng một cách khéo léo phù hợp với đặc điểm cũng như điều kiện của doanh nghiệp mình. Chính bởi vậy rất cần thiết có một hệ thống lý luận vững chắc về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao độngđể cung cấp cho sinh viên theo học ngành quản trị nhân lực.

pdf107 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Minh Xuân Hà Nội, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn những lời khuyên bổ ích cùng sự giúp đỡ rất thiết thực của các Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp thuộc Bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương Mại. Nhóm nghiên cứu cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các tập thể và cá nhân đã hợp tác và giúp đỡ trong giai đoạn khảo sát thực tế để có được những dữ liệu thực nghiệm làm chất liệu chính cho đề tài nghiên cứu khoa học này, đồng thời là cơ sở định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i MUC LUC ............................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................................... iv CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................... 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 8 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ........................................................................................... 9 1.7.Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......................... 11 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp............................................................................................................. 11 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .................................................................................. 11 2.1.2. Vai trò phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp ...... 18 2.1.3. Quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp . 19 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp ...................................................................................................................... 32 2.2. Nghiên cứu tình huống thực tiễn phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động tại một số doanh nghiệp Việt Nam ..................................................................................... 36 2.2.1. Nghiên cứu tình huống tại tập đoàn CMC ................................................................. 36 2.2.2. Nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần viễn thông FPT – FPT Telecom .............. 47 2.2.3. Nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần May 10 ................................................. 56 2.3. Một số kết luận về lý luận và thực tiễn phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................... 62 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân .......................................................................................... 63 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY NỘI DUNG PHÁT TRIỂN LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG MỘT SỐ HỌC PHẦN THUỘC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ........................................................................... 66 3.1. Thực trạng giảng dạy nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong học phần Quản trị nhân lực căn bản ......................................................................... 66 iii 3.1.1. Giới thiệu học phần Quản trị nhân lực căn bản ......................................................... 66 3.1.2.Nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong giảng dạy học phần Quản trị nhân lực căn bản .......................................................................................... 66 3.2. Thực trạng giảng dạy nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong học phần đào tạo và phát triển nhân lực .................................................................. 69 3.2.1. Giới thiệu học phần đào tạo và phát triển nhân lực .................................................. 69 3.2.2. Nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong giảng dạy học phần Đào tạo và phát triển nhân lực .................................................................................. 71 3.3. Đánh giá chung về thực trạng giảng dạy nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong một số học phần thuộc chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường ĐH Thương Mại ................................................................................................................... 76 3.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ............................................................................... 76 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 77 CHƯƠNG 4:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀO GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ........... 79 4.1. Mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Quản trị nhân lực của một số trường Đại học ở Việt Nam ..................................................................................................................................... 79 4.1.1. Mục tiêu đào tạo ngành quản trị nhân lực của Trường Đại học Thương Mại ........... 79 4.1.2. Mục tiêu đào tạo ngành quản trị nhân lực của Trường Đại học Lao động xã hội ..... 79 4.1.3. Mục tiêu đào tạo ngành quản trị nhân lực của Trường Đại học Công Đoàn ............. 80 4.2. Một số đề xuất ứng dụng lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động lực trong giảng dạy các học phần chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường ĐH Thương mại ....................................................................................................... 80 4.2.1. Một số đề xuất đối với học phần Quản trị nhân lực căn bản..................................... 80 4.2.2. Một số đề xuất đối với học phần Đào tạo và phát triển nhân lực ............................. 82 4.3. Một số kiến nghị tăng cường vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động lực trong giảng dạy chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Thương Mại ............................................................................................................ 90 4.3.1. Về phía các doanh nghiệp ......................................................................................... 90 4.3.2. Về phía cơ sở đào tạo ................................................................................................ 91 4.3.3. Về phía sinh viên........................................................................................................ 92 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 94 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ vi iv PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: Ví dụ về hướng dẫn phát triển lộ trình nghề Tester tại CMC .............................. 46 Bảng 3.1. Một số tình huống được sử dụng trong giảng dạy nội dung phát triển lộ trình nghề nghiệp của người lao động thuộc học phần Đào tạo & phát triển nhân lực .............. 76 Bảng 4.1. Đề xuất sử dụng thực trạng thức phát triển lộ trình nghề nghiệp cho NLĐ tại các doanh nghiệp trong giảng dạy học phần đào tạo và phát triển nhân lực ........................... 90 HÌNH Hình 2.1: Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Jerry W. Gilley và các đồng sự ............. 13 Hình 2.2: Các mô hình nghề nghiệptheo cách tiếp cận của Linda Ginac ............................. 22 Hình 2.3: Quy trình thiết kế một lộ trình nghề nghiệptheo cách tiếp cận của Jing Cao và Desiree Thomas................................................................................................................... 20 Hình 2.4: Bốn bước phát triển lộ trình nghề nghiệptheo cách tiếp cận của Linda Ginac .... 22 Hình 2.5: Quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp theo cách tiếp cận của Brandon DeWitt ............................................................................................................................................ 23 Hình 2.6: Tổng hợp quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp ...................................................................................................................... 28 Hình 2.7: Hoạch định nghề nghiệp tại Corning Glass Works ............................................... 31 Hình 2.8: Quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động tại tập đoàn CMC .... 38 Hình 2.9: Hệ thống chức danh và ngạch bậc tại tập đoàn CMC .......................................... 39 Hình 2.10: Ví dụ về mô tả các cấp độ năng lực của tập đoàn CMC ..................................... 40 Hình 2.11: Ví dụ về chọn năng lực cho các vị trí của tập đoàn CMC ................................... 41 Hình 2.12: Ví dụ về chọn cấp độ năng lực cho các vị trí của tập đoàn CMC ....................... 42 Hình 2.13: Ví dụ về biểu mẫu khung năng lực cho các vị trí của tập đoàn CMC ................. 43 Hình 2.14: Ví dụ về gợi ý phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động tại CMC ...... 44 Hình 2.15: Ví dụ về lộ trình nghề Tester tại CMC ................................................................ 45 Hình 2.16: Đánh giá của NLĐ tại Tập đoàn CMC về mức độ quan trọng của phát triển lộ trình nghề nghiệp cho NLĐ ................................................................................................. 47 Hình 2.17: Mức độ hài lòng của NLĐ tại Tập đoàn CMC hoạt động phát triển lộ trình nghề nghiệp cho NLĐ tại Tập đoàn .............................................................................................. 47 Hình 2.18. Mô hình tương tác trong chương trình phát triểnthủ lĩnh trẻ FPT Telecom ..... 50 Hình 2.19. Quy trình xây dựng bản kế hoạch phát triển cá nhân trong chương trình phát triển thủ lĩnh trẻ FPT Telecom ............................................................................................ 51 v Hình 2.20. Quy trình báo cáo thường kỳ trong chương trình phát triển thủ lĩnh trẻ FPT Telecom............................................................................................................................... 54 Hình 2.21: Mức độ hài lòng của NLĐ tại công ty cổ phần May 10 về hoạt động phát triển lộ trình nghề nghiệp cho NLĐ ................................................................................................. 62 Hình 3.1. Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực của TC/DN .......................................... 67 Hình 3.2. Lý luận về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong học phần Đào tạo và phát triển nhân lực tại trường Đại học Thương Mại ......................................... 71 Hình 4.1. Đề xuất nội dung lý luận về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho NLĐ trong giảng dạy học phần Quản trị nhân lực căn bản ............................................................................ 81 Hình 4.2. Đề xuất nội dung lý luận về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong giảng dạy học phần Đào tạo & phát triển NL tại trường ĐH Thương mại ................. 82 Hình 4.3. Quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động ............................ 85 HỘP Hộp 2.1. Chương trình hoạt động giữa Mentee và Mentor trong chương trình phát triển thủ lĩnh trẻ FPT Telecom ..................................................................................................... 51 Hộp 2.2. Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch trong chương trình phát triển thủ lĩnh trẻ FPT Telecom............................................................................................................................... 54 Hộp 3.1. Nội dung tạo động lực làm việc thông qua cơ hội học tập, thăng tiến ................. 69 Hộp 3.2. Đề cương chi tiết học phần đào tạo và phát triển nhân lực ................................. 70 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bất cứ người lao động nào khi đi làm cũng mong muốn được phát triển nghề nghiệp. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng cơ hội được phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thỏa mãn trong công việc cho người lao động và làm cho họ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển bền vững trước hết phải quản trị con người đúng cách, tìm đúng người, đúng vai trò để tối ưu hóa nguồn nhân lực. Khi thực hiện tốt công tác phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp mình sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân tài dài hạn. Không chỉ giảm chi phí ban đầu mà còn định hướng giúp người lao động nhanh chóng bắt kịp tốc độ công việc. Định hướng cho người lao động tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của người lao động đối với môi trường làm việc đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ. Trong mô hình quản trị nhân lực hiện đại thì việc xây dựng và triển khai một lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho người lao động gắn liền với lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài thì cũng phải định hình một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cho người lao động – nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho thực hiện tốt hoạt động quản trị nhân lực cho doanh nghiệp mình, các nhà quản trị và những người làm công tác quản trị nhân lực cần phải nắm vững được những lý luận cơ bản về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động và vận dụng chúng một cách khéo léo phù hợp với đặc điểm cũng như điều kiện của doanh nghiệp mình. Chính bởi vậy rất cần thiết có một hệ thống lý luận vững chắc về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao độngđể cung cấp cho sinh viên theo học ngành quản trị nhân lực. Trên thực tế việc nghiên cứu lý luận về phát triển nhân lực nói chung và về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động nói riêng vẫn còn khá nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động đã được đề cập tới trong một số giáo trình giảng dạy tại các trường đại học như ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Tuy nhiên, phần nội dung này vẫn còn rất sơ sài, mờ nhạt bởi vì chỉ được đề cập trong phần giới thiệu chung về đào tạo và phát triển nhân lực. Các tài liệu này vẫn chưa làm rõ cách thức, quy trình phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động. Do vậy rất cần có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các lý thuyết về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động, làm rõkhái 2 niệm, vai trò, cách thức/ quy trình phát triểnlộ trình nghề nghiệp cho người lao động. Về thực tiễn phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động ở nước ta: Hoạt động này đã được một số doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên chưa được triển khai rộng rãi. Cụ thể cho đến nay phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động mới được thực hiện tại một số doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, bán lẻ, dệt may,... Hầu hết các doanh nghiệp mới dừng lại ở việc phát triển lộ trình nghề nghiệp mang tính chất ngắn hạn cho người lao động mà chưa xây dựng và triển khai phát triển những lộ trình nghề nghiệp dài hạn cho người lao động gắn với lộ trình phát triển tương lai của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác này cũng được các doanh nghiệp triển khai theo những kinh nghiệm tự đúc rút mà không dựa trên nền tảng cơ sở khoa học nào. Một phần do các nhà quản trị trong các doanh nghiệp chưa nhận thức và cập nhật tầm quan trọng của phát triển lộ trình nghề nghiệp trong quản trị nhân lực hiện đại, phần khác do đội ngũ cán bộ phụ trách công tác quản trị nhân lực chưa đủ khả năng triển khai trong doanh nghiệp mình. Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là chúng ta chưa có hệ thống lý luận vững chắc về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời hệ thống đào tạo ngành quản trị nhân lực ở nước ta vẫn chưa có những tài liệu chuyên sâu về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động, do vậy chưa thể hỗ trợ tốt cho sinh viên theo học chuyên ngành này. Do vậy rất cần thiết có một hệ thống lý luận vững chắc và những minh họa thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động để đào tạo cho sinh viên theo học chuyên ngành này và đảm bảo chuẩn đầu ra và sinh viên có thể thực hiện được công việc của mình sau khi ra trường. Trên cơ sở tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu mong muốn kết quả đề tài sẽ làm tài liệu quan trọng cho việc biên soạn tài liệugiảng dạy cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực ở Việt Nam nói chung và sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực thương mại của trường Đại học Thương mại nói riêng. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1.2.1 Ngoài nước Phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động (employee career path development) là một trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt động quản trị nhân lực hiện đại của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong những năm gần đây các nội dung nghiên cứu xoay quanh phát triển lộ trình nghề nghiệp cho người lao động đã được khá nhiều tác giả trên thế giới tìm hiểu, nghiên cứu với những cái nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau về phát triển lộ trình cho người lao động. 3 Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: - Susan M. Heathfied (2014), Steps to Create a Career Development Plan - A Career Path Is Crucial for Employee Development, HRAbout publications. Theo Susan M. Heathfield, một kế hoạch phát triển nghề nghiệp sẽ mang đến lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Kế hoạch này cần tập trung vào những nhu cầu phát triển của người lao động
Luận văn liên quan