Việt Nam là quốc gia nằm dọc bờ biển với chiều dài 11.409,1km, trong đó chiều
dài bờ biển tiếp giáp biển Đông là 3.444km. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành
một Quốc gia mạnh về biển theo Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X, việc bảo vệ và giám sát môi trường biển và bờ biển Việt Nam đóng một
vai trò quan trọng trong Chiến lược biển Việt Nam. Trên thế giới việc nghiên cứu
và phát triển mô hình và hệ thống giám sát thảm họa và môi trường Biển thu hút
sự quan tâm không chỉ của cộng đồng các nhà nghiên cứu về biển và hàng hải mà
còn dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác, trong
đó có các nhà khoa học máy tính, các chuyên gia công nghệ thông tin. Là một đơn
vị nghiên cứu và đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực biển và hàng hải Việt Nam, Đại
học Hàng Hải Việt Nam cũng đã và đang tập trung vào việc nghiên cứu và phát
triển các mô hình và hệ thống giám sát thảm họa và môi trường biển. Là những
nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, chúng tôi muốn đề
xuất một mô hình hạ tầng về công nghệ thông tin như là một phần của mô hình
của hệ thống giám sát bờ biển Việt Nam.
Chúng tôi đề xuất ra một mô hình giám sát thảm họa và môi trường dọc bờ
biển Việt Nam, trong đó mục tiêu đưa ra giải pháp về hạ tầng công nghệ thông tin
như là một phần của hệ thống giám sát thảm họa và môi trường bờ biển. Trong đề
tài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một ứng dụng mã nguồn mở có tên là DataTurbine.
Báo cáo kỹ thuật bao gồm ba chương
43 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và môi trường bờ biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI
Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa
và môi trường bờ biển Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đăng Hoan
Hải Phòng, tháng 15 /05/2015
Mục lục
Mở đầu i
1 Mô hình tích hợp giám sát môi trường bờ biển 1
1.1 Hệ thống giám sát tích hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.1 Các chi tiết về hạ tầng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2 Quản trị dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.3 Phân tích dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.4 Báo cáo và truyền tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Thách thức của việc thu thập dữ liệu từ xa . . . . . . . . . . . . . . 4
1.3 Các kiểu giám sát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3.1 Các báo cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.4 Một số ứng dụng điển hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4.1 Nghiên cứu Acid hóa đại dương . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4.2 Mạng cảm biến nhằm ứng phó với tẩy trắng san hô ở đảo
Racha Yai, Thái Lan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.5 Quản trị dữ liệu hàng hải và những thách thức . . . . . . . . . . . . 7
1.6 Kiến trúc hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.6.1 Kien truc de xuat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.6.2 Phần cứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2 Giới thiệu về DataTurbine 10
2.1 DataTurbine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.1.1 Kiến trúc của DataTurbine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1.2 Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1.3 Source . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.1.4 Sink . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.2 Những điểm mạnh và hạn chế của DataTurbine . . . . . . . . . . . 14
1
MỤC LỤC 2
3 Lập trình với DataTurbine 16
3.1 Tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
3.2 Lập trình sử dụng SAPI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
3.2.1 Các kiểu đối tượng trong SAPI . . . . . . . . . . . . . . . . 17
3.2.2 ChannelMap . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Kiểu dữ liệu của kênh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Các phương thức của ChannelMap . . . . . . . . . . . . . . 19
3.2.3 Client . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
3.2.4 Source Client . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2.5 Sink Client . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.3 Một số kết quả thử nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.3.1 Thử nghiệm trên dữ liệu sensor Intel . . . . . . . . . . . . . 30
3.3.2 Thử nghiệm trên dữ liệu video qua chương trình video chat . 32
4 Kết luận 35
Danh sách hình vẽ
1.1 Các bước có liên quan đến khai phá dữ liệu, lưu trữ và truy nhập,
bắt đầu từ tiếp nhận dữ liệu thô và kết thúc bằng việc công bố dữ
liệu và các sản phẩm, trong vòng đời của dữ liệu được tiếp nhận từ
một chương trình giám sát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Một kiến trúc hệ thống cho các hệ thống giám sát môi trường . . . 8
2.1 Kiến trúc của DataTurbine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
3.1 Tải dữ liệu vào RBNB server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.2 Tải dữ liệu ảnh vào RBNB server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.3 Một cách khác để tải dữ liệu ảnh vào RBNB server . . . . . . . . . 26
3.4 Sink lấy dữ liệu đã đưa vào RBNB server . . . . . . . . . . . . . . 28
3.5 Sink lấy dữ liệu ảnh đã đưa vào RBNB server . . . . . . . . . . . . 29
3.6 Kênh nhiệt độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.7 Kênh ánh sáng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.8 Kênh độ ẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.9 Kênh điện thế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3
Danh sách bảng
3.1 Các kiểu dữ liệu của SAPI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3.2 Các kiểu MIME . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
4
Mở đầu
Việt Nam là quốc gia nằm dọc bờ biển với chiều dài 11.409,1km, trong đó chiều
dài bờ biển tiếp giáp biển Đông là 3.444km. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành
một Quốc gia mạnh về biển theo Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X, việc bảo vệ và giám sát môi trường biển và bờ biển Việt Nam đóng một
vai trò quan trọng trong Chiến lược biển Việt Nam. Trên thế giới việc nghiên cứu
và phát triển mô hình và hệ thống giám sát thảm họa và môi trường Biển thu hút
sự quan tâm không chỉ của cộng đồng các nhà nghiên cứu về biển và hàng hải mà
còn dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác, trong
đó có các nhà khoa học máy tính, các chuyên gia công nghệ thông tin. Là một đơn
vị nghiên cứu và đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực biển và hàng hải Việt Nam, Đại
học Hàng Hải Việt Nam cũng đã và đang tập trung vào việc nghiên cứu và phát
triển các mô hình và hệ thống giám sát thảm họa và môi trường biển. Là những
nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, chúng tôi muốn đề
xuất một mô hình hạ tầng về công nghệ thông tin như là một phần của mô hình
của hệ thống giám sát bờ biển Việt Nam.
Chúng tôi đề xuất ra một mô hình giám sát thảm họa và môi trường dọc bờ
biển Việt Nam, trong đó mục tiêu đưa ra giải pháp về hạ tầng công nghệ thông tin
như là một phần của hệ thống giám sát thảm họa và môi trường bờ biển. Trong đề
tài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một ứng dụng mã nguồn mở có tên là DataTurbine.
Báo cáo kỹ thuật bao gồm ba chương:
• Chương 1 - Giới thiệu tóm lược mô hình giám sát tích hợp và kiến trúc giám
sát thời gian thực. Giới thiệu thách thức của việc giám sát dữ liệu từ xa.
• Chương 2 - Cài đặt và cấu hình DataTurbine: Chương này sẽ trình bày về các
yêu cầu để cài đặt DataTurbine lên hệ thống, quá trình cài đặt và triển khai
các thành phần của DataTurbine lên hệ thống.
• Chương 3 - Lập trình cho DataTurbine: Chương này tập trung trình bày về việc
i
MỞ ĐẦU ii
lập trình cho DataTurbine sử dụng SAPI (Simple Application Programming
Interface). Trong chương sẽ có các ví dụ đơn giản để minh họa về các bước
đưa dữ liệu vào server và lấy dữ liệu từ server. Chương này cũng giới thiệu
một số kết quả thử nghiệm với lập trình cho DataTurbine.
Mặc dù chúng tôi đã rất nỗ lực để hoàn thành đề tài với chất lượng tốt nhất có
thể nhưng trong quá trình thực hiện đề tài vẫn khó tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để
đề tài hoàn thiện hơn.
Chương 1
Mô hình tích hợp giám sát
môi trường bờ biển
1.1 Hệ thống giám sát tích hợp
Giám sát tích hợp như là đo lường một cách có hệ thống, nhất quán, và đồng bộ
các biến vật lý, hóa học, sinh học, và kinh tế xã hội của các bộ phận khác nhau
của hệ thống sinh thái theo thời gian và tại các vị trí xác định.
Giám sát tích hợp khi được lập kế hoạch và thực thi một cách hiệu quả, sẽ mang
lại hai lợi ích chính. Lợi ích đầu tiên là có được sự hiểu biết tốt hơn về các quan
hệ nhân quả bên trong các hệ thống sinh thái và phản ứng của các hệ thống này
đối với các hành động quản lý. Lợi ích chính thứ hai là sử dụng hiệu quả các tài
nguyên hiện có để giám sát tình trạng của MNES. Hình 1.1chỉ ra các bước của
một mô hình giám sát tích hợp.
1.1.1 Các chi tiết về hạ tầng
Mục tiêu bao gồm:
1. Cung cấp một dịch vụ có giá trị cho vùng bằng cách cung cấp cho ngư nhân
và địa phương dịch vụ để đánh giá chất lượng nước trong vùng vịnh
2. Hiểu mô hình môi trường gây lên lụt lội và các sự kiện khác
3. Cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm cho ngư dân và địa phương
1
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 2
Hình 1.1: Các bước có liên quan đến khai phá dữ liệu, lưu trữ và truy nhập, bắt đầu từ tiếp nhận dữ
liệu thô và kết thúc bằng việc công bố dữ liệu và các sản phẩm, trong vòng đời của dữ liệu được tiếp
nhận từ một chương trình giám sát
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 3
1.1.2 Quản trị dữ liệu
Quản trị dữ liệu là một chức năng căn bản của hệ thống giám sát dữ liệu bởi vì
nó cung cấp hạ tầng, các tiến trình, và các chuẩn cần thiết cho phép lưu trữ, khai
phá, và truy nhập dữ liệu được tạo ra từ các chương trình giám sát đã được lựa
chọn và các chương trình có liên quan khác. Quản trị dữ liệu có tính chất căn bản
đối với luồng dữ liệu phù hợp với mục đích sử dụng đúng lúc và tin cậy từ các thiết
bị thu thập dữ liệu cho các phân tích viên dữ liệu, những báo cáo viên và những
người truyền tin. Một hệ thống quản trị dữ liệu được thiết kế đúng đắn phải là
một đặc trưng trung tâm của một chương trình giám sát tích hợp, vì vòng đời của
dữ liệu sẽ kéo dài trong suốt sự nghiệp của các nhà khoa học. Quản trị dữ liệu cho
các chương trình giám sát thường không nhận được đủ sự quan tâm
1.1.3 Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu cho hệ thống tích hợp có vai trò quan trọng trong đối chiếu các
tập dữ liệu từ các chương trình giám sát và hoàn thành việc phân tích ở quy mô
vùng và địa phương để thấy được hiệu quả của quản trị dữ liệu trong việc tăng
cường và duy trì các giá trị MNES. Phân tích dữ liệu về cơ bản sẽ chuyển đổi dữ
liệu giám sát kinh tế, xã hội, sinh thái thành tri thức và hiểu về các xu thế trong
các giá trị MNES và các áp lực ở quy mô vùng và địa phương.
1.1.4 Báo cáo và truyền tin
Báo cáo và truyền tin là chức năng cơ bản của giám sát tích hợp vì nó tập trung
vào đưa ra các thông điệp chủ đạo và mức độ thích hợp của việc cung cấp thông
tin về các kết quả giám sát cho đúng người đúng lúc. Báo cáo và truyền thông tin
phức tap cho những người quản lý theo một khuôn dạng rõ ràng dễ hiểu có tính
chất căn bản nếu giám sát nhằm mục đích kích hoạt một phản ứng quản lý Các
chức năng căn bản của một hệ thống giám sát tích hợp
1. Xác định rõ ràng mục đích của chương trình giám sát và các mục tiêu giám
sát
2. Biên dịch và phân tích thông tin có liên quan đến các chương trình giám sát
hiện có
3. Phát triển các mô hình khái niệm
4. Phát triển thiết kế lấy mẫu chung cho hệ thống giám sát tích hợp
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 4
5. Phát triển các giao thức giám sát
6. Quản trị dữ liệu
7. Phân tích dữ liệu
8. Báo cáo và truyền tin
9. Tổng quát và kiểm tra
1.2 Thách thức của việc thu thập dữ liệu từ xa
Để thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, tại những địa điểm cách xa
hàng trăm dặm (miles) từ trung tâm điều hành. Chúng ta cần thiết lập một loạt
các sensor trên thực địa để liên tục đo nhiệt độ, độ ẩm, và thu thập hình ảnh. Tất
cả các dữ liệu cần được lưu trữ an toàn để sau đó được trích ra và phân tích.
Nhưng việc tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu một cách đáng tin cậy khó hơn ta tưởng.
Đôi khi các sensors bị hỏng trên khi thu thập dữ liệu cho một thử nghiệm dài hạn,
và nếu chúng không được truyền qua một mạng LAN, thì các nhà khoa học có thể
không biết được chúng bị hỏng cho tới khi họ tìm kiếm dữ liệu và phát hiện ra
rằng thử nghiệm bị thất bại. Có được dữ liệu đúng lúc và đáng tin cậy từ một vị
trí khác cũng là một thách thức. Một số các nhà nghiên cứu muốn thiết lập thử
nghiệm ở một vị trí ở xa chỉ để đưa ra một cảnh báo khi các điều kiện nào đó là
đúng, chẳng hạn sự hình thành của một cơn bão-vì thế các nhà khoa học chỉ cần
đi tới thực địa khi cần. Dữ liệu không đáng tin cậy có thể phá hỏng toàn bộ các
kế hoạch này. Ngoài ra, nhiều chương trình nghiên cứu cài đặt các sensor từ một
số nhà sản xuất, và thường khó mà tích hợp các phần mềm và phần cứng không
đồng nhất vào cùng một hệ thống. Nếu không có một định dạng thống nhất, có
thể cần mất nhiều thời gian để tổ chức dữ liệu với các chỉ dẫn thích hợp. Để đảm
bảo có được dữ liệu tốt, những câu hỏi mà chúng ta cần trả lời là:
• Làm thế nào để truyền dữ liệu giữa các nguồn, các kho dữ liệu, và các ứng
dụng mà sử dụng nó?
• Làm thế nào để truyền dữ liệu gần với thời gian thực một cách tin cậy trên
các mạng truyền dữ liệu có hiệu năng khác nhau
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 5
1.3 Các kiểu giám sát
Giám sát có thể cung cấp thông tin về các yếu tố vật lý hóa học (ví dụ, độ mặt của
nước biển, nhiệt độ, mức độ ô nhiễm), các loài (ví dụ, thảm thực vật dưới biển, sự
thay đổi về độ bao phủ của các rặng san hô), và các độ đo về tình trạng chung của
hệ thống sinh thái. Người ta chia giám sát môi trường bờ biển và các vùng biển
thành các tầng giám sát
• Giám sát quy mô tầng 1 nhằm mục đích cung cấp thông tin có liên quan đến
tình trạng chung và các xu thế cho những khu vực trải dài trên quy mô toàn
quốc đến khu vực.
• Giám sát và đánh giá ở quy mô tầng 2: Giám sát quy mô địa phương. Giám
sát tầng 2 nhằm mục đích cung cấp thông tin có liên quan đến tình trạng và
xu thế cho các khu vực mà tương đối nhỏ so với tầng 1. Giám sát ở quy mô
này sẽ cung cấp thông tin về tình trạng và các xu thế
• Giám sát tầng 3: Giám sát cụ thể với từng điểm Giám sát tầng 3 nhằm mục
đích giải quyết các vấn đề liên quan đến từng điểm
1.3.1 Các báo cáo
Các thẻ báo cáo sẽ đưa ra thông tin được thông dịch một cách dễ dàng về tình
trạng và các xu thế của khu vực báo cáo. Các thành phần của mot bản báo cáo
hàng năm về tình trạng và xu thế hàng năm của tài nguyên biển và tài nguyên
vùng bờ biển bao gồm:
• Báo cáo khung cảnh- một đặc trưng hóa về tài nguyên/atlas, bao gồm nhưng
không chỉ hạn chế ở thông tin cập nhật nhất về các mặt độ quần thể dọc theo
các vùng bờ biển.
• Sử dụng đất
• Phân loại các vùng nước trên bản đồ
•
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 6
1.4 Một số ứng dụng điển hình
1.4.1 Nghiên cứu Acid hóa đại dương
Acid hóa đại dương là kết quả của việc tích tụ các khí gas do hiệu ứng nhà kính-chủ
yếu là do CO2 trong khí quyển. Khi các khí gas tích lũy trong khí quyển, chúng
cũng hòa tan trong nước biển và tăng độ axit của nước biển ?. Hiện nay cộng đồng
khoa học vẫn không biết nhiều về axit hóa đại dương ở các khu vực bờ biển, phần
lớn việc thu thập dữ liệu được tiến hành ở các vùng nước mở. Vì thế Smith Lat
tại viện Scripps Institue of Oceangraphy đã sử dụng SensorPod để thiết lập một
chương trình triển khai tại Scripps Pier để thiết lập một chương trình giám sát
Axit hóa đại dương lâu dài. Axit hóa đại dương có thể đóng vai trò như tác nhân
gây vôi hóa các sinh vật biển mà có vỏ hoặc các khung xương ngoài như con trai,
con hàu, san hô. Triển khai Scripp Pier tại UC San Diego tiếp tục vận hành tốt
với số lần gặp sự cố là tối thiểu kể từ tháng 3 năm 2013. Triển khai Scripps Pier
có tiềm năng trở thành chuẩn công nghiệp để giám sát độ pH tại khu vực bờ biển.
1.4.2 Mạng cảm biến nhằm ứng phó với tẩy trắng san hô
ở đảo Racha Yai, Thái Lan
Biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ bề mặt nước biển, kết hợp với hiệu ứng
axit hóa đại dương đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái biển. Hệ sinh thái
rạn san hô rất nhạy cảm với những thay đổi khí hậu trong môi trường vật lý. Tẩy
trắng san hô do nhiệt độ nước biển cao bất thường đã có những tác động tàn phá
và lan rộng trên toàn thế giới. Nhiều yếu tố vật lý làm giảm tỷ lệ tẩy trắng san hô
như ánh sáng thấp, dòng chảy cao, nhiệt độ thấp và các chất dinh dưỡng cao hơn.
Mối liên hệ giữa các điều kiện vật lý và các phản ứng sinh học dẫn tới tẩy trắng
san hô cho phép dự đoán hiện tượng này dựa trên số đo các thông số vật lý. Do đó,
việc giám sát các thông số này trở thành một phần quan trọng của việc phát hiện
và ứng phó với tẩy trắng san hô. Trên yêu cầu đó, một mạng cảm biến đã được
lắp đặt ở đảo Racha Yai, Thái Lan vào đầu năm 2011 nhằm cung cấp thông tin
thời gian thực về các sự kiện ?. Hệ thống được lắp đặt bao gồm một camera dưới
nước, hai camera trên bờ, một CTD, nhiều cảm biến nhiệt độ / ánh sáng HOBO,
cảm biến G và hai trạm thời tiết Davis. Việc thu nhận và truyền dữ liệu trong
hệ thống này được thực hiện nhờ sử dụng DataTurbine. Dữ liệu được truyền qua
nhiều server DataTurbine và đưa vào các server dữ liệu nội bộ trong một vài định
dạng sau khi làm sạch với các bài kiểm tra chất lượng dữ liệu kèm theo các thống
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 7
kê. Kể từ khi bắt đầu triển khai vào đầu năm 2011, hệ thống này đã hoạt động rất
ổn định. Các gián đoạn nếu có chỉ là do việc bảo trì và mất điện. Đảo Racha Yai
có tẩy trắng san hô rộng lớn trong năm 2010 nhưng trong năm 2011 đã không còn
quan sát được hiện tượng này.
1.5 Quản trị dữ liệu hàng hải và những thách
thức
Trước tiên, chúng ta cần phân biệt dữ liệu với thông tin Dữ liệu là các giá trị thô
có thể quan sát được có được từ các hoạt động nghiên cứu và giám sát; các giá trị
này có thể là số (các độ đo nhiệt độ hoặc độ mặn). Thông tin được sử dụng để đề
cập tới dữ liệu mà đã được xử lý hoặc kết quả. Quản trị dữ liệu hàng hải hoặc đại
dương là quá trình nhập, kiểm soát chất lượng, lưu trữ và công bố dữ liệu nghiên
cứu và giám sát được thu thập trong các vùng biển và đại dương. Dữ liệu thường
được phân thành dữ liệu vận hành thời gian thực (dữ liệu được thu thập bởi các
mạng sensor và các nền tảng đó, được truyền bởi vệ tinh và sóng radio) và dữ
liệu lưu trữ/dịch vụ (dữ liệu được thu thập bởi các nhóm nghiên cứu và các dự án
nghiên cứu, bao gồm dữ liệu mô hình hóa, dữ liệu lĩnh vực, dữ liệu thử nghiệm).
Dữ liệu được thu thập tự động trên các tầu nghiên cứu được gọi là dữ liệu bán vận
hành Quản trị dữ liệu hàng hải gặp phải những thách thức sau:
• Thứ nhất, sự tăng lên đáng ngạc nhiên về dung lượng dữ liệu, đặc biệt trong
lĩnh vực cảm nhận từ xa.
• Thứ hai, là sự da dạng về các kiểu dữ liệu cần phải quản lý: dữ liệu sinh học,
địa chất, địa lý, hóa lý, tất cả đều phải được tích hợp, và các phân tích và các
sang phẩm thông tin phải rút ra từ các dữ liệu này.
• Thứ ba, sự khác biệt chính giữa quy mô mà dữ liệu được thu thập và thông
tin cần đến.
Rất hiếm các dự án thu thập dữ liệu và thông tin trên quy mô cục bộ, và trên
khoảng thời gian ngắn. Bản thân con người gây lên các vấn đề như sự nóng lên
toàn cầu và sự tăng lên của mực nước biển, sự cạn kiệt của các loài cá, ô nhiễm,
đã đặt ra sự cần thiết phải quản lý dữ liệu ở quy mô toàn cầu, tích hợp các tập
dữ liệu cục bộ là cách duy nhất để tạo ra cơ sở thông tin dữ liệu toàn cầu để đưa
ra các quyết định.
Quản trị dữ liệu hiện đại không thể tách rời khỏi công nghệ thông tin. Những
tiến bộ gần đây trong công nghệ trợ giúp cho việc làm việc với sự đa dạng và dung
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 8
Hình 1.2: Một kiến trúc hệ thống cho các hệ thống giám sát môi trường
lượng của các luồng dữ liệu. Internet đưa ra cách thức để trao đổi dữ liệu với chi
phí thấp. Ấn bản điện tử ngày càng trở nên là phương pháp được lựa chọn cho
truyền tin các kết quả nghiên cứu và thông báo các thông tin khác
1.6 Kiến trúc hệ thống
1.6.1 Kien truc de xuat
Hình ?? chỉ ra kiến trúc cho các hệ thống giám sát môi trường trong đó DataTurbine
được sử dụng như là một thành phần kiến trúc.
1.6.2 Phần cứng
Chúng tôi lựa chọn một thiết bị di động Android để thu thập dữ liệu, vì nó có
mức tiêu thụ năng lượng thấp và nó có khả năng chạy Java. Chúng tôi sử dụng
các thiết bị di động chạy năng lượng mặt trời và 3G tích hợp để truyền dữ liệu.
Các sensor đo điện thế, nhiệt độ, độ ẩm cho phép chúng ta phân tích trạng thái
của thiết bị. SensorPod: SensorPod là một nền tảng tính toán di động, được thiết
kế tùy biến, có khả năng thích ứng cho các mạng Sensor phối hợp với các điện
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN 9
thoại di động Android với các sensor môi trường và một hệ thống quản trị dữ liệu
điện đoán đám mây. Kiến trúc mang tính modun của nó được dựa trên các chuẩn
mở và phần mềm mã nguồn mở. SensorPod có thể
Giám sát thời gian thực môi