Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày đặc với hàng trămhồ chứa, hồ tự nhiên
lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nói chung và nghề
khai thác thủy sản nội địa nói riêng. So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên,
khu hệ thuỷ sinh của Đắk Lắk có tính đa dạng sinh học tương đối cao. Theo kết quả
điều tra của trường Đại học Tây Nguyên về thành phần giống loài khu hệ cá nước
ngọt Tây Nguyên, ở Đắk Lắk có 201 loài cá, trong đócó 22 loài có giá trị kinh tế, 7
loài trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ của IUCN [4].
Hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất Đắk Lắk và cả Việt Nam với diện tích
khoảng 658 ha. Hồ được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên có hệ
động thực vật phong phú, đa dạng, đã được xác định là khu rừng lịch sử văn hóa
môi trường hồ Lắk từ năm 1995. Hồ là nơi trú ngụ của rất nhiều loài thủy sinh
vật, là nguồn lợi cho cư dân địa phương sinh sống ởkhu vực quanh hồ. Bên bờ
hồ còn có buôn Jun, buôn M’Liêng, những buôn người M’Nông cư trú lâu đời, là
cái nôi của nền văn hóa M’Nông. Đây không những là điểm du lịch ưa thích của
nhiều du khách trong ngoài nước mà còn nổi tiếng từ lâu về đặc sản cá Thát lát,
cá Lăng, cá Trèn bầu, cá Bống , là những món ăn ngon được nhiều người biết
đến [2].
Qua thống kê về cá nước ngọt miền Nam Việt Nam của Mai Đình Yên, có
rất nhiều loài cá Bống như: Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), cá Bống
cát tối (Glossogobius giuris), cá Bống cau (Bustis butis), cá Bống mắt
(Ctenogobius ocellatus), cá Bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) [32]
Loài cá Bống cát trắng ở hồ Lắk có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ thị
trấn Liên Sơn, huyện Lắk dao động từ 80.000
đ
- 100.000
đ
/kg), được nhiều người
ưa chuộng vì thịt thơm ngon, có thể ăn cả xương, chế biến được nhiều món ăn
như: Cá bống kho tiêu, kho nghệ, chiên giòn
109 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillustại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả và
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ trong một công trình nào khác
Họ và tên
Trần Lương Hồng Nhung
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Phan Đinh Phúc, người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, tập thể các Thầy Cô giáo Phòng Đào
tạo sau đại học, khoa Khoa học tự nhiên – Công nghệ, khoa Chăn nuôi – Thú y.
- Các cán bộ, công nhân viên Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt
miền Trung - Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III.
- Các Thầy Cô giáo đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn.
Người thực hiện
Trần Lương Hồng Nhung
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới ................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố của cá ........................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học – sinh thái ..................................... 4
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản ............................................................ 8
1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Việt Nam .......................................................... 9
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại .................................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của cá ........................... 10
1.2.3. Nghiên cứu thủy sinh ở hồ Lắk ........................................................ 13
1.2.4. Nghiên cứu về cá Bống cát trắng ..................................................... 13
1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của hồ Lắk ................................................. 15
1.3.1. Vị trí địa lý và diện tích của hồ Lắk ................................................. 15
1.3.2. Chế độ thủy văn ............................................................................... 16
1.3.3. Địa hình – khí hậu ........................................................................... 17
1.3.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................... 19
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản của cá Bống cát trắng .... 21
2.3.2. Bước đầu nuôi thử nghiệm sinh sản cá Bống cát trắng ..................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 21
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng ... 21
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cá Bống cát trắng ..... 28
iv
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát trắng .................................... 31
3.1.1. Đặc điểm về hình thái bên ngoài của cá Bống cát trắng ................... 31
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của cá Bống cát trắng .................................... 32
3.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Bống cát trắng .................................... 38
3.1.4. Đặc điểm sinh sản cá Bống cát trắng ................................................ 43
3.2. Kết quả thứ nghiệm sinh sản trong điều kiện nhân tạo của loài cá Bống
cát trắng ........................................................................................................ 66
3.2.1. Thuần hóa cá bố mẹ ......................................................................... 66
3.2.2. Tạo đàn cá bố mẹ ............................................................................. 69
3.2.3. Đánh giá sức sinh sản của cá nuôi trong bể ...................................... 69
3.2.4. Tỷ lệ cá thành thục và kết quả sinh sản nhân tạo tại các công thức
nuôi vỗ ...................................................................................................... 70
3.1.5. Kết quả thử nghiệm ấp trứng cho cá Bống cát trắng trong môi trường
nhân tạo ..................................................................................................... 71
3.1.6. Kết quả ương nuôi cá bột ................................................................. 73
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 74
4.1. Kết luận.................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76
PHỤ LỤC........................................................................................................... 0
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Chiều dài và chiều rộng của cá Bống cát trắng theo nhóm kích thước 33
Bảng 3.2. Chiều dài và khối lượng của cá Bống cát trắng theo nhóm kích thước 35
Bảng 3.3. Sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng qua các tháng nuôi thử
nghiệm ( từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2011 ) 37
Bảng 3.4. Thành phần thức ăn của loài cá Bống cát trắng (tính theo tần suất xuất
hiện) 38
Bảng 3.5. Tần suất thức ăn của loài cá Bống cát trắng 39
Bảng 3.6. Hệ số thức ăn của cá Bống cát trắng 40
Bảng 3.7. Độ béo theo từng nhóm kích thước của loài cá Bống cát trắng (tính
theo cm) 42
Bảng 3.8. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Bống cát trắng theo nhóm
kích thước 61
Bảng 3.9. Đường kính trứng theo nhóm kích thước của cá Bống cát trắng 62
Bảng 3.10. Kích thước trứng của cá Bống cát trắng theo giai đoạn 63
Bảng 3.11. Kết quả thuần hóa cá bố mẹ qua các đợt thu mẫu 67
Bảng 3.12. Số liệu môi trường nuôi qua các tháng nuôi (tháng 1/2011 – tháng
8/2011) 67
Bảng 3.13. Đánh giá sức sinh sản của cá nuôi trong bể 69
Bảng 3.14. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục tại các công thức nuôi vỗ 70
Bảng 3.15. Kết quả cho cá đẻ nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ 70
Bảng 3.16. Kết quả thí nghiệm ấp trứng trong các loại dụng cụ khác nhau tại
nhiệt độ nước 25 – 27 0C 72
Bảng 3.17. Kết quả ương nuôi cá bột 71
vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Cơ cấu giới tính của cá Bống cát trắng 46
Đồ thị 3.2. Kích thước thành thục ban đầu của cá Bống cát trắng cái 57
Đồ thị 3.3. Kích thước thành thục ban đầu của cá Bống cát trắng đực 57
Đồ thị 3.4. Kích thước thành thục ban đầu của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo
hướng cái 58
Đồ thị 3.5. Kích thước thành thục ban đầu của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo
hướng đực 58
Đồ thị 3.6. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng cái 59
Đồ thị 3.7. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng đực 59
Đồ thị 3.8. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo
hướng cái 60
Đồ thị 3.9. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo
hướng cái 60
Đồ thị 3.10. Biến động phần trăm thành thục sinh dục cái theo thời gian 64
Đồ thị 3.11. Biến động phần trăm các giai đoạn thành thục đực theo thời gian 65
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ảnh hồ Lắk từ vệ tinh 15
Hình 3.1. Cá Bống cát trắng 32
Hình 3.2 Trứng và tinh sào của cá Bống cát trắng 44
Hình 3.3. Cá Bống cát trắng cái 44
Hình 3.4. Cá Bống cát trắng đực 45
Hình 3.5. Cá Bống cát trắng lưỡng tính 45
d. Cơ cấu giới tính 45
Hình 3.6. Trứng giai đoạn I 47
Hình 3.7. Trứng giai đoạn II 47
Hình 3.8. Trứng ở giai đoạn III 48
Hình 3.9. Trứng ở giai đoạn IV 48
Hình 3.10. Buồng trứng ở giai đoạn VI – III 49
Hình 3.11. Tinh sào ở giai đoạn I 50
Hình 3.12. Tinh sào ở giai đoạn II 51
Hình 3.13. Tinh sào ở giai đoạn III 51
Hình 3.14. Tinh sào ở giai đoạn IV 52
Hình 3.15. Tinh sào ở giai đoạn VI – II 53
Hình 3.16. Buồng trứng với các yếu tố tạo tinh 55
Hình 3.17. Tinh sào với các yếu tố tạo trứng 56
Hình 3.18. Bể nuôi thuần hóa cá bố mẹ 67
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày đặc với hàng trăm hồ chứa, hồ tự nhiên
lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nói chung và nghề
khai thác thủy sản nội địa nói riêng. So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên,
khu hệ thuỷ sinh của Đắk Lắk có tính đa dạng sinh học tương đối cao. Theo kết quả
điều tra của trường Đại học Tây Nguyên về thành phần giống loài khu hệ cá nước
ngọt Tây Nguyên, ở Đắk Lắk có 201 loài cá, trong đó có 22 loài có giá trị kinh tế, 7
loài trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ của IUCN [4].
Hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất Đắk Lắk và cả Việt Nam với diện tích
khoảng 658 ha. Hồ được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên có hệ
động thực vật phong phú, đa dạng, đã được xác định là khu rừng lịch sử văn hóa
môi trường hồ Lắk từ năm 1995. Hồ là nơi trú ngụ của rất nhiều loài thủy sinh
vật, là nguồn lợi cho cư dân địa phương sinh sống ở khu vực quanh hồ. Bên bờ
hồ còn có buôn Jun, buôn M’Liêng, những buôn người M’Nông cư trú lâu đời, là
cái nôi của nền văn hóa M’Nông. Đây không những là điểm du lịch ưa thích của
nhiều du khách trong ngoài nước mà còn nổi tiếng từ lâu về đặc sản cá Thát lát,
cá Lăng, cá Trèn bầu, cá Bống, là những món ăn ngon được nhiều người biết
đến [2].
Qua thống kê về cá nước ngọt miền Nam Việt Nam của Mai Đình Yên, có
rất nhiều loài cá Bống như: Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), cá Bống
cát tối (Glossogobius giuris), cá Bống cau (Bustis butis), cá Bống mắt
(Ctenogobius ocellatus), cá Bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) [32]
Loài cá Bống cát trắng ở hồ Lắk có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ thị
trấn Liên Sơn, huyện Lắk dao động từ 80.000đ - 100.000đ/kg), được nhiều người
ưa chuộng vì thịt thơm ngon, có thể ăn cả xương, chế biến được nhiều món ăn
như: Cá bống kho tiêu, kho nghệ, chiên giòn
2
Sự phát triển của kinh tế, xã hội, áp lực về dân số, ô nhiễm môi trường, khai
thác thủy sản bừa bãi, đánh bắt bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt đã làm giảm đa
dạng sinh học của thuỷ sinh vật ở hồ Lắk một cách nghiêm trọng. Nguồn lợi thủy
sản nói chung và một số loài thủy sản được coi là đặc sản của hồ đã suy giảm
nghiêm trọng và đang có nguy cơ mất hẳn. Muốn bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản nói
chung, bảo vệ các loài cá Bống nói riêng trước hết phải có những hiểu biết nhất
định về phân loại, đặc điểm sinh thái và sinh học của chúng. Việc nuôi thử nghiệm
và xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo
tồn và phát triển nguồn gen của các loài cá này. Về lâu dài sẽ góp phần duy trì sản
lượng cá bống theo hướng tối ưu bền vững, góp một phần vào việc ổn định và phát
triển kinh tế cộng động ngư dân khai thác cá ở hồ Lắk.
Chính vì lý do đó, chúng tôi được phân công thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại
hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản”.
2. Mục tiêu đề tài
a. Mục tiêu tổng quát
Làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Bống cát trắng
Glossogobius sparsipapillus ở hồ Lắk.
b. Mục tiêu cụ thể
- Bước đầu xác định một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng
Glossogobius sparsipapillus ở hồ Lắk.
- Thử nghiệm cho sinh sản cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Bổ sung dẫn liệu về cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus
cho khoa học.
- Kết quả nghiên cứu bước đầu hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc đưa vào xây dựng nuôi sinh sản, nuôi thương phẩm cá Bống cát trắng
Glossogobius sparsipapillus.
3
4. Giới hạn của đề tài
- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011.
- Địa điểm:
+ Phòng thí nghiệm bộ môn sinh học đại cương trường Đại học Tây Nguyên.
+ Văn phòng Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung -
Viện Nghiên cứu NTTS III, 53 Ngô Thì Nhậm, phường Tân An, TP. Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
+ Khu vực nuôi thử nghiệm: Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
- Do đề tài giới hạn về thời gian nghiên cứu nên chúng tôi tập trung thực
hiện những nội dung sau:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản cá Bống cát trắng Glossogobius
sparsipipallus ở hồ Lắk như đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản.
+ Bước đầu nghiên cứu nuôi thử nghiệm sinh sản bằng hình thức nuôi
trong bể xi măng.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Cá là lớp động vật có số lượng lớn trong tự nhiên, chúng là một mắt xích
quan trọng trong chuỗi thức ăn. Không những thế chúng còn là nguồn cung cấp
dinh dưỡng cho con người và các loài động vật khác.
Trong y tế, nhiều loài cá được sử dụng để làm thành phần điều chế thuốc chữa
bệnh như dầu cá, vitamin..., phòng bệnh cho con người và các sinh vật khác. Theo
Đông Y, cá Bống cát trắng còn được gọi là Sa ngư, có vị ngọt, tính bình, không độc
có các tác dụng noãn trung, ích khí, ấm tỳ vị (Nam dược thần hiệu).
Đối với đời sống, cá được chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế
cao, là thức ăn quan trọng trong ngành chăn nuôi. Phụ phẩm của ngành công
nghiệp chế biến cá còn là nguồn phân bón rất tốt cho trồng trọt.
Vì vậy, ngay từ rất sớm đã có nhiều các công trình nghiên cứu về cá, thuộc
nhiều các lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu về phân loại, phân bố, dinh
dưỡng, sinh sản,
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố của cá
Ngay từ đầu thế kỷ XIX có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại cá như
Boulenger (1851) và Gunther (1899) đã giới thiệu 6843 loài cá ở bảo tàng Anh [22].
Năm 1996 Rainboth đã công bố cuốn sách “Những loài cá sông Mê Kông ở
Campuchia”. Cuốn sách này đã giới thiệu nguồn gốc, phân bố, hình ảnh của 216
loài cá sông Mê Kông thuộc địa phận nước Campuchia, trong đó có 4 loài thuộc
giống cá Bống cát (G.sparsipipallus)[37].
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học – sinh thái
Những nghiên cứu về tuổi cá được tiến hành từ rất sớm. Xuvorov và
Arnold là hai nhà khoa học người Nga (1909 – 1910) công bố công trình nghiên
cứu về tuổi cá đầu tiên [22].
5
Năm 1973, Pravidin đã xây dựng phương pháp xác định phương pháp xác
định tuổi cá. Ông khẳng định: Các xương nắp mang, xương hàm, xương vòm
miệng, xương đai vai và cả xương phẳng của sọ đều có vân sinh trưởng nhưng vòng
vân của xương đá tai và xương nắp mang vẫn rõ hơn các xương khác [22].
Fulton (1902) đề ra phương pháp xác định hệ số béo của cá sau này đã
được Clark (1928) kế thừa, sửa đổi và bổ sung đưa ra các công thức tính hệ
số béo của cá:
Công thức của Fulton (1902): QFulton = W x 100/L
3
Công thức của Clark (1928): QFulton = W0 x 100/L
3
Trong đó:
- Q: Hệ số béo của cá
- L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (cm)
- W: Khối lượng toàn thân của cá (g)
- W0: Khối lượng của cá đã bỏ các nội quan (g)
Khi xác định hệ số béo của cá, người ta đã lấy khối lượng chung của nó kể cả
nội quan. Phương pháp như vậy chưa phản ánh được những chỉ số thật sự của độ béo.
Năm 1961, Amoxov đã tìm ra phương pháp xác định chỉ số cơ cấu bên
ngoài mới của cá và độ béo của nó không phụ thuộc vào mức độ phát triển
của tuyến sinh dục, độ no của bộ máy tiêu hoá và những nhân tố khác.
Phương pháp nghiên cứu của ông dựa trên hình dạng cắt ngang của cơ thể
cá, đặc biệt trên cơ sở xác định vòng ngang qua lưng cá ở chỗ có chiều cao
cơ thể lớn nhất. Ông đề nghị những số đo chủ yếu sau: Chiều dài cá đến
phần cuối phủ vảy, chiều dài đầu, chiều cao lớn nhất của cơ thể, những số đo
ở chỗ cắt ngang theo 3 điểm của nửa cung lưng.
Phương pháp của Amoxov khó áp dụng trong thực tế, vì vậy khi nghiên
cứu hiện trường người ta dùng phương pháp xác định mỡ đơn giản của
Prozoroxkaia. Ông đã đưa ra một tiêu chuẩn gồm 5 bậc để xác định mỡ của
cá, được Nikolxki (1963) trình bày như sau:
6
Bậc 0: Ruột không có mỡ. Đôi khi ruột non có một lớp màng trắng mỏng
bao phủ. Giữa những mấu của ruột non thấy rõ các sợi của màng này
Bậc 1: Có một dải mỡ mỏng nằm giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột non.
Đôi khi ở mép trên của phần thứ hai có một dải mỡ rất hẹp đứt quãng
Bậc 2: Có một dải mỡ hẹp tương đối dày ở giữa phần hai và thứ ba của ruột
non. Ở mép trên của phần thứ hai có dải mỡ hẹp liên tục không đứt quãng. Ở mép
dưới của phần thứ ba có chỗ thấy rõ mỡ nằm thành những phần nhỏ riêng biệt
Bậc 3: Có dải mỡ rộng ở giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột. Ở mấu ruột
giữa phần thứ hai và thứ ba dải này rộng ra. Có một dải mỡ rộng ở mép trên của
phần thứ hai và mép dưới của phần thứ ba. Ở chỗ cong thứ nhất của ruột, nếu
tính từ phần cuối đầu có một khối mỡ hình tam giác. Ở phần ruột cuối hậu môn
đa số các trường hợp đều có lớp mỡ mỏng
Bậc 4: Ruột hầu như hoàn toàn bị mỡ bao phủ, chỉ trừ có những chỗ trống
mà qua đó ta nhìn thấy ruột thôi. Những chỗ trống nhỏ này thường ở mấu thứ hai
và phần thứ ba của ruột. Đôi khi cũng gặp những chỗ trống ấy ở phần thứ hai của
ruột. Những u mỡ ở hai bên mấu ruột rất lớn
Bậc 5: Tất cả ruột đều bị phủ một lớp mỡ dày, không có chỗ trống nào,
những u mỡ ở hai bên mấu ruột rất lớn.
Pravdin là người có công tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học về
ngư loại học. Trong đó có giới thiệu phương pháp tính ngược sinh trưởng về hàng
năm theo tỷ lệ chiều dài thân và đường kính vẩy, được công bố bởi tác giả Einar
Lea (1910 – 1937). Phương pháp tính này được Rosa Lee (1920) sửa đổi, bổ sung
cho rằng không phải sinh trưởng của chiều dài thân tỉ lệ thuận với bán kính của
vẩy mà chỉ có mức tăng của chúng tỷ lệ thuận với nhau khi đã có một kích thước
n. Hiện nay, phương pháp của Elea (1910 - 1937) và Rosa Lee (1920) vẫn được sử
dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu về ngư loại học.
Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của tác giả Pravdin đã tổng
kết công trình nghiên cứu về sinh trưởng của hai tác giả Berverton – Holt (1956).
Hai nhà nghiên cứu này đã giới thiệu phương trình tương quan giữa chiều dài và
7
khối lượng của cá. Phương trình này được các tác giả Võ Văn Phú [16], [18],
Bùi Thanh Loan [12] và nhiều tác giả khác áp dụng.
Dựa vào số đo về chiều dài và khối lượng của cá để tính tương quan theo
phương trình của Berverton – Holt (1956): W = a x Lb
Trong đó: - W: Khối lượng toàn thân của cá (g)
- L: Chiều dài toàn thân cá (cm)
- a, b: Các hệ số tương quan nhất định [29].
Năm 1934, trong cuốn sách: “Hướng dẫn thu mẫu và xử lý dữ liệu nghiên cứu
về thức ăn của cá” của Bogorov vạch ra cách thu thập mẫu thức ăn và cách xử lý để
đưa ra những nhận định chính xác về dinh dưỡng của loài cần nghiên cứu [22].
Nghiên cứu về dinh dưỡng được các nhà khoa học quan tâm, có rất nhiều
công trình nghiên cứu về thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, để góp phần tăng
mức độ sinh trưởng sản lượng và khả năng tái sản xuất quần thể của cá.
Theo Pravidin, từ đầu thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về
dinh dư