Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
53 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp em luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.
Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giúp đỡ cho em suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hưng Quang đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cô, các chú, các bác đang sống và công tác tại xã Hà Hiệu đã giúp đỡ và tạo điều kiên giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2011
Sinh viên
Mai Quang Tuân
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình dạy và học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên luôn tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất để nắm vững được kiến thức và nâng cao được chất lượng giáo dục. Với phương châm “học đi đôi với hành” sau những thời gian trên giảng đường, thì sinh viên còn được thực hành ngoài môi trường, ngoài xã hội, nhằm nắm chắc và củng cố kiến thức đã được học. Do vậy thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chương trình học tập tại các trường đại học. Vì giai đoạn thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội để sinh viên được củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản suất, đức rút kinh nghiệm trong sản suất, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề để sau khi ra trường tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu và tự tin với công việc.
Với mục tiêu đó, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã được thực tập tại tỉnh Bắc Kạn với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực tập và trong bản khoá luận tốt nghiệp. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN SUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.2. Điều kiện văn hoá xã hội 4
1.1.3. Đánh giá chung 7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 8
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.2. Phương pháp tiến hành 8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.3. Kết luận và đề nghị 10
1.3.1. Kết luận 10
1.3.2 Đề nghị 11
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
2.1. Mở đầu 12
2.1.1. Đặt vấn đề 12
2.1.2. Mục đích nghiên cứu 13
2.1.3. Mục tiêu của đề tài 13
2.2. Tổng quan tài liệu 13
2.2.1. Cơ sở khoa học 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 29
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.3.2. Địa điểm tiến hành 31
2.3.3. Vật dụng nghiên cứu 31
2.3.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 31
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.6. Phương pháp tính toán và sử lý số liệu 34
2.4. Kết quả nghiên cứu thảo luận 35
2.4.1. Một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch 35
2.4.2. Bệnh giun xoăn ở ngựa bạch và kết quả điều trị 39
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 43
2.5.1. Kết luận 43
2.5.2. Tồn tại 44
2.5.3. Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
I. TIẾNG VIỆT 45
II. Tiếng Anh 46
PHỤ LỤC
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN SUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn
+ Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên
+ Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:
Vùng phía Tây và Tây - Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pắc Nậm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tây bắc - đông nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.
Vùng phía Đông và Đông - Bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.
Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía đông.
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
* Địa hình
Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn do điều kiện tự nhiên tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên hình thành các vùng khác biệt về khí hậu. Toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất có đỉnh 1.640 m thuộc dãy Nam Khiếu Thượng. Độ cao bình quân toàn tỉnh từ 500 - 600 m, nơi thấp nhất 40 m thuộc khu vực xã Quảng Chu (Chợ Mới). Vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở huyện Ba Bể và huyện Na Rì còn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động vật quý hiếm và nhiều hang động để phát triển du lịch. Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, không có những thung lũng phù sa rộng, phát triển nông nghiệp khó khăn.
* Đất đai
Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 4.857,2 km2. Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu, điều kiện đất đai ở đây thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy nguồn tài nguyên đất đai trong tỉnh là cơ sở quan trọng để phát triển Nông - Lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiện chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn.
Kết quả điều tra cho thấy Bắc Kạn có những loại đất chính sau: đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38% diện tích. Phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày. Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff - Fk): chiếm 71,62% diện tích, phân bố tập trung ở Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (Khu vực Kim Hỷ) Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu đen, đất rất tốt.
Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên Đất lâm nghiệp có rừng 301.722 ha, chiếm 62,12% công nghiệp, đất cây ăn quả có 10.000 ha chiếm 2,05 % diện tích tự nhiên. Nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây phục hồi rừng.
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất ở Bắc Kạn
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
485.720
100,00
Đất nông nghiệp
30.509
6,28
Đất lâm nghiệp
301.722
62,12
Đất ở & đất chưa sử dụng
153.489
31,60
1.1.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,10C ở thị xã Bắc Kạn và - 0,60C ở Ba Bể, - 20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.
Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 - 1600 mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.
1.1.1.4. Giao thông và kết cấu hạ tầng
Trước đây Giao thông chủ yếu là đường bộ nhưng đến nay được thay bằng những đường nhựa, đường bê tông để liên thông giữa các huyện, xã. Các tuyến đường liên tục được mở rộng và sửa chữa. Qua tỉnh có Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng hiện đã được cải tạo nâng cấp và khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng 200 km. Đường bộ từ thị xã Bắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150 km và Cảng Hải phòng chỉ trên 200 km. Như vậy có thể thấy việc giao lưu thông thương hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện.
Hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc đã được đầu tư đến tất cả các xã, các trung tâm thị trấn, thị xã đã phủ sóng điện thoại di động.
1.1.2. Điều kiện văn hoá xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế - văn hóa xã hội
Tình hình kinh tế văn hoá xã hội Bắc Kạn những năm qua không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; xã hội ổn định quốc phòng an ninh giữ vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2005 - 2009) là 11,18%, (năm 2005 - 14,0%, 2006 - 9,6%, 2007 - 12,5%, 2008 - 9,51%, 2009 - 10,08) năm 2009 bình quân đầu người đạt 8,04 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng GDP nông lâm nghiệp là 45,0%; công nghiệp xây dựng cơ bản là 18,56%; thương mại dich vụ là 36,44% ; lương thực có hạt là 152.238 tấn, và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng.
1.1.2.2. Công nghiệp
Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic.....
Với trữ lượng khoáng sản như trên, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản lên cao hơn và tốt hơn phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất khẩu.
Đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá ốp lát, bột đá công nghiệp, rất có triển vọng ở Bắc Kạn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ suối là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.
Tỉnh Bắc Kạn có Khu công nghiệp Thanh Bình thuộc địa bàn xã Thanh Bình huyện Chợ Mới, nằm dọc trên trục đường QL3 cách trung tâm Hà Nội 130 km. Đây là nơi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực, tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp. Tổng diện tích chiếm đất của Khu công nghiệp là 153,8 ha.
1.1.2.3. Nông - Lâm nghiệp
Bắc Kạn có tổng diện tích rừng lâm nghiệp là 420.990,5 ha, trong đó: Đất có rừng là 263.503,9 ha; rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng 39.352,5 ha, đất chưa có rừng là 157.484,6 ha. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000 m3.
Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như Ngô, Khoai, Sắn... Tỉnh đang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng các loại cây cao sản như: Cà chua, dưa hấu, các loại rau sạch ở thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và trồng hoa xuất khẩu ở Đồn Đèn - Hồ Ba Bể. Ngoài ra diện tích đất đồi rừng đã giao cho nông dân có thể trồng các loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi.
Về lĩnh vực chăn nuôi, mặc dù tổng đàn trâu, bò giảm nhưng tổng đàn lợn, đàn gia cầm tăng so với 2008, trong khi đó các mô hình chăn nuôi thủy sản cho hiệu quả khá và có nhiều triển vọng phát triển. Hiện nay tỉnh đang thực hiện đề án lớn về phát triển chăn nuôi trâu, bò giai đoạn 2006 - 2010. Việc thực hiện Đề án phát triển đàn trâu, bò đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và đã hình thành Chợ mua bán gia súc (Chợ Bò xã Nghiên Loan huyện Pắc Nậm). Ngoài ra tỉnh Bắc Kạn có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn, gia cầm, dê... và nuôi cá Hồi phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành vẫn đạt 7,44% tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh với 45,48%. Trong sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh thực hiện được 47.547 ha đạt 105%, đưa tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm lên 151.852 tấn.
Về xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè chống xói lở tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện. Trong công tác thuỷ lợi, ngành đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, thẩm định các dự án thuỷ lợi theo phân cấp. Các hoạt động hỗ trợ và phục vụ sản xuất được cung ứng đầy đủ phục vụ tích cực cho sản xuất của bà con nông dân. Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thực hiện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật đúng chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
1.1.2.4. Du lịch
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho một danh lam thắng cảnh là Hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500 ha, nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hiện nay tỉnh đang trình UNESCO công nhận vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngoài ra gần khu vực thị xã Bắc Kạn còn có 02 địa điểm có thể đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái và hệ thống vui chơi giải trí khá lý tưởng là Khu du lịch sinh thái Thác Bạc và Khu du lịch sinh thái Nặm Cắt, cách thị xã Bắc Kạn chỉ khoảng chừng trên 10 km.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, đặc biệt là các di tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: khu ATK Chợ Đồn, Khu di tích Nà Tu, Cẩm Giàng, Phủ Thông, Đèo Giàng.
1.1.3. Đánh giá chung
* Thuận lợi
- Bắc Kạn là một tỉnh miềm núi vùng cao nằm trong ở trung tâm núi rừng Việt Bắc. Đất đai rộng lớn cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp.
- Là một tỉnh có có nhiều khoáng sản và nhiều điểm du lịch lý tưởng nên rất có tiền năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Bắc Kạn đang có một nguồn lao động trẻ dồi dào (hiện khoảng có 200.000 lao động). Đây là nguồn lao động có thể cung ứng đủ nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Kạn với giá thuê nhân công rẻ hơn các nơi khác.
- Bắc Kạn là một trong những tỉnh được nhà nước chú trọng quan tâm, dành được nhiều chính sách hộ trợ, chính sách phát triển và được nhiều dự án phát triển nông - lâm nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế và lợi ích của người dân.
* Khó khăn
- Với một diện tích rộng nhưng 80 % là đồi núi, dân cư chủ yếu là các dân tộc thiểu số, sống không tập trung, học vấn vẫn còn thấp nên:
+ Khó khăn trong việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khó có thể công nghiệp hoá nông nghiệp.
+ Giao thông đi lại rất khó khăn, việc thông thương buôn bán gặp trở ngại.
- Đời sống nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng thấp thấp kém, nông dẫn vẫn canh tác theo phương pháp cổ truyền nên năng suất thấp.
- Ngành công nghiệp không phát triển, kinh tế trên lệch giữa các vùng miền một cách rõ rệt.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Thời gian thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quý báu vì là bước đầu tiên sinh viên được va chạm với thực tế, được trực tiếp rèn luyện tay nghề áp dụng những gì đã học vào phục vụ sản xuất, qua đó giúp sinh viêm nâng cao thêm kiến thức chuyên môn và tay nghề. Được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và người dân tôi đã đề ra nội dung phục vụ sản xuất:
- Điều tra và theo dõi một số đặc điểm sinh học ngựa bạch tại ba huyện có số lượng nhiều ngựa bạch chủ yếu (Ba Bể, Na Rì, Pắc Nậm) của tỉnh Bắc Kạn.
- Chuẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn ngựa nuôi tại xã Hà Hiệu - huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Để đạt những mục đích đề ra trong đợt thực tập, mong muốn thực tập thu được nhiều kết quả cao tôi đã đề ra một số giải pháp thực hiện như sau:
+ Phải tuân thủ mọi quy định pháp luật mà nhà nước đề ra và mọi yêu cầu của nhà trường, khoa và giảng viên hướng dẫn.
+ Phải xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý trong thời gian mình thực tập.
+ Không ngại khó, ngại khổ, tích cực bán sát địa bàn, quyết tâm phải đến từng nhà lắng nghe nguyện vọng của các hộ chăn nuôi.
+ Tích cực học hỏi những kinh nghiệm của những người đã có kinh nghiệm, đồng thời tích cực truyền đạt những gì đã học với các hộ chăn nuôi và tôi luôn không ngừng tham khảo những tài liệu chuyên môn.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
* Công tác điều tra nghiên cứu
- Muốn biết được tình hình và thực trạng nuôi ngựa bạch của tỉnh chúng tôi cần tiến hành đến từng hộ chăn nuôi ngựa bạch tại 3 huyện có số đầu ngựa bạch nhiều nhất trong tỉnh để tìm hiểu, thu thập số liệu qua 06 mẫu phiếu và thấy rằng:
+ Kết quả điều tra ba huyện (Na Rì, Ba Bể, Pắc Nậm của tỉnh Bắc Kạn) chúng tôi thấy rằng ngựa bạch hiện nay còn rất ít hộ gia đình nuôi. Cả ba huyện mới có 47 hộ nuôi ngựa bạch, với 159 con ngựa bạch.
+ Quy mô chăn nuôi chủ yếu 2 - 3 con/hộ. Tuy nhiên cũng có hộ nuôi trên 10 con.
+ Thức ăn chăn nuôi cho ngựa là các giống cỏ tự nhiên, cỏ trồng và bổ sung thêm thức ăn tinh như thóc, ngô và cám gạo.
* Công tác thú y và điều trị bệnh
Việc chuẩn đoán sớm để điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn với ngành chăn nuôi. Chuẩn đoán chính xác và sớm các bệnh sẽ làm giảm tối đa tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc con vật nhanh chóng phục hồi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua thời gian thực tập, tôi đã gặp một số bệnh trên ngựa và trực tiếp chuẩn đoán và điều trị:
- Bệnh tiêu chảy ngựa:
+ Triệu trứng: Thấy phân của chúng không thành viên, phân bị nhão, ngựa có biểu hiện mệt mỏi không linh hoạt, kém ăn, mấy ngày sau thấy ngựa ỉa chảy, ỉa vọt cần câu, ngựa gầy nhanh, sù lông và ốm yếu.
+ Điều trị: Chuẩn đoán đúng bệnh, ngựa đã bị tiêu chảy nên tôi dùng Hamcoli - S 1ml/10 kg p, tiêm bắp thịt, tiêm liên tục 4 ngày. Tiêm thêm thuốc bổ là: B.Complex: 5ml/con/ngày, tiêm bắp
+ Hộ lý: Ngựa được nhốt vào chuồng riêng không thả lên rừng và cho chúng ăn uống đầy đủ.
- Bệnh viêm phổi ngựa:
+ Triệu chứng: Thấy ngựa có nước mũi, nước mắt chảy, nước mũi lúc đầu còn loãng sau đặc dần, kèm theo thấy ho nhiều về ban đêm và sáng sớm hay khi đuổi về nhanh, ngựa bị kéo dài trong một tuần mới phát hiện ra.
+ Điều trị: Dùng thuốc HanGen - Tylo 15ml/100 kg P/lần. Ngày tiêm hai lần và tiêm liên tục 6 ngày.
Tiêm thêm thuốc bổ là: B.Complex: 5ml/con/ngày
+ Hộ lý: