Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang

Voọc mũi hếch(Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [69, 89]. Đây là loài linh trưởng đặc hữu cho vùng Đông Bắc Việt Nam.Mặc dù, Voọc mũi hếch được phát hiện và định tên từ năm 1912 [32], nhưng córất ít những quan sátvề loài này trongmột thời gian dài sau đó, dovậy, Mettermeier và Cheney (1986) đã chorằng: “Voọcmũi hếch(Rhinopithecus avunculus) ở miềnBắc Việt Nam có thể đã tuyệt chủng. Loài này chỉ được biết đến quamộtsốmẫuvậtbảo tàng được thu thậptừ đầu thếkỷ này vàgần đây không cóbấtkỳ báo cáo nàovề chúng ngoàitự nhiên” [68]. Cho đến năm 1990, Ratajszczak vàcộngsự đã tiến hànhmột cuộc điều tra cho WWF ở khu vực xung quanh VQG BaBể và đã thu thập được những thông tinvề loài Voọcmũi hếch ở BaBể vàcả các khuvực khác [87]. Tiếp sau đó, Ratajszczak vàcộngsự (1992) đã thực hiệnmột cuộc điều tratổng thể đầu tiênvề loài Voọcmũihếch(R. avunculus) ở nhiều địa phương [88].Kết quảcủa cuộc điều tra này đã tái phát hiện vềsựtồntạicủa loài này trongtự nhiên,vớisốlượng quần thể ước đoán khoảng 190-250 cá thể ở khuvực Chiêm Hóa và Nà Hang,tỉnh Tuyên Quang, và khoảng 100 cá thể ở các khuvực thuộc 2tỉnhBắcKạn và Thái Nguyên [88]. Kết quả điều tra, nghiêncứu cho thấy, Voọcmũihếch(R. avunculus) hiện hình thànhmộtsố quần thể ở: Phân khu TátKẻ (khoảng 20 cá thể) và phân khuBản Bung (khoảng 50 cá thể)của KBTTN Na Hang thuộctỉnh Tuyên Quang, và khu vực Khau Ca (khoảng 60 cá thể)củatỉnh Hà Giang [19, 26, 55, 56, 57, 58, 61, 73, 77]. Tuyvậy, cho đến nay, những hiểu biếtvề đặc điểm sinhhọc, sinh tháicủa loài Voọcmũihếch chỉ quakết quảcủamộtsố ít nghiêncứu ban đầucủa Boonratana và Lê XuânCảnh (1994)về sinh thái vàtập tínhcủa Voọcmũihếch ở KBTTN Na Hang [19, 20];của Phạm Nhật (1993)về thức ăn vàkết quảcủa các 2 cuộc điều tra thực địavề Voọcmũihếch ởmộtsố khuvực thuộc vùng ĐôngBắc Việt Nam [7]; vàcủamộtsố tác giả khác [2, 29, 54, 55, 66]. Tại khuvực Khau Ca,tỉnh Hà Giang,một quần thể Voọcmũihếch (Rhinopithecus avunculus),với khoảng 60 cá thể, được phát hiện vào tháng 01năm 2002 [55].Kểtừ đó, quần thể Voọcmũihếch này được xác định làmột trong ba quần thểlớn nhất và quan trọng đốivới công tác nghiêncứu vàbảotồn loài linh trưởng quý hiếm này [26]. Nhằm góp phần nghiêncứu vàbảotồn loài Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca,tỉnh Hà Giang, chúng tôi thực hiện đề tài:“Nghiêncứumộtsố đặc điểm sinh tháicủa Voọcmũihếch(Rhinopithecus avunculus Doll man, 1912) ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang”,vớimục đích: 1. Nghiêncứumộtsố đặc điểm sinhhọc, sinh tháicủa quần thể Voọcmũi hếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. 2. Nghiêncứumộtsốtập tínhcủa Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. 3. Nghiêncứumộtsố đặc điểm sinh thái dinhdưỡng: thành phần thức ăn, nguồn thức ănsẵn có, trữlượng vàsự biến động nguồn thức ăncủa Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. 4. Nghiêncứuvề vùngsống vàsửdụng vùngsốngcủa Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. 5. Môtả các kiểutư thế vàvận độngcủa Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiêncứucủa đề tàisẽ góp phần nâng cao hiểu biếtvề những đặc điểm sinhhọc và sinh tháicủa Voọcmũihếch(R. avunculus),tạocơsở khoahọc cho công tácbảotồn loài linh trưởng quý hiếm này. Đâycũng là nghiêncứu đầu tiênvề Voọcmũihếch ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang.

pdf110 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ KHẮC QUYẾT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912) Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ KHẮC QUYẾT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912) Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 01. 05. 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ VŨ KHÔI HÀ NỘI – 2006 i Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang Ảnh: Lê Khắc Quyết * Chú ý: Tất cả các ảnh trong luận văn này được chụp bởi tác giả, ngoại trừ một số khác đã được ghi chú rõ ràng ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng biết ơn tất cả! Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Lê Vũ Khôi (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQGHN), người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với: GS. TS. Herbert H. Covert (Trường Đại học Colorado, Boulder, Hoa Kỳ) và TS. Barth W. Wright (Trường Đại học thành phố Kansas, Hoa Kỳ) về những giúp đỡ và động viên cũng như các hỗ trợ về kinh phí và thiết bị nghiên cứu; CN. Vũ Ngọc Thành (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã luôn giúp đỡ và động viên cho tôi trong cuộc sống và công tác nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các cơ quan: Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI), Tập đoàn Viễn thông Vodafone (Vodafone Group Plc.), Quỹ Các loài Ưu tiên (Flagship Species Fund) và Tổ chức Bảo tồn Linh trưởng (Primate Conservation Inc.) đã tài trợ kinh phí trong suốt quá trình nghiên cứu; UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện và cấp giấy phép cho việc nghiên cứu thực địa; và Bộ môn Động vật Có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã tận tình giúp đỡ tôi định tên các loài thực vật. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới CN. Nguyễn Anh Đức và CN. Vũ Anh Tài (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã giúp đỡ quý báu và tham gia với tôi trong công tác nghiên cứu khu hệ thực vật ở khu vực Khau Ca. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân: TS. Mark Infield, TS. William B. Bleisch, bà Nguyễn Bích Hà, bà Lê Thị Yến Anh và ông Paul Insua-Cao iii (FFI), ông Robert Primmer (Tổ chức FRR) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập; TS. Noel Rowe và TS. Marc Myers (PCI) đã động viên và tài trợ kinh phí; PGS. TS. Hà Đình Đức (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN), TS. Ramesh Boonratana (Tổng thư ký, Hiệp hội Linh trưởng Đông Nam Á – SEAPA), NCS. Hoàng Minh Đức (Viện Sinh học Nhiệt đới/Đại học Queensland – Australia) đã động viên và giúp đỡ quý báu về học thuật và tài liệu tham khảo; NCS. Cyril C. Grüter (Anthropological Institute và Museum, Universität Zürich), ThS. Carrie Stengel (Trường Đại học Colorado, Boulder, Hoa Kỳ) đã cung cấp nhiều tài liệu tham khảo; ông Hoàng Ngọc Tường, ông Hoàng Văn Nình và ông Hoàng Văn Tuệ (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại Hà Giang; ThS. Nguyễn Đại Trung (Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản) và bà Nguyễn Hạnh Quyên (Viện Địa lý) đã cung cấp và giúp đỡ xử lý số liệu bản đồ. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhân dân xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, đặc biệt các anh Đán Văn Khoan, Đán Văn Nhiêu, Nông Văn Giỏi, Chúng Văn Thành, Đán Văn Khoán, Đán Văn Truyền và ông Đán Văn Mai đã giúp đỡ đặc biệt cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Mẹ, vợ và gia đình cùng bạn bè, về sự ân cần, hỗ trợ hết lòng và sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2006 Lê Khắc Quyết iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam...................................... 3 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1954................................................................................ 3 1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 .............................................................. 4 1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay.................................................................. 4 1.2. Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam ................................... 5 1.3. Một vài đặc điểm của giống Rhinopithecus.......................................................... 8 1.3.1. Phân loại học ................................................................................................... 8 1.3.2. Hình thái.......................................................................................................... 9 1.3.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái ............................................................... 10 1.3.4. Phân bố.......................................................................................................... 11 1.4. Vài nét về loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ................................ 11 1.4.1. Tên gọi .......................................................................................................... 11 1.4.2. Phân loại học ................................................................................................. 12 1.4.2. Một số đặc điểm hình thái.............................................................................. 12 1.4.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái ............................................................... 13 1.4.4. Phân bố.......................................................................................................... 15 1.4.5. Các mối đe dọa .............................................................................................. 15 1.4.6. Tình trạng bảo tồn.......................................................................................... 17 Chương 2 – ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 19 2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 19 2.1.1. Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu ............................................................... 19 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 19 2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội................................................................................. 27 2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến .................................................................... 31 2.3.2. Phương pháp theo dõi đối tượng nghiên cứu .................................................. 31 2.3.3. Phương pháp xác định các nhóm tuổi/giới tính............................................... 31 2.3.4. Phương pháp điều tra thành phần thức ăn....................................................... 31 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu vùng sống............................................................... 33 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu về các kiểu vận động và tư thế................................ 33 2.3.7. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng .......................................................... 33 2.3.8. Phương pháp theo dõi vật hậu ........................................................................ 34 2.3.9. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 34 Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 35 3.1. Quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca ................................................... 35 3.1.1. Số lượng quần thể .......................................................................................... 35 v 3.1.2. Kích thước và cấu trúc đàn............................................................................. 36 3.1.3. Tổ chức đàn ................................................................................................... 36 3.1.4. Một số đặc điểm hình thái theo các nhóm tuổi và giới tính............................. 38 3.2. Một số tập tính của Voọc mũi hếch.................................................................... 39 3.2.1. Kiếm ăn (Feeding) ......................................................................................... 39 3.2.2. Tập tính xã hội (Social behaviour) ................................................................. 39 3.2.3. Nghỉ ngơi (Resting) ....................................................................................... 41 3.2.4. Di chuyển (Traveling).................................................................................... 41 3.3. Một số đặc điểm sinh thái dinh dưỡng............................................................... 42 3.3.1. Thành phần thức ăn........................................................................................ 42 3.3.2. Nguồn thức ăn ............................................................................................... 47 3.4. Vùng sống ........................................................................................................... 48 3.4.1. Nơi sống ........................................................................................................ 48 3.4.2. Kích thước vùng sống .................................................................................... 50 3.4.3. Sử dụng vùng sống ........................................................................................ 52 3.4.4. Nơi ngủ.......................................................................................................... 53 3.5. Các kiểu tư thế và vận động............................................................................... 54 3.5.1. Các kiểu tư thế ............................................................................................... 54 3.5.2. Các kiểu vận động ......................................................................................... 57 3.6. Một số vấn đề về bảo tồn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca.......................... 60 3.6.1. Các mối đe dọa .............................................................................................. 60 3.6.2. Các hoạt động bảo tồn.................................................................................... 63 3.6.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương.......................................................... 64 3.6.4. Tầm quan trọng của khu vực Khau Ca đối với bảo tồn Voọc mũi hếch........... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66 Kết luận ..................................................................................................................... 66 Kiến nghị ................................................................................................................... 68 Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận văn ..................................... 69 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 70 Phụ lục 1. Danh lục các loài linh trưởng ở Việt Nam.......................................................... I Phụ lục 2. Các loài thuộc giống Rhinopithecus ..................................................................II Phụ lục 3. Các mẫu phiếu thu thập số liệu ....................................................................... III Phụ lục 4. Thời gian và số lượng quan sát Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca ................ IV Phụ lục 5. Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch.............................. VI Phụ lục 6. Số lượng các loài là thức ăn của Voọc mũi hếch theo các tuyến thực vật ......... XI Phụ lục 7. Danh sách các loài thực vật thuộc các tuyến điều tra thực vật.........................XII Phụ lục 8. Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang .................................................. XVI Phụ lục 9. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu.................................. XVII vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ KHCN&MT Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường DBH Đường kính ngang ngực ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội FFI Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế IUCN Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên KHTN Khoa học Tự nhiên n Số lượng mẫu (đo, đếm, bắt gặp, quan sát, v.v..) r Giá trị của mẫu (n) VQG Vườn Quốc gia Viện NC ĐC-KS Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản UBND Ủy ban Nhân dân WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus ....................... 9 Bảng 2. Một số đặc điểm sinh thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus ..................... 10 Bảng 3. Kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)......... 13 Bảng 4. Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang ................................................ 22 Bảng 5. Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca.................... 26 Bảng 6. Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca ......................................... 27 Bảng 7. Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang ..................... 29 Bảng 8. Bảng xác định các phần của cây bị Voọc mũi hếch ăn ........................................ 33 Bảng 9. Số lượng quần thể của Voọc mũi hếch ở các khu vực phân bố khác nhau ........... 35 Bảng 10. Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở Khau Ca .............. 43 Bảng 11. Số lượng các loài thuộc các tuyến điều tra thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang .......................................... 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Bản đồ 1. Phân bố của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở Việt Nam ............... 16 Bản đồ 2. Vị trí khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang............................................................ 20 Bản đồ 3. Hệ thống tuyến điều tra và vị trí các tuyến điều tra thực vật ............................. 32 Bản đồ 4. Các điểm ghi nhận Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca................................... 51 Biểu đồ 1. Biểu đồ sinh khí hậu ở Hà Giang (cách Khau Ca 15 km) ................................ 22 Biểu đồ 2. Thành phần thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca .......................... 42 Biểu đồ 3. Sự thay đổi thức ăn theo mùa của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca............ 46 Biểu đồ 4. Sự thay đổi theo mùa của các loài thực vật ở khu vực Khau Ca ...................... 46 Biểu đồ 5. Số lượng các cây theo các tuyến điều tra thực vật ở khu vực Khau Ca ............ 50 Ảnh 1. Voọc mũi hếch thể hiện sự dọa nạt khi nhìn thấy vật thể lạ (con người) ............... 40 Ảnh 2. Khu rừng có Voọc mũi hếch kiếm ăn................................................................... 49 vii Ảnh 3. Kiểu ngồi co gối của Voọc mũi hếch.................................................................... 54 Ảnh 4. Kiểu ngồi dạng chân của Voọc mũi hếch ............................................................. 54 Ảnh 5. Kiểu ngồi với chi trước đu bám của Voọc mũi hếch............................................. 55 Ảnh 6. Kiểu ôm bám của Voọc mũi hếch ........................................................................ 55 Ảnh 7. Kiểu đứng của Voọc mũi hếch ............................................................................. 56 Ảnh 8. Kiểu cúi mình của Voọc mũi hếch ....................................................................... 56 Ảnh 9. Kiểu đứng bằng hai chi sau của Voọc mũi hếch ................................................... 56 Ảnh 10. Kiểu đu bám bằng chi trước của Voọc mũi hếch ................................................ 57 Ảnh 11. Kiểu đi bằng bốn chi của Voọc mũi hếch ........................................................... 57 Ảnh 12. Kiểu chạy bằng bốn chân của Voọc mũi hếch .................................................... 57 Ảnh 13. Kiểu leo lên theo chiều thẳng đứng của Voọc mũi hếch ..................................... 58 Ảnh 14. Kiểu Di chuyển bằng chi trước của Voọc mũi hếch............................................ 58 Ảnh 15. Kiểu nhảy lao xuống của Voọc mũi hếch ........................................................... 59 Ảnh 16. Kiểu nhảy dựng của Voọc mũi hếch................................................................... 59 Ảnh 17. Kiểu nhảy ôm thẳng đứng của Voọc mũi hếch ................................................... 60 Ảnh 18. Kiểu buông mình của Voọc mũi hếch ................................................................ 60 Ảnh 19. Voọc mũi hếch vàng (R. roxellana)......................................................................II Ảnh 20. Voọc mũi hếch Vân Nam (R. bieti) ......................................................................II Ảnh 21. Voọc mũi hếch Quý Châu ....................................................................................II Ảnh 22. Voọc mũi hếch (R. avunculus) .............................................................................II 1 MỞ ĐẦU Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [69, 89]. Đây là loài linh trưởng đặc hữu cho vùng Đông Bắc Việt Nam. Mặc dù, Voọc mũi hếch được phát hiện và định tên từ năm 1912 [32], nhưng có rất ít những quan sát về loài này trong một thời gian dài sau đó, do vậy, Mettermeier và Cheney (1986) đã cho rằng: “Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở miền Bắc Việt Nam có thể đã tuyệt chủng. Loài này chỉ được biết đến qua một số mẫu vật bảo tàng được thu thập từ đầu thế kỷ này và gần đây không có bất kỳ báo cáo nào về chúng ngoài tự nhiên” [68]. Cho đến năm 1990, Ratajszczak và cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra cho WWF ở khu vực xung quanh VQG Ba Bể và đã thu thập được những thông tin về loài Voọc mũi hếch ở Ba Bể và cả các khu vực khác [87]. Tiếp sau đó, Ratajszczak và cộng sự (1992) đã thực hiện một cuộc điều tra tổng thể đầu tiên về loài Voọc mũi hếch (R. avunculus) ở nhiều địa phương [88]. Kết quả của cuộc điều tra này đã tái phát hiện về sự tồn tại của loài này trong tự nhiên, với số lượng quần thể ước đoán khoảng 190-250 cá thể ở khu vực Chiêm Hóa và Nà Hang, tỉnh Tuyên Qu