Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển mạnh mẽ, con người không chỉ quan tâm về đời sống vật chất mà còn quan tâm rất nhiều về đời sống tinh thần. Trong đời sống tinh thần đó, người ta không thể không kể đến giá trị của các loài hoa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo nên các vùng sinh thái đa dạng thích hợp cho trồng trọt nhiều chủng hoa đẹp của Việt Nam và thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng 5000 ha sản xuất hoa cây cảnh với tổng sản lượng ước tính khoảng 4 tỷ cành hoa. Năm 2001, cả nước có hơn 8000 ha đất trồng hoa, chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành như Lâm Đồng (1254 ha), Hà Nội (867 ha), Hưng Yên (867 ha) , với doanh thu là 291 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7 tỷ đồng. Về mặt kinh tế, nghề trồng hoa đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Chính vì vậy nghề trồng hoa ngày càng được phát triển, qui mô, diện tích và chủng loại hoa cũng ngày được tăng lên [25].
Xét về cơ cấu, nước ta chủ yếu trồng các loài hoa như: lan, hồng, lay ơn, cúc, hoa loa kèn trắng Trong các loài hoa trên, tuy hoa loa kèn trắng còn là loài hoa khá mới mẻ nhưng do có vẻ đẹp thanh khiết, hương thơm dịu nhẹ nên ngày càng được ưa chuộng.
Hoa loa kèn trắng (hay còn gọi là Huệ tây) du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet. thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý. một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về . Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Tuy nhiên, mùa hoa loa kèn thường rất ngắn, chỉ khoảng 2÷3 tuần vào cuối xuân, đầu hạ ( dịp lễ Phục sinh). Nhiều khi mùa hoa loa kèn đã đi qua mà nhiều người tiếc ngẩn ngơ vì chưa kịp ngắm hoa. Còn đối với các nông hộ, mùa hoa quá ngắn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ của hoa. Do hoa lại nở rộ cùng một thời gian nên các nông hộ phải tiêu thụ gấp gáp, nhiều khi còn bị ép giá. Thông thường giá bán hoa loa kèn vào chính vụ là 500÷1500 đồng/ bông, trong khi đó giá bán hoa loa vào đầu và cuối vụ lên tới 2500÷4000 đồng/ bông. Chính vì lý do trên, mặc dù hoa loa kèn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng các nông hộ không dám đầu tư nhiều với diện tích lớn vì sợ không kịp tiêu thụ trong những ngày hoa nở rộ.
Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được biện pháp xuân hóa củ giống để trồng hoa loa kèn trái vụ trái vụ, cung cấp cho nhu cầu hoa tươi vào dịp tết Nguyên đán hay 8/3. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không thể cung cấp hoa cho thị trường từ đầu tháng 5 vì cây loa kèn không thích hợp với điều kiện nắng nóng. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản hoa loa kèn trắng” để tìm ra biện pháp bảo quản hoa tốt nhất, cung cấp hoa cho nhu cầu tiêu dùng hoa loa kèn quanh năm.
74 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản hoa loa kèn trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển mạnh mẽ, con người không chỉ quan tâm về đời sống vật chất mà còn quan tâm rất nhiều về đời sống tinh thần. Trong đời sống tinh thần đó, người ta không thể không kể đến giá trị của các loài hoa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo nên các vùng sinh thái đa dạng thích hợp cho trồng trọt nhiều chủng hoa đẹp của Việt Nam và thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng 5000 ha sản xuất hoa cây cảnh với tổng sản lượng ước tính khoảng 4 tỷ cành hoa. Năm 2001, cả nước có hơn 8000 ha đất trồng hoa, chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành như Lâm Đồng (1254 ha), Hà Nội (867 ha), Hưng Yên (867 ha)…, với doanh thu là 291 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7 tỷ đồng. Về mặt kinh tế, nghề trồng hoa đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Chính vì vậy nghề trồng hoa ngày càng được phát triển, qui mô, diện tích và chủng loại hoa cũng ngày được tăng lên [25].
Xét về cơ cấu, nước ta chủ yếu trồng các loài hoa như: lan, hồng, lay ơn, cúc, hoa loa kèn trắng… Trong các loài hoa trên, tuy hoa loa kèn trắng còn là loài hoa khá mới mẻ nhưng do có vẻ đẹp thanh khiết, hương thơm dịu nhẹ nên ngày càng được ưa chuộng.
Hoa loa kèn trắng (hay còn gọi là Huệ tây) du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)... Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet... thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý... một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về ... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Tuy nhiên, mùa hoa loa kèn thường rất ngắn, chỉ khoảng 2÷3 tuần vào cuối xuân, đầu hạ ( dịp lễ Phục sinh). Nhiều khi mùa hoa loa kèn đã đi qua mà nhiều người tiếc ngẩn ngơ vì chưa kịp ngắm hoa. Còn đối với các nông hộ, mùa hoa quá ngắn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ của hoa. Do hoa lại nở rộ cùng một thời gian nên các nông hộ phải tiêu thụ gấp gáp, nhiều khi còn bị ép giá. Thông thường giá bán hoa loa kèn vào chính vụ là 500÷1500 đồng/ bông, trong khi đó giá bán hoa loa vào đầu và cuối vụ lên tới 2500÷4000 đồng/ bông. Chính vì lý do trên, mặc dù hoa loa kèn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng các nông hộ không dám đầu tư nhiều với diện tích lớn vì sợ không kịp tiêu thụ trong những ngày hoa nở rộ.
Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được biện pháp xuân hóa củ giống để trồng hoa loa kèn trái vụ trái vụ, cung cấp cho nhu cầu hoa tươi vào dịp tết Nguyên đán hay 8/3. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không thể cung cấp hoa cho thị trường từ đầu tháng 5 vì cây loa kèn không thích hợp với điều kiện nắng nóng. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản hoa loa kèn trắng” để tìm ra biện pháp bảo quản hoa tốt nhất, cung cấp hoa cho nhu cầu tiêu dùng hoa loa kèn quanh năm.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định độ già, thời gian, nhiệt độ, dung dịch dinh dưỡng xử lý trước bảo quản để nâng cao chất lượng và tuổi thọ hoa cắt.
1.2.2. Yêu cầu:
Xác định độ già thu hoạch thích hợp.
Xác định nhiệt độ bảo quản lạnh thích hợp.
Xác định dung dịch cắm hoa trước bảo quản cho chất lượng và tuổi thọ cắm hoa tốt nhất.PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về hoa loa kèn trắng
Hoa loa kèn (hay còn gọi là Huệ tây) là tên gọi chung cho các loài hoa thuộc họ Liliaceae (cũng có sách ghi là họ Hành Tỏi). Tuy nhiên phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn, nên được gọi là hoa loa kèn – tên đặt theo hình dáng bông hoa.
Nếu hoa hồng được coi là biểu tượng của Vua và Hoàng hậu, biểu tượng của tình yêu thì hoa loa kèn được coi như “hoa của chúa trời” bởi sự duyên dáng, thanh nhã trong hình dáng bông hoa và sự màu trắng tinh khiết của cánh hoa. Hoa loa kèn trắng đã trở thành biểu tượng của sự hồi sinh của chúa Jesus. Chính vì vậy hoa còn có tên là Easter lily- hoa của ngày lễ Phục sinh.
Lily cho mùa lễ Phục sinh (Easter Lily) xuất xứ từ Nhật Bản và mọc dại tự nhiên ở nhiều nơi khác như Trung Quốc, Formosa, quần đảo Lichu ... Lily đã từng được nhắc đến trong một cuốn sách về vườn cảnh Nhật Bản từ năm 1681. Easter Lily đến vương quốc Anh năm 1819 và chẳng bao lâu sau đó, nó đã trở thành một bông hoa quen thuộc được ưa chuộng. Những củ hoa Huệ Tây được xuất khẩu sang Anh, Mỹ từ Bermuda, bấy giờ là trung tâm sản xuất Hoa Huệ Tây thương mại đầu tiên ngoài Nhật Bản. Các củ Huệ Tây lúc đó còn được gọi là "Vàng Trắng" (White Gold) [26].
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa loa kèn được xếp vào nhóm lá mầm (Monocotylendones), phân lớp hành (Lilidae), họ hành (Liliaceae), chi Lilium. Họ hành có rất nhiều loại khác nhau với những dạng hoa và màu sắc hết sức đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Từ các loại hoa có hình phễu như L.longiflorum, L.candidum, L. wallichianum, hình chén như: L.martagon hay với những cánh hoa nhỏ hẹp đến dạng hình chuông, nõ điếu…, từ những loài hoa có hương thơm tinh khiết đến loài hoa có mùi khó chịu [2].
Cây loa kèn thuộc dạng thân thảo, thường mọc đơn. Lá hình đơn mũi mác, mọc xung quanh thân. Hoa lưỡng tính, mọc ở ngọn. Hoa loa kèn trắng có màu trắng pha thêm chút xanh và mùi hương thơm dịu. Một cành hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Lá hoa dày màu xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cành lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa tương đối cứng nên ít bị đổ gãy. Hoa loa kèn nở vào dịp cuối xuân đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng. Vì vậy, vào giữa tháng tư, ở đâu ta cũng gặp hoa loa kèn tràn ngập khắp phố phường, sau đó thì lại trở lên quý hiếm [18].
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa loa kèn trắng
2.2.1. Trên thế giới
Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Kim ngạch mậu dịch về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế thì những năm 50 của thế kỷ 20, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD nhưng đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10%/năm. Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng thế giới có thể đạt 200 tỷ USD/năm [22].
Trên thế giới hoa loa kèn được trồng rất nhiều nước và là loại hoa cắt rất quan trọng ở Nam Phi, Kenya, Isarel, Mỹ, Nhật Bản… và đặc biệt là Châu Âu. Hàng năm Hà Lan sản xuất được hàng triệu hoa cắt và hoa chậu loa kèn, phục vụ cho thị trường tiêu thụ hoa rộng lớn gồm 89 nước trên thế giới.
Pháp, Đức, Bỉ, Liên Xô… cũng đã chú ý phát triển loại cây này từ những năm 1983 song đến nay chưa thực sự phát triển [10].
Tại Mỹ, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, loa kèn mang lại giá trị buôn bán vào năm 1995 là 37,4 triệu USD, tương đương 10 triệu cành hoa cắt. Loa kèn chỉ đứng sau ba loài hoa là trạng nguyên, cúc, đỗ quyên và đặc biệt được ưa chuộng trong dịp lễ tết [19].
Giá trị kinh tế mà hoa loa kèn trắng đem lại cho nước Mỹ không ngừng tăng lên.
2.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam đang trồng phổ biến giống hoa loa kèn ta, giống hoa này có ưu điểm là không cần xử lý củ giống, khi trồng vẫn có thể ra hoa, hoa nở đồng đều. Tuy nhiên, nhược điểm của nó lại nở rộ vào tháng 4, tháng 5 là thời điểm thị trường tiêu thụ hoa không cao.
Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ nước ta có khoảng 100 ha đất trồng hoa loa kèn. Diện tích ít ỏi này phân bố chủ yếu ở Đà Lạt, Hà Nội và đang đượcph át triển ở một số tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trong đó, hoa phục vụ xuất khẩu chủ yếu được trồng ở Đà Lạt. Hàng năm, Đà Lạt cung cấp khoảng 34 triệu cành hoa loa kèn cắt cho thị trường tiêu dùng [21].
Bên cạnh đó, hiện nay nước ta đang nghiên cứu và sản xuất hoa loa kèn chịu nhiệt. Hoa loa kèn chịu nhiệt còn có tên Raizan, có nguồn gốc từ Hà Lan. Năm 2005, Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Công ty CP Hoa Nhiệt Đới tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm tại Gia Lâm (Hà Nội) kết quả cho năng suất và chất lượng hoa cao; hiệu quả kinh tế cũng cao hơn 1,5 ÷ 2 lần so với các giống khác. Sau một thời gian nghiên cứu, nhận thấy chất đất và khí hậu ở xã Việt Hưng phù hợp, tháng 8/2008, phòng kinh tế thành phố đã triển khai thực hiện dự án: “Trồng khảo nghiệm hoa loa kèn chịu nhiệt tại TP Hạ Long” [24].
Nhìn chung, loa kèn còn là cây trồng mới, cơ sở hạ tầng cho sản xuất chưa được đầu tư tương xứng. Mặt khác, do thời vụ hoa loa kèn ngắn, các nhà sản xuất chưa dám đầu tư trồng hoa với diện tích lớn vì sợ không tiêu thụ kịp trong những ngày hoa nở rộ. Mỗi năm có khoảng 8 vạn củ giống được xử lý cho ra hoa trái vụ, chiếm khoảng 25% lượng hoa loa kèn chính vụ. Sản xuất hoa loa kèn mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loài hoa thông thường ( hồng, cúc…), đạt hơn 100 triệu đồng / 1 ha.
2.3. Bảo quản hoa cắt
Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch. Hoa đến tay người tiêu dùng phải là hoa tươi đẹp, không dập nát, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Vì vậy, vấn đề bảo quản hoa sau thu hoạch rất cần thiết. để có phương oháp bảo quản tối ưu, cần quan tâm đến các yếu tố căn bản như: đặc điểm sinh lý, sinh hóa của hoa cắt sau thu hoạch, các yếu tố ảnh hưởng dến chất lượng hoa cắt, hiệu quả kinh tế của mỗi phương pháp bảo quản….[17].
2.3.1. Hoạt động sinh lý, sinh hoá của hoa cắt sau thu hoạch
2.3.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của nụ dến khi nở hoàn toàn
Hoa cắt khi thu hoạch thường ở giai đoạn có độ chín thấp nhất để đảm bảo nó có thể nở được hoàn toàn và tươi tắn sau một thời gian vận chuyển. Hoa cắt khi rời cơ thể mẹ vẫn tiếp tục quá trình sống dựa vào các chất dinh dưỡng còn lại trong cành, lá. Tuy nhiên quá trình sinh trưởng và phát triển của nụ hoa còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm môi trường, cường độ hô hấp của nụ hoa, sự sản sinh ethylene….
Với mỗi loại hoa khác nhau sự sinh trưởng và phát triển của nụ đến khi nở là hoàn toàn khác nhau, do vậy khi thu hái còn phải chú ý đến độ già thích hợp của từng loại hoa. Ở một số loại hoa như hồng, dơn, lan, cẩm chướng… có thể thu hoạch ở giai đoạn nụ vì chúng có thể nở dễ dàng trong nước. Một số loại hoa khác như: lan, cúc, đồng tiền… không thể thu hoạch ở giai đoạn nụ vì chúng không dễ dàng nở trong nước. Đối với hoa cắt thu hoạch để bảo quản càng cần phải lưu tâm đến sự sinh trưởng và phát triển của nụ đến khi nở hoàn toàn để có thể thu hái ở độ già thích hợp nhất, đảm bảo cho hoa trong quá trình bảo quản không sinh trưởng quá mạnh gây hư hao chất khô trong hoa, mà cũng không quá chậm làm kìm hãm quá trình nở tiếp theo của hoa.
2.3.1.2. Quá trình hô hấp
Hô hấp là quá trình cây trồng hấp thụ O2 và thải khí CO2, O2 từ không khí sẽ phân huỷ các hợp chất hydratcarbon trong cây thành CO2 và nước. Phản ứng này sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Hô hấp hảo khí sử dụng đủ O2 của không khí thải ra CO2 và hơi nước, cứ 1 phân tử đường sinh ra 674 Kcal [9].
C6H12O6 + 6 O2 → 6CO2 + H2O +674 Kcal
Hô hấp gây ra 4 tác dụng cơ bản, đó là:
- Tiêu hao chất hữu cơ trong sản phẩm: Trong thời kỳ sinh trưởng ngoài đồng, sự tiêu hao chất hữu cơ do hô hấp được bù đắp bằng quang hợp nhưng nhưng trong quá trình bảo quản sự hao hụt chất hữu cơ sẽ không được bù đắp lại. Do đó nếu cường độ hô thấp càng cao thì sự hao hụt chất hũu cơ càng lớn. Sự cạn kiệt chất hữu cơ sẽ làm sản phẩm nhanh già hoá và hư hỏng. Sự sống của hoa cắt sau thu hoạch nhờ vào quá trình hô hấp tạo ra năng lượng. Biểu hiện của quá trình hô hấp là thuỷ phân tinh bột và các polysaccharid, đường dự trữ trong hoa.
- Tăng độ ẩm của sản phẩm: Nước thải ra trong quá trình hô hấp được sản phẩm giữ lại làm tăng độ ẩm môi trường xung quanh. Độ ẩm tăng sẽ làm tăng nhanh cường độ hô hấp đồng thời thúc đẩy sự hoạt động của vi sinh vật gây hư hỏng cho sản phẩm bảo quản.
- Thay đổi thành phần không khí do quá trình hô hấp thải ra CO2 và H2O. Nếu hàm lượng CO2 tăng sẽ ức chế hô hấp hảo khí và chuyển sản phẩm sang hô hấp yếm khí. Từ đó lượng CO2 tăng lên và O2 giảm đi trong mô. Tỷ lệ CO2/O2 khí quyển tồn trữ có tác dụng quyết định đến quá trình hô hấp. Nếu O2 giảm xuống dưới 3,5% thì cường độ hô hấp bắt đầu giảm. Tuy nhiên quá trình hô hấp yếm khí sẽ tích tụ rượu, aldehid, các chất gây độc cho hoạt động sinh lý của mô đồng thời tiêu hao chất dinh dưỡng. Với trường hợp không đủ không khí, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy khi bảo quản hoa cắt các tế bào dần mất khả năng hấp thụ O2, dần chuyển sang quá trình hô hấp yếm khí, tích tụ các hợp chất trung gian của quá trình hô hấp không hoàn toàn như rượu, acid, aldehid… có thể làm giết chết tế bào.
- Tăng nhiệt độ của sản phẩm: Hô hấp sản sinh ra nhiệt và đây là tác nhân gây thối, hỏng hoa.
Cường độ hô hấp của mỗi loại hoa phụ thuộc vào chính bản thân hoa bảo quản (giống, độ nở, mức độ nguyên vẹn) và các yếu tố của môi trường tồn trữ (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông gió, thời gian tồn trũ, ánh sáng…). Cường độ hô hấp còn phụ thuộc vào việc cung cấp O2. Trong môi trường có ít O2, lượng O2 không đủ cho quá trình hô hấp bình thường, mức độ hô hấp cực đại bị ức chế. Để cung cấp đủ oxi cho quá trình hô hấp phải có sự thông gió cho sản phảm. Hô hấp quá mức cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình bảo quản, tuy nhiên đó cũng là điều kiện cần thiết cho sự sống của hoa mà nếu thiếu nó thì sẽ không làm tế bào chết và hoa cũng sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng [4].
2.3.1.3 Sự già hoá
Hoa sau khi cắt tiếp tục sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ và trải qua quá trình già hoá. Khi quá trình già hoá diễn ra ở mức sâu sắc sẽ gây hư hỏng hoa, biểu hiện bằng sự héo.
Sự già hoá có liên quan mật thiết đến việc sản sinh ethylene. Ethylene đóng vai trò rất lớn trong việc gây ra già hoá nhanh như làm tăng tính thấm của màng tế bào, tăng cường độ hô hấp, giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cánh hoa, phá vỡ chlorophyl....
Hoa cắt ở dạng nụ có tốc độ sản sinh ethylene thấp hơn nhiều so với hoa cắt đã nở hoàn toàn. Do vậy sự già hoá của hoa ở dạng nụ diễn ra chậm hơn ở hoa đã nở hoàn toàn. Một số hoạt động khác dẫn đến sự già hoá ở hoa là hô hấp và thoát hơi nước.
Quá trình già hoá là những quá trình hoàn toàn không có lợi cho chất lượng hoa cắt. Do đó cần phải kìm hãm các quá trình hoạt động này ở mức thấp nhất nếu có thể. Sử dụng nhiệt độ thấp là một biện pháp quan trọng để hạn chế quá trình già hoá của hoa cắt sau thu hoạch. Việc sử dụng dung dịch cắm hoa thích hợp nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cho hoa khi cắm cũng là một biện pháp đang được nghiên cứu để giảm tốc độ già hoá của hoa cắt, kéo dài thời gian sử dụng hoa.
2.3.1.4. Sự sản sinh ethylene
Ethylene là một hormon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, nó kích thích quá trình chín cũng như điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và già hoá của thực vật, tăng cường độ hô hấp, tăng hoạt tính của nhiều enzyme thuỷ phân... Sự tạo thành ethylene trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi thọ bảo quản của quả ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất. Ethylene có hoạt tính sinh lý ở nồng độ rất thấp (chỉ 0,5 ppm). Sự nhạy cảm với ethylene khác nhau tuỳ theo loại hoa. Tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với ethylen sẽ tăng tốc độ hoá già [23].
Ethylene được sản sinh ở tất cả các cơ quan của cây: lá, thân, rễ, hoa, quả. Hoa cắt sản sinh một lượng rất lớn ethylene sau khi thu hoạch, đặc biệt sau khhi thụ phấn. Ethylene có thể làm thay đổi khí quyển bảo quản xung quanh hoa cắt ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển và bảo quản hoa cắt. Ethylene có thể làm:
- Ức chế sự nở hoa.
- Gây rụng các cơ quan (lá, hoa, đốt).
- Rụng cánh hoa.
- Tóp cánh hoa.
- Ngăn cản sự hút nước.
- Đẩy nhanh quá trình già hóa [5].
Tính mẫn cảm với ethylene ở các loài hoa khác nhau là khác nhau. Tính mẫn cảm trên còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh lý của hoa lúc thu hoạch và có thể phụ thuộc vào sự cân bằng các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh.
Việc chống lại tác động của ethylene có thể đạt được bằng cách xua đuổi ethylene ra khỏi phòng bảo quản, hoa cắt có thể được giữ xa nguồn sản sinh ethylene, ức chế sự sản sinh và tác động của ethylene. Không nên bảo quản chung hoa nở với hoa chưa nở vì hoa đã nở đã có bao phấn - nguồn sản sinh lớn ethylene.
Ở nhiệt độ thấp, ethylene sản sinh bởi hoa là thấp và bản thân ethylene hoạt động kém. Tuy nhiên, ngay ở nhiệt nhiệt độ này, một lượng nhỏ ethylene được sản sỉnh ra cũng đủ làm hư hỏng hoa cắt nếu nó tích luỹ đến nồng độ đủ lớn. Do đó trong quá trình bảo quản hoa việc làm lạnh ban đầu dể giảm tốc độ sản sinh ethylene là rất quan trọng [15].
2.3.1.5. Sự thoát hơi nước
Phần lớn các sản phẩm tươi chứa 65 ÷ 95% nước khi thu hoạch. Nước trong cây ở dạng lỏng được rễ hấp thu từ đất, sau đó chuyển lên thân và cuối cùng thoát ra ngoài môi trường qua các cơ quan tiếp xúc với không khí, đặc biệt là lá cây. Đây chính là hiện tượng thoát hơi nước. Sự mất nước tự nhiên chỉ xảy ra qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lá gọi là các tế bào khí khổng. Khí khổng có thể đóng hoặc mở tuỳ theo điều kiện không khí thay đổi để tạo ra tỷ số mất nước, điều chỉnh và giữ cho các phần của cây ở trạng thái ổn định.
Sự thoát hơi nước tuỳ thuộc vào mức độ háo nước của hệ keo trong tế bào, và cấu tạo và trạng thái của mô che, và mức độ giập cơ học, độ ẩm và nhiệt độ của môi trường xung quanh, tốc độ chuyển động của không khí trong phòng, cách bảo quản và thời hạn bảo quản. Khác với cây hoa đang sinh trưởng, hoa sau cắt không thể thay thế nước mất đi bằng nước lấy từ đất, lượng nước mất đi được bù đắp bằng lượng nước dự trữ trong cành, lá. Nếu nguồn nước dự trữ mà cạn kiệt do cuống hoa không hút được nước từ dung dịch cắm hoa thì cân bằng nước bị phá vỡ, biểu hiện bằng sự héo.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoa cắt
2.3.2.1. Nguyên liệu ban đầu
Để thời gian bảo quản hoa cắt được lâu dài, trước tiên yêu cầu hoa phải có chất lượng cao. Điều này liên quan chặt chẽ đến các điều kiện trồng trọt trước thu hoạch như: khí hậu, đất đai, mùa vụ, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng….
Chất lượng hoa cắt còn phụ thuộc vào hàm lượng chất khô và hàm lượng ethylene do hoa sản sinh ra. Nếu hoa có hàm lượng chất khô cao thì sẽ thuận lợi cho quá trình bảo quản. Ngược lại, nếu hàm lượng chất khô trước thu hoạch thấp sẽ hạn chế thời gian tồn tại tiếp theo của hoa cắt. Sự sản sinh ethylene diễn ra ngay cả khi hoa còn ở trên cây. Hàm lượng ethylene do hoa sản sinh ra càng lớn sẽ làm tăng quá trình già hoá, làm cho hoa nhanh nở và chóng tàn.
Điều kiện chăm sóc, đất trồng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và khả năng tồn trữ của hoa tươi. Nếu bón quá nhiều ure thì lá chóng thối. Bón N-P-K không cân đối với nhu cầu sinh trưởng của cây hoa, thiếu các nguyên tố vi lượng đều làm giảm khả năng tồn trữ của hoa [6].
2.3.2.2 . Thời điểm thu hoạch
Mỗi loài hoa đều có thời điểm thu hoạch thích hợp. Thời điểm này phụ thuộc vào giông, loài và mục đích sử dụng sau thu hoạch (như để bán ngay hay tồn trữ…). Hoa nếu thu hái sớm khi cuống còn non, hoa có thể không nở được hoàn toàn, hoa thu hái muộn quá thì lại chóng tàn.
Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm, không thực hiện vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Vì vậy phải nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật phân loại và bảo quản [22].
2.3.2.3. Kỹ thuật thu hoạch
Khi cắt hoa ph