Đề tài Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội

Thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nguời dân. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 2002 lượng khách đi du lịch là 716,6 triệu lượt, thu nhập 474 tỷ USD và dự tính tới năm 2010 là 1.006 triệu lượt, thu nhập 900 tỷ USD. Nền kinh tế phát triển, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tăng lên, càng thúc đẩy du lịch phát triển, đó là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Các thành phố của nước ta, đặc biệt là thủ đo Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mật độ dân số cao, sự ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, bụi, khói xe, khói công nhiệp... Tất cả những mặt trái của một đô thị đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân khiến họ luôn thấy ngột ngạt, cang thẳng, ức chế, uể oải Stress... Để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, hàng năm số lượng người Hà Nội đi nghỉ vào những vào những ngày cuối tuần ở những vùng ngoại vi và phụ cận khá lớn. Đó chính là hoạt động du lịch cuối tuần. Có thể khẳng định rằng : Trong tương lai không xa, du lịch cuối tuần sẽ là một loại hình du lịch phổ biến đối với người dân các đô thị Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu những nhu cầu nghỉ cuối tuần và đưa ra hướng phát triển nhằm tạo ra điều kiện để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người là một yêu cầu mang tính khách quan và cần thiết. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch cuối tuẩn của thủ đô Hà Nội, đáp ứng xu thế phát triển của du lịch Việt Nam em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội ”.

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6007 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NHU CẦU DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI. Thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nguời dân. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 2002 lượng khách đi du lịch là 716,6 triệu lượt, thu nhập 474 tỷ USD và dự tính tới năm 2010 là 1.006 triệu lượt, thu nhập 900 tỷ USD. Nền kinh tế phát triển, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tăng lên, càng thúc đẩy du lịch phát triển, đó là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Các thành phố của nước ta, đặc biệt là thủ đo Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mật độ dân số cao, sự ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, bụi, khói xe, khói công nhiệp... Tất cả những mặt trái của một đô thị đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân khiến họ luôn thấy ngột ngạt, cang thẳng, ức chế, uể oải Stress... Để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, hàng năm số lượng người Hà Nội đi nghỉ vào những vào những ngày cuối tuần ở những vùng ngoại vi và phụ cận khá lớn. Đó chính là hoạt động du lịch cuối tuần. Có thể khẳng định rằng : Trong tương lai không xa, du lịch cuối tuần sẽ là một loại hình du lịch phổ biến đối với người dân các đô thị Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu những nhu cầu nghỉ cuối tuần và đưa ra hướng phát triển nhằm tạo ra điều kiện để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người là một yêu cầu mang tính khách quan và cần thiết. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch cuối tuẩn của thủ đô Hà Nội, đáp ứng xu thế phát triển của du lịch Việt Nam em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội ”. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ NHU CẦU DU LỊCH I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU DU LỊCH VÀ DU LỊCH CUỐI TUẦN. 1. Khái niệm về du lịch. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cuộc sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu du lịch ngày một tăng. Du lịch dần trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống. Du lịch được coi là một ngành kinh tế có tác dụng góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế, Du lịch tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đồng thời du lịch còn tạo điều kiện cho việc mở rộng mối giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng trong nước, tăng cường tính đoàn kết hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau trong các dân tộc. Trong vòng 6 thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp Hội Quốc Tế các tổ chức du lịch IOUTO(Internation Of Union Oficical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm về du lịch luôn là vấn đề được bàn luận. Đúng như giáo sư, tiến sỹ Berneker một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giớiđã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiđịnh nghĩa.” Điều này nói lên sự đa dạng của hoạt động du lịch và nó có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. - Trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thoả mãn các nhu cấu khác nhau, với mục đích hoà bình và hữu nghị. Với họ du lịch như một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thoả mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình. - Trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người di du lịch. Các doanh nhiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách (người di du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hoá lợi nhuận. - Trên góc độ của chính quyền địa phương: Trên góc độ này du lịch được hiểu như là một việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ký thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. - Trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Với họ hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về văn hoá và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài, là cơ hội để tìm kiềm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập, nhưng mặt khác có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sở tại như: về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở... - Trên góc độ văn hoá - ngôn ngữ Theo các học giả khác nhau, bản thân thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước, cũng được bắt nguồn từ một số nguồn gốc khác nhau. Có một số học giả cho rằng thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp “Le tourisme” bản thân từ “le tourisme” lại được bắt nguồn từ gốc “le tour” có nghĩa là một cuộc hành trình đi đến nơi nào đó và quay trở lại. Thuật ngữ đó sang tiếng Anh là “Tourism”, tiếng Nga “TYPN3M”... Người Đức không sử dụng gốc tiếng Pháp mà sử dụng từ “der fremdenverkehrs” có nghĩa là ngoại (lạ), giao thông (đi lại) và mối quan hệ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch ra thông qua tiếng Trung Quốc. Tuy chưa có sự thống nhất về nguồn gốc của thuật ngữ “Du lịch” theo ý kiến của các học giả khác nhau, song điều quan trọng hơn là nghĩa đầu tiên của thuật ngữ đó đều được bắt nguồn từ gốc: cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Theo giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư tiến sỹ Krapf thì: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đế hoạt động kiếm lời”. Khoa du lịch và khách sạn (Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. - Một định nghĩa khác cuả WTO (World Tourism Organization) : “Du lịch là tổng hợp cac mối quan hệ và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hoặc ngoài nước của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. - Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm 1999, tại điều 10 thuật ngữ “Du lịch ” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 2. Các loại hình du lịch. Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí đưa ra. Về phần mình các tiêu chí đưa ra phụ thuộc và mục đích việc phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau: 2.1. Phân loại theo môi trường tự nhiên: Theo Pyonik, Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tuỳ theo môi trường tài nguyên và hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là: - Du lịch văn hoá: Là những hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. VD: các di tích lịch sử, các phong tục tập quán... - Du lịch thiên nhiên: Là những hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người. VD: Như hoạt động du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn… 2.2. Phân theo mục đích chuyến đi: - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí (nghỉ dưỡng): Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần của con người. Chủ yếu là đến những nơi yên tĩnh, họ không muốn bị quấy rầy, họ muốn sống theo kiểu cô lập nhưng không hẳn vì họ muốn được giao tiếp với những con người mới ở xung quanh. - Du lịch chữa bệnh : Là hình thức di du lịch để điều trị một căn bệnh nào đó về thể xác hay tinh thần. Vì vậy họ thường đến những nơi có nguồn nước khoáng, nước nóng, khí hậu, không khí trong lành. - Du lịch công vụ : Với mục đích là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Tham gia loại hình này là khách đi dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ. - Du lịch tôn giáo : Du lịch này là nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau. Loại hình này có 2 dạng là: Đi thăm nhà thờ, đền thờ và đi xưng tội. - Du lịch thăm thân : Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm thăm hỏi bà con họ hàng bạn bè thân quen hoặc đi dự lễ tang. - Du lịch là để tìm kiếm cơ hội làm ăn : Những người du lịch những người du lịch này thường là các thương gia, những người đâu tư ... 2.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi mà phân thành 2 loại: - Du lịch quốc tế : Tức là điểm đầu và điểm đến không nằm trên lãnh thổ của một quốc gia và có sự thanh toán bằng ngoại tệ. Đón khách quốc tế và gửi khách trong nước ra nước ngoài. - Du lịch nội địa : Là chuyến đi du lịch từ chỗ này sang chỗ khác trong phạm vi đât nước mình. Điểm xuất phát và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một đất nước. 2.4. Phân loại theo vị trí điểm du lịch: - Du lịch nghỉ biển : Là những cơ sở du lịch nằm ở vùng ven biển với mục đích đón khách tắm biển. Loại hình này chủ yếu là các hoạt động nghỉ dưỡng về mùa hè. - Du lịch nghỉ núi : Đó là các loại hình du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh. 2.5. Phân loại theo phương tiện đi lại. Có thể phân thành các loại sau: - Du lịch xe đạp : Thường được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào cuối tuần và đến những đểm du lịch gần. Nhiều khách ở Châu Âu rất ưa thích loại hình này vì nó không hao tốn, không ô nhiễm môi trường lại thuận tiện khi muốn đi nhiều nơi. - Du lịch ô tô : Đây là loại hình phổ biến chiếm 80% tổng số khách du lịch. - Du lịch tàu hoả : Có chi phí giao thông thấp hơn, sức khoẻ được đảm bảo nên nhiều người tham gia. - Du lịch tàu thuỷ : Là phương tiện vận chuyển ban đầu của loài người, nó bị mất vị trí khi ô tô và máy bay xuất hiện. Nhưng hiện nay đi du lịch bằng tàu thuỷ lại rất tốt vì đảm bảo nhiều dịch vụ, nhưng chi phí lớn nên chỉ dành cho những người có thu nhập cao - Du lịch máy bay : Là một trong những loại hình tiên tiến nhất. Nó làm cho khoảng cách giữa điểm đi và điểm đến xích lại gần nhau. Tuy nhiên giá thành vận chuyển cao không phù hợp với những người có thu nhập thấp. 2.6. Phân loại theo cơ sở lưu trú. - Khách sạn (hotel) : Là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ viêc nghỉ qua đêm của du khách. - Khách sạn ven đường (motel) : Là cơ sở lưu trú nằm ven đường giao thông, trong đó có bộ phận kiểm tra, sửa chữa ô tô. - Trại (camping) : Là nơi mà du lịch khách qua đêm ở lán trại, loại hình lưu trú này rất rẻ phù hợp với du lịch khách là thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên. - Bungalaw : Là một loại hình cư trú làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ ghép lại. - Làng du lịch : Là quần thể các biệt thự Bugalaw được bố chí để tạo ra một không gian du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 2.7. Phân loại theo lứa tuổi khách du lịch. - Du lịch thiếu niên : Khách dưới 17 tuổi thường đi du lịch trong mùa hè hoặc trong chương trình học tập, thăm quan. Họ thường thích các hoạt động sôi nổi tập thể. Khả năng chi trả không cao. - Du lịch thanh niên : Khách tuổi từ 17- 35, đi theo tổ chức của đoàn hoặc cá nhân. Nhóm người này thường ưa hoạt động mạo hiểm, hoạt động tập thể, khả năng chi trả không lớn nên đòi hỏi chất lượng không nhiều. - Du lịch trung niên : Khoảng từ 35- 55 tuổi. Nhóm người này có khả năng chi trả cao nhất và yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng cao. - Du lịch cao cấp : Là những người đã có tuổi. Họ có thời gian nhưng có sự hụt hẫng về mặt tâm lý, thu nhập, đòi hỏi chất lượng cao nhưng phải có sự ưu đãi về giá cả. Nhóm người này không nên tổ chức đi quá xa và những nơi nguy hiểm. 2.8. Phân theo độ dài chuyển đi. - Du lịch ngắn ngày : Nó thường được kéo dài đến sáu ngày, tiêu biểu cho loại hình du lịch này chính là du lịch cuối tuần (1-3 ngày) loại này thường chỉ tổ chức du lịch gần tức là đến những địa điểm gần - Du lịch dài ngày : Thường từ 7 ngày trở lên. Nó thường được tổ chức vào dịp nghỉ phép, nghi đông hoặc nghỉ hè trong năm. Loại này thì họ thường chọn những địa điểm xa. 2.9. Phân loại theo hình thức tổ chức: - Du lịch theo đoàn : Với sự chuẩn bị từ trước hay thông qua các tổ chức du lịch - Du lịch cá nhân : Cá nhân tự định ra tuyến hành trình kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tuỳ ý Tóm lại : Có rất nhiều loại hình du lịch mà nó lại rất phong phú. Chính vì thế mà để đáp ứng những nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của người dân mà đòi hỏi chất lương của các nhà tổ chức hay các công ty du lịch phải nghiên cứu xây dựng được những chương trình du lịch với các loại hình có tính năng khoa học và cái quan trọng nhất là phải phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nó. 3. Du lịch cuối tuần. 3.1. Khái niệm. - Hoạt động du lịch hiện đại là một hoạt động rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại hình khác nhau. Để phân loại các thể loại du lịch người ta đã dựa vào các tiêu thức sau: + Mục đích du lịch + Phương tiện đi du lịch + Vị trí địa lý của nơi du lịch + Thời gian đi du lịch + Hình thức tổ chức chuyến đi - Trong đó, khi dựa vào thời gian kéo dài của chuyến đi người ta lại chia thành: + Du lịch ngắn ngày + Du lịch dài ngày - Loại hình du lịch ngắn ngày thường được tổ chức vào cuối tuần thì được gọi là du lịch cuối tuần. Như vậy du lịch cuối tuần thì được gọi là du lịch cuối tuần. Như vậy gọi là du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày.Trong cuốn luận án thạc sỹ: “Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội và phụ cận” của bà Nguyễn Thị Hải đã đưa ra: “Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, vào những ngày nghỉ cuối tuần, vào những vùng ngoại ô hoặc phụ cận, có điều kiện dễ dàng hoà nhập với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hoá”. 3.2. Vai trò chức năng của du lịch cuối tuần. Cũng như nhiều loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần cũng đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế chính trị của từng cá nhân, của từng địa phương hay của toàn xã hội. Chức năng xã hội của du lịch cuối tuần biểu hiện ở việc bảo vệ tăng cường sức khoẻ cho con người. Du lịch và nghỉ ngơi đóng một vai trò tích cực và rất quan trọng trong việc tăng cường tuổi thọ và khả năng lao động của con người một cách hợp lý nhất vì nó được sử dụng đều đặn, thường xuyên và diễn ra sau một tuần làm việc căng thẳng. Việc nghiên cứu y sinh học cho thấy rằng các chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý có thể giảm trung bình 30% các bệnh tật của nhân dân, còn những bệnh phổ biến về tim mạch giảm gần 50% còn những bệnh về đường hô hấp thì giảm 40%, các bệnh về thần kinh, xương, bắp thì giảm 30%, bệnh về các cơ quan tiêu hoá thì giảm 20%. Du lịch tạo điều kiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc gần gũi, hiểu biết lẫn nhau hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo lên sự phát triển hài hoà của con người. Du lịch còn kết hợp với giáo dục tư tưởng, chính trị cho thanh niên, thiếu niên, thu hút vào những hoạt động văn hoá - xã hội bổ ích. Những hoạt động này giúp họ sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý hơn. từ đó giảm đi những tệ nạn xấu, hạn chế số thanh niên sa ngã vào tội lỗi. Phát triển du lịch tạo việc làm cho người lao động, góp phần thay đổi cơ cấu lao động, từ đó nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch cuối tuần là sự kết hợp giữa con người và môi trường tự nhiên. Hoạt động này làm giãn số người ở đô thị về nông thôn vào những ngày cuối tuần. Phát triển hoạt động du lịch này sẽ khiến cư dân chú ý, bảo vệ môi trường tại địa điểm du lịch nhằm thu hút khách từ đó góp phần bảo vệ to lớn vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Chính du lịch cuối tuần còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu du lịch và xuất khẩu tại chỗ. 3.3. ý nghĩa việc phát triển du lịch cuối tuần. Du lịch cuối tuần tuy chỉ là một dạng hoạt động của du lịch ngắn ngày nhưng trong cấu trúc của toàn ngành du lịch ở nhiều nước thì du lịch cuối tuần chiếm một tỷ trọng khá lớn chính vì vậy mà ý nghĩa của nó càng lớn trong đời sống xã hội và kinh tế của đất nước, và việc nghiên cứu phát triển loại hình này là điều tất yếu. Du lịch cuối tuần mang tính nhịp điệu rõ rệt vì nó chỉ thu hút khách đông vào các ngày nghủ cuối tuần nhưng những ngày nghỉ cuối tuần này lại chiếm phần lớn thời gian trong quỹ ngày nghỉ cả năm của người lao động. Theo tính toán người ta thấy rằng thời gian nghỉ cuối tuần ở những nước làm việc 5 ngày trên một tuần chiếm tới 80% số ngày được nghỉ trong một năm. Còn thời gian nghỉ phép năm (nghỉ dài hạn) chỉ chiếm có 15 - 20% mà thôi. Do đó để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần của nhân dân lao động nhằm hồi phục sức khoẻ và phát triển thể lực của họ thì vấn đề nghỉ cuối tuần là hết sức quan trọng không thể bỏ qua được. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, chi phí cho các chuyến du lịch cuối tuần của nhân dân trong một năm thường lớn gấp hàng chục lần chi phí cho một chuyến du lịch dài ngày. Điều này một lần nữa khẳng định rằng nhu cầu du lịch cuối tuần chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ cấu trúc của ngành du lịch. Vì vậy phát triển du lịch cần đặc biệt chú ý đến phát triển hoạt động du lịch cuối tuần. II. Một số khái niệm về nhu cầu du lịch. 1. Khái niệm về nhu cầu. Theo các chuyên gia tâm lý học, nhu cầu là cái tất yếu tư nhiên, nó là thuộc tính tâm lý tất yếu của con người là sự đòi hỏi của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn sẽ gây cho con người những cảm xúc dương tính, trong trường hợp ngược lại sẽ gây lên những ấm ức, khó chịu (xúc cảm dương tính). Nhà bác học nổi tiếng người Anh, tiến sỹ Abraham Maslow trong bài “lý thuyết về động lực của con người” đăng trên tạp chí “tâm sinh lý học của con người” năm 1943 đã đưa ra mô hình khái quát các nhu cầu của con người xếp theo thứ bậc sau (theo mô hình 1.a). - Nhu cầu sinh lý (Physiological needs) : Nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ, nghỉ ngơi (food, Water, shelter, rest) - Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng (Safety, Security, Freedom from fear and anxiety). - Nhu cầu về hoà nhập và tình yêu (Belonging and love affection, giving and receining love). - Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng (Self - esteem and esteem from others). - Nhu cầu tự hoàn thiện (Self - actualication - personal growth self - fulfillment) Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội nhu cầu của con người ngày càng trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu nhu cầu của con người cũng được bổ sung thêm 2 thang bậc cho phù hợp (theo mô hình 1.b) Hai thang đó là: - Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp (Aesthetics, appreciation of beauty). - Nhu cầu hiểu biết (Knowled ge and understanding). C