Sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi; là người bạn thân
thiết của mọi gia đình.
Tuy nhiên, cũng chính vì giàu dinh dưỡng mà sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa cân
nếu dùng với lượng quá nhiều.
Bên cạnh những mặt tích cực về sự phát triển kinh tế, Việt Nam, đặc biệt ở khu vực
thành thị, đang phải đối mặt với t ình trạng tỷ lệ người thừa cân, béo phì ngày càng gia
tăng.
Những sản phẩm thực phẩm giảm cân nói chung hay sữa giảm cân nói riêng, dần trở
thành “cứu cánh” và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Để thực hiện ý tưởng kinh doanh sản phẩm sữa giảm cân nhiều hứa hẹn này, nhóm
Doremon đã bàn bạc và thống nhất chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm
cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi.”
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4709 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh từ 16 – 40 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng
sữa giảm cân của người tiêu
dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi.
Môn học: Nghiên cứu thị trường
GVHD: ThS. Nguyễn Phương
Nam
Nhóm thực hiện: nhóm
Doremon
Lớp: VB2K13 – QT4
2
Danh sách nhóm Doremon
1. Võ Quỳnh Mai – Stt 41 (nhóm trưởng)
2. Trần Đình Duy – Stt 11
3. Nguyễn Trọng Hiếu – Stt 17
4. Phạm Văn Nam – Stt 43
5. Phan Trí Nhân – Stt 53
6. Lương Thủy Tiên – Stt 88
1
MỤC LỤC
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 1
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
3.2. Phương pháp mã hóa dữ liệu ................................................................................... 2
4. Phân tích kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1. Cơ cấu mẫu điều tra thu thập được.......................................................................... 3
4.2. Mức độ quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng của người tiêu dùng .......................... 5
4.3. Thái độ của đối tượng điều tra đối với sữa giảm cân ............................................... 9
5. Kết luận ........................................................................................................................ 12
Phụ lục ............................................................................................................................... 13
1
1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi; là người bạn thân
thiết của mọi gia đình.
Tuy nhiên, cũng chính vì giàu dinh dưỡng mà sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa cân
nếu dùng với lượng quá nhiều.
Bên cạnh những mặt tích cực về sự phát triển kinh tế, Việt Nam, đặc biệt ở khu vực
thành thị, đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ người thừa cân, béo phì ngày càng gia
tăng.
Những sản phẩm thực phẩm giảm cân nói chung hay sữa giảm cân nói riêng, dần trở
thành “cứu cánh” và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Để thực hiện ý tưởng kinh doanh sản phẩm sữa giảm cân nhiều hứa hẹn này, nhóm
Doremon đã bàn bạc và thống nhất chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm
cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi.”
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Đo lường phản ứng của người tiêu dùng tại Tp.HCM đối với sản phẩm sữa giảm cân.
Xác định được những loại sữa giảm cân sẽ kinh doanh.
Xác định hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Thái độ của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 đến 40 tuổi đối với sản phẩm sữa giảm
cân.
Các loại sữa giảm cân có trên thị trường.
1.4. Ý nghĩa của đề tài:
Cung cấp thông tin cho việc mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm sữa giảm cân.
Đo lường mức độ quan tâm về sức khỏe dinh dưỡng của một nhóm người tiêu dùng.
Giúp đánh giá triển vọng về các loại thực phẩm giảm cân nói chung trong tương lai.
2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ ý tưởng kinh doanh cửa hàng thực phẩm giảm cân, nhóm Doremon thực
hiện nghiên cứu mô tả, thu thập dữ liệu sơ cấp để đo lường thái độ của người tiêu dùng đối
với sản phẩm sữa giảm cân. Từ đó, thiết kế phương án kinh doanh sản phẩm phù hợp.
Đối tượng điều tra là từng cá nhân, bất kỳ cá nhân nào trong độ tuổi 16 – 40 đều có
thể được chọn để tham gia phỏng vấn.
2
Các dữ liệu cần thu thập từ đối tượng điều tra gồm:
Độ tuổi, Nơi cư trú: để lọc đối tượng
Giới tính, Thu nhập, Nghề nghiệp: để phân nhóm đối tượng.
Mức độ quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng: để đo lường tiềm năng của sản phẩm
giảm cân.
Thái độ đối với thực phẩm giảm cân nói chung và sữa giảm cân nói riêng: để đo
lường phản ứng tích cực/ tiêu cực đối với sản phẩm.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua Bảng
câu hỏi được các thành viên trong nhóm phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi qua email đến đối
tượng.
Người được phỏng vấn được chọn theo phương pháp thuận tiện (bạn bè, người quen
của những thành viên trong nhóm).
Bảng câu hỏi được xây dựng qua hai bước:
Xây dựng thô, dựa vào các dữ liệu cần thu thập ở trên. Bảng câu hỏi được các thành
viên trong nhóm thảo luận kỹ càng về hình thức câu hỏi, các lựa chọn trả lời và thang
đo tương ứng.
Chỉnh sửa, điều chỉnh lại Bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn thử một vài người thân, bạn
bè nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu đúng ý nghĩa câu hỏi và trả lời đúng cách.
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 18 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở kèm một số thông
tin cá nhân cơ bản. Các thang đo Định danh, Thứ bậc, Quãng (Likert, Đối nghĩa) được vận
dụng tùy từng nội dung câu hỏi (xem phụ lục Bảng câu hỏi).
Phiếu điều tra do thành viên nào thu thập được thành viên đó kiểm tra lại: loại bỏ
những phiếu điều tra không đúng đối tượng (ngoài nhóm tuổi nghiên cứu), hiệu chỉnh những
câu trả lời sai qui cách, mã hóa câu trả lời cho câu hỏi mở theo một qui cách đã được thống
nhất trước.
Để tránh sai sót trong nhập liệu, mỗi thành viên tự nhập dữ liệu điều tra vào chương
trình Excel 2003 theo một định dạng nhập liệu thống nhất. Sau đó, dữ liệu được tập trung lại
một chỗ để kiểm tra lại tính thống nhất, ráp vào một file (xem phụ lục Kết quả khảo sát dạng
file .xls ) và sao chép toàn bộ qua cửa sổ Data View của chương trình SPSS. Cuối cùng, dữ
liệu được xử lý, phân tích bằng chương trình SPSS.
3.2. Phương pháp mã hóa dữ liệu:
Mỗi câu hỏi một lựa chọn được mã hóa bằng một biến. Mỗi trả lời tương ứng với một
giá trị của biến. Số thứ tự của câu trả lời chính là giá trị của biến được mã hóa.
3
Đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn (câu 7), với 7 phương án có thể lựa chọn, dữ liệu
được mã hóa bằng 6 biến (do số lựa chọn tối đa của một đối tượng là 6).
Đối với câu hỏi buộc xếp thứ tự, mỗi trả lời được mã hóa bằng 1 biến. Giá trị của biến
chính là giá trị mã hóa của thứ tự lựa chọn.
Câu hỏi mở được chia làm 2 ý, mỗi ý được mã hóa bằng 1 biến và được gán giá trị
theo nguyên tắc:
Ý 1 : xác định đối tượng đã từng dùng qua sữa giảm cân chưa
Đã dùng: đánh giá 2 điểm (biến mang giá trị 2)
Đang dùng: đánh giá 1 điểm (biến mang giá trị 1)
Chưa dùng: đánh giá 3 điểm (biến mang giá trị 3)
Ý 2: xác định thái độ của đối tượng đối với sản phẩm
Có đánh giá thiếu thiện cảm: 0 điểm (biến mang giá trị 0)
Trung dung: 1 điểm (biến mang giá trị 1)
Đánh giá tích cực: 2 điểm (biến mang giá trị 2)
Câu hỏi mở không bắt buộc phải trả lời (biến mang giá trị 4 cho cả 2 ý nếu rơi vào
trường hợp này).
4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ cấu mẫu điều tra thu thập được:
Những người được điều tra là bạn bè, người quen của các thành viên trong nhóm nên
100% nằm trong nhóm tuổi nghiên cứu.
Nhóm cũng đã thử nghiệm đưa Bảng câu hỏi lên trang web khảo sát trực tuyến
www.sirvina.com nhưng chỉ thu được 5 người trả lời với 3 kết quả hợp lệ, 2 kết quả phải loại
bỏ vì không thuộc đối tượng nghiên cứu. Có lẽ do thời gian khảo sát quá ngắn và những địa
chỉ mail gửi mời tham gia khảo sát là những địa chỉ mail lạ (các thành viên trong nhóm không
quen biết những người này) nên không được người trả lời quan tâm (tham khảo Bảng câu
hỏi trực tuyến tại
Tổng cộng thu được 69 phiếu điều tra hoàn chỉnh. Cơ cấu được thể hiện qua bảng
sau:
Theo Nơi cư trú: nơi cư trú của đối tượng được chia thành 4 cụm
4
Cụm cư trú
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Cụm 1 17 24.6% 24.6% 24.6%
Cụm 2 27 39.1% 39.1% 63.8%
Cụm 3 17 24.6% 24.6% 88.4%
Cụm 4 8 11.6% 11.6% 100.0%
Total 69 100.0% 100.0%
Theo nghề nghiệp:
Các nhóm nghề nghiệp Frequency Percent
Valid Kỹ thuật 21 30.4%
Dịch vụ khách hàng 17 24.6%
Hành chính văn phòng 14 20.3%
Khác 12 17.4%
Người của công chúng 5 7.2%
Total 69 100.0%
Cụm 1: các quận 1, 3, 4, 5
Cụm 2: các quận 7, 10, 11, Tân Bình,
Phú Nhuận, Bình Thạnh
Cụm 3: các quận 6, 8, Gò Vấp, Tân Phú
Cụm 4: các quận 2, 9, 12, Thủ Đức
5
Theo thu nhập và giới tính:
Thu nhập * Giới tính * Mức thu nhập Crosstabulation
Mức thu nhập
Giới tính
Total Nam Nữ
Trung bình Thu nhập Chưa có thu nhập Total 4 7 11
% of Total 12.9% 22.6% 35.5%
Dưới 3 triệu đồng Total 0 4 4
% of Total .0% 12.9% 12.9%
3 đến 5 triệu đồng Total 8 8 16
% of Total 25.8% 25.8% 51.6%
Tổng cộng Total 12 19 31
% of Total 38.7% 61.3% 100.0%
Trên trung
bình
Thu nhập 5 đến 7 triệu đồng Total 14 12 26
% of Total 36.8% 31.6% 68.4%
Trên 7 triệu đồng Total 8 4 12
% of Total 21.1% 10.5% 31.6%
Tổng cộng Total 22 16 38
% of Total 57.9% 42.1% 100.0%
4.2. Mức độ quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng của người tiêu dùng:
Bảng phân tích các biện pháp giảm cân:
6
16
25
8 9
50
26
50
N
hị
n
ăn
Ă
n
ít
N
gủ
í
t
U
ốn
g
th
uố
c
Tậ
p
th
ể
dụ
c
U
ốn
g
sữ
a
Ă
n
ra
u
Các biện pháp giảm cân
Số người lựa chọn Nhận xét: Tập thể dục và
Ăn rau là hai biện pháp
giảm cân truyền thống và
an toàn nên được lựa
chọn nhiều nhất cũng là
điều dễ hiểu. Vì vậy, Biện
pháp Uống sữa giảm cân
tuy đứng ở vị trí thứ ba
nhưng cũng có thể coi là
biện pháp được tin tưởng
nhất, hứa hẹn nhiều triển
vọng cho thị trường thực
phẩm giảm cân.
7
Bảng phân tích các biện pháp giảm cân theo nhóm đối tượng:
Nhóm 2 có vẻ “tin tưởng” vào công dụng của các loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân hơn
nhóm 1.
Xu hướng áp dụng các biện pháp giảm cân của đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng điều tra có xu hướng sử dụng nhiều
biện pháp giảm cân kết hợp cùng một lúc: nhiều nhất là
6 biện pháp, phổ biến nhất là 2 biện pháp.
Có đến 84% số người được hỏi dùng kết hợp 2 biện
pháp giảm cân trở lên.
8
Nhận xét về các câu trả lời cho Q10 (Sữa và sức khỏe) và Q13 (Giảm cân phòng
ngừa):
Q10: Nên duy trì uống sữa suốt đời vì sữa rất tốt đối với sức khỏe, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Q13: Tôi không bị thừa cân, béo phì nhưng tôi vẫn ăn kiêng để phòng ngừa.
Thang điểm: Hoàn toàn đồng ý: 1 điểm
Đồng ý: 2 điểm
Không có ý kiến: 3 điểm
Không đồng ý: 4 điểm
Hoàn toàn không đồng ý: 5 điểm
Ta thấy hầu hết mọi người đồng tình ở mức cao với phát biểu Q10, cho thấy sữa rất
được tin tưởng trong việc bảo đảm sức khỏe dinh dưỡng. Tuy nhiên, với phát biểu Q13, còn
nhiều phân vân về việc ăn kiêng phòng ngừa thừa cân, béo phì thể hiện ở giá trị lệch nhau
khá nhiều ở các mô tả Mean, Mode.
9
4.3. Thái độ của đối tượng điều tra đối với sữa giảm cân:
Mức phổ biến SP
7
10
27
25
36
18
24
26
12
7
3
14
22
30
9
6
0 10 20 30 40 50 60 70
Phổ biến thứ tư
Phổ biến thứ ba
Phổ biến thứ nhì
Phổ biến nhất
Sữa Frequency
Bột Frequency
Cà phê Frequency
Trà Frequency
Đa phần, những người được khảo sát cho rằng, sữa giảm cân cũng chỉ là một loại
sữa như bao loại sữa khác, chỉ khác biệt ở một vài đặc điểm nhỏ. Đây có thể xem là một sự
hiểu biết chưa đúng đắn vì nhà sản xuất tạo ra sữa giảm cân là để dùng nó thay thế thực
phẩm hàng ngày, nhờ đó mà giúp người dùng giảm cân.
Nhận xét về các câu trả lời cho Q11, Q12, Q14, Q15:
Q11: Sữa giảm cân là sản phẩm tôi cảm thấy dễ uống nhất trong các loại thực phẩm giảm
cân mà tôi biết.
Q12: Có loại sữa như sữa giảm cân thật tuyệt vời, tôi có thể uống sữa thoải mái mà không
sợ "hỏng phom". (Q12)
Tổng số người
điều tra: 69
Số người chọn
10
Q14: Sữa giảm cân là một loại thực phẩm chức năng.
Q15: Thực phẩm giảm cân nói chung và sữa giảm cân nói riêng rất cần thiết đối với cuộc
sống hiện đại ngày nay.
Thang điểm: Hoàn toàn đồng ý: 1 điểm
Đồng ý: 2 điểm
Không có ý kiến: 3 điểm
Không đồng ý: 4 điểm
Hoàn toàn không đồng ý: 5 điểm
Các câu trả lời tập trung ở mức 3 – không có ý kiến. Có thể hiểu rằng, những người
được hỏi thiếu thông thông tin về sữa giảm cân nên họ không biết đứng về phía nào (đồng ý/
không đồng ý).
Đánh giá triển vọng về việc thuyết phúc người tiêu dùng mua SP:
Mức độ sử dụng SP
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Chưa dùng 48 69.6% 71.6% 71.6%
Đã dùng 12 17.4% 17.9% 89.6%
Đang dùng 7 10.1% 10.4% 100.0%
Total 67 97.1% 100.0%
Missing Không trả lời 2 2.9%
Total 69 100.0%
11
Khả năng thuyết phục mua SP
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 5 18 26.1% 26.9% 26.9%
4 34 49.3% 50.7% 77.6%
3 12 17.4% 17.9% 95.5%
2 3 4.3% 4.5% 100.0%
Total 67 97.1% 100.0%
Missing System 2 2.9%
Total 69 100.0%
Với mức điểm từ 4 trở lên được đánh giá là có khả năng thuyết phục cao, chúng ta
thấy đây là SP đầy hứa hẹn.
Nhận xét về các ưu tiên khi mua SP:
Nếu cho Ưu tiên 1 – 1 điểm, Ưu tiên 2 – 2 điểm … thì ta có thể lập bảng sau:
So sánh các ưu tiên mua SP theo mức thu nhập
Mức thu nhập Ưu tiên - Giá
Ưu tiên -
Công dụng
Ưu tiên -
Thương hiệu
Ưu tiên -
Địa điểm
Ưu tiên -
Đóng gói lẻ
Trung bình Mean 2.19 1.94 2.13 4.13 4.61
N 31 31 31 31 31
Trên trung
bình
Mean 2.18 2.00 2.34 3.95 4.53
N 38 38 38 38 38
Total Mean 2.19 1.97 2.25 4.03 4.57
N 69 69 69 69 69
Như vậy, những người được điều tra chọn Công dụng là ưu tiên hàng đầu để chọn SP.
Người tiêu dùng nghĩ rằng họ sẽ tìm được sữa giảm cân ở đâu?
Siêu thị là nơi được tìm đến nhiều nhất.
Kênh “Nhà thuốc” và “Tự tìm trên mạng” chiếm tỷ lệ cũng rất đáng quan tâm bởi ta đã
biết nhóm khảo sát vốn cho rằng sữa giảm cân cũng tương tự như các loại sữa thông
thường khác. Mà sữa thì dĩ nhiên luôn sẵn có ở siêu thị!
12
5. KẾT LUẬN
Từ các thông tin tổng hợp được từ dữ liệu khảo sát, có thể đưa ra một số nhận xét sơ bộ
như sau:
Thị trường sữa giảm cân giàu tiềm năng nhưng sản phẩm chưa được nhiều người
biết đến do người tiêu dùng không được tư vấn, thông tin đầy đủ về sản phẩm. Người tiêu
dùng còn nhầm lẫn giữa sữa giảm cân và các loại sữa thông thường khác nên dẫn đến
không tin tưởng vào sản phẩm. Cần xây dựng chương trình tư vấn cụ thể về công dụng của
sữa để thu hút khách hàng.
Phần lớn người tiêu dùng biết đến thông tin sản phẩm thông qua quảng cáo hoặc tự
tìm hiểu. Do đó, cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng các kênh này.
PHỤ LỤC
Tổng cộng: 100%
13
Phiếu điều tra số: …..
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG SỮA
GIẢM CÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TP.HCM
Xin chào các anh/ chị và các bạn. Trước hết, cảm ơn các anh/ chị và các bạn đã cho
tôi cơ hội được phỏng vấn.
Xin được giới thiệu chúng tôi là sinh viên trường ĐH Kinh tế Tp.HCM có nhu cầu thu
thập dữ liệu cho một đề tài nghiên cứu thị trường phục vụ tiểu luận môn học. Ở đây tôi có
bảng câu hỏi khảo sát về Nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng Tp.HCM và
cần các anh/ chị giúp đỡ trả lời.
Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng những thông tin cá nhân mà anh/ chị cung cấp dưới
đây trong khuôn khổ bài tiểu luận và xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/ chị.
Anh/ chị trả lời bằng cách đánh dấu “x” ngay ô ứng với phương án chọn.
I. Thông tin về nhóm khảo sát làm đề tài nghiên cứu:
Nhóm làm đề tài: một nhóm sinh viên lớp QT4 – VB2K13 trường ĐH Kinh tế Tp.HCM
Đại diện nhóm: Võ Quỳnh Mai
Môn học: Nghiên cứu thị trường
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Nam
Ngành học: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Tp. HCM, ngày 21 tháng 02 năm 2011
II. Nội dung phỏng vấn:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Họ tên: ........................................................................ Nam Nữ
Địa chỉ email: .............................................................. Nơi cư trú: (quận) ........................
1. Anh/ chị thuộc nhóm tuổi nào? (Q1)
1) Dưới 22 tuổi.
2) Từ 22 đến 30 tuổi.
3) Từ 30 đến 40 tuổi.
4) Trên 40 tuổi.
2. Anh/ chị làm việc trong môi trường ngành nghề nào? (Q2)
1) Dịch vụ khách hàng (sales, marketing…).
14
2) Hành chính văn phòng (kế toán, nhân sự…).
3) Kỹ thuật (cơ khí, CNTT…).
4) Người của công chúng (nghệ sỹ, giáo viên…).
5) Khác.
3. Thu nhập hàng tháng của anh/ chị đạt mức nào? (Q3)
1) Chưa có thu nhập.
2) Dưới 3 triệu đồng.
3) Từ 3 đến 5 triệu đồng.
4) Từ 5 đến 7 triệu đồng.
5) Trên 7 triệu đồng.
4. Anh/ chị hay người thân của anh/ chị có làm việc ở một trong các ngành như y tế,
dinh dưỡng, sản xuất thực phẩm không? (Q4)
1) Có.
2) Không.
Phần 2: Khảo sát về sản phẩm
5. Anh/ chị biết đến khái niệm “thực phẩm giảm cân” qua nguồn thông tin nào? (Q5)
1) Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
2) Người thân, người quen.
3) Nhân viên tiếp thị của hãng sản xuất.
6. Theo anh/ chị, mức độ phổ biến của các loại thực phẩm giảm cân sau nên sắp xếp
như thế nào? (Q6)
Trả lời bằng cách ghi số thứ tự từ 1 đến 4 với ý nghĩa 1 – phổ biến nhất, 4 – ít phổ biến nhất
1) Sữa giảm cân.
2) Trà giảm cân.
3) Cà phê giảm cân.
4) Bột dinh dưỡng giảm cân.
7. Nếu có ý định giảm béo, giảm cân, anh/ chị sẽ làm gì? (có thể chọn nhiều biện
pháp cùng lúc). (Q7)
1) Nhịn ăn bớt 1 bữa trong ngày.
2) Mỗi bữa sẽ ăn ít hơn bình thường.
3) Ngủ ít lại.
4) Uống thuốc giảm cân.
5) Tăng cường vận động, tập thể dục.
6) Dùng thực phẩm giảm cân.
7) Tăng cường ăn rau và trái cây.
8. Nói đến khái niệm “sữa giảm cân”, anh/chị hình dung rằng, đó là: (Q8)
1) Một loại sữa bình thường, chỉ là một cách tiếp thị của nhà sản xuất cho cảm giác có một
loại sữa mới được sáng tạo ra. □
15
2) Sữa ít béo, không đường. □
3) Sữa không béo, không đường. □
4) Sữa có tác dụng giảm cân thật sự đúng với tên gọi của nó. □
5) Sữa nghèo giá trị dinh dưỡng, được khoác cái tên đẹp. □
9. Theo anh/ chị, nên uống sữa vào lúc nào? (Q9)
1) Buổi sáng. □
2) Buổi trưa. □
3) Buổi tối. □
4) Lúc nào cũng được. □
10. Anh/ chị đánh giá thế nào về các phát biểu sau?
Quy ước: 1 – Hoàn toàn đồng ý
2 – Đồng ý
3 – Không có ý kiến
4 – Không đồng ý
5 – Hoàn toàn không đồng ý
Nội dung phát biểu Đánh giá
1 2 3 4 5
Nên duy trì uống sữa suốt đời vì sữa rất tốt đối với sức khỏe,
dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. (Q10) □ □ □ □ □
Sữa giảm cân là sản phẩm tôi cảm thấy dễ uống nhất trong
các loại thực phẩm giảm cân mà tôi biết. (Q11) □ □ □ □ □
Có loại sữa như sữa giảm cân thật tuyệt vời, tôi có thể uống
sữa thoải mái mà không sợ "hỏng phom". (Q12) □ □ □ □ □
Tôi không bị thừa cân, béo phì nhưng tôi vẫn ăn kiêng để
phòng ngừa. (Q13) □ □ □ □ □
Sữa giảm cân là một loại thực phẩm chức năng. (Q14) □ □ □ □ □
Thực phẩm giảm cân nói chung và sữa giảm cân nói riêng rất
cần thiết đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. (Q15) □ □ □ □ □
11. Nếu cần mua thực phẩm giảm cân, anh/ chị sẽ tìm ở đâu? (Q16)
1) Ở siêu thị □
2) Ở nhà thuốc □
3) Ở chợ □
4) Hỏi bạn bè, người thân về nơi cung cấp. □
5) Tìm thông tin trên mạng, báo về nơi cung cấp. □
12. Thứ tự ưu tiên của anh/ chị khi chọn mua 1 sản phẩm sữa giảm cân? (Q17)
Trả lời bằng cách đánh số bắt đầu từ 1 với ý nghĩa 1 – ưu tiên số 1, 2 – ưu tiên thứ 2 …
1) Giá cả hợp lý.
2) Công dụng tốt.
3) Thương hiệu có tiếng.
16
4) Tìm nơi bán dễ dàng.
5) Sản phẩm được đóng gói bán lẻ với lượng