Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu của con người được chia ra thành các cấp độ khác nhau như: Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở. Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Có thể nói, nhu cầu thành đạt là sự nỗ lực của con người vượt lên những gì mà họ đã đạt được, hoàn thiện nó để đạt mức độ cao hơn. Đó cũng chính là nguồn gốc tích cực của con người.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt là một vấn đề cần thiết. Nhưng hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu thành đạt của các đoàn viên thanh niên chưa được quan tâm. Trên thực tế, đây là một vấn đề cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt Thanh niên quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng trên phương diện lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề ra những biện pháp giáo dục nhu cầu thành đạt cho các đoàn viên – thanh niên.
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu thành đạt Thanh niên quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng trên phương diện lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu của con người được chia ra thành các cấp độ khác nhau như: Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Có thể nói, nhu cầu thành đạt là sự nỗ lực của con người vượt lên những gì mà họ đã đạt được, hoàn thiện nó để đạt mức độ cao hơn. Đó cũng chính là nguồn gốc tích cực của con người.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt là một vấn đề cần thiết. Nhưng hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu thành đạt của các đoàn viên thanh niên chưa được quan tâm. Trên thực tế, đây là một vấn đề cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt Thanh niên quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng trên phương diện lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề ra những biện pháp giáo dục nhu cầu thành đạt cho các đoàn viên – thanh niên.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu nhu cầu thành đạt của Thanh niên quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.
Đề ra những biện pháp giáo dục nhu cầu thành đạt cho thanh niên.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu lý luận các vấn đề về nhu cầu thành đạt.
Nghiên cứu thực tiễn nhu cầu thành đạt Thanh niên quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hướng nghiên cứu nhu cầu con người đã tồn tại từ rất lâu trong tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã lý giải tại sao con người lại thực hiện một hành vi nào đó, tại sao anh ta tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này mà lại tỏ ra thờ ơ trong khi thực hiện nhiệm vụ kia…đó chính là những mong muốn của con người về một “cái gì đó” đề được thỏa mãn đó là nhu cầu.
Nhu cầu là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, vì con bất cứ ai thì cũng đều phải có nhu cầu, dù người đó sống ở đâu trên thế giới này, dù làm gì, dù lớn hay nhỏ, không phân biệt màu da, sắc tôc…Và nhu cầu thành đạt là một trong những nhu cầu của mỗi người, mặc dù nhu cầu thành đạt có khác nhau về các lĩnh vực khác nhau thì mỗi người đều có nhu cầu thành đạt riêng của mình. Bởi vì, thành đạt không chỉ được đánh giá qua thước đo xã hội mà nó còn được đánh giá qua việc tự đánh giá bản thân, nhận thức của mỗi cá nhân.
Trên thế giới, hơn nửa thế kỷ trước đây các nhà tâm lý đã nghiên cứu phương pháp đo nhu cầu thành đạt. Khi nói đến lịch sử nghiên cứu nhu cầu thành đạt trước tiên phải nói đến các nhà tâm lý thuộc trường phái Saint –peterbourg họ đã đi sâu nghiên cứu phẩm chất tâm lý của nhu cầu thành đạt. Đồng thời, P.V. Ximônô đã nghiên cứu nhu cầu thành đạt ở khía cạnh nhận thức các chuẩn mực xã hội mang tính xã hội lịch sử ông thấy rằng, với những điều kiện kinh tế, chính trị- xã hội, văn hóa, giai cấp khác nhau thì chuẩn mực thành đạt cũng khác nhau.
Và trong cuốn sách “Động cơ thành đạt” của hai tác giả McCelland và Akitson được xuất bản năm 1953 cũng đã đề cập nhiều tới nhu cầu thành đạt, hai ông cho rằng yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới động cơ thành đạt chính là nhu cầu, mà cụ thể ở đây là nhu cầu thành đạt. Khi nhu cầu gặp đối tượng và có điều kiện thỏa mãn thì nó trở thành động cơ của chủ thể. Động cơ chính là sự phản ánh của nhu cầu, nhưng động cơ không phải là bản thân của nhu cầu mà là nhu cầu được cụ thể hóa, hiện thân bằng động cơ thúc đẩy. Và trong cuốn sách này, hai ông đã phát triển phương pháp đo động cơ thành đạt (TAT). Dựa vào phương pháp TAT các ông đã làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt với động cơ thành đạt.
Hiện nay, có rất nhiều hướng nghiên cứu nhu cầu thành đạt. Tuy nhiên, kết quả của những công trình này lại trái ngược nhau. Ngoài ra, có những công trình nghiên cứu sự khác biệt giữa nhu cầu thành đạt của nam và nữ; nghiên cứu ảnh hưởng của tính cách, của yếu tố giáo dục…đến nhu cầu thành đạt.
Một hướng nghiên cứu khác về động cơ thành đạt có liên quan tới nhu cầu thành đạt được khá nhiều nhà tâm lý học quan tâm. Chẳng hạn: Cynthia Fan và Wally Kanirlowiez đã tìm hiểu động cơ thành đạt của những cô gái Trung Quốc và Úc.
Ở Việt Nam: cho đến nay dưới các góc độ khác nhau đã có một số công trình trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về nhu cầu thành đạt của con người Việt Nam. Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có sự thay đổi lớn trong định hướng giá trị của con người Việt Nam nên trong các nghiên cứu xã hội học, một số tác giả đã xem xét sự thành đạt nghề nghiệp như một giá trị và tìm hiểu đánh giá của thanh niên, sinh viên hiện nay về thứ bậc giá trị khác. Kết quả của các công trình này cho thấy trong giai đoạn hiện nay, sự thành đạt về chuyên môn không được thanh niên, sinh viên nhìn nhận như một giá trị có sức hấp dẫn lớn đối với họ so với những giá trị khác như địa vị xã hội, sự giàu sang…
Một trong những công trình gián tiếp nghiên cứu về nhu cầu thành đạt dưới góc độ tâm lý học, như: PGS. TS Lê Thanh Hương là người có nhiều nghiên cứu sâu sắc về động cơ thành đạt. Trong đề tài “Động cơ thàn đạt trong khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia” (2001), tác giả đã nhận định rằng ĐCTĐ của cán bộ cao hay thấp không phụ thuộc vào giới tính, tuổi, thời gian nghiên cứu khoa học hay học vị của họ mà phụ thuộc vào lĩnh vực nhận thức – quan niệm về thành đạt nghề nghiệp. Trong đề tài “ ĐCTĐ của thanh niên” (2008) ĐCTĐ được xác định thông qua 5 khía cạnh biểu hiện là nhận thức giá trị, khát vọng đạt thành tích; xúc xảm liên quan tới thành tích; mức độ nỗ lực thành đạt; tính bền vững của sự nỗ lực; mục đích thành đạt.
Quan tâm tới yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thanh đạt, tác giả Trần Anh Châu đã nghiên cứu đề tài “ tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên” (2008), theo tác giả đặc điểm nhân cách ảnh hưởng không nhỏ tới động cơ thành đạt của thanh niên, từ đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của họ. Những đặc điểm nhân cách như niềm tin bản thân, niềm tin vào công bằng xã hội, niềm tin xã hội và mố số biểu hiện của ý chí như tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật tính thận trọng có tác động tới nhu cầu thành đạt của thanh niên.
Võ Thị Ngọc Châu đã nghiên cứu về nhu cầu thành đạt và mối quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên. Theo kết quả này, nhu cầu thành đạt của sinh viên có ảnh hưởng tích cực tới sự nhận thức của họ. Sự ảnh hưởng đó phụ thuộc vào cường độ, tính cấp thiết của nhu cầu, vào thông tin vào khả năng thỏa mãn nhu cầu cũng như sự trang bị các phương tiện cần thiết đề thỏa mãn nhu cầu.
Như vậy, nhìn chung ở Việt Nam, vấn đề nhu cầu thành đạt của con người chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là dưới góc độ tâm lý học. Trong khi đó, theo chúng tôi đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Lý luận về nhu cầu
2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Để tồn tại và phát triển, cá nhân phải đòi hỏi ở môi trường xung quanh những yếu tố cần thiết, không thể thiếu, sự đòi hỏi đó là nhu cầu. Nhu cầu là một biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng.
Có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về nhu cầu:
Theo B.Ph Lomov: “ nhu cầu là đòi hỏi nào đó của con người về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển”.
A.G Kovaliov: “nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phât triển”.
P.A Rudich: “nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta thấy một sự cần thiết nhất định nào đó về một điều gì đó”.
GS.VS Phạm Minh Hạc: “nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì đó ở ngoài nó, cái đó có thể là một sự vật, một hiện tượng hoặc những người khác. Nhu cầu biểu lộ sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh, sự phụ thuộc của cá nhân vào thế giới đó”.
Trong giáo trình “Tâm lý học đại cương” do PGS Nguyễn Quang Uẩn chủ biên thì “nhu cầu là sụ đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”.
Từ những khái niệm trên có thể đi đến kết luận: “nhu cầu là sự đòi hỏi của con người về một sự vật và hiện tượng gì đó rất cần thiết, không thể thiếu, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quyết đĩnhu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con người. Mặt khác nhu cầu cũng quy định tính tích cực hóa hoạt động của con người.
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Nó không bất biến mà thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của cá thể và xã hội mà cá nhân đó sống và hoạt động.
2.1.2. Các quan niệm khác nhau về nhu cầu
2.1.2.1. Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học phi Mác – xít
Vutvorts đã chú ý tới nhu cầu tri giác. Ông nhận thấy rằng còn người có mối quan hệ với môi trường xung quanh, có nhu cầu nhìn, nghe cho rõ, mong muốn làm sáng tỏ và hiểu rõ những gì vừa nhìn vừa nghe thấy. Ông chứng minh bằng thực nghiệm rằng ở động vật tính tích cực đều hướng tới việc am hiểu hoàn cảnh xung quanh. Phần lớn tính tích cực hàng ngày của động vật được cấu tạo từ sự chuyển động của cơ thể. Chính vì vậy mà động vật có nhu cầu tri giác để có thể tiếp xúc với những gì xảy ra xung quanh.
Một số tác giả khác đã cố gắng giải thích nhu cầu nhận thức xuất phát từ nhu cầu sinh lý. Nixen đã giả định rằng mỗi một cơ thể đều có một nhu cầu đặc biệt để kích thích cơ thể thực hiện các chức năng và cơ thể có thể thực hiện các chức năng này. Vấn đề hiển nhiên là có một số dạng tích cực được giải thích theo khuynh hướng luyện tập hoạt động. Đây là đặc tính nhu cầu của cơ thể. Động vật luôn có nhu cầu nhận thức khách thể và hứng thúc với đối tượng đó chính là nguồn gốc của tính tích cực. Tính tích cực sẽ dẫn đến nhu cầu hoạt động của cơ thể.
S.Freud nhà phân tâm học người Áo đã đưa vấn đề nhu cầu vào học thuyết của ông. Theo ông, lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định rằng tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn hay hướng tới khoái lạc những nhu cầu cơ thể (bản năng sống) và hành vi của con người hướng tới việc mong muốn phá hủy và xâm lăng. Sự mong muốn này đầu tiến hướng tới môi trường xung quanh do có sự ngăn cấm của xã hội mà nó lại hướng tới chính bản thân mình (bản năng sống). Ông nghiên cứu động vật và chứng minh một cách hùng hồn những hành vi hung bạo hay những hành vi phá hủy là những phương tiện thỏa mãn nhu cầu quan trọng của cuộc sống và nó được nảy sinh trong những điều kiện tồn tại. những hành vi hung bạo hay những hành vi phá hủy là những phương thức bảo vệ. Xã hội chẳng qua là một hệ thống tổ chức và cấm đoán được hình thành từ bề ngoài bản năng sống của con người.
Trường phái phi hành vi đã nghiên cứu nhân cách xuất phát từ quan niệm về tính chế ước. Những xung động mới xuất hiện nhờ có sự phối hợp của những kích thích nào đó với nhu cầu bẩm sinh có giới hạn của cá nhân. Cũng xuất phát từ quan điểm này tất cả những gì gọi là nhu cầu tinh thần của con người đều là trạng thái cơ thể của con người. Nó còn là tín hiệu thỏa mãn nhu cầu trong tương lai. Họ khẳng định rằng những kích thích nguyên phát chỉ là vẻ bề ngoài của nhu cầu cơ thể. Theo Muller thì những xung động thứ phát là mặt chính diện, đằng sau nó là những chức năng có cơ sở là những xung động bẩm sinh.
Họ cho rằng nhu cầu chính là động cơ của hành vi, đó chính là hai loại xung động của hành vi: nguyên phát và thứ phát. Hall cho rằng nhu cầu tiền tàng thường xuất hiện trước nhu cầu của cơ thể và kèm theo nhu cầu của nó. Đó là động lực thúc đẩy của nhu cầu. Họ cho rằng, nhu cầu là những xung động mang tính sinh vật. Nhu cầu nguyên phát nảy sinh do đói, khát, ngủ, thở, tình dục, chạy chốn nguy hiểm…Nhu cầu xã hội là nhu cầu thứ hai, đó là nhu cầu thống trị, lệ thuộc, ham hiểu biết, nhu cầu quyến rũ…nhu cầu thứ ba là nhu cầu liên quan đến người khác có được bằng con đường học tập. Nhu cầu thứ ba này được thể hiện ở nhu cầu cho và nhận, thường có tính mục đích và tình toàn diện và được xác định một cách tương đối do xã hội mang lại. Sự giàu có hay thành đạt trong sụ nghiệp chính là loại nhu cầu này.
A. Adler và C.G. Jung hai nhà phân tâm phi S. Freud. A.Adler cho rằng, cơ sở của lực kích thích hành vi con người được xác định bởi mục đích hành động, con đường đạt tới mục đích đó và ý chí của quyền lực. Theo ông, sự đối lập về quyền lực chính là tâm trạng kém giá trị. Trong mối quan hệ lẫn nhau con người mong muốn được ở thế mạnh và có cảm giác kém giá trị. Mối quan hệ lẫn nhau này sẽ xác định tính cơ động của cuộc sống tâm lý con người. Thỉnh thoảng sự mong muốn hơn người trở thành năng lượng cơ bản của con người, năng lượng này có thể dẫn tới sự bù trừ của cơ quan nào đó hay của xu hướng hoạt động. Hoạt động kém cỏi làm nảy sinh cảm xúc không giá trị. Ý chí hướng tới quyền lực chính là nhu cầu tự khẳng định của con người. Nó là nguồn gốc tích cực cơ bản của hành động con người chứ không phải là bản năng tình dục như trong học thuyết của S. Freud. Theo ông, ý chí vươn tới quyền lực chính là những xung động cơ bản của động cơ hành động của con người, ở một mức độ nhất định nào đó nó sẽ xác định tổ chức hoạt động tâm lý của con người, điều này phụ thuộc vào việc có đạt được mục đích đã đề ra hay không.
Khác với Freud, Maslow chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của mỗi người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…Những nhu cầu này có bản chất bản năng đặc trưng cho giống người. Theo Maslow, “tính người” của nhu cầu, của các xung đột của con người được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. Theo ông, mọi nhu cầu thuộc hệ thống thứ bậc cũng đều liên quan đến cấu trúc cơ thể của con người và đều được dựa trên nền tảng di truyền nhất định.
Henry Murray cho rằng, những nhu cầu tâm lý xác định được ở con người là những nhu cầu mà mọi người đều cảm thấy như ở những mức độ khác nhau và cường độ mạnh yếu kahcs nhau ở từng người. Ở người này có loại nhu cầu này mãnh liệt nhưng ở người khác lại có những nhu cầu khác, nhân cách khác nhau do cường độ khác nhau của nhu cầu tâm lý. Tuy nhiên, ông không hề đả động trực tiếp đến vấn đề nội dung của các nhu cầu, động cơ của nhân cách, tíh quy định xã hội của nhu cầu và động cơ đã gây ra hành động. Ông thừa nhận tính ích kỷ một cách quá đáng, xu hướng chỉ nghĩ đến thành tích riêng của nhân cách mà quên đề cập đến những ý tưởng nhân đạo cao quý, sự quan tâm đến hạnh phúc nhân loại, của toàn xã hội, của tập thể mà trong đó có chủ thể. Ông phủ nhậ tính quy định cảu xã hội của xu hướng ích kỷ của con người và xem nó như một bản tính phản xã hội của con người.
K. Lewin cho rằng dưới sự tác động của loại nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời chủ thể cũng xuất hiện những liên tưởng có liên quan với nhu cầu. Ông nhấn mạnh rằng, thật sai lầm nếu chỉ nghĩ rằng những nhân tố thực của hoạt động tâm lý người chỉ xuất phát từ nhu cầu cơ thể mà con xuất phát từ nhu cầu xã hội. Mọi dự định, mọi ý nghĩ là một dạng của nhu cầu từ đó dẫn tới sự xuất hiện hệ thống căng thẳng và đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người, hoạt động này sẽ làm dịu sự căng thẳng…
2.1.2.2. Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học Mác – xít
Dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người.
Ngay trong triết học, F.Ằnghen – tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu. ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mìn là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người, làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định. (F. Anghen – Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, H. trang 280).
D.N. Uznetze người đầu tiên trong tâm lý học Xô viết nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng: không có gì đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực. Không có nhu cầu thì không có tính tích cực. Với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng nó liên quan tới tất cả những gì cần thiết đối với cơ thể sống. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người.
Trong trường hợp nhu cầu đang trên đường thỏa mãn mà gặp khó khăn trở ngại, tức là nó không được thực hiện một cách trực tiếp, nhu cầu sẽ xuất hiện trong ý thức của chủ thể và có nội dung đặc biệt. Từ phía chủ thể nó được thể nghiệm ở dạng cảm xúc không được thỏa mãn, lúc này ở con người ở trạng thái hưng phấn và căng thẳng, còn ở phía khách thể ở dạng nội dung đối tượng đã được xác định và nó đang kích thích hành động để thỏa mãn. Khi xuất hiện nhu cầu với cường độ lớn, con người bắt đầu hoạt động để thỏa mãn.
Quá trình thỏa mãn nhu cầu cấp bách được ông gọi là nhu cầu phuc vụ, đó là sự khác biệt lớn giữa nhu cầu phục vụ với nhu cầu lao động. Trong khi đó, sự phục vụ chỉ ngụ ý nói tới nhu cầu cấp bách, còn lao động có mục đích thỏa mãn nhu cầu – đó là những khả năng của nhu cầu (nhu cầu cơ thể), lao động ngụ ý nói tới một dạng hoàn toàn khác của tính tích cực. Trong trường hợp này, ý chí không nằm trong nhu cầu cấp bách mà là một cái gì đó rất khác, thậm chí đôi lúc mâu thuẫn với chính nó là nguồn gốc của hoạt động. Chính vì vậy ông đã chỉ ra một cách cụ thể những đặc điểm của những hành vi ý chí, chỉ ra sự liên kết giữa hành vi ý chí và cảm xúc. Ngoài nhu cầu sống D.N. Uznetze đã nhấn mạnh rằng ở con người còn có những nhu cầu khác không liên quan tới nhu cầu tồn tại, ông gọi đó là nhu cầu cao cấp như đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…trong hành vi hàng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu phục vụ một cách trực tiếp mà còn muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao.
Những điều nói ở trên đặc trưng với từng con người và chúng phối hợp khác nhau ở những người khác nhau: ở những người này nhu cầu cấp cao có ý nghĩa, ở những người khác có lối sống được xác định một phần lớn bởi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHU C7846U THNH 2727840T C7910A THANH NIN.doc
- PHI7870U XIN KI7870N.doc