Đề tài Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nghề chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời nhưng do tập quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề nuôi gà có những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn nuôi phân tán quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất nên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại công nghiệp lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn nuôi thấp, dân cư thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng trọt kém hoặc dưới tán cây ăn quả để chăn nuôi gà vườn đồi. Đây chính là một hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện và đã có những thành công bước đầu. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá bền vững, Bắc Giang khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi gà đồi về tất cả quy mô, năng suất và chất lượng. Những năm qua nghề chăn nuôi gà đồi đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh. Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi. Sự phát triển chăn nuôi gà đồi tại huyện không những đã góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề chăn nuôi gà đồi còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) của các hộ nông dân còn hạn chế, nghề chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của huyện chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thị trường Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn nuôi gà đồi tại địa phương từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi gà vườn đồi tại địa phương ngày càng phát triển là việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.

doc124 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghề chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời nhưng do tập quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề nuôi gà có những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn nuôi phân tán quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất nên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại công nghiệp lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn nuôi thấp, dân cư thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng trọt kém hoặc dưới tán cây ăn quả để chăn nuôi gà vườn đồi. Đây chính là một hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện và đã có những thành công bước đầu. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá bền vững, Bắc Giang khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi gà đồi về tất cả quy mô, năng suất và chất lượng. Những năm qua nghề chăn nuôi gà đồi đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh. Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi. Sự phát triển chăn nuôi gà đồi tại huyện không những đã góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề chăn nuôi gà đồi còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) của các hộ nông dân còn hạn chế, nghề chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của huyện chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thị trường…Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn nuôi gà đồi tại địa phương từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi gà vườn đồi tại địa phương ngày càng phát triển là việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân. - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân huyện Yên Thế hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong huyện? - Những thuận lợi, khó khăn và thách trong phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong huyện? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, cụ thể: - Theo quy mô: Lớn, trung bình, nhỏ. - Theo đặc thù của hộ nuôi: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông. - Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu a. Về nội dung Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. b. Về không gian Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.Các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình ở 2 xã đại diện, đó là xã Phồn Xương và xã Tam Tiến c. Về thời gian - Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian hộ chăn nuôi gà đồi lứa gần nhất. - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 09/01/2011 đến ngày 23/05/2011. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý luận về phát triển phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, phát triển bền vững Phát triển Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Trong phạm trù triết học, phát triển là một thuộc tính phân biệt của vật chất. Sự vật và hiện tượng của hiện thực không trong trạng thái bất biến, mà phải trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện cho đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một sinh vật, hiện tượng, một hệ thống, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ là biến đổi, mà luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sinh vật hay hệ thống nào cũng đều được quy định không chỉ bởi các mối quan hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Tuy có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu theo nghĩa chung nhất về phát triển là việc làm ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vật, hiện tượng, làm phong phú về chủng loại cũng như thay đổi chất lượng tùy vào người sử dụng. Phát triển kinh tế Có thể hiểu phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với các nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình mà nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện CNH- HĐH. Đó là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp luật, thậm chí về kĩ năng quản lí, phong tục và tập tục. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sản phẩm bình quân đầu người. Phát triển kinh tế bao gồm cả sự tăng về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững Cho ®Õn nay cã rÊt nhiÒu ®Þnh nghÜa vÒ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng, trong ®ã ®Þnh nghÜa ®­îc nh¾c ®Õn nhiÒu nhÊt lµ ®Þnh nghÜa cña Uû ban ThÕ giíi vÒ M«i tr­êng & Ph¸t triÓn ®­a ra n¨m 1987:” Ph¸t triÓn bÒn v÷ng lµ sù ph¸t triÓn ®¸p øng nhu cÇu hiÖn t¹i mµ kh«ng lµm tæn h¹i ®Õn kh¶ n¨ng ®¸p øng nhu cÇu cña thÕ hÖ t­¬ng lai “. Ngµy nay kh¸i niÖm bÒn v÷ng ph¶i nh¾ h­íng tíi: bÒn v÷ng vÒ kinh tÕ bÒn v÷ng vÒ chÝnh trÞ, x· héi vµ bÒn v÷ng vÒ m«i tr­êng. VÒ ph¸t triÓn n«ng nghiÖp bÒn v÷ng ta cã thÓ dÉn ra ®Þnh nghÜa cña TAC/CGIAR (Ban cè vÊn kü thuËt thuéc nhãm chuyªn gia quèc tÕ vÒ nghiªn cøu n«ng nghiÖp): “ N«ng nghiÖp bÒn v÷ng ph¶i bao hµm sù qu¶n lý thµnh c«ng tµi nguyªn n«ng nghiÖp nh»m tho¶ m·n nhu cÇu cña con ng­êi ®ång thêi c¶i tiÕn chÊt l­îng m«i tr­êng vµ g×n gi÷ ®­îc tµi nguyªn nhiªn nhiªn Nh­ vËy lµ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng lu«n lu«n bao gåm c¸c mÆt: - Khai th¸c sö dông hîp lý nhÊt tµi nguyªn thiªn nhiªn hiÖn cã ®Ó tho¶ m·n nhu cÇu ¨n ë cña con ng­êi. - G×n gi÷ chÊt l­îng tµi nguyªn thiªn nhiªn cho c¸c thÕ hÖ sau. - T×m c¸ch båi d­ìng t¸i t¹o n¨ng l­îng tù nhiªn th«ng qua viÖc t×m c¸c n¨ng l­îng thay thÕ, nhÊt lµ n¨ng l­îng sinh häc (chu tr×nh sinh häc). Trong ®Þnh nghÜa trªn, còng cÇn ph¶i l­u ý ®Õn môc tiªu mµ nã ph¶i ®¹t, ®ã lµ: - Kinh tÕ sèng ®éng - Kü thuËt thÝch hîp - X· héi tiÕp nhËn §Þnh nghÜa nµy suy réng ra cßn nãi ®­îc mèi quan hÖ x· héi, tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ víi c¸c biÖn ph¸p kü thuËt ®­îc ¸p dông. Phát triển chăn nuôi Khi nói đến phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến các khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi. Phát triển về mặt số lượng: số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với mục tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi không nuôi số lượng lớn và không quan tâm đến hạch toán chi phí. Với mục tiêu hàng hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với chăn nuôi để giải quyết thực phẩm gia đình. Chăn nuôi là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi có những điều kiện tốt về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn và ngược lại. Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng phát triển chăn nuôi có thể được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong một thời kỳ nhất định; khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường; năng suất lao động đạt được khi phát triển chăn nuôi, lợi ích thu được của người chăn nuôi và của cộng đồng xã hội. Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố quan trọng là: khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp; chất lượng sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao hay thấp; thu nhập và lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm cao hay thấp; tổng thu nhập và lợi nhuận thu được của người chăn nuôi cao hay thấp… Các hình thức tổ chức chăn nuôi:chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau phụ thuộc mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm chăn nuôi là chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái. Hiện nay nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân chăn nuôi gà nhỏ lẻ với mục tiêu chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và phần lớn chỉ được thực hiện khi các hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất tiện dụng đối với các hộ nông dân nhưng đây lại là hình thức chăn nuôi có hiệu quả thấp, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm. Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn nuôi theo những hình thức này là chăn nuôi hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam hiện nay số lượng các chủ hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tập trung tuy không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm soát dịch cúm lây lan. 2.1.2 Các phương thức chăn nuô gà trên thế giới và Việt Nam. * Phương thức chăn nuôi truyền thống Là hình thức chăn thả tự nhiên, hình thức chăn nuôi truyền thống hiện vẫn tồn tại và phát triển hầu hết ở các vùng nông thôn đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam với gần 80% dân số sống ở nông thôn thì chăn nuôi gà theo hình thức quảng canh vẫn là chủ yếu. Phương thức chăn nuôi này có đặc điểm: vốn đầu tư ban đầu ít, đàn gà được thả rông, tự do tìm kiếm thức ăn, tự ấp và nuôi con. Thời gian nuôi gà thịt từ 4 - 5 tháng mới đủ trọng lượng giết thịt. Trọng lượng lúc đủ tuổi giết thịt là 1,3 – 1,5kg. Do chăn nuôi thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh khiến đàn gà dễ mắc bệnh, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả chăn nuôi không cao. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này cho chất lượng thịt rất thơm ngon, đầu tư thấp, không thích hợp với quy mô chăn nuôi lớn, yêu cầu chăn nuôi có vườn thả rộng. Các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống là giống gà Ri, Đông Tảo, Hồ, Mía,… là những giống cần cù chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, thịt có hương vị thơm ngon đặc biệt đối với từng loại gà, từng địa phương. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gà theo thời điểm ước tính khoảng 110-115 triệu con (chiếm khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm). * Phương thức chăn nuôi công nghiệp Phương thức này dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng nuôi, dùng các giống gà cao sản để tạo ra sản lượng thịt, trứng nhiều nhất, hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, chuồng trại tiên tiến, tự động hoá thao tác, quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo phương pháp công nghiệp, điều kiện, môi trường chăn nuôi đều theo ý muốn chủ quan của con người. Hình thức chăn nuôi này còn gọi là chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Phương thức chăn nuôi này có ưu thế là cho sản phẩm nhanh với năng suất cao, dễ được người chăn nuôi chấp nhận. Các nhà khoa học đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ sản xuất con giống, thức ăn hỗn hợp để phù hợp với phương thức chăn nuôi này. Kết quả là rút ngắn ngày nuôi, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn cho một đơn vị sản phẩm. Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ...), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động...Năng suất chăn nuôi đạt cao: gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10 quả trứng...Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng sản phẩm chăn nuôi gà. Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japffa, Cargill, Proconco. Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này. * Phương thức chăn nuôi gà bán công nghiệp (chăn nuôi gà vườn, gà đồi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật) Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm nuôi gà truyền thống với chăn nuôi theo quy trình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến qua các giai đoạn. Phương thức chăn nuôi này xuất hiện từ nhu cầu thực tế của xã hội đòi hỏi càng nhiều về số lượng sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm cao, hương vị sản phẩm thơm ngon. Đây là sự kết hợp của hai phương thức chăn nuôi truyền thống và công nghiệp. Phương thức chăn nuôi này là sự kết hợp tiến bộ kỹ thuật về con giống nuôi năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon với thức ăn sử dụng là thức ăn hỗn hợp, kết hợp với thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên. Khi chăn nuôi gà theo phương thức này, thời gian 1,5 - 2 tháng đầu gà được nuôi nhốt hoàn toàn và cho ăn thức ăn công nghiệp (nuôi úm). Ở giai đoạn 1 tháng trước khi xuất chuồng, gà được thả vườn, đồi, cho ăn thức ăn hỗn hợp cùng với thức ăn bổ sung như ngô, cám gạo, cám mạch, rau xanh… để nâng cao chất lượng, làm cho thịt chắc, giảm bớt mỡ, nước do nuôi công nghiệp trong giai đoạn đầu. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên, có sự can thiệp hợp lý của con người nhằm đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, đàn gà phát triển tốt, hiệu quả chăn nuôi cao hơn hình thức chăn nuôi quảng canh. Thời gian nuôi một lứa gà theo phương thức này cho đến khi xuất chuồng là 65 – 70 ngày với trọng lượng xuất chuồng từ 1,8 – 2,4kg. Mục tiêu phương thức này mang đậm tính sản xuất hàng hóa chứ không thuần tuý là sản xuất tự cấp tự túc. Gần đây, phương thức chăn nuôi này được áp dụng tại nông thôn đồng bằng, trung du, ven đô và được nuôi dưới các hình thức chăn nuôi: tập trung, bán công nghiệp, thả vườn với con giống phù hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, duy trì được hương vị truyền thống và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng 2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân 2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản Khái niệm về hộ Tại hội thảo quốc tế về quản lý trang trại nông nghiệp năm 1980, trên quan điểm sản xuất, tiêu dùng các đại biểu đã thống nhất cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác”. Trên phương diện thống kê, Liên hiệp quốc khái niệm: “Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung và có chung ngân quỹ” Khi nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Châu Á, Giáo sư MC.Gree (1989) nguyên giám đốc học viện Châu Á, thuộc trường đại học CoLumbia (Hoa kỳ) có quan điểm thiên về khía cạnh thu nhập cho rằng: “Thành viên của hộ không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân quỹ của gia đình” Dưới góc độ nhân chủng học, Raul (1989) khẳng định: “Hộ là những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong qua trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính mình” Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: “Các thành viên của hộ không nhất thiết phải có chung huyết tộc”. Trên thực tế vẫn vẫn chưa có khái niệm thống nhất về hộ, song qua các khái niệm nêu trên, khái niệm về hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm ngươì có chung huyết tộc hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các thành viên cùng tiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”. Khái niệm hộ nông dân Theo F.Ellis (1988). Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không cao. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường. Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Do đó nông hộ là chủ thể kinh tế nông thôn. Khái niệm về kinh tế nông hộ Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự chủ như các thành phần kinh tế khác. Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng khác nhau. Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộ nông dân, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung. Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình xã viên là một bộ phận cấu t