Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010. Trong đó, tỉnh đã tập trung phát triển 3 nhóm ngành, bao gồm: Nhóm 1: Ngành nghề cần đầu tư phát triển đến năm 2010, như nhóm ngành nghề chế biến đường; nghề sản xuất mây tre và đan lát, nghề dệt thổ cẩm, nghề cá bống kho tộ và nghề chế biến thịt bò khô; Nhóm 2: Ngành nghề giải quyết việc làm và tiêu dùng xã hội, như nhóm ngành nghề chế biến sản phẩm từ gạo, nghề chế biến thủy sản, nghề làm chiếu cói, nghề sản xuất chổi đót, nghề sản xuất đồ mộc dân dụng, nghề làm muối ; nhóm 4: Hình thành một số ngành nghề mới, gồm: nghề trồng nấm, nghề trồng hoa, sinh vật cảnh, sinh thái.
Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề NLĐ chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng.
Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng NLĐ từ các làng quê Quảng Ngãi dịch chuyển ra các thành phố lớn là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
Do đó, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi’ nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề và làng nghề tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển KT-XH tỉnh, thực hiện CNH-HĐH mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở Quảng Ngãi.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4734 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC PHÁT TRIỂN KT-XH ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
"NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI"
Chủ nhiệm đề tài: TS. HỒ KỲ MINH
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2011
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010. Trong đó, tỉnh đã tập trung phát triển 3 nhóm ngành, bao gồm: Nhóm 1: Ngành nghề cần đầu tư phát triển đến năm 2010, như nhóm ngành nghề chế biến đường; nghề sản xuất mây tre và đan lát, nghề dệt thổ cẩm, nghề cá bống kho tộ và nghề chế biến thịt bò khô; Nhóm 2: Ngành nghề giải quyết việc làm và tiêu dùng xã hội, như nhóm ngành nghề chế biến sản phẩm từ gạo, nghề chế biến thủy sản, nghề làm chiếu cói, nghề sản xuất chổi đót, nghề sản xuất đồ mộc dân dụng, nghề làm muối…; nhóm 4: Hình thành một số ngành nghề mới, gồm: nghề trồng nấm, nghề trồng hoa, sinh vật cảnh, sinh thái.
Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề NLĐ chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng...
Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng NLĐ từ các làng quê Quảng Ngãi dịch chuyển ra các thành phố lớn là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
Do đó, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi’ nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề và làng nghề tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển KT-XH tỉnh, thực hiện CNH-HĐH mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở Quảng Ngãi.
2. Tổng quan nghiên cứu
3. Mục tiêu của đề tài
+ Mục tiêu tổng quát:
Phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.
+ Đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề;
- Kiến nghị 02 đề án triển khai áp dụng giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các nghề truyền thống và nghề mới trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện đồng bằng và trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, và thành phố Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của các đối tượng nêu trên trong phạm vi 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau).
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia.
- Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng là: chủ các CSSX và NLĐ tại các CSSX kinh doanh các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi.
- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích, xử lý số liệu thu thập được trong 2 đợt điều tra.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ
Báo cáo đã nghiên cứu các nội dung về:
- Vấn đề chung về nghề, làng nghề: Các khái niệm cơ bản; Đặc trưng của làng nghề ở Việt Nam; Phân tích chuỗi giá trị sản xuất làng nghề; Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan điểm và các tiêu chí phát triển làng nghề ở Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề.
- Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU VÀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Sau khi phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi ảnh hưởng đến sự phát triển nghề và làng nghề, báo cáo phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại địa phương trên như sau:
I. Thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi qua số liệu điều tra khảo sát
1. Thực trạng phát triển nghề và làng nghề qua số liệu điều tra khảo sát
1.1. Giới thiệu cuộc khảo sát
+ Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát với tổng số phiếu là 902( Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số cơ sở và số lao động hiện có của từng nghề và làng nghề.
) phiếu dành cho 2 đối tượng bao gồm chủ cơ sở sản xuất và người lao động tại các nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã thu hồi 902 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra.
+ Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát là chủ CSSX và người lao động tại các nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và TP. Quảng Ngãi.
+ Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn mẫu khảo sát ngẫu nhiên dựa vào tỷ lệ chủ CSSX và lao động làm nghề tại các nghề và làng nghề trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi. Các điều tra viên phát phiếu tận tay đến đối tượng khảo sát.
+ Kết quả khảo sát: Kết quả phiếu trả lời hợp lệ đạt 100%.
1.2. Đánh giá thực trạng phát triển
Sự phát triển của các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi trong đợt khảo sát 1 là không đồng đều, có nghề/làng nghề đang trong thời kỳ phát triển và bình ổn, có nghề/làng nghề chỉ tồn tại cầm chừng và có nghề/làng nghề đang có nguy cơ mai một.
Về khía cạnh phát triển, có thể phân các nghề/làng nghề làm các loại là bình ổn (loại 1), tồn tại cầm chừng (loại 2) và mai một (loại 3).
(1) Loại nghề, làng nghề bình ổn (loại 1)
Nhóm ngành nghề bình ổn gồm các nghề, làng nghề sau:
Nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ; nghề và làng nghề sản xuất chổi đót tại xã Phổ Phong và Phổ Thuận, Đức Phổ và xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, nghề sản xuất tre đan, đũa tre xã Tịnh Ấn Tây; nghề sản xuất mây đan mỹ nghệ tại xã Phổ Ninh; Đức Phổ; làng nghề như sản xuất nước mắm xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức; sản xuất bánh tráng xã Hành Trung, Nghĩa Hành; nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh; Nghề sản xuất thịt bò khô; kẹo, đường tại TP Quảng Ngãi; Nghề hoa, cây cảnh xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa và xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành; nghề sản xuất gạch ngói xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức và Xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành mặc dù là những nghề, làng nghề bình ổn nhưng các lò gạch nằm xen lẫn trong các khu dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân và đang nằm trong kế hoạch hạn chế phát triển.
(2) Loại nghề, làng nghề tồn tại cầm chừng (loại 2)
Nghề sản xuất muối Sa Huỳnh, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ mộc dân dụng xã Phổ Thuận, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ gốm xã Phổ Khánh, Đức Phổ; nghề đánh sợi, đan võng xã Đức Chánh, Mộ Đức; nghề sản xuất bánh tráng Thi Phổ, Đức Thạnh, Mộ Đức; nghề dệt chiếu cói xã Nghĩa Hoà, Tư Nghĩa và xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh; nghề sản xuất nước mắm xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh; nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh; nghề sản xuất nem, chả tại thành phố Quảng Ngãi.
(3) Loại nghề, làng nghề có nguy cơ mai một (loại 3)
Làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn An Phú, Đức Hiệp, Mộ Đức; làng nghề đúc đồng ở xã Đức Hiệp, Mộ Đức, nghề sản xuất gốm ở thị trấn Châu Ổ và nghề tre đan thôn Đông Tây, Bình Hiệp huyện Bình Sơn.
II. Thực trạng phát triển 10 nghề, làng nghề được lựa chọn
1. Lựa chọn 10 nghề và làng nghề
Nghề và làng nghề được lựa chọn cần thỏa mãn một số hoặc đồng thời các tiêu thức sau:
+ Nghề, làng nghề thuộc nhóm bình ổn (nhóm 1); Khai thác được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương và tỉnh Quảng Ngãi; Có vùng nguyên liệu dồi dào; Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động; Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái.
2. Phương pháp lựa chọn nghề, làng nghề
Để lựa chọn 10 nghề và làng nghề tiếp tục nghiên cứu và khảo sát, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp chuyên gia; tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở, ban ngành, địa phương liên quan.
3. Kết quả lựa chọn
+ Nhóm nghề và làng nghề sản xuất thực phẩm
(1) Làng nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh;
(2) Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi;
(3) Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún, Hành Trung;
(4) Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi;
(5) Nghề sản xuất đường, kẹo đặc sản thành phố Quảng Ngãi.
(6) Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà;
(7) Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh;
(8) Làng nghề chổi đót Phổ Phong;
(9) Làng nghề mây tre đan, đũa tre, Tịnh Ấn Tây;
(10) Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh;
4. Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề được lựa chọn
Từ kết quả lựa chọn 10 nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát đợt 2 với các nội dung và kết quả như sau.
4.1. Giới thiệu cuộc khảo sát
+ Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát đợt 2 được thực hiện trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi với tổng số phiếu là 600( Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số doanh nghiệp/cơ sở, số lao động và số dân hiện có của từng nghề và làng nghề.
) phiếu dành cho 3 đối tượng bao gồm chủ CSSX, người lao động và người dân tại các nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã thu hồi 600 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra.
+ Phương pháp khảo sát ở cuộc khảo sát thứ 2 tương tự cuộc khảo sát 1.
4.2. Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề qua kết quả điều tra khảo sát
4.2.1. Làng nghề chế biến hải sản Thạch Bi
Trong những năm qua, nghề đã mở rộng được thị trường tiêu thụ rộng lớn sang các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, tăng giá trị sản xuất và tiêu thụ nên đã thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, CSSX. Bên cạnh đó, với lợi thế của làng nghề nằm ven biển và sát đường quốc lộ 1A, việc thu mua cũng như vận chuyển sản phẩm khá thuận lợi.
Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu của làng nghề đang gặp trở ngại và thiếu ổn định do sự sạt lở của cảng biển gây khó khăn cho các tàu thuyền ra vào cập bến. Thị trường mở rộng sang nước ngoài nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong giá trị tiêu thụ do thiếu vốn sản xuất, thiếu sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, CSSX và tâm lý e ngại của người làm nghề. Bên cạnh đó, sản xuất của làng nghề cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh làng nghề nhưng mức độ còn thấp.
4.2.2. Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi - Mộ Đức
Nghề nước mắm ở xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển như sau: Là nghề truyền thống nên được người dân ở đây gắn bó với nghề; Lao động được thuê dễ dàng từ nguồn lao động nhàn rỗi trong vùng với giá nhân công thấp; Nguyên liệu được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau nên ít khi rơi vào tình trạng thiếu hụt; Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thôn Vinh Phú đang triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 2 ha.
Tuy nhiên, làng nghề vẫn có một số khó khăn, thách thức, đó là:
+ Thị trường thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh.
+ Việc tiếp cận các loại vốn vay ưu đãi từ Nhà nước và các tổ chức tín dụng vẫn gặp khó khăn nên hạn chế về mở rộng sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
+ Ngoài ra, vấn đề nước thải và mùi hôi xuất phát từ hoạt động của nghề cũng là một thách thức lớn bởi việc xử lý triệt để không phải dễ dàng.
4.2.3. Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún Hành Trung
Nghề bánh tráng khá đơn giản với hình thức làm chủ yếu là thủ công nên dễ học và dễ làm, hầu hết các lao động sau một thời gian học nghề ngắn đã có thể làm nghề thành thạo. Hiện nay, nghề phát triển chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, một số hộ đã đầu tư dây truyền sản xuất công nghiệp, tạo tiền đề cho mô hình sản xuất bánh tráng dây chuyền tập trung trong tương lai.
Tuy nhiên, việc phát triển nghề gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như trình độ học vấn của người lao động còn hạn chế nên khó khăn trong tiếp thu khoa học công nghệ; giá cả thấp và không ổn định do buôn bán chủ yếu thông qua tiểu thương và phụ thuộc vào giá cả của lúa gạo; mẫu mã sản phẩm cổ truyền chưa có sự thay đổi, chưa đăng ký thương hiệu sản phẩm nên chưa tạo dựng được thị trường tại các vùng khác; thiếu tính liên kết giữa các hộ sản xuất.
4.2.4. Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi
Nhân công của nghề đơn giản, không đòi hỏi tay nghề, vì vậy các CSSX có thể tận dụng nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Tuy nhiên, các CSSX vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên liệu thịt bò trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các cơ sở, có thời điểm khan hiếm thịt bò. Do đó, việc mua thịt bò ở ngoài tỉnh đã làm cho chi phí sản xuất ở một số thời điểm tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn phụ gia cho sản xuất phải nhập khẩu từ Ấn Độ với giá cả liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã gây không ít khó khăn cho các CSSX. Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn bị cạnh tranh bởi hàng giả, hàng kém chất lượng. Một số cơ sở có nhu cầu đăng ký thương hiệu nhưng vẫn còn tâm lý e ngại. Ngoài ra, các CSSX đều nằm trong thành phố do đó việc mở rộng mặt bằng gặp khó khăn, trong khi những chính sách khuyến khích như cho thuê đất với giá ưu đãi rất khó thực hiện.
4.2.5. Nghề sản xuất kẹo, đường thành phố Quảng Ngãi
Nghề sản xuất kẹo đường có nhiều ưu thế về kinh nghiệm, lao động và nguyên liệu, đồng thời chủ động được trong tìm kiếm nguyên liệu. Việc sản xuất đơn giản nên dễ dàng thuê nhân công với giá nhân công rẻ.
Tuy nhiên, nghề kẹo đường truyền thống bị cạnh tranh bởi các loại đường sản xuất theo phương thức công nghiệp.
Tính đa dạng trong công dụng của đường phèn chưa được người dân hiểu một cách rõ ràng, thấu đáo. Điều này khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất của nghề còn thiếu, chủ yếu là vốn tự có của CSSX nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn cho vay của Nhà nước, các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn.
4.2.6. Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà
Nghề trồng hoa cây cảnh những năm gần đây đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều người dân địa phương. Nghề đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân bởi chi phí thấp nhưng giá thành sản phẩm tương đối cao. Sản phẩm của nghề góp phần làm đẹp cho phong cảnh của làng quê tạo tiềm năng thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển người lao động gặp không ít khó khăn. Lao động đòi hỏi tay nghề cao và không ngừng học hỏi, năm bắt xu hướng mới để có thể đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, việc nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về giống cây trồng, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài ra, sản phẩm của địa phương còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều làng nghề cây cảnh ở các địa phương khác.
Bên cạnh đó, đối với những cơ sở lớn, việc mở rộng mặt bằng tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, những biến đổi thất thường của thời tiết ở địa phương cũng là khó khăn lớn của nghề.
4.2.7. Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh
Do sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty Thân Thanh Long nên hoạt động sản xuất của làng nghề chỉ được thể hiện bằng hình thức làm ra sản phẩm, người lao động nhận công theo giá định sẵn. Điều này tạo thuận lợi cho những người tham gia bởi họ không phải lo tính toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, chính sự phụ thuộc này khiến cho nghề tồn tại một cách thiếu định hướng, không có nội lực phát triển. Người dân không chủ động được nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, không thu hút được đội ngũ lao động trẻ kế thừa. Vì vậy, trong trường hợp công ty Thân Thanh Long bất ổn, ngừng trệ hoặc gặp khó khăn thì khả năng tồn tại của làng nghề sẽ suy giảm.
4.2.8. Làng nghề chổi đót Phổ Phong, Đức Phổ
Nghề có nhiều lợi thế trong phát triển thị trường tiêu thụ do sản phẩm nhẹ, giá rẻ. Đồng thời, đây là nghề dễ làm, dễ học, thu nhập cao và tương đối ổn định, vì vậy đã thu hút được lao động thuộc mọi lứa tuổi tham gia, đã giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi trong xã. Thu nhập mang lại từ nghề tương đối khá, nghề chủ yếu làm hoàn toàn bằng thủ công nên tiết kiệm được chi phí trong việc mua sắm máy móc, điện nước…
Tuy nhiên, nghề còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân: Nguồn nguyên liệu có tính quyết định trong phát triển nghề ngày càng khan hiếm do tác động của chặt phá rừng và khai thác bừa bãi của người dân. Thiếu vốn để quay vòng trong quá trình sản xuất đã hạn chế quá trình phát triển của nghề, đặc biệt trong thu mua nguyên liệu và đưa sản phẩm tới các thị trường ngoài nước.
4.2.9. Làng nghề mây tre đan, đũa tre Tịnh Ấn Tây, Sơn Tịnh
Nghề tre đan là nghề dễ học và dễ làm, dễ tạo ra thu nhập cho người làm nghề nên thu hút được một lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia. Xã Tịnh Ấn Tây cũng nằm gần đường quốc lộ 1A nên tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên bên cạnh những tiềm năng của nghề, thì còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay, nghề đang ở giai đoạn phát triển cầm chừng với những sản phẩm đơn giản, thô sơ, kém tinh xảo làm bằng thủ công, chủ yếu phục vụ cho một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày nên không quan tâm đến việc mở rộng thị trường cũng như đăng ký thương hiệu vì vậy chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ ngày càng hạn chế. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm do việc chặt phá rừng và giải tỏa, thu hồi đất sản xuất gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
4.2.10. Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh
Những lao động tham gia nghề này đa số đều được thừa hưởng kinh nghiệm của những thế hệ trước. Thị trường tiêu thụ cũng nhờ tiếng tăm từ xưa mà có thể thu hút được sự chú ý của những vùng xung quanh.
Tuy nhiên, thị trường truyền thống đang ngày càng bị suy giảm do sự cạnh tranh với các thương hiệu lớn trong và ngoài nước với những các sản phẩm cùng loại có mẫu mã đa dạng, sắc sảo như như gỗ Đồng Kỵ hoặc các mặt hàng sản xuất từ nhựa, gỗ ép ... Nguyên nhân là tay nghề của lao động tại đây chưa thể đạt đến độ tinh xảo cao như ở các địa phương khác trong khi giá thành sản phẩm không thể thấp hơn các sản phẩm làm bằng nhựa hoặc gỗ ép.
Bên cạnh đó, khi nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý không dễ dàng để thu mua, giá cả liên tục biến động thì nguồn vốn để tích trữ gỗ phục vụ sản xuất còn hạn chế. Như vậy, quá trình sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào biến động của nguồn nguyên liệu và giá cả nguyên liệu.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 10 NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU VÀ TP. QUẢNG NGÃI
Báo cáo đã phân tích các cơ sở quan trọng để phát triển 10 nghề, làng nghề được lựa chọn; nêu 4 quan điểm phát triển, các mục tiêu tổng quát và cụ thể cũng như định hướng phát triển của 10 nghề, làng nghề được lựa chọn; Từ đó dưa ra các giải pháp phát triển như sau:
1. Các giải pháp đột phá