Theo báo cáo tổng kết nhiệm kì 2011-2015 của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải
khát, đến nay cả nước có khoảng gần 1833 cơ sở sản xuất nước giải khát các loại với
sản lượng sản xuất năm 2015 đạt khoảng 4,8 tỷ lít. Báo cáo của Vina research năm 2013
cho biết, có tới 86 % người tiêu dùng chọn thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe
thay cho các sản phẩm khác.
Xu hướng người tiêu dùng không chỉ cần sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt
cho sức khỏe mà cao hơn nữa, họ cần những sản phẩm đó phải đảm bảo sạch tự nhiên.
Chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển những loại nước uống nguồn gốc tự nhiên khác
nhau là rất cần thiết.
Bênh cạnh những loại nước uống truyền thống có nguồn gốc tự nhiên như các
loại nước ép trái cây khác nhau thì những dòng nước uống lên men nhẹ đang là một xu
hướng. Không chỉ giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu ban đầu,
do trải qua quá trình lên men nên loại nước uống này còn tích lũy thêm những chất dinh
dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nước uống lên men từ bánh mỳ là loại nước uống bắt nguồn từ các nước Đông
Âu, là sản phẩm lên men “non” của quá trình lên men rượu, trong đó có chứa các chất
hữu ích khác nhau như nhóm vitamin (B1, B2, PP, D), nhóm acid hữu cư. Nước uống
từ bánh mỳ hương trái cây không chỉ được yêu thích nhờ giá trị dinh dưỡng, mà các nhà
khoa học còn kết luận loại nước uống nói trên có tác dụng lên cơ thể cũng tương tự như
sữa chua. Thành phần vitamin và khoáng chất trong loại nước uống này kích thích sự
trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phục hồi sức khoẻ và tăng hiệu quả ngăn chặn
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Để tăng giá trị dinh dưỡng và cảm quan cho nước
uống lên men từ bánh mỳ trong quá trình lên men thường bổ sung thêm các loại trái cây
như như đào, táo, nho, các loại quả mọng khác Vì đây là loại nước uống có nguồn
gốc từ Đông Âu, nên những loại trái cây bổ sung vào thường là loại trái cây ôn đới.
52 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình lên men nước uống giải khát từ bánh mỳ hương trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LÊN MEN NƯỚC UỐNG
GIẢI KHÁT TỪ BÁNH MỲ HƯƠNG TRÁI CÂY
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thu Thủy (chủ nhiệm)
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 07 năm 2019
i
THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Nghiên cứu quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái
cây”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thu Thủy
Danh sách cán bộ tham gia chính: -
Nội dung chính:
- Xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch chiết bánh mỳ trái cây;
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước uống từ bánh mỳ sau lên
men (nồng độ chất khô, pH, tỷ lệ nấm men, thời gian lên men);
- Đề xuất quy trình sản xuất nước uống lên men từ bánh mỳ hương trái cây;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm (chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu vi sinh);
- Xác định thời gian bảo quản của sản phẩm nước uống lên men từ bánh mỳ
hương trái cây.
Kết quả đạt được:
- Đã xác định chỉ tiêu hoá lý của dịch chiết bánh mỳ
- Đã xác định được thông số tối ưu cho quá trình sản xuất nước giải khát từ bánh
mỳ hương trái cây;
- Đã hoàn thành quy trình lên men nước uống giải khát từ bánh mỳ hương trái
cây với tham số cụ thể và đánh giá chất lượng sản phẩm sau lên men bằng phương pháp
cảm quan.
- Đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp 03 sinh viên
- Đã đăng 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành
Thời gian nghiên cứu: 16 tháng từ tháng 03/2018-07/2019
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Đặng Thu Thủy
ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu sử dụng để lên men nước uống
.3
1.1.1. Lúa mạch đen....3
1.1.2. Quả chanh dây...5
1.2. Xu hướng nghiên cứu và sản xuất nước uống lên men từ ngũ cốc và trái
cây........................................................................................................................8
1.3. Nấm men sử dụng trong sản xuất nước uống lên men và các đặc tính sinh lý và sinh
hóa của chúng................................................................................................................10
1.3.1. Đặc điểm của nấm men10
1.3.2. Ứng dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae trong lên men...13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................17
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..............................................................................17
2.3. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................20
2.4.1. Phương pháp vi sinh.....20
2.4.2. Phương pháp hoá lý.........................23
2.4.3. Phương pháp đánh giá cảm quản.........................................................25
2.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu..............................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................28
3.1. Chỉ tiêu hoá lý của dịch chiết bánh mỳ chanh dây....................................................28
3.1.1. Nồng độ chất khô tan ..........................................................................................28
3.1.2. pH....28
3.1.3. Acid tổng......29
3.1.4. Độ nhớt....29
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan (oBx) đến chất lượng nước uống bánh mỳ
chanh dây.....29
3.3. Ảnh hưởng của mật độ nấm men đến chất lượng nước uống bánh mỳ chanh dây.
..31
iii
3.4 Sự ảnh hưởng của pH đến chất lượng nước uống bánh mỳ chanh dây...32
3.5. Ảnh hưởng của thời gian đến chất lượng nước uống bánh mỳ chanh dây.32
3.6. Quy trình lên men nước uống lên men từ bánh mỳ chanh dây đề xuất..36
3.7. Chỉ tiêu vi sinh của nước uống lên men từ bánh mỳ chanh dây..37
KẾT LUẬN ......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây lúa mỳ đen.
Hình 1.2. Quả chanh dây.
Hình 1.3. Tế bào nấm men S. cerevisiae.
Hình 1.4. Cấu tạo tế bào nấm men S. cerevisiae.
Hình 1.5. Cơ chế lên men ethanol của tế bào nấm men.
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Hình 2.2. Nhớt kế.
Hình 3.1. Điểm cảm quan của dịch bánh mỳ đen+chanh dây trong thời gian lên men.
Hình 3.2. Nước uống lên men từ dịch bánh mỳ chanh dây.
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình lên men nước uống từ dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần vitamin của lúa mạch đen.
Bảng 1.2. Thành phần khoáng chất của lúa mạch đen.
Bảng 1.3. Giá trị dinh dưỡng có trong 100 g chanh dây (theo USDA)
Bảng 2.1. Đánh giá mùi của nước uống lên men từ dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 2.1. Đánh giá vị của nước uống lên men từ dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 2.2. Đánh giá độ trong của nước uống lên men từ dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 2.4. Đánh giá màu sắc của nước uống lên men từ dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 3.1. Nồng độ chất khô tan (oBx) của dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 3.2. pH của dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 3.3. Hàm lượng acid tổng của dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 3.4. Độ nhớt của dịch chiết bánh mỳ chanh dây.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng nước bánh mỳ chanh dây
lên men.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ nấm đến chất lượng nước bánh mỳ chanh dây lên men.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của pH đến chất lượng nước bánh mỳ chanh dây lên men.
Bảng 3.8. Sự thay đổi nồng độ chất khô tan (oBx) trong thời gian lên men.
Bảng 3.9. Sự thay đổi độ cồn trong thời gian lên men.
Bảng 3.10. Sự thay đổi pH của dịch bánh mỳ chanh dây trong thời gian lên men.
Bảng 3.11. Sự thay đổi độ nhớt của dịch bánh mỳ đen+chanh dây trong thời gian lên
men.
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống lên men từ nước bánh mỳ chanh dây.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo tổng kết nhiệm kì 2011-2015 của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải
khát, đến nay cả nước có khoảng gần 1833 cơ sở sản xuất nước giải khát các loại với
sản lượng sản xuất năm 2015 đạt khoảng 4,8 tỷ lít. Báo cáo của Vina research năm 2013
cho biết, có tới 86 % người tiêu dùng chọn thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe
thay cho các sản phẩm khác.
Xu hướng người tiêu dùng không chỉ cần sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt
cho sức khỏe mà cao hơn nữa, họ cần những sản phẩm đó phải đảm bảo sạch tự nhiên.
Chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển những loại nước uống nguồn gốc tự nhiên khác
nhau là rất cần thiết.
Bênh cạnh những loại nước uống truyền thống có nguồn gốc tự nhiên như các
loại nước ép trái cây khác nhau thì những dòng nước uống lên men nhẹ đang là một xu
hướng. Không chỉ giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu ban đầu,
do trải qua quá trình lên men nên loại nước uống này còn tích lũy thêm những chất dinh
dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nước uống lên men từ bánh mỳ là loại nước uống bắt nguồn từ các nước Đông
Âu, là sản phẩm lên men “non” của quá trình lên men rượu, trong đó có chứa các chất
hữu ích khác nhau như nhóm vitamin (B1, B2, PP, D), nhóm acid hữu cư. Nước uống
từ bánh mỳ hương trái cây không chỉ được yêu thích nhờ giá trị dinh dưỡng, mà các nhà
khoa học còn kết luận loại nước uống nói trên có tác dụng lên cơ thể cũng tương tự như
sữa chua. Thành phần vitamin và khoáng chất trong loại nước uống này kích thích sự
trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phục hồi sức khoẻ và tăng hiệu quả ngăn chặn
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Để tăng giá trị dinh dưỡng và cảm quan cho nước
uống lên men từ bánh mỳ trong quá trình lên men thường bổ sung thêm các loại trái cây
như như đào, táo, nho, các loại quả mọng khác Vì đây là loại nước uống có nguồn
gốc từ Đông Âu, nên những loại trái cây bổ sung vào thường là loại trái cây ôn đới.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhu cầu về nước giải khát rất
lớn. Đồng thời Việt Nam cũng là một nước có nguồn trái cây phong phú, đa dạng và sản
lượng dồi dào. Một số loại trái cây như thanh long, vú sữa, xoài cát, chuối, nhãn được
xuất khẩu ra thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc số lượng
lớn. Tuy nhiên những loại trái cây có theo mùa thường có thời gian bảo quản không dài,
dễ hư hỏng, dập nát nên giá trị dinh dưỡng không cao và giá thành thấp gây nhiều bất
lợi cho người trồng và cả người tiêu thụ.
Xuất phát từ những lý do trên, việc đa dạng hoá sản phẩm nước uống bổ dưỡng
cho người tiêu dùng, kết hợp sử dụng trái cây nhiệt đới nhằm tăng giá trị nông sản địa
phương thì “Nghiên cứu quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái cây”
là rất hữu ích và cần thiết.
2
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men
nước bánh mỳ có bổ sung trái cây, từ đó đề xuất quy trình sản xuất loại nước uống nói
trên.
Để đạt được mục tiêu này, trong khuôn khổ của đề tài cần tiến hành những nội
dung sau:
+ Xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch chiết bánh mỳ và trái cây;
+ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước uống từ bánh mỳ trái cây
sau lên men (nồng độ chất khô tan, pH, tỷ lệ nấm men, thời gian lên men);
+ Đề xuất quy trình sản xuất nước uống lên men từ bánh mỳ hương trái cây;
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm (chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu vi sinh).
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu sử dụng để lên men nước
uống
1.1.1. Lúa mạch đen [9]
Lúa mạch đen có tên khoa học là Secale cereale, là cây lương thực, thuộc một
nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế
giới.
Lúa mạch đen có hệ thống rễ xơ, thâm nhập vào độ sâu 1-2 m, do đó nó chịu
được đất cát nhẹ, và do hoạt động sinh lý cao của nó, nó nhanh chóng hấp thụ các chất
có lợi từ các hợp chất khó hòa tan.
Thân của lúa mạch đen rỗng, có năm đến sáu (hiếm khi ba hoặc bảy) kẽ, thẳng,
trần. Chiều cao của thân cây, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và giống, dao động từ
70 đến 180 cm (trung bình 80-100 cm). Lá rộng tuyến tính, phẳng, có cuống màu
xám. Chiều dài của phiến lá từ 15-30 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Nhị có ba hoa, với thuôn
dài bao phấn nhô ra từ bông, buồng trứng trên đầu với một nhụy bông hai cánh.
Hạt có hình thuôn, hơi nén từ hai bên, có rãnh sâu ở phía trong ở giữa. Sau khi
trưởng thành, nó rơi ra khỏi cành. Hạt lúa mạch đen khác nhau về kích thước, hình dạng
và màu sắc. Chiều dài của nó là 5-10 mm, chiều rộng 1,5-3,5 mm, độ dày 1,5-3
mm. Khối lượng 1000 hạt lúa mạch đen là 20-35 g. Hình dạng hạt được kéo dài (với tỷ
lệ chiều dài so với chiều rộng hơn 3,3) hoặc hình bầu dục (với tỷ lệ chiều dài so với
chiều rộng 3,3 trở xuống) với nếp nhăn ngang đáng chú ý trên bề mặt. Bằng màu sắc
phân biệt hạt trắng, xanh lục, xám, vàng, nâu sẫm.
Trong cùng một loại, lúa mạch đen trải qua các giai đoạn và giai đoạn
phát sinh giống như lúa mì... Trong cùng điều kiện, chồi lúa mạch đen xuất hiện nhanh
hơn 1-2 ngày. Sau 1-2 ngày chồi bắt đầu đẻ nhánh. Nút đẻ nhánh được đặt gần mặt đất
hơn (1,7-2,5 cm), cây có hai và ba nút là phổ biến hơn. Mùa vụ của lúa mạch đen xảy ra
chủ yếu vào mùa thu. Vào mùa xuân, chồi bắt đầu xâm nhập vào ống sau 18-20 ngày kể
từ khi bắt đầu mùa xuân và sau 40-50 nó tăng đột biến. Sự ra hoa xảy ra trong vòng 7-
12 ngày kể từ khi bắt đầu thu hoạch (lúa mì 4-5 ngày) và kéo dài 7-9 ngày. Giai đoạn
chín màu sữa xảy ra sau 10-14 ngày sau khi ra hoa và kéo dài 8-10 ngày. 2 tháng sau
khi lúa mạch đen chín. Sau đó, quá trình chín sau thu hoạch mất nhiều thời gian hơn, do
đó lúa mạch đen thường ít xuất hiện trong bông. Khối lượng 1000 hạt trong các giống
lưỡng bội là 23-38 g, và ở các lớp tứ bội là 35-62 g.
Đối với các điều kiện canh tác, đặc biệt là đất, lúa mạch đen ít đòi hỏi hơn lúa
mì. Nó có một hệ thống rễ phát triển tốt, thâm nhập đến độ sâu 1,5 đến 2 mét và có thể
hấp thụ phốt pho và kali từ các hợp chất hòa tan kém. Lúa mạch đen ít nhạy cảm với độ
4
chua của đất. Nó phát triển tốt ở độ pH 5,3-6,5. Do đó, nó có thể được trồng trên đất
không phù hợp với lúa mì. Nhưng tốt nhất là đất đen do cấu trúc màu mỡ và đất rừng
xám có thành phần cơ học trung bình và nhẹ. Nó phát triển kém trên đất sét nặng, đầm
lầy, đất mặn.
Lúa mạch đen phát triển ở mùa đông khỏe mạnh hơn so với lúa mì được trồng
mùa đông. Duy trì giảm nhiệt độ ở mức độ của nút đẻ nhánh đến âm 19-21 °C. Hạt bắt
đầu nảy mầm ở 0,5-2 °C, kết thúc vào mùa thu và tiếp tục vào mùa xuân ở 3-4 °C.
Lúa mạch đen là một cây thụ phấn chéo vào ban ngày ánh kéo dài trong nhiều
giờ. Phấn hoa được vận chuyển bằng không khí. Thời tiết ấm áp yên tĩnh với độ ẩm
không khí đủ thuận lợi cho việc thụ phấn. Trong thời tiết nóng, với độ ẩm thấp, phấn
hoa mất đi sức sống. Thời tiết gió và mưa không thuận lợi cho việc thụ phấn. Để tránh
thụ phấn quá mức, các ô giống của các giống lưỡng bội nên cách ly không gian 200-
3000 m và tứ bội là hơn 500 m.
Hình 1.1. Cây lúa mỳ đen.
Lúa mạch là một trong những loại ngũ cốc chế biến phổ biến nhất, chủ yếu trong
ngành sản xuất bia, và nó được sử dụng ở dạng mạch nha. Độ ẩm lúa mạch trung bình
14-15%. Hàm lượng carbohydrate ở mức 70-85% và chúng được đại diện, trước hết là
tinh bột, cũng như các loại đường đơn giản, cellulose, hemiaellulose và các chất kẹo
keo. Protein chiếm 12-14%, chất béo 2,0-2,5 %, chất khoáng 1,7-1,9 %. Gluten, đặc
trưng của protein lúa mạch, là hỗn hợp của các chất protein khác nhau chiếm khoảng
80% tổng protein. Gluten chứa chủ yếu là glutelin và gliadin. Gluten là một khối dính,
kéo dài được phân phối và nhào từ bột mì với nước, trở nên giống như sừng khi được
sấy khô.
5
Lúa mạch chứa một số chất có mặt với số lượng nhỏ, nhưng ảnh hưởng lớn đến
chất lượng của thức uống. Đó là các vitamin (PP, E, vitamin nhóm B) (bảng 1.1, 1.2) và
polyphenol.
Bảng 1.1. Thành phần vitamin của lúa mạch đen.
Vitamin Giá trị
Vitamin PP (axit nicotinic) 4,27 mg
Vitamin B1 (thiamine) 0,32-0,44 mg
Vitamin A (retinol) 3 mcg
Vitamin B2 (riboflavin) 0,2-0,25 mg
Vitamin B (axit pantothenic) 1,002-1,46 mg
Vitamin B6 (pyridoxin) 0,3-0,41 mg
Vitamin B9 (axit folic) 38-55 mcg
Vitamin E (alpha tocopherol) 0,8-1,7 mg
Vitamin K (phylloquinone) 5,9 mcg
Vitamin H (biotin) 46 mcg
Beta carotene 7 mcg
Bảng 1.2. Thành phần khoáng chất của lúa mạch đen.
Khoáng chất Giá trị
Kali 510,0 mg
Canxi 24,0-33,0 mg
Silic 85,0 mg
Magiê 110,0-121,0 mg
Natri 2,0-6,0 mg
Lưu huỳnh 85,0 mg
Photpho 366,0-374.0 mg
Clo 46,0 mg
Nhôm 1670,0 mcg
6
Về tổng thể, lúa mạch là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó
chỉ đứng sau bắp và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mạch là một loại
lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì, mì sợi,
bánh, kẹo v.v. cũng như được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học.
1.1.2 Quả chanh dây [10]
Chanh leo, chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (danh pháp hai
phần: Passiflora incarnata), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo.
Là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và
nhị hoa to. Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên. Thân cây có
thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ, dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3
thùy mọc so le (mọc cách), kích thước 6-15 cm. Chúng có 2 tuyến đặc trưng ở gốc của
phiến lá trên cuống lá. Các hoa 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành
hoa màu trắng xen tía, một cấu trúc của các phần phụ giữa các cánh hoa và tràng hoa.
Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh.
Hình 1.2. Quả chanh dây.
Quả mọng nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả
trứng gà. Khi còn xanh nó có màu xanh lục. Ở loài chanh leo này, các chất nhầy màu
vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn được. Tuy nhiên, nó có nhiều hạt và
vì thế chủ yếu làm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã. Giống như các loài lạc tiên
khác, nó là nguồn thức ăn cho ấu trùng của một số loài bướm (hình 1.2).
Chanh dây rất giàu chất chống oxy hoá, khoáng chất, vitamin, và chất xơ... Chanh
dây là nguồn cung cấp chất xơ ăn kiêng. 100 g bột trái chanh dây chứa 10,4 g hoặc 27
% chất xơ. Một lượng chất xơ tốt trong chế độ ăn uống giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ
thể. Nó có vai trò là thuốc nhuận tràng, giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng bằng cách giảm
7
thời gian tiếp xúc với các chất độc hại trong đại tràng và lau sạch các chất độc hại gây
ung thư từ ruột kết.
Chanh dây có chứa vitamin C, cung cấp khoảng 30 mg trên 100 g. Vitamin C
(ascorbic acid) là một chất chống oxy hoá hòa tan trong nước mạnh mẽ. Sử dụng trái
cây giàu vitamin C giúp cơ thể con người phát triển đề kháng với các tác nhân gây bệnh
giống như cúm và thu hẹp các gốc tự do có hại, chống viêm. Chanh dây còn chứa vitamin
A (cung cấp khoảng 1274 IU/100 g) và các chất chống oxy hoá flavonoid như ß-carotene
và cryptoxanthin-ß. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các hợp chất này có tính chất
chống oxy hoá, và cùng với vitamin A tốt cho thị lực, cần thiết để duy trì niêm mạc khỏe
mạnh và da ngoài ra có thể giúp bảo vệ khỏi ung thư phổi và ung thư miệng.
Chanh dây tươi rất giàu kali. 100 g bột chanh dây có khoảng 348 mg kali. Kali là
thành phần chính của tế bào và dịch cơ thể và giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Hơn
nữa chanh dây còn là một nguồn khoáng chất tuyệt vời như: Sắt, đồng, magiê và phốt
pho
Bảng 1.3. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chanh dây (theo USDA).
Thành phần Giá trị Thành phần Giá trị
Chất xơ 10,4 g Kali 348 mg
Tro 0,8 g Kẽm 0,1 mg
Vitamin C 30 mg Đồng 0,086 mg
Vitamin A 700 I.U Acid béo no 0,059 g
Vitamin B2 0,13 mg Acid béo một nối đôi 0,086 g
Vitamin B6 0,1 mg Acid béo nhiều nối đôi 0,411 g
Vitamin E 1,12 mg Niacin 1,5 mg
Trái chanh dây tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước ép chanh dây cung
cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt cho những người có bệnh huyết áp cao. Một số
nghiên cứu cho thấy rằng chanh dây có vỏ màu tím có thể giúp kiểm soát các triệu chứng
hen suyễn. Trong trái chanh dây tươi và chín có chứa chất Lycopene.
Liên quan đến các axit hữu cơ, giống chanh dây giàu formic, butyric, linoleic,
linolenic, malic, myristic, acid oleic và palmitic như các hợp chất asphenolic tốt, và
amino acid α-alanine. Este như ethyl butyrate, ethyl caproate, n-hexyl butyrate và n-
hexyl caproategive các loại trái cây hương vị và mùi ngon miệng. Đường, có chủ yếu
trong trái cây, đáng kể nhất d-fructose, d-glucose andraffinose. Trong số các enzyme,
Chanh dây tìm thấy các loại enzyme như catalase, methylesterase pectin, và phenolase.
8
1.2. Xu hướng nghiên cứu và sản xuất nước uống lên men từ ngũ cốc và trái
cây
Nước uống lên men từ bánh mỳ là một thức uống phổ biến ở Đông Âu từ thời cổ
đại, cùng một dạng với các thức uống từ xưa dùng ngũ cốc lên men như bia (ủ từ lúa
mạch có từ Ai Cập cổ đại), bia kê (châu Phi), rượu gạo (châu Á), chicha (làm bằng ngô
hoặc sắn của thổ dân châu Mỹ). Trong văn tịch thì sử Nga năm 989 đã có nhắc đến loại
nước uống này. Đến thời Pyotr I thì đây loại rượu phổ biến được mọi tầng lớp xã hội
dùng. Sử gia người Anh William Tooke đã công du sang Nga đã ghi lại từ năm 1799.
Sang thế kỷ 19, nước uống lên men từ bánh mỳ ngày càng được ưa chuộng, từ
nhà nông cùng giới hạ lưu cho đến các tu sĩ đều dùng. Có nguồn ghi nhận rằng dân
chúng uống nước lên men từ bánh mỳ