Ô nhiễm môi trường hiện nay trở thành vấn đề chung của mọi người, không những được sự quan tâm người dân trong nước mà cả quốc tế, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tiến trình ô nhiễm, biến đổi khí hậu hoặc giảm quá trình biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề xã hội, đặc biệt là xung đột vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, xung đột giữa người được lợi và người bất lợi trong vấn đề sử dụng tài nguyên.
Những năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt là xu hướng phát triển khu công nghiệp ngày càng nhiều thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng.Chất thải trong quá trình phát triển khu công nghiệp là tất yếu và chúng ta quản lý chúng như thế nào, và giải quyết vấn đề nảy sinh trong cộng đồng dân cư như thế nào nếu phát triển khu công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh, cũng như ảnh hưởng đến kinh tế của cộng đồng dân cư đang sống phụ thuộc rất nhiều vào môi trường như nuôi cá trện sông, sử dụng nguồn nước sông để tưới tiêu,
Nhóm nghiên cứu với Đề tài “NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT VÀ HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONADEZI – LONG THÀNH, ĐỒNG NAI” để tìm hiểu tìm hiểu vấn đề xung đột và hòa giải xung đột đã áp dụng trong thời gian qua, đồng thời đưa ra một số biện pháp giải quyết cho tình hình xung đột môi trường trong tương lai.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT VÀ HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONADEZI – LONG THÀNH, ĐỒNG NAI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT VÀ HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONADEZI – LONG THÀNH, ĐỒNG NAI
GVHD: Ts. Bùi Cách Tuyến Học viên (Nhóm 9):
Nguyễn Phan Tâm Anh
Nguyễn Thiện Thanh
Trần Hoàng Giang
Lê Trung Hiếu
Lê Tấn Đạt Nguyễn Xuân Minh Anh
TP Hồ Chí Minh, Tháng 06/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT VÀ HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONADEZI – LONG THÀNH, ĐỒNG NAI
GVHD: Ts. Bùi Cách Tuyến Học viên (Nhóm 9):
Nguyễn Phan Tâm Anh
Nguyễn Thiện Thanh
Trần Hoàng Giang
Lê Trung Hiếu
Lê Tấn Đạt Nguyễn Xuân Minh Anh
TP Hồ Chí Minh, Tháng 06/2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường hiện nay trở thành vấn đề chung của mọi người, không những được sự quan tâm người dân trong nước mà cả quốc tế, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tiến trình ô nhiễm, biến đổi khí hậu hoặc giảm quá trình biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề xã hội, đặc biệt là xung đột vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, xung đột giữa người được lợi và người bất lợi trong vấn đề sử dụng tài nguyên.
Những năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt là xu hướng phát triển khu công nghiệp ngày càng nhiều thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng.Chất thải trong quá trình phát triển khu công nghiệp là tất yếu và chúng ta quản lý chúng như thế nào, và giải quyết vấn đề nảy sinh trong cộng đồng dân cư như thế nào nếu phát triển khu công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh, cũng như ảnh hưởng đến kinh tế của cộng đồng dân cư đang sống phụ thuộc rất nhiều vào môi trường như nuôi cá trện sông, sử dụng nguồn nước sông để tưới tiêu,…
Nhóm nghiên cứu với Đề tài “NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XUNG ĐỘT VÀ HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONADEZI – LONG THÀNH, ĐỒNG NAI” để tìm hiểu tìm hiểu vấn đề xung đột và hòa giải xung đột đã áp dụng trong thời gian qua, đồng thời đưa ra một số biện pháp giải quyết cho tình hình xung đột môi trường trong tương lai.
Mục tiêu
Tìm hiểu quá trình hình thành phát triển khu công nghiệp SONADEZI.
Tìm hiểu vấn đề xung đột và đưa ra hướng giải quyết cho xung đột về môi trường trong phát triển khu công nghiệp SONADEZI.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan
* Thông tin chung về công ty cổ phần Sonadezi - Long Thành
Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành
Tên giao dịch: Sonadezi Long Thành
Mã cổ phiếu: SZL
Trụ sở chính: KCN Long Thành,xã T am An, huyện Long Thành, Đ ồng Nai
Điện thoại: (061) 3 514 494 - 3 514 496
Fax: (061) 3 514 499 / 92
E-mail: longthanhiz@sonadezi.com.vn
Website:www.szl.com.vn
Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 3600 649 539 cấp ngày 18/08/2003, điều chỉnh lần 10 ngày 12/05/2011 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp, với mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Công ty được thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Long Thành.
Các Cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành bao gồm 6 đơn vị Công ty Sonadezi Biên Hòa (nay là Tổng Công ty Phát triển KCN-Tổng Công ty Sonadezi); Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai; Công ty TNHH MTV Xây dựng và cấp nước Đồng Nai; Bưu điện Đồng Nai (đã chuyển thành Viễn Thông Đồng Nai từ 01/01/2008); Quỹ Đầu tư và phát triển tỉnh Đồng Nai; Công ty cổ phần xây dựng.
Tổng công ty Phát triển Khu Công nghiệp, trước đây là Công ty Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa - Sonadezi là doanh nghiệp nhà nước, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thành lập nhằm phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Đồng Nai theo quyết định ngày 15/12/1990. Ngày 29/4/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định cho phép Tổng công ty Sonadezi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Trong cuộc họp giao ban các cơ quan báo chí trong tỉnh Đồng Nai mới đây, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, tỉnh Đồng Nai sẽ xử lý kiên quyết sai phạm của Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Long Thành.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Long Thành hiện đang nhận đấu nối xử lý nước thải cho 67 doanh nghiệp với công suất trên 9.600 mét khối/ngày đêm, công suất xử lý của nhà máy là 10 nghìn mét khối/ngày đêm. Nhà máy này do Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tác động môi trường và cấp phép xả thải. Theo cấp phép thì giai đoạn một là 5 nghìn mét khối/ngày đêm và giai đoạn hai là 5 nghìn mét khối/ngày đêm. Tuy nhiên, giai đoạn 2 mới đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn về độ màu nên được Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn đến đầu năm 2012 phải xử lý đạt yêu cầu. Mặc dù nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa đạt yêu cầu nhưng trong thời gian qua, đơn vị này vẫn thu tiền xử lý nước thải của các doanh nghiệp đầu nối vào hệ thống. Theo quy định, nhà máy phải xử lý đạt chuẩn sau đó cho chảy ra hồ sinh thái cách nhà máy 1km đợi khi thủy triều xuống mới xả ra rạch Bà Chèo.
2.2. Sơ lược về việc ô nhiễm:
Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai, sau khi theo dõi, cảnh sát môi trường đã vào kiểm tra đột xuất Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp Long Thành. Hình ảnh đầu tiên được ghi nhận tại đây là nước trong hồ sinh thái (để xử lý nước thải) chảy ra rất hôi thối, có màu đen ngòm.
Hình: Nước thải của Sonadezi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
(Nguồn: Thanh niên)
Nhà máy này có công suất xử lý nước thải khoảng 100.000 m3 một ngày đêm, thu gom nước thải của 65/66 công ty trong khu công nghiệp (chủ yếu là dệt và nhuộm) để xử lý qua các bể khử trùng hồ tập trung, hồ hoàn thiện. Theo quy trình, nước thải đổ về hồ sinh thái, sau khi đạt chuẩn mới cho ra rạch Bà Chèo đổ vào sông Đồng Nai.Song khi cơ quan chức năng kiểm tra, nước thải chưa được xử lý tại nhà máy đang đổ trực tiếp ra môi trường.
Kiểm tra, khảo sát thực tế cho thấy các bể xử lý vi sinh có dấu hiệu bị hư hỏng, hệ thống đường ống dẫn hóa chất vào bể khử trùng không hoạt động, bộ phận khử màu không hoạt động.
Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện ở hồ hoàn thiện có một đường ống dẫn vào hố ga, rồi từ hố ga nối tiếp một đường ống dẫn tới hồ sinh thái. Ngành chức năng còn phát hiện một van khóa nằm sâu dưới đất khoảng 80-100 cm có thể đóng mở bằng tay. Tại hồ sinh thái còn có một đường ống với van xả để lợi dụng thủy triều đưa nước vào hoặc ra.
Khi cảnh sát môi trường yêu cầu nhà máy vận hành, thì nước thải có màu đen đậm chảy vào hồ hoàn thiện, nhiệt độ cao, mùi hôi, tiếp theo đó dòng nước này chảy vào ống nhựa dài 500-600 m nằm sâu dưới đất rồi ra hồ sinh thái, từ đó chảy ra rạch Bà Chèo.
Theo Sở Tài nguyên môi trường, có khoảng 9.300 m3 nước thải theo cảm quan không đạt chuẩn chảy ra sông qua hệ thống ống này. Công ty đã sử dụng hồ sinh thái và thủy triều xuống tại rạch để pha loãng nước thải sau đó đổ ra sông Đồng Nai. Việc công ty tự ý cải tạo hệ thống xử lý nước thải là không đúng quy định.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra mẫu nước thải từ cảnh sát môi trường, Nhà máy xử lý nước thải vẫn tiếp tục hoạt động vì gần như toàn bộ doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều đấu nối hệ thống xử lý nước thải với nhà máy.
Vụ xả thải của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Long Thành được xem như là Vedan thứ 2 đầu độc các con sông trên địa bàn.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá vấn đề:
Theo khảo sát từ 2008 đến tháng 8-2011, đã có trên 113 ha trong tổng số hơn 680 ha diện tích tự nhiên của rạch Bà Chèo đã bị ô nhiễm, gây thiệt hại 100% sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên. Các nghiên cứu cũng xác định, 100% thiệt hại về hoa màu và cây ăn quả dọc khu vực kênh; gần 63% thiệt hại về đàn vịt và 76% thiệt hại về đàn gà. Thống kê đến nay đã có trên 270 hộ dân khu vực rạch Bà Chèo nộp đơn yêu cầu công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi Long Thành phải bồi thường khoản tiền gần 19 tỷ đồng do hành vi xả thải gây thiệt hại đến sản xuất và môi trường
Chính nguồn nước thải này đã gây ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi của các hộ dân. Cụ thể nước thải ảnh hưởng đến một diện tích rộng lớn gần 114 ha, trong đó, về mặt thủy sản tự nhiên được đánh giá là thiệt hại 100% trong gần 4 năm, kể từ năm 2008; về mặt cây trồng được đánh giá ảnh hưởng 100%; thiệt hại về chăn nuôi gia cầm đối với vịt là gần 63%, với gà là 76%.
Dù đã đưa ra nhiều kịch bản ngoài “thủ phạm Sonadezi”, nhưng Tuy nhiên, kết luận cuối cùng của Viện Môi trường – Tài nguyên vẫn khẳng định “Sonadezi là thủ phạm gây ô nhiễm. Từ các kết quả trên, Viện Môi trường và Tài nguyên kiến nghị tỉnh Đồng Nai tiến hành thẩm định thiệt hại để đền bù thỏa đáng cho người dân.
Tình trạng đó không chỉ mới bắt đầu gần đây mà đã có từ bốn năm trước. Trong những năm qua Sonadezi từng bị cơ quan chức năng về môi trường của tỉnh Đồng Nai xử phạt, và cũng từng có bồi thường cho dân chúng địa phương bị thiệt hại do việc xả thải gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Hai người dân tại ấp 2 xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khá dè dặt khi trả lời về tình trạng ô nhiễm do nước thải từ khu công nghiệp Long Thành xả ra gây hại cho họ:“Có tình trạng đó: cây cối chết, tôm cá giảm đi.Trước đây cũng xả thải và có bồi thường, nhưng nay vẫn tiếp tục.”
Trước tình trạng ô nhiễm gây hại đến nguồn sinh kế cũng như sức khỏe, tính đến ngày 11 tháng 8 vừa qua, có chừng 60 hộ nông dân tại xã Tam An chính thức nộp đơn đòi Sonadezi phải bồi thường những thiệt hại mà họ phải gánh chịu lâu nay.
Sau khi đòi gặp lãnh đạo Sonadezi Long Thành không được, người dân đã dùng búa đập vỡ nắp cống nước thải của công ty này rồi đổ đá lấp dòng chảy nước thải. Khi đó, bảo vệ KCN Long Thành và nhân viên Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành cũng có mặt nhưng không can ngăn mà chỉ đứng quay phim.
Sau 30 phút xảy ra sự việc, chính quyền xã Tam An và huyện Long Thành đã đến vận động người dân không lấp cống nữa nhưng người dân một mực đòi gặp lãnh đạo Sonadezi Long Thành. Khoảng 12g15, khi nghe chính quyền giải thích người dân ra về nhưng vẫn cho hay sáng 10-3 sẽ chở đất đá đến tiếp tục lấp cống.
Ông Võ Văn Luật, chủ tịch UBND xã Tam An, cho biết trước Tết âm lịch Công ty Sonadezi Long Thành đã chi trả hơn 11 tỉ đồng cho 169 hộ bị thiệt hại nằm trong vùng ảnh hưởng 114ha theo kết luận của Viện Môi trường - tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Dù vậy, toàn xã còn khoảng 120 hộ dân nằm ngoài vùng ảnh hưởng tiếp tục có đơn khiếu nại bị thiệt hại nhưng không được đền bù, 14 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng nhưng chưa được kê khai đền bù và 5 hộ dân có danh sách được đền bù nhưng không chịu nhận.
Hướng giải quyết của Công ty và các cơ quan có chức năng
3.2.1. Về vi phạm của Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành và kết quả xử lý của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường
Ngày 03/8/2011, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (C49B) đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp (KCN) Long Thành do Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi chịu trách nhiệm vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Đến ngày 07/10/2011, C49B đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành (Biên bản số 101/BB-VPHC). Đồng thời, C49B đã có Quyết định số 102/QĐ-XPHC ngày 07/10/2011 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Cổ phần Sonadezi Long Thành với các hình thức:
- Hình thức phạt chính: Phạt tiền với tổng số tiền phạt là 405.000.000 đồng về các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ): Chỉ tiêu Fe vượt 6,09 lần quy chuẩn cho phép;
+ Thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật; vận hành thường xuyên và đúng quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo nước thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT; Cột B với hệ số Kq=0,9; Kf=0,9.
+ Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
+ Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại cửa xả trước khi xả vào hồ sinh thái của KCN Long Thành để quan trắc liên tục đối với các thông số: COD, độ màu, pH, Do, TSS và lưu lượng nước thải. Thiết bị quan trắc tự động và thiết bị đo lưu lượng nước thải này phải được kiểm chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo kết luận C49B, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà chỉ vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
3.2.2. Việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục của Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành:
- Về hình thức phạt chính:
Theo Báo cáo của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sondezi, thực hiện Quyết định số 102/QĐ-XPHC ngày 07/10/2011 của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường, ngày 11 tháng 10 năm 2011, Công ty đã nộp đủ số tiền 405.000.000 đồng vào tài khoản của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường tại Kho bạc Nhà nước Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Về thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Sau khi xảy ra vụ việc, Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành đã phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành) tăng cường lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải của các doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành; khắc phục sự cố máy móc, thiết bị,hoàn thành cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý, lựa chọn nhà thầu lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và đồng hồ đo lưu lượng theo quy định, dự kiến đưa vào vận hành vào cuối tháng 12/2011.
+ Nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của các dự án hiện hữu và trong tương lai, Công ty phải đầu tư xây dựng giai đoạn 3 của Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành (công suất 5.000m3/ngày đêm). Hiện nay, Công ty đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để triển khai thi công xây dựng, dự kiến khởi công xây dựng trong năm 2012.
3.2.3. Tình hình khiếu kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường của người dân
- Từ ngày 04/8/2011 đến ngày 13/9/2011, đã có 226 đơn của 226 hộ dân xã Tam An khiếu kiện đòi bồi thường. Theo phản ánh của Hội Nông dân xã Tam An và một số người dân khu vực xung quanh rạch Bà Chèo do ô nhiễm nên có một số ngành nghề hiện nay không còn như nghề đăng cá, nghề chăn nuôi vịt…; một số loại cây chết như măng cụt, sầu riêng…; có hiện tượng cá, tôm tự nhiên chết; mực nước thủy triều cao hơn so với những năm trước.
- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai tại Văn bản số 7655/UBND-CNN ngày 03/10/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện “Xác định nguyên nhân, phạm vi, mức độ chịu ảnh hưởng về môi trường trên lưu vực Bà Chèo”; dự kiến đến 15/12/2011 sẽ hoàn thành. Sau khi có kết quả, xác định được nguyên nhân, sẽ tiến hành các bước bồi thường (nếu có) cho người dân theo quy định.
3.2.4. Về kiểm tra, giám sát thực hiện khắc phục ô nhiễm
Ngay sau sự việc xảy ra, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ kiểm tra, giám sát thực hiện khắc phục (Quyết định số 872/QĐ-STNMT ngày 19/8/2011) gồm các đơn vị chuyên môn thuộc Sở, đại diện các Sở, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát hồ sơ về môi trường, tiến hành thu mẫu nước thải sau xử lý và bùn thải.
Tổ kiểm tra, giám sát thường xuyên kiểm tra đột xuất tại Nhà máy xử lý nước thải để giám sát việc khắc phục, đã thu tổng cộng 05 đợt mẫu, kết quả phân tích cho thấy mẫu nước sau xử lý tại đầu ra hồ hoàn thiện và tại cửa xả hồ sinh thái về cơ bản đạt tiêu chuẩn quy định (QCVN 24:2009/BTNMT, cột B, Kq=0,9; Kf=0,9), chỉ một vài thông số vượt nhẹ: COD vượt 1,5 lần, sắt vượt 1,7 lần, Nitơ vượt 1,1 lần.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt rạch Bà Chèo. Kết quả đo nhanh cho thấy về nhiệt độ và độ pH tương đối ổn định, đạt quy chuẩn về môi trường; riêng Oxy hòa tan (DO) khu vực hợp lưu sông Đồng Nai với Rạch Bà Chèo đạt quy chuẩn nhưng càng vào sâu giá trị DO giảm dần và không đạt quy chuẩn về nước mặt.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực rạch Bà Chèo cho thấy: Đoạn từ sông Đồng Nai đi vào khoảng 2,5km (chưa đến vị trí cống xả của Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành) môi trường nước đạt yêu cầu để các loài động, thực vật dưới nước có thể sinh sống và phát triển, giá trị pH khá ổn định phù hợp với bản chất tự nhiên.
Tuy nhiên, từ vị trí trên đi vào thì nguồn nước không ổn định và có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ. Cụ thể DO không đạt, Coliform vượt từ 1,2 đến 7,6 lần. Ngoài ra, trên cả đoạn rạch Bà Chèo đều có hàm lượng Fe vượt là do phù sa, bùn đất từ thượng nguồn sông Đồng Nai gây nên.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm do việc xả thải của nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành ngày 23/8/2011 của Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Tại thời điểm lấy mẫu ngày 23/8/2011, nước xả thải từ hồ sinh thái ra nguồn tiếp nhận bên ngoài cơ bản đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ độ màu đo được là 80 Pt-Co (quy chuẩn cho phép là 70 Pt-Co); ở một số vị trí lấy mẫu trên rạch Bà Chèo và các chi lưu của nó có một vài thông số chất lượng nước không đạt QCVN 08:2008, tuy nhiên mức độ vượt chuẩn các thông số này không nhiều.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Việc phát triển công nghiệp là rất quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, vùng, lãnh thổ, đặc biệt nó góp phần phát triển kinh tế cho địa phương, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường là tất yếu, tuy nhiên việc xả thải ở mức độ nào và nếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở các ngành nghề, lĩnh vực khác là điều đáng nói, và khi xảy ra tranh chấp, xung đột thì cần giải quyết sao cho đảm bảo lợi ích của các bên liên quan các vấn đề xung đột về môi trường. Nhìn chung hầu hết các vấn đề xung đột môi trường tại các bãi chôn lấp đã được nhà nước và cơ quan chức năng giải quyết và giải tỏa phần nào bức xúc của người dân.
Việc xung đột do một số nguyên nhân sau:
Hạn chế thông tin hoặc thông tin không đầy đủ giữa các bên có liên quan.
Khó xác định nguồn xả thải, và khó đánh giá mức độ gây ô nhiễm của doanh nghiệp.
Lực lượng thực thi pháp luật còn thiếu, cơ quan xử lý chưa nghiêm túc và việc giám sát việc thực thi pháp luật theo văn bản đã xử lý chưa chặt chẽ.
Chưa có quy định chế tài đủ mạnh để răn đe và xử lý vi phạm.
Việc theo dõi và phát hiện doanh nghiệp vi phạm là rất khó khan vì việc xả thải ra môi trường được xây dựng rất tinh vi, hệ thống bí mật, phức tạp và nguỵ trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện.
4.2. Kiến nghị
Các bên có liên quan cần minh bạch và trao đổi thông tin với nhau, chia sẻ thông tin, quyền lợi, xác định được vị thế và quyền lợi của nhau.
Cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý các vi phạm về mô