Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ giữa Nhà Nước và sử dụng đất cùng thi hành pháp luật đất đai.
Khi xã hội phát triển như hiện nay thì việc thế chấp quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nói chung là đất đai bắt đầu biến đổi liên tục nên việc cấp giấy chứng nhận là hết sức cần thiết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho ngưòi dân yên tâm sản xuầt và đầu tư phát triển trên mảnh đất đó.
Dân số nước ta ngày càng phát triển và nhu cầu đất ở như thế ngày càng tăng gây khó khăn trong công tác quản lý. Trước tình hình đó đòi hỏi việc quản lý một cách chặt chẻ vấn đề sử dụng đất. Được sự chấp thuận của Khoa Nông Nghiệp và Ban Lãnh Đạo của Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long chúng tôi sẽ thực hiện đề tài :” Nghiên Cứu Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Long”
58 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận Xét Giáo Viên
{
LỜI CẢM ƠN
²
Qua thời gian học tập và rèn luyện kiến thức cơ bản lẫn chuyên môn tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long chúng em đã được quý Thầy Cô và các Anh Chị tại Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Long truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập của chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô ở Khoa Nông Nghiệp, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Con kính lời cảm ơn Ba Mẹ đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian đi học của con.
Xin kính lời cảm ơn Thầy Võ Thanh Phong, Cô Lý Như Hằng giảng viên hướng dẫn đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Phạm Thanh Tao, anh Nguyễn Thanh Tùng, Chị Nguyễn Ngọc Như cán bộ văn phòng, các chú, anh chị ở Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Long, những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong những ngày thực tập vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô cùng toàn thể các bạn lớp Cao Đẳng Quản Lý Đất Đai 2006 đã động viên giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
hh & gg
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Long.
MỞ ĐẦU:
é Lý do và mục đích chọn đề tài:
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ giữa Nhà Nước và sử dụng đất cùng thi hành pháp luật đất đai.
Khi xã hội phát triển như hiện nay thì việc thế chấp quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nói chung là đất đai bắt đầu biến đổi liên tục nên việc cấp giấy chứng nhận là hết sức cần thiết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho ngưòi dân yên tâm sản xuầt và đầu tư phát triển trên mảnh đất đó.
Dân số nước ta ngày càng phát triển và nhu cầu đất ở như thế ngày càng tăng gây khó khăn trong công tác quản lý. Trước tình hình đó đòi hỏi việc quản lý một cách chặt chẻ vấn đề sử dụng đất. Được sự chấp thuận của Khoa Nông Nghiệp và Ban Lãnh Đạo của Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long chúng tôi sẽ thực hiện đề tài :” Nghiên Cứu Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Long”
é Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng:
Các cơ quan, tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của UBND Tỉnh, bao gồm :
- Các tổ chức trong nước (bao gồm : cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ) .
- Cơ sở tôn giáo : nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về Tỉnh Vĩnh Long :
1.1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136km, với toạ độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.
Toàn Tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố với 107 xã, phường, thị trấn được hợp thành từ 855 ấp, khóm. Tổng diện tích tự nhiên 147.769,30 ha (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh ĐBSCL). Dân số năm 2004 là 1,045 triệu người, chiếm 6,8% dân số của vùng ĐBSCL và chiếm 1,4% tổng dân số của cả nước. Mật độ dân số khá cao 708 người / km2 (so với ĐBSCL là 425 người/km2 và cả nước là 246 người/km2). Toàn tỉnh có 11 xã, thị trấn thuộc 4 huyện có đông đồng bào Khơmer sinh sống (Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn và Vũng Liêm).
Toàn tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai song lớn Tiền Giang và Hậu Giang là hai là hai cửa ngõ ra biển rất thuận lợi, với mạng lưới bằng đường thuỷ, tạo cho Vĩnh Long một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL và lưu vực sông Mêkông.
Vĩnh Long nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của vùng Nam Bộ và cả nước. Với cấu Mỹ Thuận và trong tương lai không xa, khi cầu Cần Thơ hoàn thành, Vĩnh Long sẽ thực sự phá vỡ thế ốc đảo hang ngàn đời nay, có điều kiện thong thương dễ dàng với toàn bộ Vùng đồng bằng và trước hết với 2 thành phố lớn. Sự phát triển kinh tế của 2 trung tâm kinh tế lớn, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ giữ vai trò hấp dẫn, lôi cuốn sự phát triển của Vĩnh Long, tạo cho Vĩnh Long thế lực mới trong thời kỳ phát triển sắp tới.
Vĩnh Long nằm trên trục Quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với mạng lưới sông rạch khá dày và nằm trọn trong vùng phù sa nước ngọt, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và có mạng lưới giao thông thuỷ, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: Tuyến công nghiệp Bắc Cổ Chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hoà Phú, khu sản xuất gạch ngói khá phát triển dọc theo đường Tỉnh lộ 902... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái.. Sông Mang Thít nối liền sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thuỷ quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL tạo nên ưu thế về giao thông thuỷ bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
1.1.1.2. Địa hình – địa mạo.
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình <1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình <0,4 m).
1.1.1.3. Thời tiết - Khí hậu.
Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ và bức xạ dồi dào. Về cơ bản khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1550mm.
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. So với khí hậu cả nước, Vĩnh Long có nhiều ưu đãi vế điều kiện khí hậu, rất ít khi có điều kiện khí hậu cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36.90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biện độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C.
Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi theo tháng vào mùa khô là 116-179mm.
Lượng mưa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100-115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
1.1.1.4. Thủy văn.
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thôgn qua 2 sông chính là sông Tiền và Sông Hậu với sông Măng Thít nối liền. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều mạnh, biên độ triều vào mùa lũ khoảng 70-90cm và vào mùa khôdao động 114-140cm kết hợp với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt (mật độ 67,5 m/ha) nên tiềm năng tưới tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút nước tốt ở những nơi có thế đất cao trình mặt đất khá thấp nên ở khu vực trũng giữa trung tâm tỉnh (vùng phía Bắc sông Măng Thít) khó thoát nước tốt.
Do hệ thống kênh rạch là rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào nội đồng, nhất là tại điểm giáp nước nên có sự bồi lắng nhanh, dẫn đến phải nạo vét phù sa theo định kỳ nhằm tăng cường mức độ tưới tiêu nước và giao thong thuỷ, nhất là trong mùa triều kém.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1.1.2.1. Tài nguyên đất.
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000 - 11.200 năm) dưới tác động bồi tích của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất Tỉnh Vĩnh Long năm 1990 - 1994 và kết quả điều tra khảo sát chỉnh lý và đánh giá biến động các đơn vị đất của tỉnh vào tháng 2-5/2002 cho thấy Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính với quy mô diện tích như sau:
Nhóm đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Phân bố
1. Nhóm đất phèn
90.779,06
70,2
Các vùng thấp trũng thuộc huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, Mang Thít…
2. Nhóm đất phù sa
40.577,06
29,5
Tập trung ở các vùng cù lao giữa sông thuộc các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh, Long Hồ, TP. Vĩnh Long hoặc hai bên bờ Sông tiền, sông Hậu…
3. Nhóm đất cát giồng
212,73
0,21
Trà Ôn, Vũng Liêm
4. Nhóm đất Xáng thổi
116,14
0,09
Ven hai bên bờ sông Măng Thít
1.1.2.2. Tài nguyên nước:
Vĩnh long có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú và đa dạng gồm thuỷ sản nước ngọt và thuỷ sản nước lợ. Tại Vĩnh Long có 3 loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thông lưu là:
- Hồ, ao, đầm.
- Kênh, mương.
- Ruộng lúa.
Diện tích có khả năng nuôi trống và khai thác thuỷ sản là 625.480 ha.Trong đó diện tích mặt nước mương vườn là 7.257 ha, diện tích mặt nước tự nhiên là 18.000 ha, diện tích mặt nước ao hồ nông nghiệp là 123 ha,… tạo thành một mạng lưới rất thuận lợi cho thuỷ sản nước ngọt, sinh trưởng và phát triển.
1.1.2.3.Tài nguyên nhân văn:
Do yếu tố lịch sử nên đối với Tỉnh vĩnh Long vẫn có những nét đặc trưng riêng khác biệt so với các tỉnh khác trong nước. Đó là các khu di tích lịch sử văn hóa : Văn thánh miếu, Đình Long Thanh, Công thần miếu, Chùa ông Quan Đế, Đình Tân Hòa đã được Bộ Văn hóa công nhận. Riêng về thành phần dân tộc, cũng giống như đặc điểm chung của khu vực miền Tây Nam bộ.
Cùng với các địa danh, làng nghề thủ công truyền thống, nhà sàn, vườn cảnh Bonsai với những dòng cong theo kiểu hồi giáo, cột Ba Tư chạm khắc công phu đều là tài nguyên du lịch độc đáo.
Ở Vĩnh Long, người Khơme tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng ở đây vẫn mang đậm nét truyền thống truyền thống văn hoá của họ. Lễ vào năm mới, lễ cúng ông bà,….
1.1.3.Kinh tế - xã hội:
1.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế:
Trong giai đoạn 2009-2010 tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 14%/năm; nông nghiệp - thủy sản chiếm 44% trong cơ cấu GDP theo giá thực tế vào năm 2010; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 920-930 USD; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,3%/ năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,4% góp phần đảm bảo các mục tiêu quốc gia về lương thực, thực phẩm (với mức trung bình cho 1 người dân/năm: 400 kg lương thực, 30-40 kg thịt, 120kg rau quả và dinh dưỡng đạt 2.500 đến 2.800 calo/người/ngày...); thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác đạt 80 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho 27.000 lao động/ năm; lao động nông nghiệp chiếm ít hơn 58% tổng số lao động trong tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 6%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch phổ thông đến năm 2010 đạt 98%, trong đó 75% từ nguồn cấp nước tập trung; đến năm 2010 có 93% diện tích đất nông nghiệp được khép kín thủy lợi, trong đó có hơn 42% diện tích đất chủ động tưới tiêu;…
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 310 USD/người/năm.
Tóm tắt cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp - XDCB: 13,19%
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 56,59%.
+ Thương mại - dịch vụ: 30,22%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong công nghiệp: Gạch, đồ gốm, dược phẩm..., trong nông nghiệp: Lúa, trái cây ăn quả....
Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân tăng 13 - 13,5%.
- GDP bình quân đầu người tăng 3 lần.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trên 5,0%
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 19%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD.
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách: 20% trên GDP.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010. Trong đó: Khu vực sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 25%; khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm 28%; khu vực dịch vụ chiếm 47%.
1.1.3.2. Dân số.
Có vị trí phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở khu vực ĐBSCL. Dân số là 1,045 triệu người, chiếm 6,8% dân số của vùng ĐBSCL và chiếm 1,4% tổng dân số của cả nước, mật độ dân số khá cao 708 người / km2 (so với ĐBSCL là 425 người/km2 và cả nước là 246 người/km2). Toàn tỉnh có 11 xã, thị trấn thuộc 4 huyện có đông đồng bào Khơmer sinh sống (Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn và Vũng Liêm). Vĩnh Long là tỉnh có mật độ dân số bình quân cao thứ hai trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long chỉ sau Tiền Giang.
1.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng:
Một đoạn Quốc lộ 1A đang được nâng cấp, mở rộng
Vĩnh Long hiện có 8 khu đô thị gồm 1 đô thị lọai 4 và 7 đô thị lọai 5. Hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các đô thị của Vĩnh Long chưa đồng bộ trong đó các huyện, thị chỉ mới tập trung xây dựng nâng cấp mạng lưới giao thông và chiếu sáng đô thị, riêng mạng lưới cấp nước, thóat nước và vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.
a)Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 1.599 km đường giao thông. Trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 151 km, chiếm 9,4%; đường do tỉnh quản lý dài 1.021km, chiếm 63,8%; đường do huyện và xã quản lý dài 427 km, chiếm 26,7%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 13%, đường nhựa chỉ chiếm 73%, còn lại là đường đất. 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm
b) Mạng lưới bưu chính viễn thông: 100% các xã đều có bưu cục và dịch vụ văn hoá; số máy điện thoại toàn tỉnh có 25.391 cái, bình quân 100 dân có 2,5 máy.
c) Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 1.279 km đường dây trung thế, 3.255 km đường dây hạ thế và hạ trạm 46.691 KVA; 100% số xã, phường, thị trấn có điện, 86% số hộ có điện phục vụ đời sống và sản xuất.
1.1.3.4. Trình độ dân trí:
Tính đến năm 2008, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả các xã trong tỉnh, số người biết chữ trong độ tuổi đạt 98%. Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có số học sinh phổ thông các cấp có là 222.000 em, trong đó có 4.832 em là học sinh bậc phổ thông là người dân tộc, chiếm 2,18%; mẫu giáo là 19.038 em, trong đó có 269 cháu dân tộc, chiếm 1,5%. Số giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 7.580 người, trong đó có 79 người là dân tộc thiểu số, chiếm 1,04%; Số thày thuốc toàn tỉnh có 1.458 người, bình quân y bác sĩ trên 1 vạn dân là 3,16 người.
1.2. Sơ lược về Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Tỉnh Vĩnh Long:
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Tỉnh Vĩnh Long.
+ Địa chỉ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Tỉnh Vĩnh Long.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Tỉnh Vĩnh Long được đặt tại số 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.
Đài PTTP.VL
Đường Đường ¤ Đường
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Lý Hùng Hưng
Thường Đạo
Vpđkqsdđ
Kiệt Vương
Vương
Sơ đồ 1:Sơ đồ Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất
+ Quyết định thành lập.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chính thức đi vào họat động kể từ tháng 7 năm 2005 theo quyết định thành lập số Quyết định số 503/2005/QĐ.UB ngày 22/3/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 2701/QĐ.UBND ngày 23 tháng 11 năm 2005 về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ để thực hiện một số dịch vụ
1.2.2. Chức năng của VPĐKQSDĐ.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có những chức năng sau:
+ Tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất lưu trữ, tiếp nhnậ và giao cấp giấy chứnh nhận quyền sử dụng đất, giúp Sở Tài Nguyên và Môi Trường trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai theo cơ chế “ một cửa”;
+ Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai;
+ Cung cấp thông tin đất đai;
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và chịu sự kiểm tra về mặt chuyên môn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh Vĩnh Long để quan hệ công tác.
1.2.3. Nhiệm vụ của VPĐKQSDĐ.
Là cơ quan tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo , người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ trường hợp người sử dụng đất mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý các biến động trong quá trình sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất là các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ trường hợp người sử dụng đất mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở ), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các loại đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh; cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa chính gốc cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn;
Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông báo của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng đất cấp huyện; chuyển thông báo hồ sơ địa chính cần phải chỉnh lý biến động cho Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã , phường thị trấn để chỉnh lý hồ sơ địa chính;
Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ trường hợp được mua nhà ở gắn liền với đất ở ), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính quy định tại điểm 2.1.1 khoản 2.1 này.
Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;
Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, thông báo biến động trong quá trình sử dụng đất, các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;
Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai.Thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai;
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được Sở Tài nguyên Và Môi trường giao;
Quản lý viên chức, người lao động ,tài chính, tài sản thuộc văn phòng theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Cơ cấu nhân sự:
1. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc phụ trách cụ thể như sau:
- 01 Giám đốc phụ trách