Khi nghiên cứu về thành phần hóa học, cấu tạo phân tử người ta nhận thấy một số nhóm chất được tạo nên bởi các nhóm giống nhau, liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành phân tử lớn, gọi là hợp chất đại phân tử hay hợp chất cao phân tử.
Ở thời kì đầu, những nghiên cứu về hóa học các hợp chất cao phân tử phần lớn là nghiên cứu cấu tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của các polime thiên nhiên. Bước tiếp theo là nghiên cứu tổng hợp những polime thay thế polime thiên nhiên trên cơ sở các nguồn nguyên liệu dễ kiếm. Từ đó, hàng loạt các ngành công nghiệp sản xuất cao su, tơ sợi tổng hợp, chất dẻo, sơn phủ các loại, ra đời.
Nhờ những tính chất cơ lí rất đặc trưng các hợp chất cao phân tử đã trở thành những vật liệu kết cấu không thể thay thế và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của công nghệ cũng như hoạt động con người.
Tuy nhiên, không cũng ai cũng có thể hiểu rõ được cấu tạo và quy trình sản xuất các hợp chất trên. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng của một số loại tơ tổng hợp” để làm rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như ứng dụng trong thực tiễn khi sản xuất tơ tổng hợp.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng một số loại tơ tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Khi nghiên cứu về thành phần hóa học, cấu tạo phân tử người ta nhận thấy một số nhóm chất được tạo nên bởi các nhóm giống nhau, liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành phân tử lớn, gọi là hợp chất đại phân tử hay hợp chất cao phân tử.
Ở thời kì đầu, những nghiên cứu về hóa học các hợp chất cao phân tử phần lớn là nghiên cứu cấu tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của các polime thiên nhiên. Bước tiếp theo là nghiên cứu tổng hợp những polime thay thế polime thiên nhiên trên cơ sở các nguồn nguyên liệu dễ kiếm. Từ đó, hàng loạt các ngành công nghiệp sản xuất cao su, tơ sợi tổng hợp, chất dẻo, sơn phủ các loại,… ra đời.
Nhờ những tính chất cơ lí rất đặc trưng các hợp chất cao phân tử đã trở thành những vật liệu kết cấu không thể thay thế và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của công nghệ cũng như hoạt động con người.
Tuy nhiên, không cũng ai cũng có thể hiểu rõ được cấu tạo và quy trình sản xuất các hợp chất trên. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng của một số loại tơ tổng hợp” để làm rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như ứng dụng trong thực tiễn khi sản xuất tơ tổng hợp.
II. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình sản xuất và ứng dụng của tơ tổng hợp
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quy trình sản xuất và ứng dụng của tơ tổng hợp trong cuộc sống
IV. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: sưu tầm và nghiên cứu lí thuyết
- Phạm vi nghiên cứu: Tơ tổng hợp
Phần 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu về tơ tổng hợp
Tơ tổng hợp (poliamit)
- Poliamit là mạch cacbon dị nguyên tố có nhóm chức –CO-NH- trong phân tử.
- Khối lượng phân tử của poliamit khoảng 8000-25000.
- Poliamint khó tan, nóng chảy ở nhiệt độ cao 180-250˚C.Nhiêt độ nóng chảy còn phụ thuộc vào cấu trúc của mạch và hiđro liên kết trong mạch đó.
1.2. Phân loại
Tùy theo phương pháp điều chế, người ta chia tơ tổng hợp thành hai nhóm chính:
-Tơ từ các polime trùng ngưng: Tơ do các polime trùng ngưng tạo nên xuất phát từ các poliamit, polieste…
-Tơ từ các polime trùng hợp: Đó là các tơ vinylic được chế tạo từ các polime sinh ra khi trùng hợp các dẫn xuất vinyl.
1.3. Tính chất và đặc điểm của tơ tổng hợp
Tơ hóa học, nói chung, so với tơ thiên nhiên có nhiều ưu điểm hơn. Trước hết, tơ tổng hợp hóa học dai, bền hơn (tơ capron, nilon -6,6 không thua dây thép, tơ xenlulozo axetat còn bền hơn cả sợi dây thép). Có tơ còn có tính chất vô cùng quý giá là không cháy như tơ clorin. Nhiều tơ sợi hóa học còn bền vững về mặt hóa học, ngay cả với axit, kiềm, chất oxi hóa như tơ lapsan, tơ clorin. Tơ sợi hóa học bền với nước, không bị nước và các vi khuẩn làm mục nát như tơ thiên nhiên. Nhiều tơ hóa học bền với nước, không bị nước và các vi khuẩn làm mục nát như tơ thiên nhiên nên có thể thường xuyên sử dụng trong nước mà không sợ hư hỏng (lưới đánh cá chẳng hạn). Một ưu điểm đặc biệt nữa của sợi tơ hóa học là: nguyên liệu rẻ và phong phú (khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá, đá vôi, muối biển,…) làm cho giá thành sản phẩm hạ, không lệ thuộc vào khí hậu hay các nguồn cung cấp từ động vật như tơ tằm, lông cừu,…
1.3.1. Tính chất chung của sợi poliamit
Nhựa poliamit được dùng để sản xuất sợi phải có khối lượng phân tử trong khoảng 15.000 đến 22.000 đvC.
1.3.1.1. Tính chất cơ lý
Sợi poliamit có độ bền cơ học cao, so với sợi vitxco thì cao hơn 2- 2,5 lần. ở trạng thái ướt độ bền của nó chỉ giảm 10%. Đặc biệt là độ bền với ma sát thì nó cao hơn hẳn tất cả các sợi hoá học khác. Khối lượng riêng của sợi poliamit thấp hơn nhiều so với tất cả các sợi khác bằng 1,14 g/cm3.
Sợi poliamit sau khi kéo dãn các dây phân tử có liên kết bó chặt chẽ nên lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử tăng do đó sợi có độ bền cơ học cao. Tuy nhiên lại làm cho sợi khó nhuộm màu.
Sợi poliamit là loại sợi có tính co giãn cao hơn cả và có khả năng giữ nếp cao nên nó được sử dụng để dệt tất, găng tay, vải dệt kim và các loại vải may khác nhau. Vì trong phân tử poliamit có chứa nhóm amin và nhóm cacboxyl ở hai đầu mạch nên poliamit có hàm ẩm thấp (khoảng 4%), tuy nó khó bắt bụi, bắt ẩm nhưng vải dệt từ sợi poliamit ít thoáng khí, không hút mồ hôi do đó làm tính chất sử dụng giảm. Vì hàm ẩm thấp nên xơ poliamit có khả năng sinh tĩnh điện gây khó khăn cho quá trình dệt, để hạn chế hiện tượng này người ta dùng chất bôi trơn.
1.3.1.2. Khả năng chịu nhiệt
Poliamit là nhựa nhiệt dẻo, nên sợi poliamit bị biến dạng ở nhiệt cao: nilon-6 bị mềm ở 1700 C và chảy ở 2150C, nilon 6-6 bị mềm ở 2350C và chảy ở 2650C. Vì vậy khi là quần áo bằng loại sợi này nên chú ý tránh quá nhiệt.
Do khi kéo căng sợi còn nhiều phân tử chưa triệt tiêu nội năng nên khi có điều kiện nó sẽ có xu hướng giải phóng nội năng đó và làm cho sợi bị co lại. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này cần tiến hành quá trình ổn định nhiệt sau khi kéo căng và nhiệt độ ổn định nhiệt phải cao hơn nhiệt độ mà sản phẩm phải chịu trong các quá trình gia công, sử dụng sau này.
1.3.1.3. Độ bền với các tác nhân hóa học
Sợi poliamit tương đối bền với kiềm, thí dụ khi ngâm nilon-6 trong xút 40% trong thời gian là 1 giờ thì tính chất cơ lý vẫn chưa thay đổi bao nhiêu. Sợi poliamit kém bền với axit nhất là axit khoáng và ở nhiệt độ cao.
Ví dụ: Sợi poliamit có độ bền không thay đổi khi ngâm trong dungdịch axit focmic 3% hoặc axit axetic 3% ở 1000C trong 3 giờ, nhưng sẽ bị hoà tan trong axit focmic 80%, bị trương nở mạnh trong dung dịch axit focmic 20%.
Sợi poliamit rất nhạy cảm với tác dụng của các chất oxy hoá vì thế những chất oxy hoá mạnh vẫn thường dùng trong công nghiệp dệt như natrihipoclorit (NaClO), hiđroperoxit (H2O2) không được sử dụng để tẩy trắng vải poliamit. Các chất khử, dung dịch đồng - amoniac và các muối trung tính thực tế không ảnh hưởng gì đến tính chất của sợi. Dung dịch trên 60% của phenol và m-crezol là các dung môi tốt của nilon-6 và nilon 6-6.
Khi tiếp xúc với ngọn lửa thoạt tiên sợi poliamit bị chảy mềm thành hạt trắng, sau dó cháy chậm, khi lấy ra khỏi ngọn lửa thì sợi không tiếp tục cháy nữa.
Tính chất hoá học của sợi poliamit do các nhóm chức amin và cacboxyl ở hai đầu và nhóm imin ở giữa mạch quyết định.
Như vậy sợi poliamit có tính chất lưỡng tính, nghĩa là dưới tác dụng của axit và bazơ nosex tạo thành muối như sau:
H2N-R-COOH + HCl " Cl- H3N+ -R-COOH
H2N-R-COOH + NaOH " H2N-R-COONa +H2O
Sợi poliamit có miền đẳng điện trong khoảng pH = 4 - 5. Các nhóm imin của mạch chính ở điều kiện thường không thể hiện tính bazơ và không kết hợp với các axit yếu hay thuốc nhuộm axit. Sợi poliamit kém đồng nhất về thành phần hoá học (mạch phân tử không đều) do đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ đều màu của sợi khi nhuộm.
Để hạn chế hiện tượng này người ta thường tiến hành ổn định nhiệt trước khi nhuộm.
1.3.2. Tính chất của sợi polieste
1.3.2.1. Độ bền cơ lý và ngoại quan
Sợi polieste là loại sợi có độ bền cơ học cao. Độ bền đứt tương đương với sợi poliamit cũng như đối với các loại sợi tổng hợp khác phụ thuộc nhiều vào trọng lượng phân tử của polime, điều kiện tạo sợi và kéo căng.
Do cấu tạo của polime có hình ziczac giống như của cao su nên sợi polieste có khả năng đàn hồi lớn và môđun đàn hồi cao. Do tính chất đàn hồi cao nên các sản phẩm dệt từ sợi polieste giữ được hình dạng bề mặt, ít bị nhàu khi giặt, giữ nếp khi là. Vì đặc điểm này nên người ta thường hay pha sợi polieste với các loại sợi dễ bị nhàu như sợi bông, sợi vitxco để tăng khả năng chống biến dạng của sản phẩm.
Về vẻ ngoài của sợi polieste rất giống len, vải đi từ polieste rất bền,đẹp, không bị nhàu. So với poliamit thì sợi polieste có cấu trúc chặt chẽ hơn tỷ lệ phần vi kết tinh cao nên nó kém bền với ma sát hơn, tuy nhiên chỉ sau rấtít và lớn hơn nhiều so với các loại sợi khác. Cần chú ý rằng khi sợi polieste có độ bền đứt càng cao thì độ mài mòn càng thấp. Loại sợi có độ bền đứt trung bình chịu mài mòn tốt hơn loại có độ bền cao tới 20-25 lần.
1.3.2.2. Độ bền với tác dụng của nhiệt và ánh sáng
Do trong phân tử của polieste có chứa nhân thơm nên khả năng bền nhiệt vượt xa các loại sợi khác. Khi gia nhiệt ở 1500C trong 1000 giờ liền độ bền sợi chỉ giảm 50%, trong khi đó ở nhiệt độ này chỉ trong 200 - 300 giờ đối với các loại sợi hoá học khác đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến nhiệt độ 2350C sợi polieste mất độ định hướng các đại phân tử, đến nhiệt độ 2650C sợi bị nóng chảy và đến 2750C sợi bắt đầu bị phá hủy, vì các vải từ sợi polieste chỉ được phép là ở nhiệt độ < 2350C.
Dưới tác dụng của ánh sáng sợi polieste cũng bị suy giảm độ bền nhất là khi chịu tia sáng có bước sóng ngắn 300 - 330 micromet. Tuy nhiên trừ sợi poliacrylonitryl, sợi polieste có độ bền ánh sáng lớn hơn cả.
1.3.2.3. Độ bền hóa học và vi sinh vật
Tương đối bền với tác dụng của axit, hầu hết các axit vô cơ và hữu cơ ở nồng độ không cao lắm ở nhiệt độ thường đều không ảnh hưởng đến độ bền của sợi polieste.
Với các chất oxy hoá sợi polieste tương đối bền.
Bền với tác dụng của dung môi hữu cơ như: axeton, benzen, tetraclorua cacbon, toluen, rượu..., bị hòa tan trong dung môi m-crezol, o-clophenol khi đun sôi. Kém bền với tác dụng của kiềm, khi đun sôi lâu trong dung dịch xút 1% sợi bị thủy phân. Còn trong dung dịch xút 40% ở nhiệt độ thường sợi bị phá hủy mạnh, vì trong mạch của polieste có chứa nhóm este dễ bị thủy phân đặc biệt trong môi trường kiềm.
1.3.2.4. Các tính chất khác
Sợi polieste có khối lượng riêng bằng 1,33g/cm3 (lớn hơn sợi poliamit). Do chứa ít nhóm ưa nước, lại có cấu trúc chặt chẽ nên sợi polieste có hàm ẩm thấp, ở điều kiện tiêu chuẩn hàm ẩm của nó là 0,4%. Vì vậy sợi polieste có khả năng cách điện cao và dễ gây hiện tượng tích điện nên khó khăn cho quá trình dệt. Cũng vì vậy mà sợi polieste khó nhuộm màu, chỉ nhuộm được bằng thuốc nhuộm thích hợp (thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm có tính chất tương tự ở nhiệt độ cao hay khi có mặt chất tải (chất gây trương)...).
Để biến tính sợi polieste người ta đã tìm cách thay đổi thành phần hóa học của polieste ví dụ có thể thay thế một phần nguyên liệu ban đầu là terrrephtalic axit bằng axit izophtalic, nhằm phá vỡ sự sắp xếp trật tự, đều đặn các mắt xích trong mạch đại phân tử, từ đó phá vỡ tính chặt chẽ về cấu trúc phân tử, giảm khả năng định hướng và kết tinh của chúng. Do đó làm cho sợi mềm mại hơn, dễ gập uốn hơn, khả năng nhuộm màu tăng hơn, độ xốp tăng và độ co cao hơn làm cho vải trở nên dày, xốp, ấm và có vẻ đẹp độc đáo.
1.3.3. Tính chất sợi acrylic
Ngày nay người ta thường biến tính PAN bằng cách tiến hành đồng trùng hợp AN với một số monome như vinylclorua, vinylacetat, vinylpiridin... để thay đổi một số tính chất của polime như tăng khả năng hòa tan trong các dung môi thông thưòng như axeton, ete... và khả năng nhuộm màu... Thường tỷ lệ acrylonitril là 85 %. Tính chất của sợi phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng phân tử của nó. Với cùng một bản chất hoá học nhưng bằng cách thay đổi các điều kiện khi tạo sợi, kéo căng, ổn định nhiệt thì các tính chất cơ lý của sợi PAN có thể thay đổi trong một khoảng rất rộng.
1.3.3.1. Độ bền cơ học
Sợi PAN có độ bền cơ học cao và không bị giảm ở trạng thái ướt. Tuy nhiên nó rất kém bền với ma sát.
1.3.3.2. Độ bền nhiệt
Sợi acrilic là sợi nhiệt dẻo nhưng nó tương đối bền nhiệt. Khi đốt nóng ở 1500C trong 2 ngày độ bền của không giảm sút. Tăng nhiệt độ lên 160-1650C xơ bắt đầu bị vàng, đốt nóng ở 2000C với thời gian trên 60 giờ nó trở nên đen nhánh như than nhưng độ bền cơ học vẫn không thay đổi mấy. Nó chỉ bị nung nóng đỏ lên trong ngọn lửa của đèn khí. Khi đung nóng trên 220 0C sợi mới bắt đầu bị mềm và phân hủy.
1.3.3.3. Độ bền ánh sáng
Sợi PAN có độ bền cao với ánh sáng và khí quyển về chỉ tiêu này thì nó vượt tất cả các loại sợi hoá học và sợi thiên nhiên. Ngoài ra nó còn bền với vi sinh vật và nấm mốc...
1.3.3.4. Độ bền bức xạ
Đây là một tính chất đặc trưng của sợi PAN đó là khả năng chịu được những bức xạ hạt nhân. Đặt trong lò phản ứng hạt nhân trong 26 giờ độ bền của nó giảm không quá 25%.
1.3.3.5. Độ bền hoá học
Sợi PAN có độ bền hoá học cao, bền với axit, chất ôxy hoá và các dung môi hữu cơ, bền với rượu, axit hữu cơ trừ axit formic, bền với dầu béo, axeto và ête. Kém bền với kiềm: bị phân hủy trong dung dịch kiềm đậm đặc, bị vàng trong dung dịch kiềm loãng.
Khả năng thấm ướt kém nên nó là loại sợi rất khó nhuộm. Để sản xuất sợi với nhiều màu sắc khác nhau thì thường cho thêm chất màu vào dung dịch kéo sợi hoặc tiến hành nhuộm sợi trước khi sấy khô. Bó sợi sau khi rửa được đưa vào bể chứa thuốc nhuộm, rồi phơi sơ bộ trong không khí, rửa và nếu cần phối hợp màu, lại cho qua bể nhuộm thứ hai, thứ ba... và sau cùng đem sấy ở nhiệt độ cao. Thuốc nhuộm tốt nhất cho sợi này là thuốc nhuộm cation.
1.3.3.6. Ngoại quan
Giống tơ tằm: mềm mại, cảm giác khi tiếp xúc. Đối với xơ cắt ngắn thì rất giống với len từ lông cừu: xốp, ấm, giữ nhiệt…
1.4. Các tơ tổng hợp điển hình
-Tơ từ các polime trùng ngưng: Tơ do các polime trùng ngưng tạo nên xuất phát từ các poliamit, polieste…
Tơ poliamit: Được điều chế từ các polime loại poliamit, trong phân tử có chứa các nhóm chức amit –CO-NH-. Đó là các loại tơ:
Nilon -6,6 có công thức polime (-CO-[CH2]4- CO-NH-[NH2]6-NH-)n
Nilon -6 (hay capron, peclon) (-NH-[CH2]5-CO-)n
Enan (hay nilon -7) (-NH-[CH2]6-CO-)n
Tơ rinsan (poliamit-11) (-NH-[CH2]10-CO-)n
Tơ politerephtalamit như kepla (aramit) (-CO-p-C6H4-CO-NH-p-C6H4-NH-)n
Tơ polieste: polieste được dùng để chế tạo tơ polieste. Tiêu biểu cho loại tơ này là đacron hay lapsan, là sản phẩm trùng ngưng giữa etylen glicol với axit terephtalic:
-(CO-C6H4-CO-OCH2CH2-O-)n
-Tơ từ các polime trùng hợp: Đó là các tơ vinylic được chế tạo từ các polime sinh ra khi trùng hợp các dẫn xuất vinyl, như tơ clorin là sản phẩm khi clo hóa một phần poli (vinyl clorua) làm cho polime mới có hàm lượng clo tới 62-65%. Đó cũng là tơ nitron (hay tơ olon) đi từ poliacrilonitrin [-CH2-CH(CN)-]n, hay tơ sợi đi từ polipropilen [-CH2-CH(CH3)-]n
Ngoài các loại kể trên, còn nhiều loại tơ tổng hợp khác cũng được chế tạo từ một số polime như tơ polieste, tơ vinilon (đi từ poli (vinylancol))…
Chương 2. QUY TRÌNH TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP
2.1. Sợi poliamit 6-6
2.1.1. Mở đầu
Poliamit là những đại phân tử mạch thẳng cấu tạo bởi các mắt xích -CO-NH- nối các mắt xích cơ bản. Poliamit được tạo ra bằng sự đa tụ của một điamin và một điaxit hoặc của một lactam vòng sau khi đã mở mạch hoặc của một aminoaxit.
Trường hợp 1: tên gọi đặc trưng bởi 2 chữ số.
Trường hợp 2: tên gọi dặc trưng bởi 1chữ số.
Ví dụ: Poliamit 6-6 được đa tụ từ hexametylendamin và axit adipic
Poliamit 6 được tạo ra từ caprolactam
2.1.2. Nguyên liệu tạo sợi
2.1.2.1. Lý thuyết tạo sợi
Phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu mà nhóm amit trong poliamit có thể định hướng theo các chiều khác nhau:
Loại (1) là đối với poliamit là aminoaxit hoặc lactam của nó.
Loại (2) tạo ra khi điamin tác dụng với axit hữu cơ hai gốc.
Điều chế poiamit bằng phương pháp ngưng tụ các cấu tử hai chức: nhóm chức amin (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH). Phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu mà thu được sản phẩm mạch vòng hay mạch thẳng. Trong các aminoaxit thì α và β-aminoaxit tạo ra vòng 5 và 6 cạnh lactam bền, do đóloại lactam này không tạo ra polyme được mà chỉ có loại ε -aminoaxit và ω -aminoaxit mới tạo ra polime được. Trong công nghiệp sử dụng ε -amino capronic axit (hoặc lactam của nó)
Quá trình tạo ra poliamit từ các aminoaxit có thể biểu diễn:
Khi dùng điaxit và điamin để điều chế poliamit, phụ thuộc vào cấu tạo của nó mà có thể tạo ra các sản phẩm vòng (5 và 6 cạnh).
Khi đun nóng axit oxalic và etilen điamin tạo ra oxalactam vòng hoặc axit maleic tác dụng với amin tạo ra sản phẩm vòng bền imit.
Qua các thí dụ trên ta thấp rõ ràng rằng muốn nhận được poliamit thì có thể dùng các axit hai gốc nhưng với điều kiện là số nhóm metylen trong phân tử không dưới 4.
Quá trình tạo ra poliamit do đa tụ axit ađipic hoặc với axit xebaxic với hexametylenđiamin có thể biểu diễn:
nHOOC-(CH2)4-COOH + nH2N-(CH2)6-NH2 "
(-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-)n +(2n-1)H2O
2.1.2.2. Điều kiện đa tụ
Quá trình tạo poliamit từ các aminoaxit cũng như từ các axit hai gốc và điamin đều có nước tách ra. Các phản ứng đa tụ có đặc tính thuận nghịch và cân bằng chuyển về phía tạo polime. Do đó để phản ứng dịch chuyển về phía tạo polyme thì cần tách nước ra khỏi môi trường phản ứng, còn nếu không phản ứng trở nên cân bằng và quá trình đa tụ ngừng.
Trong điều kiện thường, mức độ đa tụ trước hết phụ thuộc vào tính chất hoá học của các cấu tử phản ứng. Poliamit phân tử cao được tạo ra dễ hơn, ví dụ như đối với poliete vì phản ứng không đòi hỏi tách các sản phẩm phụ.
Poliamit phân tử cao được tạo ra không phải do phản ứng đồng thời của tất cả các phân tử mà xảy ra theo từng bậc, do đó tốc độ phản ứng chậm và nhiệt phản ứng toả ra rất ít. Tốc độ phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
Hàm lượng phần phân tử thấp phụ thuộc vào nhiệt độ mà ở đấy cân bằng được thiết lập. Một yếu tố cũng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phản ứng và trọng lượng phân tử polime là tỷ lệ các cấu tử: Nếu thừa một trong các tác nhân phản ứng thì có khả năng tạo ra mạch polime mà ở đầu mạch có chứa nhóm của tác nhân thừa đó và do đó làm ngừng phản ứng phát triển mạch.
Như vậy muốn thu được polime có trọng lượng phân cao thì phải có tỷ lệ các cấu tử phản ứng phải chính xác.
2.1.2.3. Vai trò của chất ổn định độ nhớt
Thừa một trong các tác nhân trong hỗn hợp phản ứng sẽ làm hạn chế trọng lượng phân tử. Hiện tượng này không xảy ra nếu ta thêm vào hỗn hợp phản ứng một chất có đương lượng phân tử chính xác, các hợp chất một chức có khả năng phản ứng với các nhóm cuối của poliamit và tạo ra các sản phẩm bền nhiệt.
Phụ thuộc vào lượng chất một chức cho vào gọi là chất ổn định hay là chất điều chỉnh mà có thể thu được poliamit có mức độ đa tụ xác định do làm ngừng phát triển mạch. Mức độ đa tụ xác định theo phương trình:
Pn = M1/M2 + 1
Trong đó: M1 - số mol của hợp chất một chức
M2 - số mol của hợp chất 2 chức.
Có thể dùng các axit, rượu và amin nhưng thực tế thường dùng axit axetic làm chất ổn định.
Ta thấy chất ổn định cho vào hỗn hợp phản ứng càng nhiều thì mức độ đa tụ poliamit càng thấp và càng nhanh đến trạng thái ngừng phát triển mạch. Chất ổn định không những hạn chế trọng lượng phân tử của polime mà còn giúp cho nhận được các sản phẩm có độ nhớt xác định và không đổi ngay cả khi làm nóng chảy lại lần thứ hai.
2.1.2.4. Đa tụ nhựa poliamit
Ngoài poliamit thu được do đa tụ các aminoaxit hoặc hai hợp chất hai chức có khả năng phản ứng: điamin và điaxit ra, còn có thể nhận được do đồng đa tụ.
Ví dụ: poliamit từ hỗn hợp caprolactam, axit ađipic và hexametylenđiamin hoặc từ hỗn hợp axit ađipic và xebaxic và hexametylenđiamin.
Khi đa tụ hỗn hợp polime chứa nhiều mắt xích hỗn hợp, do đó độ đồng đều của cấu tạo poliamit bị phá vỡ. Điều đó liên quan đến các tính chất cơ lý của polime, giảm mức độ kết tinh, nhiệt độ nóng chảy giảm, độ hòa tan trong các dung môi có cực tăng.
Nếu chọn các chất phản ứng và tỷ lệ các tác nhân thích hợp thì có thể thay đổi rất nhiều tính chất của poliamit. Trong công nghiệp thường dùng phương pháp này để biến tính capron và nilon.
Phương pháp thông thường để tổng hợp poliamit là đa tụ ở nhiệt độ và áp suất cao trong hỗn hợp nóng chảy hoặc trong dung dịch.
Phương pháp đa tụ giữa hai pha có nhiều ưu điểm cơ bản sau:
- Đương lượng phân tử của các cấu tử không cần thật chính xác.
- Nguyên liệu không cần tinh khiết
- Có thể đa tụ với tốc độ cao ở nhiệt độ thường.
- Sản phẩm có trọng lượng phân tử lớn hơn rất nhiều so với polime thu được ở trong dung dịch hoặc trong hỗn hợp nóng chảy.
Phản ứng tạo poliamit xảy ra như sau:
nH2N-R-NH2 + nCl-O-R’-CO-Cl → [-HN-R-NH-CO-R’-CO-]n+ 2nHCl
đicloanhyđric của axit 2 gốc
Nếu thừa một trong các cấu tử thì phản ứng sẽ xảy ra như sau:
H2N-R-NH2 + Cl-CO-R’-CO-Cl → HN-R-NH-CO-R’-COCl + HCl
HN-R-NH-CO-R’-COCl + H2N- R-NH2 → H2N-R-NHCO-R’-CONH-NH + HCl
Kết quả tạo ra polime phân tử lượng cao, ở giới hạn phân chia pha polime được tạo ra theo dạng màng hoặc sợi. Nếu màng v