Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập và điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển, mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua hoạt động thanh toán quốc tế của nước ta đã trải qua nhưng bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại. Đến khi thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên, em nhận thấy thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thư tín dụng nhập khẩu nói riêng đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thư tín dụng nhập khẩu của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cao hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu của bài báo cáo thực tập:
Chương I : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Thái Nguyên.
Chương II:Quy trình và thực trạng của hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Thái Nguyên.
Chương III: Một số định hướng và ý kiến của bản thân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình tín dụng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập và điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển, mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua hoạt động thanh toán quốc tế của nước ta đã trải qua nhưng bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại. Đến khi thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên, em nhận thấy thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thư tín dụng nhập khẩu nói riêng đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thư tín dụng nhập khẩu của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cao hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu của bài báo cáo thực tập:
Chương I : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Thái Nguyên.
Chương II:Quy trình và thực trạng của hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Thái Nguyên.
Chương III: Một số định hướng và ý kiến của bản thân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, học hỏi để hoàn thành bài báo cáo, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo thực tập có ý nghĩa hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa đã dạy dỗ và cung cấp cho em những kiến thức quý báu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên những người đã nhiệt tình tiếp nhận, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
1.Quá trình hình thành và phát triển:
1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam:
Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương (Vietinbank) là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, ngày 3/7/2009 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ký Giấy phép số 142/GP-NHNN thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng cổ phần.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới, là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, Vietinbank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Từ năm 2005, Vietinbank đã khởi động hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sau hơn 2 năm áp dụng, Vietinbank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng vào tháng 7/2008. Đây là một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Vietinbank trên bước đường đổi mới.
Ngày 10/6/2008, tại Hà Nội, Vietinbank đã tổ chức ra mắt Sở Giao dịch chuyên hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Việc đưa mô hình xử lý tập trung về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của Vietinbank đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại của Vietinbank. Đây cũng là mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mang lại cho Vietinbank nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác.
1.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, được thành lập năm 1988 và có địa chỉ tại số 62 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Khi mới thành lập toàn chi nhánh gồm 1 Hội sở chính và 2 chi nhánh trực thuộc, quy mô kinh doanh còn nhỏ bé, các dịch vụ ngân hàng hạn hẹp, đối tượng phục vụ chủ yếu là các công ty, xí nghiệp của nhà nước, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng còn nhiều bỡ ngỡ do đang trong thời kì chuyển đổi, tiếp cận với cơ chế và cách tư duy mới. Qua quá trình xây dựng và phát triển mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, nhưng bằng sự quan tâm và nỗ lực phấn đấu của mình chi nhánh đã thực sự trở thành trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo định hướng chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương.
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khu vực thành phố, thị xã, khu kinh tế phát triển, khu dân cư tập trung có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng. Các thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có năng lực sản xuất kinh doanh đều được Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Cơ cấu bộ máy chi nhánh NHTMCPCT Thái Nguyên bao gồm:
Ban điều hành:gồm 1 giám đốc phụ trách chung, 3 phó giám đốc phụ trách các nghiệp vụ do giám đốc phân công.
Các phòng ban bao gồm:
+ Phòng kế toán giao dịch: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, các công việc liên quan đến quản lí tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lí hạch toán các giao dịch.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng theo đúng quy chế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân.
+ Phòng tiền tệ ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán về xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
+ Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tổ chức quản lý nhân sự và theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh.
+ Phòng quản lý rủi ro: Là phòng quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án đề nghị cấp tín dụng. Theo dõi thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý, hàng tháng tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Với cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và khoa học cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên khá hiệu quả.
3. Chức năng và nhiệm vụ:
Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên các lĩnh vực sau:
- Khai thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các định chế tài chính để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thương mại.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn, có kì hạn; tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Cung ứng các dịch vụ: Chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán bảo lãnh, thẻ ATM, thư tín dụng, nhờ thu, chuyển nhượng các khoản thu, tái tài trợ…
- Tổ chức nghiên cứu phát triển các sản phẩm thanh toán thương mại mới, đa dạng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank và phục vụ tối đa mọi nhu cầu khách hàng.
Trong đó chi nhánh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ hoạt động đầu tư chủ yếu trên lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ.
Tất cả vì mục tiêu: “ Nâng cao giá trị cuộc sống”
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009-2010
Trong thời gian gần đây, tại chi nhánh sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2009-2010 của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ VNĐ
2009
2010
Tổng tài sản
1900
2500
Vốn huy động từ nền kinh tế
1500
1970
Dư nợ cho vay nền kinh tế
1600
2140
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 2009-2010
1. Nội dung quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái nguyên.
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ L/C
Người thực hiện: cán bộ tín dụng phòng khách hàng
Nội dung công việc:
Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị mở L/C. Hồ sơ đề nghị mở L/C bao gồm các hồ sơ sau:
Hồ sơ pháp lý khách hàng: Tài liệu, báo cáo tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng.
Hồ sơ L/C :
+ Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu) trong đó ghi rõ số Hợp đồng mua bán liên quan;
+ Hợp đồng hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương như đơn đặt hàng, chào hàng đã được xác nhận...; Hợp đồng ủy thác (trường hợp ủy thác)
+ Văn bản xác nhận của NHNN đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (L/C trả chậm, trung, dài hạn)
+ Dự án/ phương án; Trường hợp L/C trả chậm, dự án/ phương án liên quan đến hàng hóa, dịch vụ trả chậm theo L/C phải có nội dung chi tiết, cụ thể về phương án sử dụng vốn trong thời gian chậm trả, kế hoạch trích khấu hao, kế hoạch chuyển tiền thanh toán.
Hồ sơ bảo đảm:
+ Cam kết thanh toán bằng vốn tự có (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có)/ cam kết chuyển đủ tiền ký quỹ (trường hợp LC ký quỹ từng phần) của khách hàng;
+ Hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc cam kết của khách hàng sẽ bổ sung ký quỹ, tài sản thế chấp/cầm cố nếu tỷ giá tăng (trường hợp khách hàng ký quỹ và/hoặc tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao bằng VNĐ)
+ Một bộ đầy đủ hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bản chính (trường hợp giá mua chưa bao gồm phí bảo hiểm).
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ mở L/C, sao gửi hồ sơ cho phòng Quản lý rủi ro.
Sau khi kiểm tra đủ tính pháp lý của hồ sơ cán bộ tín dụng khách hàng lập Tờ trình thẩm định và trình lãnh đạo phê duyệt phát hành L/C.
Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định
(i) Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở L/C, lập kết quả thẩm định/ tái thẩm định
Người thực hiện: cán bộ khách hàng
Nội dung thẩm định/ tái thẩm định:
Thẩm định năng lực pháp lý, tình hình SXKD, tài chính của khách hàng;
Thẩm định, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở LC theo quy định; phân tích tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án liên quan tới nhu cầu mở LC; đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc kiểm soát luồng tiền chậm trả theo L/C;
Kiểm tra tính thống nhất giữa hợp đồng thương mại và giấy đề nghị mở L/C; thẩm định các nội dung liên quan tới tài trợ thương mại, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
Đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở L/C và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao;
Dự kiến lợi ích nếu hồ sơ mở L/C được phê duyệt: tính toán phí dự kiến thu được từ giao dịch mở L/C;
Đề xuất phương án ngân hàng mở L/C cùng khách hàng đi nhận hàng;
Lập/ ghi kết quả thẩm định, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (nếu có), ký chuển lãnh đạo phòng để kiểm tra và ký rà soát trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định mở L/C:
Người thực hiện: lãnh đạo phòng khách hàng
Nội dung thực hiện:
Kiểm tra, rà soát lại hồ sơ mở L/C, giấy đề nghị mở L/C,hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (nếu có)
Ký tắt trên từng trang giấy đề nghị mở LC/ tái thẩm định, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm ghi rõ ý kiến đề xuất mở LC / không mở LC cùng các điều kiện kèm theo.
Bước 3: Thẩm định rủi ro độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro.
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ mở L/C, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (nếu có), thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm thực hiện các thủ tục giao nhận tài sản bất đảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Bước 5: Nhập các thông tin về khách hàng, hồ sơ mở L/C, tài sản bảo đảm, kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.
Bước 6: Chuyển hồ sơ về Sở giao dịch để xử lý:
Gửi chứng từ
Người thực hiện: Cán bộ tài trợ thương mại
- Các chứng từ fax/ scan & image có tính ký hiệu mật về Sở giao dịch để xử lý bao gồm:
+ Giấy đề nghị phát hành/ thư tín dụng (của chi nhánh)
+ Giấy đề nghị mở thư tín dụng (của khách hàng)
+ Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
Các chứng từ được chuyển về Sở giao dịch qua hệ thống fax hoặc scan & image phải ghi số tham chiếu trên góc phải trang đầu của chứng từ, chứng từ nhiều trang phải đánh số thứ tự của trang trên tổng số trang của chứng từ đó.
In chứng từ : Sau khi Sở giao dịch đã phát hành LC/ sửa đổi LC cán bộ khách hàng thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng của các chứng từ in ra với hồ sơ gốc, nếu phát hiện sai sót, liên hệ ngay với Sở giao dịch để tìm biện pháp giải quyết
Chứng từ giao cho khách hàng
Giao cho khách hàng bản FOR CUSTOMER của L/C, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT.
Trường hợp sau 5 tiếng kể từ khi chuyển hồ sơ chứng từ về Sở giao dịch bằng phương tiện điện tử mà chi nhánh vẫn không nhận chứng từ báo nợ, báo có và điện SWIFT phát hành/ sửa đổi L/C và không được thông tin gì về tình trạng hồ sơ L/C nhập khẩu, cán bộ khách hàng có trách nhiệm liên lạc với Sở giao dịch, tránh tình trạng hồ sơ chứng từ bị thất lạc và chậm chễ.
Bước 7: Sửa đổi L/C
Sau khi L/C được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, khách hàng sẽ xuất trình giấy đề nghị sửa đổi L/C tại chi nhánh. Cán bộ khách hàng thực hiện kiểm tra đề nghị sửa đổi của khách hàng, đảm bảo các chỉ thị đưa ra là rõ ràng, hạn chế tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng phát hành và khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phải thể hiện rõ bên chịu phí sửa đổi.
Bước 8: Ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng/ bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn xuất trình qua ngân hàng
Trường hợp chưa nhận được bộ chứng từ do ngân hàng gửi chứng từ gửi đến, khách hàng có yêu cầu ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng/bảo lãnh nhận hàng cần xuất trình Giấy đề nghị ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng/ phát hành bảo lãnh nhận hàng trong đó cam kết sẽ thanh toán bộ chứng từ kể cả trường hợp bộ chứng từ có sai sót.
Bước 9: Nhận và xử lý chứng từ/điện đòi tiền
Trường hợp đòi tiền bằng thư
Khi nhận được bộ chứng từ cùng Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ, cán bộ khách hàng có trách nhiện ký trên Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ và gửi cho khách hàng trong vòng 01 ngày làm việc. Nếu khách hàng có ý kiến khác về kết quả kiểm tra chứng từ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ sau ngày chi nhánh nhận được Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ, cán bộ khách hàng liên hệ và thông báo ngay bằng văn bản cho bộ phận kiểm tra bộ chứng từ tại Sở giao dịch.
Trường hợp đòi tiền bằng điện
Khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng thương lượng và Thông báo điện đòi tiền do Sở giao dịch chuyển đến, cán bộ khách hàng thông báo cho khách hàng và làm các thủ tục thanh toán (nộp tiền/ nhận nợ vay) và gửi hồ sơ về Sở giao dịch để thực hiện thanh toán vào ngày đến hạn.
Khi nhận được bộ chứng từ, Sở giao dịch sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ và thông báo cho chi nhánh về tình trạng bộ chứng từ như trường hợp đòi tiền bằng bộ chứng từ.
Bước 10: Thanh toán/ chấp nhận thanh toán L/C
Thanh toán L/C trả ngay
Khi đến hạn thanh toán, cán bộ khách hàng chuyển các chứng từ sau về Sở giao dịch:
+ Giấy đề nghị thanh toán ( của chi nhánh)
+ Giấy nhận nợ (trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán)
+ Lệnh chi/ ủy nhiệm chi/ giấy nộp tiền
+ Văn bản chấp nhận bộ chứng từ có sai sót của khách hàng (trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ)
Chấp nhận/ thanh toán LC trả chậm
Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ nếu chứng từ phù hợp hoặc ngay sau khi khách hàng chấp nhận bộ chứng từ sai sót, cán bộ khách hàng làm thủ tục chấp nhận thanh toán LC.
Bước 11: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ L/C nhập khẩu
Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu
Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:
+ L/C nhập khẩu được các bên liên quan bao gồm ngân hàng phát hành, người yêu cầu phát hành, người hưởng và ngân hàng xác nhận đồng ý hủy bỏ
+ L/C đã thanh toán, số dư còn lại quá nhỏ, người bán không giao hàng tiếp
+ L/C đã hết hiệu lực từ 15 ngày trở lên
Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C.
Đối với các L/C chưa hết hạn hiệu lực hoặc hết hiệu lực chưa đến 15 ngày, hồ sơ L/C chỉ được phép đóng khi có sự đồng ý bằng văn bản của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận.
Kích hoạt L/C nhập khẩu
Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng L/C và chi nhánh xem xét chấp nhận đề nghị của khách hàng hoặc trường hợp L/C đã đóng nhưng cần kích hoạt lại để thanh toán, sửa đổi..., cán bộ khách hàng fax/ scan & image có tính ký hiệu mật các chứng từ về Sở giao dịch để kích hoạt lại.
Sở giao dịch sẽ thực hiện đóng/ kích hoạt hồ sơ L/C, chi nhánh thực hiện in thông báo đóng/ kích hoạt L/C và các giấy báo nợ/ báo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT.
Bước 12: Lưu trữ chứng từ
Lưu hồ sơ LC
toàn bộ các hồ sơ đề nghị phát hành LC/ sửa đổi LC các văn bản khách hàng phải xuất trình quy định tại các bước của quy trình
Tờ trình phát hành/ sửa đổi LC đã được phê duyệt
Hợp đồng tín dụng/ cam kết sử dụng vốn vay/ giấy cam kết thanh toán bằng vốn tự có
Giấy nhận nợ (trường hợp vay vốn)
Tra soát, trả lời tra soát và các bức điện khác có liên quan đến L/C
Bản copy hoặc scan các chứng từ xuất trình theo L/C
Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ
Thư bảo lãnh nhận hàng bản file copy hoặc giấy ủy quyền nhậ