Cá chạch sông (Macrognathus siamensis) là loài cá sống ở nước ngọt, trên thế
giới cá được tìm thấy chủ yếu ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở các nước thuộc
khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện. Tại Việt
Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng sống rộng rãi
trong tất cả các thủy vực tự nhiên như: sông, hồ, kênh, rạch, ao, mương, đồng
ruộng (Rainboth, 1996, Đức Hiệp, 1999). Đây cũng là loài cá có kích thước
nhỏ, chiều dài tối đa chỉ vào khoảng 30 cm, kích cỡ khai thác trung bình từ 16
- 18 cm (Clarice Brough, 2008). Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng do cá có
chất lượng thịt ngon, ngọt, không xương dăm, được chế biến thành nhiều món
ăn, đặc biệt là làm khô đang rất được ưa chuộng. Cá chạch là loại thức ăn
được dùng phổ biến trong bữa ăn gia đình.
Ở ĐBSCL, cá chạch được khai thác từ tự nhiên và hầu như xuất hiện quanh
năm. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của việc khai thác không hợp
lý làm cho trữ lượng cá chạch sông ngày càng giảm. Vì vậy để đáp ứng nhu
cầu thị trường, đa dạng hóa đối tượng nuôi và góp phần khôi phục lại nguồn
lợi thì việc nghiên cứu đối tượng này là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, cũng như lươn đồng thì cá chạch sông cũng có thể được đầu tư
nuôi ở mức độ nông hộ để góp phần tăng thu nhập cho gia đình nhất là nông
dân nghèo ở địa phương. Tuy nhiên trên thế giới các nghiên cứu về sinh sản
nhân tạo, ương nuôi loài cá này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Cũng như ở
Việt Nam hiện nay các kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chạch sông
chỉ đưa ra một số kết quả ban đầu về ương cá đến 30 ngày tuổi bằng giá thể vầ
mật độ khác nhau của Nguyễn Quốc Đạt (2007), việc ương nuôi cá chạch
giống bằng các loại thức ăn khác nhau và các mô hình nuôi thương phẩm của
đối tượng này hầu như chưa được nghiên cứu.
Vì vậy để có được thông tin sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống đầy đủ
hơn, đề tài: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch
sông (M. siamensis)” thực hiện là rất cần thiết
47 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ NUÔI
THƯƠNG PHẨM CÁ CHẠCH SÔNG
(Macrognathus siamensis)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Ths NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
ĐƠN VỊ: BỘ MÔN THỦY SẢN
Trà Vinh, ngày 22 tháng 12 năm 2010
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Trà Vinh,
Phòng Kế hoạch-Tài vụ, Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo sau đại học,
Khoa Nông nghiệp - Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
này.
Cảm ơn em Phạm Văn Đầy, lớp DF09TS đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa
qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tập thể Bộ môn Thủy sản đã động viên, giúp đỡ
trong suốt thời thực hiện đề tài.
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Đặc điểm sinh học .................................................................................. 3
2.1.1 Hình thái, cấu tạo và phân loại ......................................................... 3
2.1.2 Phân bố ............................................................................................. 4
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................... 5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................... 5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................ 6
2.2. Những nghiên cứu về kích thích sinh sản và ương nuôi cá chạch ......... 7
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 9
3.1. Vật liêu ................................................................................................... 9
3.1.1. Thời gian và địa điểm...................................................................... 9
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 9
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 9
3.2.1. Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch sông .................................... 9
3.2.2. Nghiên cứu ương cá bột thành cá giống bằng các loại thức ăn khác
nhau ......................................................................................................... 10
3.2.3. Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch sông .............................. 12
3.3 Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................14
4.1 Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch sông .......................................... 14
4.1.1 Tỉ lệ đẻ ........................................................................................... 14
4.1.2 Thời gian hiệu ứng ......................................................................... 15
4.1.3 Sức sinh sản tương đối thực tế ...................................................... 15
4.1.4 Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở ...................................................................... 16
4.2 Ương cá bột thành cá giống bằng các loại thức ăn khác nhau .............. 16
4.2.1 Biến động các yếu tố môi trường ................................................... 17
Nhiệt độ ............................................................................................ 18
Oxy ................................................................................................... 18
4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá ương ............................................... 20
4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng ................................................................. 22
4.2.4 Tỉ lệ sống ............................................................................................ 24
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 28
I. Kết luận: ................................................................................................... 28
II. Đề xuất .................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 31
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài cá chạch sông Macrognathus siamensis ........... 3
Hình 4.1: Vuốt trứng ........................................................................................ 14
Hình 4.2: Chuẩn bị cho trứng thụ tinh ............................................................. 14
Hình 4.3: Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 17
Hình 4.4: Cá hết noãn hoàng ........................................................................... 18
Hình 4.5: Cá ương sau 10 ngày ....................................................................... 18
Hình 4.6: Cá ương sau 30 ngày ....................................................................... 19
Hình 4.7: Cá ương sau 50 ngày ....................................................................... 19
Hình 4.8: Thu mẫu cá .......................................................................................20
Hình 4.9: Tỉ lệ sống của cá ương trong thí nghiệm ......................................... 24
Hình 4.10: Cá bệnh chết ...................................................................................25
Hình 4.11: Cá có đốm trắng và bị tuột nhớt .................................................... 25
Hình 4.12: Cá bị lở loét và nhiễm nấm ............................................................ 26
Hình 4.13: Mẫu nấm trên cá ............................................................................ 26
Hình 4.14: Bể bố trí thí nghiệm cá nuôi thương phẩm ................................... 25
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả sinh sản của thí nghiệm ..................................................... 14
Bảng 4.2: Biến động các yếu tố môi trường trong bể ương ............................ 17
Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài cá ương qua các đợt thu ..............................20
Bảng 4.4: Tăng trưởng khối lượng cá ương qua các đợt thu .......................... 22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DOM: Domperidon
LH: Luteinizing hormon
HCG: Human chorionic gonadotropin
NT: Nghiệm thức
TN: Thí nghiệm
TGHƯ: Thời gian hiệu ứng
SSSTĐTT: Sức sinh sản tương đối thực tế
TL: Tỉ lệ
TACN: Thức ăn công nghiệp
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
Cá chạch sông (Macrognathus siamensis) là loài cá sống ở nước ngọt, trên thế
giới cá được tìm thấy chủ yếu ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở các nước thuộc
khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện... Tại Việt
Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng sống rộng rãi
trong tất cả các thủy vực tự nhiên như: sông, hồ, kênh, rạch, ao, mương, đồng
ruộng(Rainboth, 1996, Đức Hiệp, 1999). Đây cũng là loài cá có kích thước
nhỏ, chiều dài tối đa chỉ vào khoảng 30 cm, kích cỡ khai thác trung bình từ 16
- 18 cm (Clarice Brough, 2008). Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng do cá có
chất lượng thịt ngon, ngọt, không xương dăm, được chế biến thành nhiều món
ăn, đặc biệt là làm khô đang rất được ưa chuộng. Cá chạch là loại thức ăn
được dùng phổ biến trong bữa ăn gia đình.
Ở ĐBSCL, cá chạch được khai thác từ tự nhiên và hầu như xuất hiện quanh
năm. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của việc khai thác không hợp
lý làm cho trữ lượng cá chạch sông ngày càng giảm. Vì vậy để đáp ứng nhu
cầu thị trường, đa dạng hóa đối tượng nuôi và góp phần khôi phục lại nguồn
lợi thì việc nghiên cứu đối tượng này là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, cũng như lươn đồng thì cá chạch sông cũng có thể được đầu tư
nuôi ở mức độ nông hộ để góp phần tăng thu nhập cho gia đình nhất là nông
dân nghèo ở địa phương. Tuy nhiên trên thế giới các nghiên cứu về sinh sản
nhân tạo, ương nuôi loài cá này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Cũng như ở
Việt Nam hiện nay các kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chạch sông
chỉ đưa ra một số kết quả ban đầu về ương cá đến 30 ngày tuổi bằng giá thể vầ
mật độ khác nhau của Nguyễn Quốc Đạt (2007), việc ương nuôi cá chạch
giống bằng các loại thức ăn khác nhau và các mô hình nuôi thương phẩm của
đối tượng này hầu như chưa được nghiên cứu.
Vì vậy để có được thông tin sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống đầy đủ
hơn, đề tài: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch
sông (M. siamensis)” thực hiện là rất cần thiết.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Xác định loại kích dục tố thích hợp trong sinh sản nhân tạo cá chạch sông
- Xác định thức ăn phù hợp cho cá chạch từ giai đoạn cá bột lên cá giống
- Xác định qui trình nuôi cá thương phẩm nhằm khuyến cáo nhân rộng phát
triển phong trào ương nuôi cá chạch tại địa phương.
2
NỘI DUNG THỰC HIỆN:
- Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch sông.
- Ương cá chạch sông giai đoạn từ cá bột lên cá giống bằng các loại thức
ăn khác nhau
- Nuôi cá chạch sông thương phẩm trên bể lót bạt có giá thể và mật độ nuôi
khác nhau
- Sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong nuôi cá chạch sông thương
phẩm
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Phân loại, hình thái và cấu tao
Cá Chạch sông có vị trí phân loại như sau:
Ngành : Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterrygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Mastacembelidae
Giống: Macrognathus
Loài: Macrognathus siamensis (Günther, 1861)
Tên địa phương: Cá chạch sông, cá chạch cơm, cá chạch lá tre, Trey
Chhlononh Chhnoht (tên Khmer).
Tên tiếng anh: Spot-Finned Spiny Eel, Peacock Eel, Siamese Spiny Eel.
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thu Hương,
(1993) cá chạch M. siamensis có cơ thể dài, có thể đạt đến 30 cm. Miệng
tương đối nhỏ và kéo dài thành vòi. Vây lưng dài, có 1 chuỗi từ 13-19 gai vi
lưng biệt lập, vi hậu môn có 2-3 gai và 30-90 tia vi mềm, không có vi bụng. Vi
đuôi thường không nối liền với vi lưng và vi hậu môn, vẩy nhỏ và tròn. M.
siamensis có một chuỗi điểm cầu vồng trên lưng, không có sọc ngang trên cơ
thể, đây là một điểm khác biệt mà những con khác trong giống Macrognathus
không có được.
1. Hình 2.1: Hình thái bên ngoài cá chạch sông Macrognathus siamensis
Cá có thân dài hình ống, phần trước tròn, phần sau dẹp bên. Đầu cá nhỏ, dài và
dẹp bên, dài đầu gấp 2,5-3 lần cao đầu qua chẩm. Mõm dài và nhọn, kéo dài
4
thành một râu nhỏ và ngắn. Miệng nhỏ, hẹp, rạch miệng ngắn, phía mõm có
một nếp da hoạt động được. Răng nhỏ mịn. Mắt nhỏ nằm lệch về phía lưng
của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối của xương nắp mang. Phần trán
giữa hai mắt hẹp, cong lồi, rộng trán bằng 1,2-1,4 lần đường kính mắt. Lỗ
mang nhỏ, lược mang mịn và thưa (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Vi lưng rất dài, chia làm 2 phần: Phần trước là những gai cứng nhọn, gai cuối
cùng to và dài nhất, màng da giữa các tia vi chỉ hiện diện ở gốc, phần sau là
những tia mềm cơ gốc vi phát triển. Vi lưng nối liền với đuôi ở gốc. Gai thứ 3
của vi hậu môn không lộ ra ngoài. Chiều cao vi hậu môn tương đương 7/10-
8/10 chiều cao vi lưng. Vi ngực, vi đuôi nhỏ, cá không có vi bụng (Nguyễn
Văn Hảo, 2005).
Vẩy rất nhỏ, bao phủ toàn thân, đầu và một phần gốc vi lưng, gốc vi đuôi.
Đường bên liên tục từ mép lỗ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Lưng cá màu
xanh đen hoặc xám đen, hai bên thân có màu vàng nhạt và bụng có màu vàng
sậm. Trên vi lưng có từ 3-6 đốm tròn to, màu đen chung quanh có viền trắng.
Vi đuôi có một đốm như vậy nhưng nhỏ hơn. Vi lưng và vi hậu môn có màu
xanh sậm hoặc đen nhạt, rìa ngoài trắng, thỉnh thoảng gặp một sọc màu đỏ ở
giữa. Vi đuôi cũng có nhiều sọc như vậy. Lúc cá còn nhỏ có các chấm nhỏ xếp
thành hàng thẳng đứng trên thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993). Cá bột trong suốt, có thể nhìn thấy rõ được thức ăn trong ruột (Nguyễn
Quốc Đạt, 2007)
Khác với các loài cá khác trong giống Macrognathus là vây lưng có 13-14 gai
và có khoảng 3-6 đốt tròn chạy dọc theo các phần tia mềm của vi lưng
(Nguyễn Văn Hảo, 2005). Theo Rainboth (1996) đặc điểm của loài cá này
(trong 179 loài cá) là vây đuôi và vi lưng không liền nhau, mõm có 7-14 cơ
vân ngang và có đốm đen tròn lớn ở gốc vây lưng.
2.1.2 Phân bố
Cá chạch sông sống ở các thủy vực nước ngọt ở các tỉnh thuộc Nam Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên thế giới, cá phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện,
Indonexia (Borneo), Thái Lan, Lào, Campuchia (Nguyễn Văn Hảo, 2005;
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo Serov et al (2006) ở
Việt Nam cá được tìm thấy ở các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, hồ Trị An, hồ
Dầu Tiếng (Tây Ninh) và trên vài con sông thuộc các tỉnh Phú Yên, Bình
Định.
Đây là loài cá đặc trưng cho khu hệ cá Đông Nam Á. Thường được tìm thấy ở
các dòng sông, kênh rạch, ao, đầm, hồ chứa nước, những nơi có dòng nước
5
chảy chậm... Cá thường sống ẩn mình trong bùn, cát, sỏi nhỏ ở những vùng
nước sâu, yên tĩnh, chỉ để hở đầu ra ngoài (Rainboth, 1996). Môi trường nước
thích hợp cho cá có các yếu tố thủy lý hóa phù hợp như: pH: 6-8 (thích hợp 7),
độ cứng: 6-35 (thích hợp 10), nhiệt độ thích hợp 28oC. Cũng như các loài cá
khác ở khu hệ Đồng bằng sông Cửu Long, cá có tập tính thay đổi nơi sinh
sống theo mùa, vào khoảng tháng 10, 11 khi nước trên các đồng ruộng bắt đầu
khô cạn, cá di chuyển xuống các sông lớn, kênh, rạch, hoặc các ao, đìa sâu...
và chúng sống ở đấy cho đến tháng 4, 5 năm sau. Đến thời điểm nầy, trên
đồng ruộng đã ngập nước do trời mưa, chúng sẽ di chuyển từ các sông lên trên
các đồng ruộng để kiếm ăn và sinh sản để duy trì nòi giống, đây là mùa vụ
sinh sản chính của cá, cá con sinh ra và lớn lên ở đây cho đến hết mùa mưa và
thực hiện vòng đời di chuyển khi nước trên các đồng ruộng bắt đầu khô cạn.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chạch sông là loài cá ăn tạp nhưng nghiêng về động vật, do có cấu tạo của
cơ quan tiêu hoá điển hình phù hợp với tập tính ăn của nhóm này. Cá trưởng
thành có răng nhỏ, mịn xếp thành dãy trên hai hàm, cá không có răng hầu,
lược mang nhỏ, mịn, thưa. Thực quản ngắn, rộng, có vách dầy, mặt trong của
thực quản có nhiều nếp gấp, nên co giãn tốt, do đó cá có thể nuốt được những
con mồi to. Dạ dày cá có dạng hình chữ J, to, vách tương đối dầy, mặt trong có
nhiều nếp gấp. Ruột cá ngắn, hình ống dài, đoạn đầu gấp khúc, so sánh tỷ lệ
chiều dài ruột so với chiều dài thân (RGL) = 0,811±0,1 (Huỳnh Nha Trang,
2006). Theo Al-Hussainy (1949), giá trị RGL<1 cá ăn động vật. RGL=1-3 cá
ăn tạp và RGL>3 cá ăn thực vật.
Cá chạch M. siamensis có tập tính bắt mồi ở nền đáy và thường ăn vào ban
đêm và sáng sớm. Thức ăn chủ yếu bao gồm các loại như: ấu trùng, côn trùng,
giáp xác, cá con, giun, trứng, artemia(Nguyễn Văn Hảo, 2005). Cá thích ăn
thức ăn tươi sống trong phổ dinh dưỡng của cá chạch chiếm 73 % thức ăn có
nguồn gốc từ động vật (giáp xác: 55,8 %, cá con: 14,3 %, giun: 2,9 %). Ngoài
ra, cá chạch còn ăn mùn bã hữu cơ (24,2 %), rong tảo (0,4 %) và thức ăn khác
(2,4 %) (Huỳnh Nha Trang, 2006).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Quốc Đạt (2007) cá chạch M. siamensis đực có kích thước nhỏ
hơn cá cái và kích thước tối đa của cá đực là 19-20cm, đối với cá cái có chiều
dài lớn hơn, kích cỡ khai thác ở cá đực từ 15-16 cm và cá cái từ 17-18cm.
Kích thước của tối đa có thể đạt đến 30 cm (Rainboth, 1996), thông thường
kích cỡ khai thác từ 9,8-22,4 cm (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Trương Thủ Khoa
6
và Trần Thị Thu Hương, 1993; J. Rainboth, 1996). Hiện chưa có số liệu thống
kê về tốc độ tăng trưởng, phát triển của cá chạch sông, so sánh với một số loài
cá khác ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, cá chạch khoang
(Mastacembelus circumcinctus) sau thời gian 6 tháng nuôi cá có chiều dài
10cm và 14 tháng cá thành thục, đạt cỡ chiều dài 15 cm (Ngô Trọng Lư,
2000). Ở loài Macrognathus aculeatus tăng trưởng đạt đến kích thước 33 cm,
cá trưởng thành thông thường có chiều dài là 24,5 cm, cân nặng 56 g (Das and
Kalita, 2003).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá chạch sông là loài cá nước ngọt nên có mùa vụ sinh sản cũng trùng với các
loài cá đồng ngoài tự nhiên như: cá lóc, cá sặc rằn, trê vàng, rô đồng, cá
sinh sản bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, nhưng tập trung nhất vào tháng 5-7,
tuy nhiên cá sẽ sinh sản rải rác trong các tháng mùa mưa (Nguyễn Quốc Đạt,
2007).
Tuổi thành thục của cá được tính từ lúc cá mới nở cho đến khi cá mang sản
phẩm sinh dục đầu đời (Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Tuổi thành thục của cá
thay đổi thùy theo loài (Nguyễn Tuần, 1999). Theo Nguyễn Quốc Đạt (2007)
thì cá chạch sông có tuổi thành thục là 0+, chiều dài thành thục đầu tiên của cá
đực là 13,3±0,17 cm và cá cái 14,47±2,2 cm. Trong điều kiện tự nhiên, cá bắt
đầu thành thục từ tháng 3, cá đực thành thục sớm hơn cá cái. Trong buồng
trứng của cá, tế bào trứng có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy cá có
thể đẻ được nhiều lần trong năm.
Theo Das và Kalita (2003) đối với loài M. aculeatus, thông thường kích cỡ
sinh sản cuả cá vào khoảng 18 cm, thích hợp nhất để cá sinh sản từ 16-20 cm.
Cá chạch khoang (M. circumcintus) thành thục sau 14 đến 18 tháng nuôi với
kích thước khoảng 15 cm (Ngô Trọng Lư, 2000).
Cá chạch sông khi chưa thành thục rất khó phân biệt giới tính, đến mùa sinh
sản, cá thể hiện rõ đặc điểm sinh dục, con cái lổ sinh dục có hình vành khuyên,
hơi lồi ra, bụng to. Cá đực lổ sinh dục nhỏ, hơi lõm vào, vuốt nhẹ ở bụng, tinh
dịch màu trắng đục sẽ chảy ra. Sức sinh sản tuyệt đối của cá 2.223±932
trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối thực tế 70±24 trứng/g cá cái, đường kính
trứng tối đa là 1,05±0,1 mm, trứng thuộc trứng dính, đường kính trứng sau khi
thụ tinh là 1,1mm (Nguyễn Quốc Đạt, 2007). Loài M. aculeatus có sức sinh
sản 54,4 trứng/g đối với cá cái có khối lượng trung bình 21 g, 47 trứng/g đối
với cá có khối lượng 15,9 g (Das và Kalita, 2003).
7
2.2 Các nghiên cứu về kích thích sinh sản và ương nuôi cá chạch
Kích thích sinh sản đóng vai trò quan trọng trong thực tiển sản xuất đối với
các loài cá nuôi, trong điều kiện nuôi, nhiều loài cá không sinh sản tự phát.
Kích thích sinh sản tức là tiêm các hoạt chất hoặc hormone có khả năng trực
tiếp hay gián tiếp đưa đa số noãn bào chuyển sang giai đoạn chín và rụng
trứng (Nguyễn Tuần, 1999). Để không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả
sản xuất giống bằng con đường sinh sản nhân tạo, đáp ứng nhu cầu nuôi cũng
như hạn chế việc vớt cá con tự nhiên, việc kích thích sinh sản cá bằng các loại
kích dục tố ngày càng được mở rộng. Trước đây, hai loại hoạt chất chủ yếu
được sử dụng trong sinh sản nhân tạo là não thùy cá (tuyến yên) và HCG
(Human Chorionic Gonadotropin).
Năm 1973 các nhà khoa học Trung Quốc đã tổng hợp một peptid gồm 10
amino acid dưới tên thương mại LRHa hay LH-RH (Luteinizing Hormon –
Releasing Hormon) hoặc Ovaprim (Do Canada sản suất, là một hổn hợp của
LHRHa hoặc sGnRH với Domperidon). Đây là chất tổng hợp có hoạt tính
mạnh gấp trăm đến hàng ngàn lần HCG (Nguyễn Tuần, 1999), và được sử
dụng phổ biến ở nhiều nước để kích thích sinh sản nhân tạo cá, đã góp phần
giải quyết được một số trở ngại do việc sử dụng các loại hormon truyền thống
gây ra.
Việc sử dụng nhiều loại hormone để kích thích sinh sản cá đã thu được nhiều
kết quả tốt như cung cấp đầy đủ, kịp thời lượng cá giống đúng theo nhu cầu
người nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng hormone để kích thích sinh sản cũng cần
chú ý đến các yếu tố như sau: thời vụ - kích cỡ cá bố mẹ - số lần tiêm (Lin,
1997) - chất lượng kích dục tố (Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Nhằm đánh giá
chính xác hiệu quả của việc sử dụng hormone trong kích thích sinh