Đề tài Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động nokia của sinh viên trường đại học kinh tế - Đại học Huế

Ngày nay, với chính sách m ở cửa và hội nhập nền kinh tế Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng khá cao đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống và công việc ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của con người, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sự nổi trội hơn cả đó là sự xuất hiện của điện thoại di động. Nhờ có ĐTDĐ mà nền kinh tế xã hội càng phát triển, đời s ống tinh thần ngày càng phong phú, nó đã gắn kết giữa con người - con người - công việc - xã hội. Cho đến nay, vai trò của ĐTDĐ trong cuộc sống đã vượt qua rào cản của một công cụ mà đã trỏ thành một biểu trưng mới và không th ể tách rời. Theo thống kê, số thuê bao đến năm 2006 chỉ chiếm khoảng 20% tổng dân số của Việt Nam. Do vậy, đây là một th ị trường đầy tiềm năng nhưng cũng là nơi diễn ra cạnh tranh khốc liệt với mức tăng trưởng lớn 40-50%năm, số lượng người có nhu cầu sử dụng điện thoại ngày càng tăng và kéo theo số lượng ĐTDĐ bán ra ngày một tăng nhanh chóng qua các năm. Trước đây, nhà cung cấp ĐTDĐ tại Việt Nam ch ủ yếu từ các thương hiệu như: Nokia, Samsung, Motorola, Sony. Nhưng hiện nay, trên thị trường ĐTDĐ đã có rất nhiều các thương hiệu điện thoại khác nhau như:Q_mobile, F_mobile, Mobell, MobiStar, LG Nhìn chung, trước sức ép cạnh tranh giữa các thương hiệu , thị trường ĐTDĐ Việt Nam khá phong phú với nhiều kiểu dáng , tính năng và công nghệ, chủng loại. Đồng thời, cũng có nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho mọi đối tượng người tiêu dùng.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động nokia của sinh viên trường đại học kinh tế - Đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH MARKETING ------**------- BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP Đề Tài: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN THỨC THƯƠNG HIỆU ĐẾN HÀNH VI MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NOKIA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ NHÓM 1 Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: 1. Hoàng Luân Nguyễn Thị Thúy Đạt 2. Vũ Văn Hùng 3. Phan Hồng Sơn 4. Trịnh Thị Thoa 5. Nguyễn Thị Thu Nụ 6. Trần Thị Anh Thư 7. Nguyễn Thị Yên Như Huế, tháng 11 – 2011 Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 1 Hoàn thành chuyên đề này, chúng tôi chân thành cảm ơn khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế_Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô và bạn bè đã dìu dắt chúng tôi trong suốt thời gian thực tập nghề nghiệp vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: Nguyễn Thị Thúy Đạt đã tận tình chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này. Huế, tháng 11 năm 2011 Sinh viên Nhóm 1_K42marketing Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng khá cao đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống và công việc ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của con người, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sự nổi trội hơn cả đó là sự xuất hiện của điện thoại di động. Nhờ có ĐTDĐ mà nền kinh tế xã hội càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, nó đã gắn kết giữa con người - con người - công việc - xã hội. Cho đến nay, vai trò của ĐTDĐ trong cuộc sống đã vượt qua rào cản của một công cụ mà đã trỏ thành một biểu trưng mới và không thể tách rời. Theo thống kê, số thuê bao đến năm 2006 chỉ chiếm khoảng 20% tổng dân số của Việt Nam. Do vậy, đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng là nơi diễn ra cạnh tranh khốc liệt với mức tăng trưởng lớn 40-50%năm, số lượng người có nhu cầu sử dụng điện thoại ngày càng tăng và kéo theo số lượng ĐTDĐ bán ra ngày một tăng nhanh chóng qua các năm. Trước đây, nhà cung cấp ĐTDĐ tại Việt Nam chủ yếu từ các thương hiệu như: Nokia, Samsung, Motorola, Sony. Nhưng hiện nay, trên thị trường ĐTDĐ đã có rất nhiều các thương hiệu điện thoại khác nhau như:Q_mobile, F_mobile, Mobell, MobiStar, LG … Nhìn chung, trước sức ép cạnh tranh giữa các thương hiệu , thị trường ĐTDĐ Việt Nam khá phong phú với nhiều kiểu dáng , tính năng và công nghệ, chủng loại. Đồng thời, cũng có nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho mọi đối tượng người tiêu dùng. Nokia là một thương hiệu mạnh về cung cấp ĐTDĐ và luôn dẫn đầu thị phần qua các năm (chiếm đến 50%), song ngày nay thị trường này đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp. Nhà cung cấp nào cũng trú trọng nhiều hơn cho việc xây dựng thương hiệu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, và họ chủ yếu khai thác dòng sản phẩm giá rẻ dưới 2 triệu đồng. Với đối tượng khách hàng mục tiêu đều là học sinh_sinh viên. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng và lớn nhất. Đối với nhóm khách hàng này luôn có sự dòi hỏi tính trẻ trung của sản phẩm song cũng rất dễ có sự thay đổi lựa chọn trong quá Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 2 trình mua và sử dụng.Trong môi trường công nghệ có sự ổn định thì thương hiệu có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của người tiêu dùng và kiến thức về thương hiệu sản phẩm mà khách hàng có được sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi tiêu dung của họ, vậy thương hiệu ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào khi tham gia vào quá trình mua? Nokia là một thương hiệu mạnh rồi vậy có cần phải xây dựng củng cố thêm thương hiệu của mình nữa hay không? Để biết được điều đó nhóm chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến thức thương hiệu đến hành vi mua ĐTDĐ Nokia của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” để làm rõ hơn những vấn đề trên. 1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung:  Xác định các thành phần của kiến thức thương hiệu.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động Nokia của sinh viên Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.  Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của kiến thức thương hiệu đến hành vi mua của các đối tượng sinh viên khác nhau 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:  Tổng quan về thị trường điện thoại di động.  Tổng quan về thương hiệu điện thoại di động Nokia trên địa bàn Thành phố Huế.  Xây dựng mô hình Kiến thức thương hiệu để sử dụng trong bài nghiên cứu.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động Nokia của sinh viên Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.  Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực về kiến thức thương hiệu điện thoại di động Nokia đến sinh viên Đại học Kinh Tế - Đại học Huế. Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 3 1.2.3. Đối tượng nghiên cứu:  Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Kinh Tế Huế đang sử dụng điện thoại di động Nokia.  Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của Kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động Nokia của sinh viên Kinh Tế Huế. 1.3. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung: Mức độ nhận biết, hình ảnh thương hiệu, hành vi mua điện thoại di động Nokia.  Không gian: Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế Khu quy hoạch Trường Bia – Hồ Đắc Di  Thời gian: Từ 10/2011 – 11/2011. 1.4. Giả thuyết nghiên cứu Chất lượng cảm nhận là yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi sau khi mua của sinh viên trường Đại học kinh tế Huế 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Dữ liệu thứ cấp cần thu thập Vì chưa biết nhiều về sự ảnh hưởng của kiến thức thương hiệu đến hành vi mua điện thoại di động của sinh viên Đại học Kinh Tế, những thông tin cần thiết bổ sung hay những thông tin mới gần đây nhất nên nhóm chúng tôi quyết định chọn phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp trong mô hình nghiên cứu thăm dò. Nguồn chủ yếu:  Thư viện trường Đại học Kinh Tế Huế:  Trung tâm học liệu – Đại hoc Huế:  Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng.  Báo cáo “ Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” lần thứ 6 – Đại học Đà Nẵng.  Website: lantabrand.com, mbavn.org, vnbrand.net, iseing.org, matbaoad.com, thegioididong.com Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp từ những nguồn bên ngoài, chúng tôi đã tổng hợp lại được những tài liệu sau để nhận dạng vấn đề nghiên cứu: Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 4 Thứ nhất: Theo Keller, kiến thức thương hiệu (brand knowledge) của khách hàng về thương hiệu gồm 2 phần phần chính bao gồm: (1) sự nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và (2) hình ảnh thương hiệu (brand image). (Nguồn:  Đây là mô hình nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn để áp dụng cho bài nghiên cứu này. Thứ hai: Đề tài: “Sự ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong thị trường điện thoại di động Việt Nam” - Nguyễn Trường Sơn – ĐH Đà nẵng , đăng trên: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29)/ 2008  Làm rõ các nhân tố thuộc yếu tố “Sự nhận biết thương hiệu” và “Hành vi mua của khách hàng”. Thứ ba: Đề tài: “Nghiên cứu kiến thức thương hiệu điện thoại di động Samsung” – Nghiên cứu khoa học – Đại học Đà Nẵng. Và đề tài được đăng trên tạp chí nước ngoài “DIMENSIONS OF BRAND KNOWLEDGE: TURKISH UNIVERSITY STUDENTSí CONSUMPTION OF INTERNATIONAL BRANDS” ( Proceedings/Presenting%20Papers/C77/C77.pdf)  Làm rõ hơn các nhân tố thuộc yếu tố “Hình ảnh thương hiệu” được khai thác dựa trên những liên tưởng của khách hàng về thương hiệu, những cảm nhận của khách hàng về đặc tính vật lý của sản phẩm thuộc thương hiệu và những liên tưởng về hình ảnh bản thân khách hàng mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. 1.5.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu nhằm đưa ra phương pháp hợp lý nhất để thu thập dữ liệu sơ cấp giúp giải quyết triệt để mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.5.2.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính với mục đích để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, bổ sung thông tin cho phần lý thuyết về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn nhóm mục Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 5 tiêu (gồm 9 người) theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa trên cơ sở lý thuyết đã thu thập được từ dữ liệu thứ cấp. Các bước tiến hành cụ thể: Bước 1: Lập câu hỏi phỏng vấn: Dựa theo các mô hình lý thuyết về kiên thức thương hiệu và hành vi mua, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đưa ra bảng câu hỏi phỏng vấn định tính sau: 1. Điện thoại Nokia của các bạn đang dùng hiện tại là do tự các bạn mua hay có ai thuộc các trường hợp khác như: được tặng, nhờ người mua hộ, nhặt được.v.v..không? 2. Bạn vui lòng kể tên một số hãng điện thoại di động hiện nay trên thị trường điện thoại di động ở Việt Nam? Bạn có nhận xét gì về các hãng điện thoại di động đó? Ví dụ như: thương hiệu, chất lượng, giá cả, xuất xứ, dịch vụ hậu mãi..... 3. Bạn vui lòng cho biết đánh giá hay nhận định chung của bạn về thương hiệu điện thoại di động Nokia? 4. Chỉ nhìn thoáng qua 1 chiếc điện thoại di động bất kỳ, bạn có thể biết được nó có cùng hãng Nokia với điện thoại bạn đang dùng hay không? 5. Bạn vui lòng kể ra một số đặc điểm nổi trội của điện thoại Nokia so với các thương hiệu điện thoại khác? 6. Bây giờ bạn hãy nhớ lại xem, trước khi mua điện thoại Nokia này, bạn có tìm kiếm thông tin về nó không? Nếu có thì mức độ tìm kiếm có nhiều không? 7. Vậy bạn tìm kiếm thông tin trên qua những kênh thông tin nào? 8. Vậy, khi bạn đến cửa hàng, nếu có một hãng điện thoại khác có giá rẻ hơn điện thoại Nokia mà bạn đang định mua, mặc dù 2 điện thoại của 2 hãng này có các yếu tố tương đương nhau, bạn sẽ có quyết định như thế nào? Vẫn sẽ mua chiếc điện thoại mà bạn đã tìm hiểu hay chuyển sang mua điện thoại của hãng rẻ tiền hơn? 9. Nếu có ý định mua điện thoại mới trong tương lai, bạn có tiếp tục mua điện thoại của thương hiệu Nokia không? Và nếu được đề nghị, bạn có giới thiệu cho bạn bè, người thân mua điện thoại của thương hiệu Nokia không? Bước 2: Bố trí công việc: Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 6 Sau khi thảo luận cùng nhau, chúng tôi đã phân công công việc cho các thành viên trong nhóm như sau: 1. Thu Nụ: Moderator 2. Thoa: Hậu cần 3. Hùng: Hậu cần 4. Luân: Kĩ thuật 5. Sơn: Kĩ thuật 6. Thư: Ghi chép 7. Như: Ghi chép Bước 3: Tuyển chọn thành viên tham gia buổi phỏng vấn: Do điều kiện eo hẹp về thời gian, chi phí và khó tiếp cận với đối tượng cần chọn để tham gia phỏng vấn định tính nên nhóm không thể tiên hành chọn mẫu theo xác suất. Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ tin cậy cao nhất có thể cho kết quả nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu đã tiến hành như sau: liệt kê tất cả các đối tượng sinh viên chính quy trường Đại học kinh tế Huế đang sử dụng điện thoại Nokia mà nhóm có thể tiếp cận, phân loại các đối tượng theo giới tính và theo khóa học sau đó bốc thăm ngẫu nhiên theo số lượng đã được dự trù trước ở mỗi nhóm đã được chia theo phân loại trên để đảm bảo tỷ lệ tương đối đồng đều giữa giới tính và các khóa học. Kết quả, nhóm mục tiêu gồm có 9 thành viên:4 nữ,5 nam.  K42: 1 sinh viên (vì sinh viên năm 4 sắp ra trường)  K43: 2 sinh viên.  K44: 3 sinh viên (vì lượng SV cả khóa lớn hơn so với 2 khóa 42, 43)  K45: 3 sinh viên (vì lượng SV cả khóa lớn hơn so với 2 khóa 42, 43) Bước 4: Tiến hành phỏng vấn: Có video clip kèm theo - Ban đầu tạo không khí thân mật, cởi mở bằng cách cho các thành viên giao lưu, làm quen - Thông báo lý do diễn ra buổi thảo luận, dẫn dắt dần dần vào bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 7 - Cuối cùng, cảm ơn các thành viên đã đến tham gia, lưu lại địa chỉ liên lạc (số điện thoại, email) và đề nghị giúp đỡ nếu nhóm nghiên cứu muốn bổ sung thông tin. Kết luận: Sau khi tiến hành cuộc phỏng vấn nhóm mục tiêu vào 19h30 ngày 29/10/2011 tại số 14/12 Hồ Đắc Di, chúng tôi nhận xét về buổi phỏng vấn như sau: Buổi phỏng vấn ban đầu diễn ra thân thiện cởi mở. Nhưng vẫn còn một số bạn cảm thấy e ngại khi biết mình đang bị quay phim. Nhóm chúng tôi quyết định không tiếp tục quay lại buổi phỏng vấn nữa mà chỉ ghi âm và ghi chép lại. Sau đó với tâm trạng thoái mái hơn, nhóm mục tiêu trả lời câu hỏi có phần sôi nổi và nhiều ý kiến đóng góp hơn. Buổi phỏng vấn diễn ra trong vòng 1h15’. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp các ý kiến đã được nêu lên. Câu hỏi 1 Các bạn có thể kể một chút về điện thoại của mình là do tự các bạn đi mua hay được tặng hay thuộc trường hợp nào khác? Câu hỏi dẫn dắt vào vấn đề, đồng thời nhận định sơ bộ đối tượng nào nên hỏi sâu vào hành vi mua, đối tượng nào nên lướt qua. Có nhiều ý kiến trả lời khác nhau. Đa số là do tự họ đi mua, 1 số nhỏ khác được tặng và có 1 trường hợp là nhờ người mua hộ. Câu hỏi 2: Bạn vui lòng kể tên một số hãng điện thoại di động hiện nay trên thị trường điện thoại di động ở Việt Nam? Bạn có nhận xét gì về các hãng điện thoại di động đó? Ví dụ như: thương hiệu, chất lượng, giá cả, mẫu mã, tính năng, xuất xứ, dịch vụ hậu mãi.....  Tổng quan về thị trường điện thoại di động tại Việt Nam và địa bàn Thành phố Huế.  Hầu hết các bạn nữ chỉ kể được một vài thương hiệu điện thoại quen thuộc: Nokia, iPhone, Samsung, LG, Q-mobile, FPT. Còn các bạn nam thì kể tên được nhiều hãng điện thoại hơn ngoài các hãng điện thoại trên: Blackberry, Sony Ericsson, HTC, Motorola, Mobell....Tuy nhiên, thương hiệu mà các bạn nhắc đến đầu tiên vẫn là Nokia.  Đa số các bạn đều có chung quan điểm: Những hãng điện thoại có thương hiệu uy tín đều có chất lượng tốt, hàng chính hãng, dịch vụ hậu mãi tốt, giá cả phù hợp với chất lượng và tính năng. Còn đối với những hẵng điện thoại Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 8 chưa có được nhiều uy tín – đi kèm với giá rẻ - thì nhìn chung đều có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã đa dạng, nhiều tính năng, giá rẻ. Tuy nhiên, chất lượng và đồ bền thì chưa ổn. Câu hỏi 3: Bạn vui lòng cho biết đánh giá hay nhận định chung của bạn về thương hiệu điện thoại di động Nokia?  Tổng quan về thương hiệu điện thoại di động Nokia tại Thành phố Huế.  Đa số các bạn đều có những nhận định, đánh giá thiện cảm đối với thương hiệu Nokia. Họ cho rằng các điện thoại của Nokia có độ bền cao, chất lượng nghe tốt, chất lượng phù hợp với giá cả, dịch vụ hậu mãi tốt...  Tuy nhiên, một số bạn nữ thì cho rằng bên cạnh những ưu điểm trên thì điện thoại của Nokia ít mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc. Ngược lại, ít quan tâm đến mẫu mã, có 1 bạn nam đam mê công nghệ thì lại cho rằng điện thoại của Nokia ít tính năng. Nếu được chọn giữa 1 chiếc Nokia và 1 chiếc điện thoại của 1 hãng khác ít uy tín hơn nhưng có nhiều tính năng hơn thì bạn ấy sẽ không chọn Nokia mà chọn chiếc điện thoại của hãng kia. Bạn lí giải rằng: điện thoại di động ngày càng được nâng cấp và giá thành giảm dần, do đó, không cần dùng điện thoại có độ bền quá cao, chỉ cần dùng điện thoại có nhiều tính năng và nhiều ứng dụng. Câu hỏi 4: Chỉ nhìn thoáng qua 1 chiếc điện thoại di động bất kỳ, bạn có thể biết được nó có cùng hãng Nokia với điện thoại bạn đang dùng hay không?  Câu hỏi nhận biết thương hiệu.  Tất cả các bạn đều có chung 1 đáp án: Chỉ nhìn thoáng qua thì không thể biết được điện thoại của hãng nào vì trên thị trường hiện nay có quá nhiều hãng điện thoại với quá nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Câu hỏi 5: Bạn vui lòng kể ra một số đặc điểm nổi trội của điện thoại Nokia so với các thương hiệu điện thoại khác?  Câu hỏi về hình ảnh thương hiệu của điện thoại Nokia.  Đa số các câu trả lời có thể chia làm 2 ý chính. Một là các ưu điểm của Nokia: bền và chắc chắn, có thời lượng pin lâu, có chất lượng đàm thoại tốt, có giao diện dễ sử dụng, có công nghệ ổn định, có chất lượng tương xứng với giá cả, có phân phối rộng khắp, thể hiện được sở thích, cá tính của mình. Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 9  Hai là các nhược điểm của điện thoại Nokia: ít kiểu dáng, mẫu mã, màu, sắc khác nhau để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng; không thể hiện được khả năng tài chính hoặc địa vị của mình. Câu hỏi 6: Bây giờ bạn hãy nhớ lại xem, trước khi mua điện thoại Nokia này, bạn có tìm kiếm thông tin về nó không? Nếu có thì mức độ tìm kiếm có nhiều không?  Hành vi trước khi mua  Hầu hết các câu trả lời là đều có tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên mức độ tìm kiếm thông tin thì khác nhau. Các bạn nam thì tìm kiếm thông tin nhiều hơn, chú trọng về mặt uy tín, cấu hình, tính năng, giá cả.... Ngược lại, các bạn nữ thì mức độ tìm kiếm những thông tin ít hơn, chủ yếu là uy tín, kiểu dáng, màu sắc, giá cả.  Nhìn chung, các bạn đều bị yếu tố uy tín thương hiệu và giá cả chi phối đến việc quyết định mua. Câu hỏi 7: Vậy, giả sử trong tương lai bạn có ý định mua điện thoại mới và mua tiếp của Nokia, nếu lúc đo, có một hãng điện thoại khác có giá rẻ hơn điện thoại Nokia mà bạn đang định mua, mặc dù 2 điện thoại của 2 hãng này có các yếu tố tương đương nhau, bạn sẽ có quyết định như thế nào? Vẫn sẽ mua chiếc điện thoại mà bạn đã tìm hiểu hay chuyển sang mua điện thoại của hãng rẻ tiền hơn?  Hành vi trong khi mua.  Ở đây có một sự phân biệt rất rõ ràng. Hầu như những người ban đầu có thái độ tích cực đối với thuong hiệu Nokia, họ thể hiện sự hài lòng về chất lượng của Nokia thì đều trả lời sẽ sẵn sàng chi thêm tiền để mua, và số này đa số là nữ. Còn lại những người cảm nhận không cao lắm về chất lượng của Nokia thì cho rằng cần phải suy nghĩ. Câu hỏi 8: Nếu có ý định mua điện thoại mới trong tương lai, bạn có tiếp tục mua điện thoại của thương hiệu Nokia không? Và nếu được đề nghị, bạn có giới thiệu cho bạn bè, người thân mua điện thoại của thương hiệu Nokia không?  Hành vi sau khi mua.  Đa số câu trả lời là sẽ tiếp tục mua điện thoại của Nokia. Tuy nhiên, vẫn có 1 số câu trả lời là sẽ tiếp tục mua Nokia nếu Nokia khắc phục được những nhược điểm trên. Nhóm 1 – 42 Marketing GVHD: Nguyễn Thị Thúy Đạt 10  Cũng tương tự, đối với câu hỏi “Nếu được đề nghị, bạn có giới thiệu cho bạn bè, người thân mua điện thoại của thương hiệu Nokia không?” thì tất cả câu trả lời là có. Tuy nhiên, một số bạn khẳng định: khi giới thiệu vẫn sẽ chỉ ra ưu và nhược điểm của điện thoại Nokia để người thân, bạn bè tham khảo.  Qua cuộc Phỏng vấn nhóm mục tiêu, nhóm nghiên cứu có thể kết luận: những thông tin mà nhóm nhận được từ cuộc phỏng vấn này tương tự như nhứng thông tin thứ cấp mà nhóm đã tìm được. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số thông tin rất hữu ích mà nhóm chưa tìm được trong dữ liệu thứ cấp. Ví dụ như: nhóm nghiên cứu không chủ đích đặt câu hỏi về mức giá và thời gian họ mua điện thoại cách đây bao lâu, nhưng giữa các thành viên khi cùng thảo luận với nhau, họ đã tự hỏi nhau và Moderator đã lập tức khai thác yếu tố này ở họ và đưa ra nhận xét rằng giữa các đối tượng mua điện thoại ở mức giá khác nhau thì quan điểm của họ về hành vi mua cũng khác nhau, và những đối tượng có khoảng cách thời gian mua điện thoại khác nhau thì quan điểm về chất lượng điện thoại cũng khác nhau. Mặt khác, những đối tượng hài lòng về chất lượng của Nokia còn dẫn chứng rằng họ đã đổi điện thoại 2 hoặc 3 lần rồi và đều chọn Nokia. Từ những phát hiện mới đó, nhóm nghiên cứu quyết định đưa những vấn đề này vào
Luận văn liên quan